Răng Người tối cổ được tìm thấy ở đâu ở VIỆT Nam

Chọn đáp án: B. Lạng Sơn

Giải thích: Cách đây 40-30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tối cổ ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu hỏi: Dấu tích người tối cổ đã được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào của Việt Nam?

A. Nghệ An

B. Thanh Hóa

C. Cao Bằng

D. Lạng Sơn

Đáp án D.

Ở Việt Nam, vào những năm 1960 – 1965 các nhà khảo cổ học đã lần lượt phát hiện được hàng loạt di tích của Người tối cổ. Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chứa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 – 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tối cổ. Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai),… người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập; nhiều mảnh đá ghè mỏng… ở nhiều chỗ.

Đề bài

Em hãy chọn Đúng hoặc Sai cho những câu bên dưới.

Ghi Ð vào trước câu đúng, S trước câu sai.

- Người tối cổ xuất hiện khá muộn ở Đông Nam Á.

- Ở Xuân Lộc [Đồng Nai] những nhà khảo cổ học tìm được dấu tích của Người tối cổ.

- Hóa thạch đầu tiên của Người tối cổ được tìm thấy trên đảo ở Thái Lan.

- Nhiều công cụ đá ghè đẽo tỉnh vi, hiện đại của Người tối cổ cũng được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam.

- Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai [Lạng Sơn], các nhà khoa học còn phát hiện được những chiếc răng Người tối cổ cách ngày nay khoảng 2 triệu năm.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào nội dung SGK trang 19 và bản đồ 3.5 

Lời giải chi tiết

S  Người tối cổ xuất hiện khá muộn ở Đông Nam Á.

=> Người tối cổ xuất hiện khá sớm ở Đông Nam Á, các di cốt người và công cụ lao động là minh chứng cho điều đó.

Đ  Ở Xuân Lộc [Đồng Nai] những nhà khảo cổ học tìm được dấu tích của Người tối cổ.

S Hóa thạch đầu tiên của Người tối cổ được tìm thấy trên đảo ở Thái Lan.

=> Hóa thạch đầu tiên được tìm thấy là trên đảo Gia-va [In-do-ne-xi-a]

S  Nhiều công cụ đá ghè đẽo tinh vi, hiện đại của Người tối cổ cũng được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam.

=> Người tối cổ làm ra những công cụ ghè đẽo bằng đá thô sơ. 

S  Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai [Lạng Sơn], các nhà khoa học còn phát hiện được những chiếc răng Người tối cổ cách ngày nay khoảng 2 triệu năm.

=> Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai [Lạng Sơn], các nhà khoa học phát hiện được những chiếc răng Người tối cổ cách ngày nay khoảng 400.000 nămỞ Xuân Lộc [Đồng Nai] những nhà khảo cổ học tìm được dấu tích của Người tối cổ.

Loigiaihay.com

Dấu tích Người tối cổ đã được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào của Việt Nam?

A. Nghệ An.

B. Thanh Hóa.

C. Cao Bằng.

D. Lạng Sơn.

Hướng dẫn

Ở Việt Nam, vào những năm 1960 – 1965 các nhà khảo cổ học đã lần lượt phát hiện được hàng loạt di tích của Người tối cổ. Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai [Lạng Sơn], trong lớp đất chứa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 – 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tối cổ. Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên [Thanh Hóa], Xuân Lộc [Đồng Nai],… người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập; nhiều mảnh đá ghè mỏng… ở nhiều chỗ.
Đáp án cần chọn là: D

Loài người là kết quả tiến hóa từ

Khi nào vượn người xuất hiện?

Người đứng thẳng thuộc nhóm người nào?

Người hiện đại xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

Thể tích sọ não của Người tinh khôn khoảng bao nhiêu?

Thể tích sọ não của Người tối cổ khoảng bao nhiêu?

Các dạng người trong quá trình tiến hóa bao gồm

Hóa thạch đầu tiên về Người tối cổ ở Đông Nam Á được tìm thấy ở đâu?

Đâu không phải là điểm tiến bộ của Người tinh khôn so với Người tối cổ?

Đâu không phải là đặc điểm của Người tối cổ?

Bằng chứng khoa học nào chứng tỏ Đông Nam Á là nơi con người xuất hiện sớm?

Phát minh quan trọng nhất của Người tối cổ là?

Tại sao người châu Phi, châu Á và châu Âu có màu da khác nhau?

Nguyên tắc vàng trong xã hội nguyên thủy là gì?

Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của loài người?

Những dấu tích Người tối cổ được tìm thấy ở đâu ?. Thời xa xưa, nước ta là một vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động.

Thời xa xưa, nước ta là một vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, mái đá, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài ; khí hậu hai mùa nóng – lạnh rõ rệt, thuận lợi cho cuộc sống của cỏ cây, muông thú và con người.Vào những năm 1960 – 1965” các nhà khảo cổ học đã lần lượt phát hiện được hàng loạt di tích của Người tối cổ.

Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai [Lạng Sơn], trong lớp đất chưa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 – 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tôi cổ. Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên [Thanh Hóa], Xuân Lộc [Đồng Nai].. người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập ; nhiều mảnh đá ghè mỏng… ở nhiều chỗ.

Video liên quan

Trên thế giới, người tối cổ (người vượn) xuất hiện cách đây từ 4 triệu năm đến 50 - 40 vạn năm. Sự xuất hiện của người tối cổ - từ vượn thành người - đánh đấu sự tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người. Ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều dấu tích của người tối cổ tương ứng với thời kì đồ đá cũ.Trong các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (thuộc xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn), các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một số răng hoá thạch người vượn và nhiều xương cốt động vật thuộc thời kì Cánh tân. ở hang Thấm Khuyên, người ta đã tìm được 9 chiếc răng hoá thạch, trong đó có: 1 răng sữa, 1 răng cửa, 3 răng hàm trên, 1 răng nanh và 3 răng hàm dưới.Ở hang Thẩm Hai cũng đã phát hiện được 1 chiếc răng hoá thạch và được đoán định là răng sữa hàm trên.Qua nghiên cứu cho thấy, 10 chiếc răng nói trên vừa có đặc điểm giống với răng người vượn Bắc Kinh (Trung Quốc), lại vừa mang những đặc trưng của người Nêanđéctan. Từ đó, có thể đoán định được rằng, người vượn ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai thuộc vào các cá thể Homo Erectus (Người đứng thẳng) đang trên quá trình tiến hoá, tồn tại trong khoảng thời gian cuối trung kỳ cánh tân, cách ngày nay chừng 30 vạn nămỞ nhiều địa phương trên cả nước, các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy nhiều dấu tích về công cụ lao động của người tối cổ. Ở di chỉ núi Đọ (Thanh Hoá), người ta đã tìm thấy hơn 2.500 công cụ bằng đá. Các công cụ này được làm bằng đá gốc, tất cả đều được chế tác bằng đá bazan - một loại đá cứng nhưng dẻo, có thể tách theo hướng người ta định và tạo ra những mảnh tước có rìu cạnh sắc.

Núi Đọ (Thanh Hóa): Các mảnh đá ghè (còn gọi là mảnh tước) ở núi Đọ đều rất thô, nặng, được đoán định là công cụ dùng để cắt, cạo của người vượn ở nước ta. Bên cạnh mảnh tước là công cụ phổ biến (chiếm hơn 90% tổng số các loại hiện vật) ở núi Đọ còn tìm thấy nhiều hạch đá (là những hòn đá mà từ đó người vượn ghè ra các mảnh tước), nhiều công cụ chặt đập thô sơ thường gọi là trốp-pơ (là những hòn đá được ghè đẽo qua loa, có một phần lưỡi dày và cong) cùng với các công cụ nạo bằng đá được ghè đẽo qua loa và có lưỡi sắc, nhọn, được sửa ở rìa cạnh...Các nhà khảo cổ học cho rằng: “Địa điểm núi Đọ vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tác công cụ. Đây là một di chỉ xưởng (workshop-site) thông thường như nhiều địa điểm khảo cổ học khác thuộc sơ kỳ thời đại đồ đá cũ trên thế giới”.


Ngoài di chỉ núi Đọ , ở núi Quan Yên (cách núi Đọ 3.000m) và núi Nuông (Thanh Hóa), Tấn Mài Ninh),....các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều công cụ thuộc sơ kỳ thời đại đá cũ của người tối cổ. Công cụ và mảnh tước Núi Đọ (Thanh Hóa). Gần đây, có một số nhà nghiên cứu dự đoán niên đại của núi Đọ và các di chỉ cùng thời có thể muộn hơn. Tuy nhiên, họ cũng không phủ nhận rằng: “Núi Đọ, núi Nuông, Quan Yên đều là những dấu vết vật chất thuộc thời kì nguyên thủy ở đất nước ta”Mặt khác, nhiều dấu tích của thời đại đá cũ cũng được phát hiện ở khu vực miền Đông Nam Bộ. Đó là các di chỉ: Hàng Gòn VI, Dầu Giây, Suối Đá, Núi Đất, Núi Cẩm Tiên, Cầu Sắt (thuộc tỉnh Đồng Nai) và An Lộc (thuộc huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước). Riêng tại di chỉ Hàng Gôn VI, nhà địa chất học người Pháp E. Saurin đã phát hiện được 15 công cụ bằng đá, trong đó có 3 rìu tay thuộc loại hình Asen điển hình. Các nhà nghiên cứu cho rằng, về mặt loại hình và kĩ thuật, nhiều chiếc rìu tay thuộc sơ kì thời đại đá cũ ở miền đông Nam Bộ có đặc điểm nhỏ gọn và định hình hơn các công cụ chặt thô kiểu trôp-pơ ở Núi Đọ.Bên cạnh đó, ở khu vực Tây Nguyên, các nhà khoa học tiếp tục phát hiện một số di chỉ mang dấu ấn của thời đại đá cũ sơ kì. Trong “Những phát hiện mới về khảo cổ học'' năm 2003, các nhà khảo cổ học đã công bố việc tìm thấy một số công cụ đá cũ được chế tác từ đá Opal có nguồn gốc núi lửa, niên đại khoảng 85.000 – 125.000 năm cách ngày nay. Những công cụ đá này được khai quật tại xã Xuân Phú, huyện Eakar, tỉnh Đắc Lắc.Gần đây nhất, các nhà khảo cổ học lại phát hiện được hoá thạch người vượn (Homo Erectus) và động vật trong lớp trầm tích có tuổi 7,5 vạn năm ở hang Ma Ươi (thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình). Tại đây đã tìm thấy những chiếc răng người vượn có niên đại muộn nhất khu vực Đông Nam Á lục địa (7,5 vạn năm). Đây là một di tích quan trọng tiếp tục góp phần vào việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của người nguyên thủy trên đất nước taNhư vậy những dấu tích của người tối cổ và các công cụ lao động tìm được từ các di chỉ Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, núi Đọ, Ma Ươi... đã minh chứng cho sự có mặt từ rất sớm của người vượn trên lãnh thổ Việt Nam.

Mặc dù vẫn cần nhiều chứng cớ xác thực hơn để có được kết luận chính xác nhất, song hầu hết giới nghiên cứu ở nước ta đều cho rằng: cách ngày nay khoảng từ 20 đến 30 vạn năm, ở cả hai miền Bắc và Nam đã có người tối cổ sinh sống. Mặt khác, từ những dấu tích khảo cổ học tìm thấy được cũng cho phép chúng ta bước đầu khẳng định: Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á là một trong những địa vực từ rất xa xưa đã là nơi xuất hiện, tiến hoá của những con người đầu tiên: Người tối cổ (Người vượn).