Số đo bụng dưới bao nhiêu la chuẩn

Có rất nhiều công thức để đánh giá sức khỏe của chúng ta. Một trong những cách đơn giản nhất là giữ cho số đo vòng eo chưa tới một nửa chiều cao.

Đây là lời khuyên của các quan chức y tế nhằm chống lại tình trạng béo phì ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Theo các chuyên gia, quá nhiều chất béo ở vùng eo liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, huyết áp cao và bệnh tim.

Số đo bụng dưới bao nhiêu la chuẩn
Ảnh minh họa: Medibank

Viện Quốc gia về Sức khỏe và Chất lượng Điều trị Quốc gia Anh (Nice) cho biết, mọi người nên đo tỷ lệ vòng eo trên chiều cao của mình. Tiến sĩ Paul Chrisp đánh giá, đây là cách đơn giản và hiệu quả để bạn theo dõi sức khỏe của mình.

Ông nói thêm: 'Ủy ban của chúng tôi nhận thấy lợi ích rõ ràng của việc sử dụng tỷ lệ vòng eo trên chiều cao để một người xác định các nguy cơ sức khỏe để tìm kiếm lời khuyên y tế”.

Tỷ lệ eo trên chiều cao khỏe mạnh được phân loại là 0,4 đến 0,49 (số đo vòng eo chưa tới một nửa số đo chiều cao). Tỷ lệ 0,5 đến 0,59 cho thấy một người có các vấn đề sức khỏe, nguy cơ cao nhất khi tỷ lệ trên 0,6.

Như vậy, một phụ nữ cao 1,6m có vòng eo 73 đạt mức khỏe mạnh. Vòng eo trên 80 cho thấy sức khỏe không tốt.

Tỷ lệ này có thể áp dụng cho nam giới, phụ nữ và tất cả các nhóm dân tộc.

Naveed Sattar, giáo sư về y học trao đổi chất tại Đại học Glasgow, cho biết: “Vòng eo lớn là dấu hiệu quan trọng cho thấy bạn cần tiêu thụ ít calo hơn hoặc đốt cháy nhiều hơn”.

Thuật ngữ béo phì mô tả một người thừa cân, có nhiều mỡ trong cơ thể. Đó là một vấn đề phổ biến ở Vương quốc Anh, ước tính ảnh hưởng đến 25% người trưởng thành và 20% trẻ em từ 10 đến 11 tuổi.

Béo phì nói chung do hấp thụ nhiều calo hơn, đặc biệt là những thực phẩm béo và đường, so với lượng calo mà bạn đốt cháy thông qua hoạt động thể chất. Năng lượng dư thừa được cơ thể lưu trữ dưới dạng chất béo.

Một số bệnh nền đôi khi có thể góp phần làm tăng cân, chẳng hạn như tuyến giáp hoạt động kém.

Mọi người được coi là béo phì nếu có chỉ số khối cơ thể BMI trên 30.

Kích thước vòng eo là số đo bổ sung ở những người thừa cân. Nam giới có vòng eo từ 94 cm trở lên và phụ nữ có vòng eo lớn hơn 80 cm nhiều khả năng mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì.

Những người béo phì có nguy cơ phát triển tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch vành, một số loại ung thư và đột quỵ.

Thừa nhiều cân cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và dẫn đến các vấn đề tâm lý, chẳng hạn như trầm cảm.

Cách tốt nhất để điều trị béo phì là áp dụng chế độ ăn cân bằng có kiểm soát lượng calo, tham gia nhóm giảm cân, tập thể dục từ 2,5 đến 5 giờ một tuần, ăn chậm. Một số người có thể cần hỗ trợ tâm lý để giảm cân, kê đơn thuốc hoặc phẫu thuật.

[VOV2] - Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn mới nhất về chẩn đoán béo phì, trong đó hướng dẫn người dân 3 cách tự chẩn đoán tình trạng béo phì thông qua chỉ số khối cơ thể, vòng bụng, cân nặng…

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký ban hành Hướng dẫn mới nhất về chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì. Trong hướng dẫn này, Bộ Y tế đưa ra 3 cách chẩn đoán béo phì như sau:

- Cách thứ nhất: Chỉ số khối cơ thể (BMI- Body mass index). Chỉ số này được đo bằng cân nặng chia cho chiều cao (BMI = Cân nặng (kg/m2)/Chiều cao (m2).

Chiều cao đứng: được đo bằng thước, kết quả tính bằng đơn vị mét và sai số không quá 0,1 cm.

Trọng lượng cơ thể: Đo trọng lượng cơ thể chính xác đến 0,1 kg. Đơn vị biểu thị trọng lượng: kg.

![Bảng đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì theo tiêu chuẩn của WHO áp dụng cho người Châu Á. Nguồn: Bộ Y tế](https://i0.wp.com/vov2.vov.vn/sites/default/files/styles/large/public/2022-10/beo-phi-482.png)

Bảng đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì theo tiêu chuẩn của WHO áp dụng cho người Châu Á. Nguồn: Bộ Y tế

- Cách thứ hai: Đo vòng bụng. Dụng cụ sử dụng thước dây chia vạch do Việt Nam sản xuất đạt tiêu chuẩn của Cục đo lường Việt Nam.

Dựa vào đo vòng bụng, cách đánh giá kết quả như sau: béo phì dạng nam (béo phì phần trên cơ thể, béo phì kiểu bụng, béo phì hình quả táo, béo phì trung tâm) khi vòng bụng ≥ 90 cm ở nam và ≥80 cm ở nữ.

- Cách thứ 3: phương pháp DEXA hấp thụ năng lượng kép.

Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ sự khác nhau giữa béo phì dạng nam và nữ. Cụ thể:

Theo hướng dẫn, béo phì dạng nam thường có mỡ phân bố nhiều ở bụng, thân, vai, cánh tay, cổ, mặt; Vẻ mặt hồng hào; Cơ vẫn phát triển khác với hội chứng Cushing. Dạng béo phì này thường xảy ra ở người ăn nhiều.

Còn béo phì dạng nữ là béo phì phần dưới cơ thể, béo phì hình quả lê. Mỡ phân bố chủ yếu ở phần dưới của cơ thể (khung chậu, vùng thắt lưng, mông, đùi); Da xanh; Cơ ít phát triển. Người mắc thường bị suy nhược và thường kèm suy tĩnh mạch, rối loạn kinh nguyệt ở nữ.

Bộ Y tế cho biết, béo phì gây ra các vấn đề trầm trọng đến sức khỏe, là thủ phạm gây hơn 200 bệnh khác nhau. Các bệnh lý được cơ quan này liệt kê như: Tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, thoái hóa khớp, gan nhiễm mỡ và nhiều bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa...

Một thống kê tại Việt Nam năm 2021 cho thấy, gần 20% người thừa cân, béo phì trên cả nước sống ở Hà Nội và TP.HCM. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em tuổi học đường 5-19 tuổi tăng từ 8,5% (năm 2010) lên thành 19% (năm 2020), trong đó khu vực thành thị là 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%.