So sánh vôn kết kim và số năm 2024

Ampe kìm là thiết bị không thể thiếu đối với nhiều anh em làm việc trong lĩnh vực sửa chữa và bảo trì điện. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được hết cách sử dụng ampe kìm làm sao để đo vừa chính xác, lại vừa an toàn cho bản thân và thiết bị. Trong bài viết này, Anphaco sẽ hướng dẫn tất tần tận chi tiết từng bước một cách đo ampe kìm dành cho bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng đọc và thực hành được.

So sánh vôn kết kim và số năm 2024

Hướng dẫn chi tiết gồm 5 bước để đo và sử dụng ampe kìm

Để sử dụng ampe kìm một cách hiệu quả, an toàn và giữ cho ampe kìm có tuổi thọ cao, các bạn hãy làm theo trình tự 5 bước như sau:

  1. Đọc kỹ thông số kỹ thuật và một số điều cần lưu ý.
  2. Xác định chức năng cần đo và chọn đúng chức năng trên ampe kìm.
  3. Tiến hành đo, tùy từng chức năng sẽ có cách đo khác nhau:
    • Cách đo dòng điện
    • Cách đo điện áp
    • Cách đo điện trở
    • Cách đo tụ điện bằng ampe kìm
  4. Đọc kết quả
  5. Tắt nguồn và bảo quản ampe kìm cho lần đo tiếp theo.

Bước 1: Đọc kỹ thông số kỹ thuật và một số điều cần lưu ý

Tất nhiên rồi ! Không chỉ ampe kìm, mà khi sử dụng bất kỳ một thiết bị nào, điều đầu tiên bạn cần lưu ý đó chính là đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo và đặc biệt là thông số kỹ thuật.

Đối với ampe kìm, trước khi sử dụng bạn cần phải lưu ý đến 3 con số: đó chính là thang đo, giới hạn đo và độ phân giải của chức năng mà bạn đang cần đo. Thử tưởng tượng bạn cần đo độ lớn của dòng điện của 1 chiếc quạt đang tiêu thụ. Giá trị dòng điện của quạt tiêu thu thường chỉ ở mức 0.5 ~ 1A, bạn chắc chắn không thể nào sử dụng 1 con ampe kìm chỉ có thang đo 1000A, độ phân giải nhỏ nhất là 1A để đo dòng điện của 1 chiếc quạt gia đình như trên được !

Trường hợp khác, nếu bạn đang cần đo điện năng lượng mặt trời thì không thể lấy 1 chiếc ampe kìm có giới hạn đo điện áp 1 chiều chỉ là 600 vdc, mà gần như bắt buộc ampe kìm phải có giới hạn đo tối thiểu 1000 vdc.

Tóm lại, bước này các bạn phải thực hiện ngay từ khi các bạn chọn mua ampe kìm để đảm bảo rằng ampe kìm của các bạn mua sẽ đáp ứng được đúng nhu cầu của bản thân.

  • Nếu các bạn chưa biết về cách làm thế nào để chọn mua 1 chiếc ampe kìm, hãy tham khảo lại bài viết sau: Hướng dẫn chi tiết cách chọn mua ampe kìm loại nào tốt

So sánh vôn kết kim và số năm 2024

Bước 2: Xác định chức năng cần đo và chọn đúng chức năng trên ampe kìm.

Mỗi chiếc ampe kìm đều có các biểu tượng chung theo chuẩn quốc tế để ký hiệu cho từng chức năng. Cụ thể như sau:

So sánh vôn kết kim và số năm 2024

  1. Đo điện áp xoay chiều (ACV)
  2. Đo điện xoay chiều / một chiều (ACV/DCV) - Một số ampe kìm gộp ACV và DCV chung thang, người dùng chuyển giữa 2 chức năng bằng phím FUNCTION thường có màu vàng trên ampe kìm.
  3. Đo mV
  4. Đo điện áp một chiều (DCV)
  5. Đo tụ điện / điện dung
  6. Đo điện trở
  7. Đo thông mạch
  8. Đo nhiệt độ
  9. Đo micro-ampe 1 chiều ( DC microamps)
  10. Đo tần số Hz
  11. Đo dòng điện ampe với vòng mở rộng - Một số ampe kìm như FLUKE 376 có cho phép sử dụng vòng mở rộng tăng giới hạn đo ampe, người dùng cần sử dụng thang này nếu muốn đo bằng vòng mở rộng.
  12. Đo dòng điện AC/DC - Một số ampe kìm gộp đo dòng AC và dòng DC chung thang, người dùng chuyển giữa 2 chức năng bằng phím FUNCTION thường có màu vàng trên ampe kìm.
  13. Đo dòng điện DC
  14. Đo dòng điện AC

Để chọn chức năng phù hợp, người dùng cần dùng ngón tay xoay nhẹ từng nấc theo chiều kim đồng hồ để chọn chức năng mong muốn. Ngoài ra, trên thân ampe kìm có có khá nhiều nút bấm chức năng, để tìm hiểu chi tiết về các nút bấm này Anphaco mời các bạn xem lại bài viết:

Cấu tạo của một chiếc ampe kìm

.

Bước 3: Tiến hành đo

3.1 Đo dòng điện bằng ampe kìm

Tiến hành đo dòng điện với những bước sau

  • Xác định cần đo dòng điện xoay chiều hay một chiều ( ACA hay DCA)
  • Vặn núm xoay về đúng chức năng mong muốn. Tham khảo lại bước 2 để chắc chắn chọn đúng chức năng đo.
  • Đối với ampe kìm có thang đo tự động, tức là trên dải chức năng chỉ có duy nhất ký hiệu A, thì người dùng chỉ cần chọn đúng chức năng là được.
  • Đối với ampe kìm chia thang trên dải chức năng cụ thể, ví dụ: 2A, 20A, 200A,... Người dùng cần lưu ý phải chọn đúng thang đo sao cho thang đo trên mặt đồng hồ lớn hơn giá trị dòng điện phải đo. Ampe kìm có thể bị hư hỏng và thậm chí có thể gây nguy hiểm đến người đo nếu như chọn thang đo thấp hơn giá trị dòng điện phải đo.
  • Mở kẹp và kẹp vào 1 dây nóng. Lưu ý: khi đo dòng điện bắt buộc phải đo khi vật tải ví dụ như đèn, điều hòa, quạt điện,... đang hoạt động ampe kìm mới có thể hiển thị kết quả.

So sánh vôn kết kim và số năm 2024

3.2. Đo điện áp bằng ampe kìm

  • Xác định cần đo điện áp xoay chiều hay một chiều ( ACV hay DCV)
  • Vặn núm xoay về đúng chức năng mong muốn. Tham khảo lại bước 2 để chắc chắn chọn đúng chức năng đo.
  • Đối với ampe kìm có thang đo tự động, tức là trên dải chức năng chỉ có duy nhất ký hiệu V, thì người dùng chỉ cần chọn đúng chức năng là được.
  • Đối với ampe kìm chia thang trên dải chức năng cụ thể, ví dụ: 60V, 600V, 1000V,... Người dùng cần lưu ý phải chọn đúng thang đo sao cho thang đo trên mặt đồng hồ lớn hơn giá trị điện áp phải đo. Ampe kìm có thể bị hư hỏng và thậm chí có thể gây nguy hiểm đến người đo nếu như chọn thang đo thấp hơn giá trị điện áp phải đo.
  • Cắm dây đo: dây đen vào lỗ COM, dây đỏ vào lỗ V Ω còn lại. Chạm 2 đầu dò que đo vào nguồn phát điện áp.

So sánh vôn kết kim và số năm 2024

3.3: Đo điện trở bằng ampe kìm

  • Vặn núm xoay về đúng chức năng mong muốn. Tham khảo lại bước 2 để chắc chắn chọn đúng chức năng đo.
  • Cắm dây đo: dây đen vào lỗ COM, dây đỏ vào lỗ V Ω còn lại. Chạm 2 đầu dò que đo vào 2 đầu điện trở
  • Lưu ý: bắt buộc ngắt nguồn điện khi sử dụng ampe kìm đo điện trở của mạch để tránh rủi ro có thể làm hỏng đồng hồ và mạch điện.

So sánh vôn kết kim và số năm 2024

3.4: Đo tụ điện bằng ampe kìm

  • Vặn núm xoay về đúng chức năng mong muốn. Tham khảo lại bước 2 để chắc chắn chọn đúng chức năng đo.
  • Cắm dây đo: dây đen vào lỗ COM, dây đỏ vào lỗ V Ω còn lại. Chạm 2 đầu dò que đo vào 2 đầu điện trở
  • Lưu ý: muốn đo được tụ điện bằng ampe kìm thì tụ điện cần phải rã hàn khỏi mạch và tụ được xả kĩ lưỡng trước khi đo. Đo tụ điện ngay trên mạch mà không rã hàn có thể gây nhiễu kết quả. Ngoài ra, không xả tụ trước khi đo tụ điện có thể làm ampe kìm bị hư hỏng, chập cháy.

Bước 4: Đọc kết quả

Hãy đợi kết quả thật ổn định (dao động quanh 1 mốc nhất định với chênh lệch ít). Sau đó nhấn phím "HOLD" trên thân máy đo để đóng băng lại kết quả đo, nhằm giúp người dùng có thể không phải thực hiện thao tác đo nữa mà kết quả vẫn giữ nguyên trên màn hình để người dùng dễ dàng quan sát hay ghi chép lại kết quả.

Bước 5: Tắt nguồn và bảo quản cho lần đo tiếp theo

  • Xoay núm vặn về vị trí "OFF"
  • Vệ sinh ampe kìm sau mỗi lần sử dụng. Sự hiện diện của nước và bụi bẩn có thể làm ampe kìm mau chóng hư hỏng và kém chính xác đi theo thời gian.
  • Đặt ampe kìm vào trong túi đựng (nếu có) và chú ý giữ nó trong môi trường thật sạch sẽ và khô ráo
  • Tháo pin ra khỏi ampe kìm nếu cảm thấy tần suất sử dụng không thường xuyên. Nếu lâu không sử dụng mà không tháo pin ra phải thường xuyên kiểm tra khoang pin nhằm tránh trường hợp pin bị chảy nước làm hư hỏng bo mạch.

Chính sách khi mua ampe kìm tại Anphaco

Các dòng máy ampe kìm đủ các mẫu mã hiện đang được bán chính thức tại Anphaco, bạn có thể mua trực tiếp tại cửa hàng hoặc mua online thông qua 2 kênh:

  • Website: anphaco.com.vn
  • Hotline thoại mua hàng: 0903.720.082 từ 8:00 đến 18:00 (trừ CN và ngày lễ)

Khi mua ampe kìm tại Anphaco, bạn có thể nhận những chính sách ưu đãi như:

  • Cam kết 100% chính hãng.
  • Bảo hành chính hãng ampe kìm 12 tháng (tùy vào từng loại máy).
  • Giao hàng miễn phí toàn quốc.
  • Thời gian giao hàng nhanh chóng (TPHCM: 4h làm việc, các tỉnh thành khác giao từ 2 - 4 ngày).

Các bạn có thể tham khảo thêm các dòng ampe kìm đang được bày bán tại Anphaco: Các dòng ampe kìm đang được bán tại Anphaco


Các bài viết khác để các anh em chưa rõ hoặc chưa biết đầy đủ về cách sử dụng ampe kìm có thể tìm hiểu thêm: