Quan niệm về cái đẹp trong cuộc sống

Cái đẹp là một đặc tính của một người, địa điểm, đối tượng, hoặc ý tưởng đưa lại một cảm nhận về niềm vui, giá trị, hoặc sự thỏa mãn. Cái đẹp được nghiên cứu như là một phần của thẩm mỹ, xã hội học, tâm lý xã hội, và văn hóa. Với tư cách là một sáng tạo văn hóa, cái đẹp đã được thương mại hóa tối đa. Một “lý tưởng đẹp” là lý tưởng được ngưỡng mộ, hoặc sở hữu những nét đặc trưng được phổ biến rộng rãi trong một nền văn hóa.

Những kinh nghiệm “đẹp” thường liên quan đến việc đánh giá một thực thế là hài hòa và cân đối với thiên nhiên, môi trường, mà có thể dẫn đến những cảm xúc bị thu hút và hạnh phúc. Bởi vì đây là kinh nghiệm chủ quan, nó thường được biết: “là cái đẹp trong mắt của người yêu thích.” Trong ý nghĩa sâu xa của mình, cái đẹp đem lại một kinh nghiệm tích cực phản ánh về ý nghĩa của về sự tồn tại một cá nhân. cái đẹp là một cái gì đó cùng cộng hưởng với giá trị cá nhân

Cái đẹp trong tiếng Hy Lạp cổ điển đã được καλλός. Trong tiếng Kroine Hy Lạp là “ὡραῖος”, một từ xuất phát từ từ gốc “ὥρα” có nghĩa là giờ. Trong Koine Hy Lạp, cái đẹp được kết hợp với “thời điểm kết hoa”. Một đóa hoa nở rộ được coi là xinh đep. Trong khi đó các cô gái trẻ tìm cách để tỏ ra chín chắn hơn, một phụ nữ đứng tuổi tìm cách tỏ ra trẻ hơn sẽ không được coi là đẹp. Từ ὡραῖος trong Attic Hy Lạp đã có nhiều ý nghĩa, bao gồm cả cái đẹp tuổi trẻ và tuổi già.

Lịch sử cái đẹp

Lý thuyết sớm nhất của phương Tây về cái đẹp có thể được tìm thấy trong các tác phẩm của triết gia Hy Lạp thời trước Socrate, chẳng hạn như Pythagoras. Các trường phái Pythagorean nhìn ra sự kết nối mạnh mẽ giữa toán học và cái đẹp. Trong đó, họ lưu ý rằng các đối tượng cân xứng theo “tỷ lệ vàng” có vẻ hấp dẫn hơn. Hy Lạp cổ, kiến trúc này được dựa trên quan điểm về tỷ lệ và cấu trúc cân đối. Hiện đại, nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người có nét mặt tương xứng theo “tỷ lệ vàng” được coi là hấp dẫn hơn.

Cấu trúc cân đôi cũng rất quan trọng bởi vì nó cho thấy sự vắng mặt của di truyền. Mặc dù phong cách và thời trang rất là đa dạng, qua nghiên cứu đa văn hóa đã được tìm thấy nhiều điểm chung trong nhận thức của người mọi về cái đẹp. Ví dụ mắt lớn và màu da sáng sủa được coi là đẹp ở cả nam giới và nữ giới trong tất cả các nền văn hóa. Các đưa trẻ sơ sinh vốn đã hấp dẫn và sự trẻ trung nói chung là liên kết với cái đẹp.

Có bằng chứng rằng một sở thích cho khuôn mặt xinh đẹp cùng xuất hiện với quá trình phát triển trẻ nhỏ, và rằng các tiêu chuẩn về sự quyến rũ là tương tự như trên giới tính và các nền văn hóa khác nhau.

Các nền móng được đặt bời các nghệ sĩ Hy Lạp và La Mã đồng thời cung cấp các tiêu chuẩn cho vẻ đẹp nam giới trong nền văn minh phương Tây. Một người đàn ông lý tưởng thời La Mã là một người đàn ông cao, cơ bắp, chân dài, tóc rậm, trán cao và rộng – một dấu hiệu của sự thông minh – đôi mắt mở rộng, một đường chỉ lông mày mạnh mẽ mạnh mẽ, một thế mũi mạnh mẽ và hoàn hảo, miệng nhỏ hơn, một đường quai hàm có khí thế. Sự kết hợp giữa các yếu tố này, cũng giống như ngày nay, tạo ra một hình tượng đẹp đầy nam tính.

Những ý tưởng về vẻ đẹp lý tưởng có thể góp phần vào việc đàn áp chủng tộc. Ví dụ, ý tưởng đang thịnh hành trong văn hóa Mỹ cho rằng các nét màu đen là ít lôi cuốn và được ưa thích hơn màu đen . Những ý tưởng cho rằng màu đen là xấu đã gây tổn hại lớn đến tinh thần của người Mỹ gốc Châu Phi, bao gồm trong đó ý nghĩa phân biệt chủng tộc. Xu hướng văn hóa màu đen là đẹp đang tìm cách xu tan tư tưởng này. Ngược lại, vẻ đẹp lý tưởng cũng có thể thúc đẩy chủng tộc đoàn kết. Các trẻ em lai thường được thấy là hấp dẫn hơn cha mẹ vì tính đa dạng di truyền của họ giúp họ tránh việc thừa hưởng lỗi gen di chuyền từ cha mẹ.

Vẻ đẹp của con người

Đặc tính của của một người như là “đẹp”, cho dù đó là quan niệm của một cá nhân hay cộng đồng, thường dựa trên một số kết hợp của vẻ đẹp nội tâm, trong đó bao gồm các yếu tố tâm lý như là cá tính, thông minh, duyên, quyến rũ, trung thủy, thanh nhã, sang trọng, tương đồng và vẻ đẹp bên ngoài, trong đó bao gồm các yếu tố thể chất, chẳng hạn như sức khỏe, tuổi trẻ, gợi tình, cân đối, tiêu chuẩn thân hình và nước da.

Một cách phổ biến để đo vẻ đẹp bên ngoài, tiêu chuẩn xã hội, hoặc tổng hợp ý kiến, là tổ chức những cuộc thi sắc đẹp như Hoa hậu Hoàn vũ. Tuy vậy vẻ đẹp nội tâm là khó đo lường hơn, mặc dù các cuộc thi sắc đẹp thường cho rằng đã xem xét đến yếu tố này.

Vẻ đẹp thân thể được thường được chỉ định bằng tiêu chuẩn chung, hoặc “koinophilia”. Khi hình ảnh của các khuôn mặt được kết hợp với nhau để tạo thành một hình ánh phối hợp, chúng trở nên tiến gần hơn một hình ảnh lý tưởng và được coi là hấp dẫn hơn. Điều này lần đầu tiên nhận thấy trong năm 1883, khi Francis Galton, em họ của Charles Darwin, kết hợp hình ành các khuôn mặt của người ăn chay và bọn tội phạm để xem có thể tạo ra khuôn mặt điển hình cho từng loại hay không. Khi làm điều này, ông nhận thấy rằng các hình ảnh kết hợp hấp dẫn hơn so với bất kỳ hình ảnh cá nhân nào. Các nhà nghiên cứu tái nghiên cứu trong một môi trường đươc kiếm soát chặt chẽ hơn thì thấy rằng các hình ảnh kết hợp do máy tính tạo ra từ phương pháp toán học lấy trung bình của một loạt các khuôn mặt được đánh giá cao hơn so với khuôn mặt riêng rẽ. Điếu này hợp với thuyết tiến hóa tạo các sinh vật có tính dục thường bị lôi cuốn bởi các sinh vật khác giới thừa hưởng các đặc tính tiêu chuận

Một tính năng đẹp của phụ nữ đã được khám phá của các nhà nghiên cứu là tỉ lệ eo hông vào khoảng 0.70 cho phụ nữ. Khái niệm về tỉ lệ eo-hông được phát triển bởi nhà tâm lý học Devendra Singh của Đại học Texas tại Austin. Các nhà sinh ly học đã chỉ ra rằng lệ này cho biết một cách chính xác nhất về khả năng sinh sản của phụ nữ. Theo truyền thống, thời trước cận đại khi thực phẩm khan hiếm, những người mảnh khảnh được coi là hấp dẫn hơn. Vẻ đẹp không phải là chỉ giới hạn đối với nữ giới tính. Thường đươc định nghĩa là ‘bishōnen,’ khái niệm về vẻ đẹp ở nam giới đã được thành lập xuyên suốt lịch sử, đặc biệt ở Đông Nam Á, và nổi trội nhất là tại Nhật Bản. Điều này là khác biệt từ các ý tưởng về nam giới đồng tính luyến ái, trong đó tập trung chủ yếu vào các hành vi ứng xử của người đàn ông giống như nữ giới. Bishōnen đề cập đến nam giới với những đặc tính nữ nhân, với các tính năng, đặc điểm vật lý xây dựng lên tiêu chuẩn của vẻ đẹp ở Nhật Bản. Nguồn gốc của một sở thích đó là bất định, nhưng rõ ràng nó tồn tại, ngay cả ngày hôm nay.

Vẻ đẹp nội tâm

Vẻ đẹp nội tâm là một khái niệm được sử dụng để mô tả những khía cạnh tích cực của cái gì đó mà không thể dùng các giác quan để nhận biết đươc.

Trong khi hầu hết các loài vật sử dụng nét đẹp thân thể và hóc môn để thu hút giới khác phái , một số người cho rằng họ đánh giá cái đẹp dựa theo vẻ đẹp nội tâm. Các phẩm chất cúa cái đẹp bao gồm lòng tốt, sự nhạy cảm, sự dịu dàng, lòng trắc ẩn, trí tuệ, sáng tạo được dùng làm các tiêu chuẩn đánh giá từ thời xưa. Tuy nhiên nghiên cứu mới so sánh và tìm kiếm những nguyên nhân lôi cuốn của một con người với người khác phái cho rằng loài người vẫn chủ yếu dựa vào sự thu hút của thân thể và các tố chất hóc môn, vẻ đẹp “nội tâm” chỉ là một yếu tố nhọ

Hiệu ứng xã hội

Cái đẹp đưa ra một tiêu chuẩn so sánh, và nó có thể gây ra không hài lòng và phẫn uất khi không đạt được. Những người không phù hợp với những “vẻ đẹp lý tưởng” có thể được bị tẩy chay trong cộng đồng. Truyền hình sitcom Ugly Betty đưa ra tài liệu cuộc đời của một cô gái phải đối mặt với khó khăn gian khổ do thái độ của xã hội đối với những người mà họ cho là hấp dẫn. Tuy nhiên, một người cũng có thể trở thành một mục tiêu bị quấy rối, vì vẻ đẹp của mình. Trong Malèna, một phụ nữ Ý nổi tiếng là xinh đẹp bị ép buộc phải sống một cuộc sống nghèo khổ vì những người phụ nữ trong cộng đồng không muốn nhận cô làm việc vì lo sợ rằng cô ấy có thể tán tỉnh chồng của mình.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng học sinh dễ nhìn thường được điểm cao hơn từ giáo viên so với một học sinh có diện mạo bình thường. Hơn nữa, các bệnh nhân hấp dẫn được nhận chăm sóc cá nhân từ các bác sĩ nhiều hơn. Các nghiên cứu đã cho thấy, ngay cả bọn tội phạm có diện mạo tốt bị lãnh án nhẹ hơn. Thậm chí là vẻ đẹp bề ngoài cũng ảnh hưởng tới việc một người có thể kiếm được bao nhiêu tiền. Một nghiên cứu cho thấy những người kém hấp dẫn kiếm từ 5 đến 10 phần trăm ít hơn người có nhan sắc trung bình, những người này lại kiếm từ 3 đến 8 phần trăm ít hơn những người được coi là có nhan sắc tốt. Phân biệt đối xử đối với những người khác trên vẻ bề ngoài của họ được biết đến như lookism.

Theo CAYCANHTHANGLONG.VN

Tags: Mỹ học

Cái đẹp là một phần ý vị của cuộc sống, cái đẹp cách nào đó làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa và đáng sống hơn. Tuy vậy, mỗi người đều có quan niệm khác nhau về cái đẹp. Cũng cùng một sự vật một số người lại cho là đẹp, số khác lại không cho là như thế. Như vậy, cái đẹp là gì? Phải chăng cái đẹp là cái nhìn chủ quan nơi mỗi người? Chúng ta phải hiểu như thế nào về cái đẹp theo kinh nghiệm thường nghiệm cũng như theo phương diện siêu hình học?

Thật khó để định nghĩa cái đẹp và đưa ra một tiêu chuẩn chắc chắn về cái đẹp.Tuy vậy, thánh Thomas Aquinas cũng đã từng đưa ra một định nghĩa khá hợp lý khi ngài cho rằng “cái đẹp là cái hễ nhìn thấy là thích”. Thật thế, quan năng và lòng muốn của chúng ta thường bị thu hút đến những gì được gọi là đẹp. Nhiều cái đẹp đôi khi làm chúng ta mê mẩn nhưng không biết vì sao. Chúng ta chỉ biết chúng đẹp vì chúng ta cảm thấy thích nó, muốn chiêm ngưỡng hay thưởng thức nét đẹp đó. Cái đẹp đánh vào ngay trực giác của lòng muốn và cuốn hút chúng ta một cách rất tự nhiên. Nhưng nói đến lòng muốn hay niềm thích thú thì mỗi người mỗi khác nhau. Định nghĩa cái đẹp của thánh Thomas phần nào nói lên rằng cái đẹp chịu ảnh hưởng phần nhiều nơi sở thích chủ quan của mỗi người. Hơn nữa, nếu được hỏi vì sao chúng đẹp thì sau một hồi quan sát và nhận định chúng ta mới khám phá được đặc trưng của nét đẹp đó bằng tư duy trừu tượng. Có thể đó là sự cân đối hài hòa và dễ chịu về hình dáng, màu sắc khi ngắm một cảnh đẹp hay một bức bích họa. Đó cũng có thể là sự hòa điệu nhịp nhàng nơi một bản nhạc hay… Nhưng xét cho cùng, chúng ta không thể lột tả hết được những đặc điểm về tiêu chuẩn của cái đẹp. Bởi vì, một cách nào đó, nó còn là sự hòa quyện cách rất riêng nơi sự vật đẹp và người tri nhận nét đẹp đó. Chính điều này làm cho cái đẹp mang một sắc thái riêng nơi mỗi người và tính chủ quan về cái đẹp cũng phát xuất từ đó.

Chúng ta sẽ tìm hiểu hơn về tính chủ quan về cái đẹp khi đi vào kinh nghiệm trong cuộc sống. Hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với thế giới bên ngoài bằng các quan năng của mình. Để thưởng thức cái đẹp chúng ta thường sử dụng thị giác khi chiêm ngưỡng một thắng cảnh đẹp, và dùng thính giác khi nghe một bài hát hay. Chúng ta cũng sử dụng nội quan kết hợp với tư duy trừu tượng để cảm nhận nét ý vị nơi một bài thơ ý nghĩa, một áng văn hay… Và dường như nhắc đến cái đẹp người ta thường liên hệ chúng với các ngành mỹ thuật và nghệ thuật. Theo quan năng và trực giác mỗi người luôn hướng đến cái đẹp, chúng ta có thể đánh giá ngay một điều gì đó là đẹp hay không đẹp.

Thế nhưng, để đánh giá một sự vật là đẹp hay không như thế chúng ta thường căn cứ trên cơ sở nào? Như đã nói, cũng cùng một sự vật nhưng có người cho là đẹp, người khác lại không cho là như vậy. Điều này cần đi ngược lại để tìm hiểu về bối cảnh trong việc hình thành sở thích của người tri nhận. Mỗi người khi sinh ra và lớn lên thường gắn liền với một văn hóa và được thủ đắc một khiếu thẩm mỹ riêng.Tất nhiên, về văn hóa, sở thích cái đẹp của người Việt Nam thì cũng khác với người Tây Âu ở một số đặc trưng nghệ thuật.Về mặt thời đại, thị hiếu thẩm mỹ của người thời xưa thì không thể giống với người ngày nay ở một vài phương diện nào đó. Người trong cùng một sở thích nhiều lúc cũng có những khác biệt trong cảm nhận cái đẹp vì sở thích cũng thường gắn với tính cách của mỗi người. Có người thì chú trọng đến vấn đề người ta đang lưu tâm nên cho sự vật này là đẹp, người khác thì lưu tâm đến vấn đề kia nên cho rằng sự vật kia đẹp hơn. Ngay cả đối với cùng một chủ thể nhìn cùng một sự vật với tâm trạng khác nhau cũng khác nhau. Có thể hôm nay vui thì tôi cho là nó đẹp, nhưng đến ngày mai buồn lại cho là xấu. Do vậy, vấn đề tâm lý cũng ảnh hưởng rất nhiều khi đánh giá điều gì là đẹp hay không đẹp. Đúng như Nguyễn Du có nói về tính chủ quan khi nhìn sự vật nơi tâm trạng của Kiều: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Nhìn chung, ở mức độ thường nghiệm, quan niệm về cái đẹp phần nhiều là cái nhìn chủ quan của mỗi người. Cái đẹp sẽ được đánh giá khác nhau khi sống trong những nền văn hóa, thời đại, thị hiếu thẩm mỹ, tâm lý khác nhau… Do đó, không thể đưa ra một quan niệm khách quan cách chuẩn tắc về cái đẹp chung cho tất cả mọi người, mọi thời đại.

Nếu như cái đẹp của thường nghiệm nơi con người phần lớn đều mang tính chủ quan thì cái đẹp theo quan niệm siêu hình lại mang một ý nghĩa khá bất ngờ. Nói rằng cái đẹp là cái làm cho người ta ưa thích và hài lòng thì thật ra không phải vì ta ưa thích hay hài lòng mà đối tượng đó mới đẹp nhưng nó đẹp là vì bản chất của nó. Những sự vật vẫn cứ đẹp dù có hay không con người biết thưởng thức vẻ đẹp của chúng. Nghĩa là tự nó là đẹp trong chính hiện hữu của nó chứ chẳng phải do nhận xét của ta. Cái đẹp mang tính siêu hình là ở chỗ đó. Nói như vậy, theo nghĩa siêu hình thì tất cả mọi sự vật hiện hữu đều là đẹp và cái đẹp đó là cái đẹp khách quan chứ chẳng phải chủ quan như ta vẫn thường nghiệm thấy trong cuộc sống.

Hơn thế nữa, không hẳn chỉ vì sự hiện hữu mà một vật được gọi là đẹp nhưng nền tảng của cái đẹp theo nghĩa đầy đủ nhất là khi nó có được sự hài hòa và hoàn bị phù hợp với bản chất của nó. Thánh Thomas còn nêu lên ba nền tảng của vẻ đẹp đó là sự hài hòa cân xứng, tính toàn bích đầy đủ và tính sáng tỏ của nó. Những sự vật nào có được những nền tảng trên đều là đẹp về mặt khách quan, còn tính chủ quan là thuộc về cách đánh giá của mỗi người và tùy theo thị hiếu mỹ học của từng trường phái, từng thời thì khác nhau.

Thêm vào đó, cái đẹp của hiện hữu thì có nhiều cấp độ khác nhau. Đối với Thiên Chúa, hiện hữu của Ngài là cái đẹp tuyệt đối, không thụ tạo nào sánh bằng. Còn nơi thụ tạo, cái đẹp được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau tùy theo cách thức hiện hữu của chúng. Phải chăng vì tùy theo mức độ đẹp của sự vật theo nghĩa siêu hình mà ta có sự so sánh cách chủ quan nơi chúng ta về sự vật? Ở đây, nếu xét theo vẻ đẹp theo cấp độ hiện hữu [secundum quid] thì những loài nào hoàn bị hơn đương nhiên sẽ đẹp hơn. Nhưng nếu xét theo vẻ đẹp trong tính hài hòa, toàn bích và sáng tỏ [simpliciter] thì một loài kém hơn có thể đẹp hơn một cá thể khác thuộc loài cao hơn. Ví dụ về một bông hồng có hình dạng hoàn hảo thì đẹp hơn một con ngựa dị dạng nói lên rất rõ điều đó. Như vậy, có thể cho rằng cái đẹp simpliciter thu hút con người từ bên ngoài và cách nào đó nó cũng mang dấu vết của cảm tính con người. Trong khi đó, cái đẹp theo cấp độ hiện hữu [secundum quid] thì xét theo loài trong bản chất của sự vật khi thông dự vào cái đẹp tuyệt đối nơi Thiên Chúa. Nghĩa là, con người luôn mang nơi mình cái đẹp cao cả hơn con vật vì con người được thông dự sâu xa hơn vào sự hoàn bị tuyệt đối của Thiên Chúa ở phương diện lý trí. Hơn nữa, nếu xét trong bản chất thì một con người dù có dị dạng và khuyết tật thì vẫn cao trọng hơn rất nhiều so với một bông hồng cân đối hoàn hảo. Chúng ta cũng không thể đánh giá rằng, một người khuyết tật thì kém đẹp hơn một con người sinh ra bình thường.Thật ra, một người khuyết tật thì vẫn là đẹp khi xét trong bản chất họ là người khuyết tật hoàn hảo. Như vậy có thể thấy rằng, cái đẹp xét trong bản chất hiện hữu của mỗi sự vật thì tự chúng là đẹp nhưng chúng có sự phân cấp trong sự thông dự vào cái đẹp Tuyệt đối của Thiên Chúa và đó là cái đẹp khách quan. Còn cái đẹp simpliciter cũng là khách quan nơi mỗi sự vật nhưng phần nào liên hệ đến giác quan của con người khi tri nhận nơi sự vật. Do đó, cách nào đó ở nét đẹp siêu hình có liên quan đến tính chủ quan nơi khả năng tri nhận về thẩm mỹ của con người.

Tóm lại, khi tìm hiểu về cái đẹp chúng ta thấy rằng cái đẹp thường nghiệm là điều mang tính chủ quan nơi mỗi người là điều chắc chắn. Nhưng ở góc độ siêu hình, cái đẹp nằm ngay nơi bản chất hiện hữu của sự vật. Không cần con người cho là đẹp thì nó vẫn là đẹp khi tham dự vào cái đẹp tuyệt đối nơi Đấng tuyệt đối. Tuy vậy, quan niệm về cái đẹp là vấn đề con người đặt ra và nói cho cùng sự vật dù đẹp đến mấy nhưng không có người chiêm ngắm thì cái đẹp cũng chẳng có ý nghĩa gì. Tạo hóa sáng tạo mọi sự là cho con người và vì con người do vậy nói đến cái đẹp người ta thường gắn với sở thích chủ quan của mỗi người là như thế.

Nguyễn Phước Bảo Đại Lợi, sj – Triết Sinh Năm 1

Tài liệu tham khảo: Nguyễn Ngọc Hải, Siêu hình học [Tài liệu môn học], hồ sơ 2.

Video liên quan

Chủ Đề