So sánh các phương pháp ndt

Trong thực tế quá trình kiểm tra không phá hủy tại Việt Nam thì có thể chia ra các phương pháp kiểm tra không phá hủy như sau:

1- Phương pháp kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp siêu âm

Đây là phương pháp kiểm tra phổ biến hiện nay, nó sử dụng sóng siêu âm có tần số cao nhằm phát hiện các bất liên tục từ đó làm cơ sở giải đoán các khuyết tật dựa trên các tiêu chuẩn sẵn có hoặc đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo thực hiện công việc kiểm tra.

2- Phương pháp kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp Chụp ảnh phóng xạ

Phương pháp này được sử dụng rất lâu đời và được quy định cụ thể trong các tiêu chuẩn của Việt Nam và thế giới. Cơ sở của phương pháp là đánh giá sự suy giảm của nguồn phóng xạ trên film chụp để phát hiện các bất liên tục từ đó đưa ra các đánh giá và kết luận.

3- Phương pháp kiểm tra không phá hủy bằng Phương pháp kiểm tra từ tính

PHương pháp kiểm tra từ tính được dùng phổ biến để kiếm tra các khuyết tật trên bề mặt hoặc thông với bề mặt. Phương pháp kiểm tra bằng từ tính đã được quy định trong rất nhiều các tiêu chuẩn kiểm tra không phá hủy trong nước cũng như quốc tế. Nguyên lý của phương pháp là dựa sự thay đổi của đường sức điện từ trường khi đi qua các vùng bất liên tục, sự thay đổi đường sức điện từ trường được thấy thông qua bột từ trên bề mặt vật kiểm.

4- Phương pháp kiểm tra không phá hủy bằng Phương pháp kiểm tra thẩm thấu

Phương pháp kiểm tra thẩm thấu được dùng kiểm tra các khuyết tật trên bề mặt, thông với bề mặt và đặc biệt hiệu quả với các vật liệu kim loại mầu, hợp kim không nhiễm từ mà phương pháp kiểm tra từ tính không kiểm tra được. Nguyên lý của phương pháp dựa trên hiện tượng thẩm thấu mao dẫn của tự nhiên, Việc đánh giá các khuyết tật tương đối trực quan và dễ ứng dụng trên thực tế.

5- Phương pháp kiểm tra không phá hủy Ngoại dạng (Visual).

Đây là phương pháp kiểm tra rẻ tiền nhất và dễ dàng thực hiện nhất. Việc kiểm tra bằng mắt được thực hiện rất dễ dàng với kỹ thuật viên có chuyên môn và cả những người thợ trực tiếp làm ra sảm phẩm. Việc kiểm tra ngoại dạng có thể được hỗ trợ bằng thiết bị nội soi hiện đại trong các đường ống dầu, hoặc công cụ hỗ trợ đơn giản như kính lúp trong mối hàn thông thường.

6- Phương pháp kiểm tra không phá hủy bằng rò rỉ (thử kín).

Đây là phương pháp thực hiện với các thiết bị yêu cầu độ kín cao như các bình, bồn, bể, đường ống áp suất ...

Phương pháp kiểm tra rò rỉ có thể thực hiện bằng cách thức từ đơn giản đến rất phức tạp như: Thử bọt, Thử thay đổi áp suất, Halogen Diode, Đo phổ khối (Mass Spectrometer)

Kiểm tra không phá hủy hay kiểm tra không tổn hại (Non-Destructive Testing-NDT), hay nói cách khác là đánh giá không phá hủy (Non-Destructive Evaluation-NDE), kiểm định không phá hủy (Non-Destructive Inspection-NDI), hoặc dò khuyết tật là việc sử dụng các phương pháp vật lý để kiểm tra phát hiện các khuyết tật bên trong hoặc ở bề mặt vật kiểm mà không làm tổn hại đến khả năng sử dụng. Phương pháp kiểm tra không phá hủy được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất để kiểm tra các khuyết tật, được ứng dụng rộng rãi trong các ngành cơ khí.

Tất cả các phép kiểm tra chất lượng bằng các phương pháp không phá hủy đều phải được tiến hành theo các quy trình kỹ thuật cho trước. Điều này sẽ được đảm bảo chính xác tuyệt đối tại KV2, bởi các kỹ thuật viên được đào tạo và có các chứng chỉ thích hợp, với các thiết bị vật tư đạt được các yêu cầu kỹ thuật tương ứng. Đặc biệt, nên lựa chọn phương pháp kiểm tra không phá hủy thích hợp, tiến hành theo đúng quy trình kỹ thuật yêu cầu và được thực hiện bởi các kỹ thuật viên được đào tạo theo các tiêu chuẩn tương ứng và được trang bị đầy đủ các kiến thức và thiết bị – phương tiện an toàn là các yếu tố quyết định đảm bảo sự thành công của phương pháp kiểm tra không phá hủy.

MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC KIỂM TRA KHÔNG PHÁ HỦY

  • Xác định các vết nứt, rỗ khí, ngậm xỉ, tách lớp, không thấu trong các mối hàn.
  • Kiểm tra sự ăn mòn kim loại, kiểm tra tách lớp của vật liệu.
  • Đo chiều dày, độ cứng của vật liệu, kiểm tra độ ẩm của bê tông. Xác định kích thước và xác định vị trí cốt thép trong bê tông.

Tóm lại: mục đích chính của việc dò khuyết tật đối với công trình, thiết bị nhằm đánh giá tính chất vật liệu trước khi chúng bị hư hỏng, dựa vào các chỉ tiêu kỹ thuật quy định được công nhận hoặc biến dạng suy biến xác định qua nhiều năm, để bảo đảm đúng chất lượng sản phẩm và tính năng làm việc của công trình, thiết bị, và cũng nhằm khai thác hết khả năng của các kết cấu kỹ thuật. Hạn chế tối đa rủi ro hoặc các khuyết tật nhằm tăng cường tính toàn vẹn trong kinh doanh và tính an toàn trong xây lắp và tiết kiệm chi phí.

ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA KIỂM TRA KHÔNG PHÁ HỦY

ƯU ĐIỂM

  • Có thể thực hiện trực tiếp ngay trên sản phẩm và tại các chỗ nguy hiểm.
  • Có thể tiến hành thử bất kỳ sản phẩm nào trong nhóm, thậm chí thử được toàn bộ, nếu điều kiện kinh tế cho phép.
  • Có thể sử dụng tất cả các phương pháp, chỉ ra các tính chất khác nhau của vật liệu hoặc các mối liên kết.
  • Tiến hành kiểm tra không cản trở sản xuất.
  • Kiểm tra lại sản phẩm, các mối hàn cho phép phản ánh lại ảnh hưởng sau khi sử dụng, khai thác.
  • Không gây phá vỡ các vật liệu quý.
  • Tiết kiệm thời gian, chi phí gia công thấp hơn nhiều so với kiểm tra phá hủy.

NHƯỢC ĐIỂM

  • Đánh giá và đo gián tiếp tính chất khi sử dụng. Đòi hỏi kiểm định viên phải nghiên cứu sâu để tham chiếu giữa kết quả của thử nghiệm với độ tin cậy và độ bền khi sử dụng. Giá trị chuẩn để đánh giá kết quả kiểm tra khó vì chủ yếu dựa theo kinh nghiệm của người kiểm định.
  • Kết quả thử thường là định tính, tương đối, không chính xác hoàn toàn.

So sánh các phương pháp ndt
Phương pháp kiểm tra không phá hủy được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất để kiểm tra các khuyết tật, được ứng dụng rộng rãi trong các ngành cơ khí.

PHÂN LOẠI KIỂM TRA KHÔNG PHÁ HỦY

Người ta chia kiểm tra không phá hủy làm 2 nhóm:

Nhóm phương pháp có khả năng phát hiện khuyết tật bề mặt và gần bề mặt: kiểm tra bằng mắt (Visual testing - VT), thẩm thấu chất lỏng (Liquid penetrant testing - PT), phương pháp bột từ hay từ tính (Magnetic particle testing - MT) và phương pháp kiểm tra dòng điện xoáy (Eddy current testing - ET)

Nhóm có khả năng phát hiện các khuyết tật nằm sâu bên trong và ngay cả trên bề mặt đối tượng kiểm tra: chụp ảnh phóng xạ (Radiographic testing - RT) và phương pháp siêu âm (Ultrasonic testing - UT).

Cụ thể như sau:

1.Kiểm tra khuyết tật bằng mắt (Visual testing - VT)

Khái niệm: phương pháp kiểm tra trực quan phổ biến nhất trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi chế tạo, thi công.

Ưu điểm:

  • Là phương pháp được áp dụng đầu tiên trước khi thực hiện các phương pháp kiểm tra không phá hủy tiếp theo.

Nhược điểm:

  • Phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm của người kiểm định;
  • Chỉ dùng để phát hiện các khuyết tật bề mặt và các biến đổi hình dạng của sản phẩm sau khi chế tạo và trong quá trình sử dụng;

2.Kiểm tra không phá hủy bằng thẩm thấu chất lỏng (Liquid penetrant testing - PT)

Khái niệm: phương pháp kiểm tra khộng phá hủy trực tiếp để phát hiện các khuyết tật trên bề mặt của vật liệu bằng cách sử dụng các chất lỏng có thành phần hóa học, màu sắc, độ nhớt phù hợp.

Ưu điểm:

  • Chất lỏng sẽ thẩm thấu qua các vết nứt vào bên trong vật liệu;
  • Phát hiện nhanh các vết nứt bề mặt, rổ bề mặt…;
  • Chi phí thấp.

Nhược điểm: Phương pháp áp dụng cho các vật liệu không nhiễm từ; Không áp dụng cho những vật liệu có độ xốp;

3.Kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp bột từ (Magnetic particle testing - MT)

Khái niệm: là phương pháp kiểm tra dựa trên tính liên tục của các đường sức từ được tạo ra giữa hai cực của nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.

Ưu điểm: có độ nhạy và độ tin cậy cao đối với các khuyết tật bề mặt.

Nhược điểm: không áp dụng cho vật liệu không nhiễm từ.

4.Kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp siêu âm (Ultrasonic testing - UT)

Khái niệm: là phương pháp kiểm tra không phá hủy sử dụng chùm sóng âm truyền vào vật kiểm tra.

Đặc điểm:

  • Phát hiện ngay các khuyết tật nằm sâu bên trong vật kiểm. Thường được dùng kiểm tra các khuyết tật mối hàn (ngậm xỉ, nứt đường hàn, không ngấu, không thấu…);
  • Xác định các khuyết tật cơ bản: rổ khí, tách lớp, nứt…;
  • Kiểm tra chiều dày vật liệu, kiểm tra ăn mòn kim loại;
  • Áp dụng được cho tất cả các vật liệu dạng rắn;

Nhược điểm: Kết quả kiểm tra phụ thuộc khá nhiều vào thiết bị và kinh nghiệm của kiểm định viên.

5.Kiểm tra không phá hủy bằng chụp ảnh phóng xạ (Radiographic testing - RT)

Khái niệm: Chiếu một chùm tia phóng xạ (tia X, tia Gamma ) qua vật kiểm tra, hình ảnh khuyết tật bên trong hay trên bề mặt của vật liệu được ghi nhận trên phim. Ứng dụng đa dạng loại vật liệu khác nhau mà không cần bất kỳ một sự chuẩn bị nào đối với bề mặt mẫu vật.

Ưu điểm: Cho kết quả kiểm tra tin cậy, số liệu kiểm tra có thể lưu lại được.

Nhược điểm: gây nguy hiểm cho con người do phải sử dụng nguồn bức xạ, khi tiến hành ở hiện trường có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất.

6.Kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp dòng điện xoáy (Eddy current testing - ET)

Khái niệm: Dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây tạo ra từ trường sơ cấp. Khi đưa cuộn dây gần vật liệu cần kiểm tra , từ trường sơ cấp cảm ứng dòng điện xoáy trong nó. Dòng điện xoáy cảm ứng tạo từ trường của riêng nó (thứ cấp), có phương ngược với từ trường sơ cấp.

Ưu điểm:

  • Kiểm tra khuyết tật bề mặt đường ống, hệ thống trao đổi nhiệt dạng ống chùm;
  • Đánh giá được độ dẫn điện;
  • Kiểm tra độ ăn mòn, chiều dày lớp phủ.

KIỂM ĐỊNH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA KHÔNG PHÁ HỦY TẠI BÌNH DƯƠNG

Để có thể thực hiện các quy trình kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm không phá hủy đòi hỏi kỹ thuật viên phải có trình độ chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm cũng như được đào tạo bài bản. CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KV2 là một trong số ít các đơn vị thực hiện hoạt động kiểm tra không phá hủy uy tín, chất lượng tại Bình Dương nói riêng và khắp cả nước nói chung. Với phương châm “” MỘT UY TÍN – TRIỆU NIỀM TIN”, đến với KV2 quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ, bởi chúng tôi luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu.