Sâtn là ai

Câu hỏi

Trả lời

Niềm tin của con người về thì từ ngớ ngẩn đến trừu tượng, từ một kẻ nhỏ bé, màu đỏ có sừng ngồi trên vai của bạn, thúc giục bạn phạm tội cho đến sự nhân cách hoá để mô tả cái ác. Tuy nhiên Kinh Thánh cho chúng ta một bức chân dung rõ ràng về Sa-tan là ai và làm thế nào hắn ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Kinh Thánh định nghĩa Sa-tan như một thiên sứ sa ngã mất vị trí của hắn trên trời vì tội lỗi và bây giờ hoàn toàn đối nghịch với Đức Chúa Trời, vận dụng tất cả quyền lực của nó để ngăn chặn những mục đích của Đức Chúa Trời. Sa-tan đã được tạo ra như một thiên sứ thánh. Ê-sai 14:12 có lẽ ngụ ý rằng trước khi sa ngã, tên của Sa-tan là Lu-xi-phe, tức là Sao mai sáng láng. Ê-xê-chi-ên 28:12-14 mô tả Sa-tan như một Chê-ru-bin được tạo ra, dường như là thiên sứ cao nhất. Hắn trở thành nên kiêu ngạo về vẻ đẹp và diện trạng của mình, sau đó hắn quyết định ngồi trên ngai của Ðức Chúa Trời (Ê-sai 14:13-14; Ê-xê-chi-ên 28:15; I Ti-mô-thê 3:6). Lòng kiêu ngạo của Sa-tan dẫn đến sự sa ngã của hắn. Chú ý rất nhiều lần nó nói "Ta sẽ" trong Ê-sai 14:12-15. Vì tội lỗi của hắn, Đức Chúa Trời cấm Sa-tan vào thiên đàng. Sa-tan đã trở thành người cai trị của thế giới này và kẻ cầm quyền chốn không trung (Giăng 12:31; II Cô-rinh-rô 4:4; Ê-phê-sô 2:2). Hắn là kẻ cáo tội (Khải Huyền 12:10), một kẻ cám dỗ (Ma-thi-ơ 4:3; I Tê-sa-lô-ni-ca 3:5), và một kẻ lừa dối (Sáng thế ký 3; II Cô-rinh-tô 4:4; Khải Huyền 20:3). Rất có thể nghĩa tên hắn là "kẻ thù của Chúa" hoặc "kẻ đối đầu". Danh xưng khác của hắn là ma quỷ, còn có nghĩa là "vu khống". Mặc dù hắn đã bị đuổi khỏi thiên đàng, nó vẫn kiếm cách để nâng ngôi của mình lên cao hơn Đức Chúa Trời. Nó làm giả tất cả những gì Đức Chúa Trời làm, hy vọng chiếm được sự thờ phượng của thế giới và cổ xuý sự đối nghịch với vương quốc của Đức Chúa Trời. Sa-tan là cội nguồn sau cùng của mỗi sự sùng bái sai lạc và các tôn giáo trên thế giới. Sa-tan sẽ làm bất cứ điều gì trong quyền lực của hắn để chống lại Đức Chúa Trời và những người theo Chúa. Tuy nhiên, số phận của Sa-tan đã bị đóng ấn vĩnh cửu trong hồ lửa. (Khải Huyền 20:10).

English


Trở lại trang chủ tiếng Việt

Sa-tan là ai?

Lucifer cùng với hai tổng thiên thần khác là Michael và Gabriel giúp Chúa trời cai quản thiên giới. Vị thiên thần này không những có quyền lực lớn mà còn có hình dung tuyệt đẹp, được Chúa vô cùng yêu thương, giao nhiều trọng trách. Điều đó khiến Lucifer dần dần trở nên kiêu ngạo và ngông cuồng, cảm thấy mình không thua kém gì Chúa trời. Ông ta đố kỵ với Chúa, thèm khát địa vị của ngài, thèm khát quyền lực tối thượng.

Ấp ủ tham vọng thoán vị, Lucifer rủ rê các thiên thần tạo phản lật đổ Chúa trời và lạ thay, có đến 1/3 số thiên thần đi theo ông ta. Một cuộc chiến khủng khiếp diễn ra trên thiên đường và kết cục là vị tổng thiên thần sa ngã tự coi mình cao hơn Chúa đã thất bại, bị ném xuống 18 tầng địa ngục và trở thành chúa quỷ. Từ đó, ông ta được gọi là Sa-tăng, có nghĩa là sự hủy diệt.

Sâtn là ai

Quỷ satan tàn ác

Sa-tăng được coi là kẻ đã hóa thân thành con rắn để quyến rũ A-đam và Eva phản lại lời răn của Chúa: không được ăn trái cây hiểu biết về sự tốt xấu. Họ đã ăn trái cây đó, để từ chỗ ngây thơ, trong trắng hoàn toàn như một đứa trẻ, họ đã có tri thức đầu tiên, lần đầu tiên biết về sự tốt và xấu, lần đầu tiên thấy xấu hổ về sự trần truồng của mình và những dục vọng của xác thịt. Hiểu biết đó khiến họ bị đẩy ra khỏi vườn địa đàng, và con cháu đời đời mang tội với tổ tông.

Quỷ vương Sa-tăng cũng từng cám dỗ cả Chúa Jesu khi ngài ở trong hoang mạc, trước thời điểm ngài xuất hiện công khai truyền đạo. Sứ mệnh của Jesu là hiến mình trên thập giá để cứu chuộc loài người, nhưng Sa-tăng hứa sẽ đem cho ngài toàn bộ quyền lực và vinh quang của cõi thế gian, và dĩ nhiên là quỷ đã thất bại. Sau này, quỷ vương còn nhiều lần tiếp tục trổ tài lung lạc các môn đồ của Chúa trên hành trình truyền đạo.

Theo nghĩa biểu trưng, Sa-tăng không phải là con quỷ tìm cách ăn thịt người, mà là hiện thân cho sự sa ngã của linh hồn, là sự buông mình theo cám dỗ của dục vọng đen tối. Khi con người vướng vào tội lỗi, chứng tỏ họ đã bị quỷ dữ - tức cái ác, cái xấu – lung lạc và chiếm hữu. ý kiến 1 Theo kinh thánh Thiên Chúa giáo thì Lucifer là thiên thần bậc cao, với 3 đôi cánh ( biểu tượng của quyền lực và quyền hạn). Nhiệm vụ của Ngài là Người cố vấn của Thiên đàng. Lucifer rất ít tiếp xúc với con người, chính vì thế, người ta thường biết đến Lucifer như 1 chúa quỉ thay cho hình ảnh thiên thần đẹp đẽ.
Trong thời gian ở Thiên đàng với vai trò của người cố vấn , Lucifer quan sát , nghiền ngẫm, Ngài có những bất đồng với Chúa !!! Lucifer là một thiên thần "ngang tàng", Ngài ko làm theo chúa một cách máy móc và mù quáng. Khi mà sự bất đồng ko thể dung hòa , Lucifer đã dẫn đầu 14400 thiên thần tổ chức cuộc chiến HELL vs HEAVEN lừng danh... Và kết quả tất yếu là Lucifer thất bại, bị giáng thành Satan, bị đại diện cho cái ác. Sau cuộc chiến, Lucifer trở nên mờ nhạt và có rất ít ảnh hưởng tôn giáo, và từ đó mọi người biết đến Lucifer với tư cách là hiện thân của Cái Ác

(Evil)
Lucifer và Satan cùng đối nghịch với Chúa, nhưng bản chất 2 người này hoàn toàn khác nhau. Satan là thế lực chống đối, còn Lucifer chỉ là người nghi ngờ (question).

Sâtn là ai

Ý KIẾN 2 :
Lucifer và Satan là 2 nhân vật khác nhau.
Lucifer vốn là 1 thiên thần trên thiên đàng và rất giỏi.Rồi hình như có cuộc tranh cãi diễn ra giữa các vị thần và lucifer đạnh bại tất cả. Cho đến khi thiên thần Michael đánh bại được Lucifer thì cuộc chnữiến mới kết thúc.Thánh Michael được làm Tổng lãnh các thiên thần còn Lucifer bị đày xuống địa ngục. Sở dĩ Michael đánh thắng Lucifer là do Michael tin vào đức chúa trời, cho nên ý nghĩa câu chuyện là dạy con người về đức tin vào Chúa.Còn Satan là chúa tể của Địa ngục. Lucifer có dáng vẻ đẹp đẽ,Satan lại có hình dáng của 1 con quỷ.

Ý KIẾN 3:
Lucifer và Satan chỉ là một, theo truyền thuyết Thiên Chúa Giáo thì Lucifer là một Tổng Lãnh Thiên Thần mà Chúa đã tạo dựng lên để trông coi mọi việc Thiên Chúa giao, chức quyền còn cao hơn hai Tổng Lãnh Thiên Thần khác là Gabriell và Michael, nhưng vì được trao quyền lực quá cao nên Lucifer tự nghĩ mình không thua Thiên Chúa và nảy sinh ý tưởng lật đổ Đấng đã tạo nên mình. Thiên Chúa biết ngay được ý xấu của Lucifer nên Ngài ra lịnh cho Tổng lãnh Thiên Thần Michael đánh đuổi Lucifer xuống hỏa ngục là nơi không bao giờ có an lành và vui vẻ chỉ có tiếng khóc than, rên rỉ và đau đớn.
Từ đó Lucifer có tên là Satan có nghĩa theo tiếng Do Thái cổ là Tăm Tối, còn Tổng Lãnh Thiên Thần Michael thì có thêm hình ảnh là một Thiên Thần đánh quỷ qua hình tượng con rắn.

Ý KIẾN 4 :
Trong Thiên chúa giáo, quỷ Satan là một thiên thần do Chúa trời tạo ra ( không phải Lucifer) , nhưng do nổi loạn chống đối nên đã bị đuổi khỏi thiên đường. Sau đó Satan đã trở thành thủ lĩnh của các thiên thần "hư hỏng". Quỷ Satan có rất nhiều tên giống như tính cách xảo trá và tàn ác của mình: thần tăm tối, cha gian dối, quỷ Luxe. Quỷ Satan chẳng phải nam hay nữ, nhưng trong các truyền thuyết, hoặc hình ảnh minh họa thường là nam giới, có cơ thể cường tráng và khuôn mặt dữ dằn với 2 chiếc sừng nhọn hoắt trên đầu. Quỷ Satan cũng có nhiều phép biến hóa, bay lượn và có nội lực khá cao, vương quốc của Satan ở dưới địa ngục và Santan có thể trực tiếp hoặc sai khiến các loại quỷ khác đi phá hoại thế giới.

Trong Kinh thánh có nhắc đến hình ảnh quỷ Satan xuất hiện dưới dạng con rắn để cám dỗ ông Adam và bà Eva trong vườn địa đàng. Trong cuốn kinh khác, Satan lại xuất hiện như con rồng đỏ đi đánh nhau với con người. Trong Kinh thánh cũng mô tả, quỷ Satan luôn tìm cách cám dỗ Chúa Giêsu, các thánh khác và gây rắc rối cho con người. Quỷ Satan được mô tả có tiếng kêu gầm gào như sư tử rống, luôn rình rập, lượn tìm để nuốt sống một ai đó. Satan rất "đa mưu túc kế", thâm độc, vì thế người ta mới có câu cửa miệng là "quỷ kế". Một trong những điểm mạnh nhất của quỷ Satan đó là khả năng thuyết phục, các trò xảo quyệt khéo léo vì thế Satan lôi kéo được rất nhiều "tay chân" để thực hiện các kế hoạch phá hoại của mình.

Nhiều quan niệm trong tôn giáo cho rằng Satan có khả năng nhập vào con người và biến những người đó thành những kẻ độc ác. Thậm chí chính Satan đã gây ra các bệnh tâm thần và là nguyên nhân của những vụ giết người.

Nguyên nhân chiến tranh

Nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến việc Lucifer phát động cuộc bạo loạn này là sự sáng tạo ra loài người, và trên hết là việc Thiên Chúa ra lệnh cho toàn thể các thiên thần cúi mình trước loài người. Lucifer coi đây là một sự sỉ nhục, và sau đó ông bèn tập hợp các thiên sứ khác-những thiên sứ cũng coi hành động này là một sự sỉ nhục khi mà họ mới chính là tạo vật đầu tiên của Thiên Chúa và khởi động cuộc bạo loạn.

Năm 1273, Giáo hoàngJohn XXI, và sau là Giám mục xứ Tusculum, ước tính rằng tổng số thiên thần theo phe Lucifer khoảng 133.306.668, và số thiên thần trung thành với Thiên chúa là khoảng 266.613.336. Con số này về sau được học giả thế kỷ thứ 15 Alphoso de Spina tái xác nhận Với đầy sự ngạo mạn, Lucifer đưa ra một lời tuyên chiến nói rằng "Ta (Lucifer) sẽ lên thiên đàng; Ta sẽ nhắc ngôi ta lên trên những vì sao của Thiên chúa; Ta sẽ ngồi lên vị trí lãnh đạo của mọi thứ, trên mọi đỉnh cao nhất của mọi ngọn núi linh thiêng nhất. Ta sẽ lên cao hơn các đám mây; Ta sẽ như Đấng Chí Cao."

Kết thúc trận chiến, Lucifer và tất cả các thiên thần theo ông, bị đuổi khỏi Thiên đàng như là một sự trừng phạt cho cuộc nổi dậy của họ. Nhiều ngàn năm sau đó, Chúa Giê-su nói rằng ngài đã có mặt và thấy Lucifer bị ném xúông trái đất như một tia chớp giáng xuống mặt đất .

LUCIFER bị đày xuống địa ngục, cắt bỏ cánh thiên thần tối cao

Hồi giáo mà cụ thể là Quran 7:12, nói rằng nguyên nhân của cuộc chiến là lòng kiêu hãnh của Lucifer trong sự cố chấp rằng ông xếp trên Loài người, vì ông được tạo ra từ ngọn lửa, hơn là từ đất sét. Bên cạnh đó, truyền thống Sufi, nói rằng Lucifer có một phục tùng to lớn dành cho Thiên Chúa - và ông đã thề rằng sẽ không quỳ gối trước ai ngoài ngài.
Theo Đạo Mormon, Lucifer phát động cuộc bạo loạn sau khi tình nguyện thay Giê-su làm sứ giả của Thiên Chúa với loài người, và sau đó ông tin rằng loài người cần phải hủy bỏ sự tự do của mình, và sau đó sẽ được đảm bảo một vị trí trên thiên đàng

Về tích Sa-tăng dụ dỗ A-đam và Eva ăn táo cấm, nhiều người cho rằng khi gác sang một bên ý nghĩa tôn giáo, chỉ căn cứ vào câu chuyện thì có thể coi Sa-tăng có vai trò tích cực đối với loài người. Nếu không có con rắn xúi giục ăn trái cấm, A-đam và Eva không bao giờ có tri thức. Họ sẽ mãi mãi được sống sung sướng, bình an trong vườn địa đàng, là “con cưng” của Thượng đế, nhưng trong tình trạng “trắng xóa” về trí tuệ, họ chẳng hơn gì những tạo vật vô tình khác như chim muông, cây cảnh, có chăng là đẹp hơn, được Chúa yêu thích hơn mà thôi. Nhưng khi đã ăn trái cây đó, mắt họ mở ra, tri thức ùa đến, tuy cái xấu, sự đau đớn, khổ não cũng xuất hiện trong đời họ, nhưng so với các tạo vật còn lại, họ đã ở đẳng cấp khác hẳn.

Sâtn là ai

Luồng ý kiến trên cho rằng, đối với sự tiến hóa của loài người, chuyện con rắn dụ A-đam và Eva ăn táo cũng mang tính cách mạng, mở ra một kỷ nguyên mới, không khác gì thần Prometheus trong thần thoại Hy Lạp ăn cắp lửa cho loài người, giúp họ thoát khỏi thời mông muội. Đó là chưa kể, vì ăn trái cấm, A-đam và Eva mới được thức tỉnh về ham muốn xác thịt và nhờ đó, loài người mới được sinh sôi đông đúc như ngày nay.

Đạo thờ quỷ Sa-tăng

Từ xa xưa, Sa-tăng đã được không ít người thờ phụng với quan điểm thế giới có hai phần tốt và xấu, thiện và ác, và Sa-tăng đại diện cho một trong hai phần đó. Khoảng thế kỷ 12, các Lễ hội Đen xuất hiện với những nghi lễ quái đản dâng lên quỷ vương, bao gồm việc hành xác và những hành vi tình dục kỳ quái. Đến thế kỷ 16 – 17, lễ hội này khá thịnh hành ở châu Âu.