Sóng điện từ có truyền được trong chân không không

Sóng điện từ

A. là sóng ngang và không truyền được trong chân không.

B. là sóng ngang và truyền được trong chân không.

C. là sóng dọc và truyền được trong chân không.

D. là sóng dọc và không truyền được trong chân không.

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đều tiếp xúc với các loại sóng được sử dụng cho các thiết bị như điện thoại, vô tuyến, máy móc,… Mỗi loại sóng lại có những đặc điểm và ứng dụng khác nhau. Hôm nay Techway sẽ cùng các bạn đi sâu vào sóng điện từ nhé.

Sóng điện từ là gì ?

Sóng điện từ hay còn được gọi với cái tên bức xạ điện từ chính là sự kết hợp của dao động hiện trường và từ trường vuông góc với nhau, lan truyền trong không gian. Khi lan truyền sóng điện từ mang theo năng lượng, thông tin và động lượng. Khi sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng 400 nm và 700nm và có thể nhìn thấy bằng mắt người ta gọi đó chính là ánh sáng.

Các đặc điểm của sóng điện từ

Sóng điện từ lan truyền được trong chân không và trong các điện môi. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không là c = 3.108 m/s. Tốc độ của sóng điện từ trong điện môi thì nhỏ hơn trong chân không và phụ thuộc vào hằng số điện môi.

Sóng điện từ là sóng ngang: và luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.

Sóng điện từ tuân theo các quy luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ.

Sóng điện từ tuân theo các qui luật giao thoa, nhiễu xạ.

Trong quá trình lan truyền sóng điện từ mang theo năng lượng.

Những sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài km được dùng trong thông tin vô tuyến nên gọi là các sóng vô tuyến. Người ta chia sóng vô tuyến thành: sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung và sóng dài.

3 yếu tố trong sóng điện từ là B, E, v, mà 3 yếu tố này dao động cùng pha với nhau và vecto B vuông góc với vecto E, và cả 2 vecto này đều vuông góc với vecto v ( tức vuông góc với phương truyền sóng). Theo định nghĩa sóng ngang: các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng, ta suy ra được sóng điện từ là sóng ngang.

Xung quanh ta có rất nhiều loại sóng. Sóng biển, sóng điện thoại, sóng âm, sóng điện từ,… Sóng điện từ có tính ứng dụng rất lớn và là một phần quan trọng trong cuộc sống. Khác với sóng cơ, sóng điện từ không cần môi trường truyền. Tốc độ truyền của loại sóng này cũng rất nhanh, ngang với tốc độ ánh sáng. Các công nghệ hiện đại ngày nay hầu hết đều sử dụng sóng điện từ.

Sóng điện từ là gì?

Sóng điện từ có truyền được trong chân không không
Tìm hiểu khái niệm sóng điện từ

Sóng điện từ hay còn được gọi là bức xạ điện từ. Loại sóng này là sự kết hợp giữa dao động điện trường và từ trường vuông góc với nhau. Chúng lan truyền trong không gian như sóng nước với các hạt photon. Trong quá trình lan truyền này, chúng sẽ mang đến năng lượng, động lượng và thông tin. Bước sóng của sóng điện từ nằm trong khoảng 400mm – 700mm. Thông qua ánh sáng mà chúng phát ra, ta có thể quan sát chúng bằng mắt thường.

Phân loại sóng điện từ

Sóng điện từ dạng sóng vô tuyến: sóng vô tuyến có bước sóng nằm trong khoảng 10^-3m trở đi. Với bước sóng lớn, loại sóng này không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Sóng vô tuyến được sử dụng rộng rãi trong thông tin liên lạc để đảm bảo tốc độ truyền tin nhanh chóng.

Sóng điện từ có truyền được trong chân không không
Sóng điện từ gồm có những loại nào?

Sóng điện từ dạng tia hồng ngoại: Bước sóng của sóng điện từ nhỏ hơn so với sóng vô tuyến một chút, nằm trong khoảng 7,5.10^-7 đến 10^-3. Tất cả những vật liệu có nhiệt độ cao đều phát ra tia hồng ngoại.

Nhiệt độ cao bao nhiêu thì tia hồng ngoại mạnh bấy nhiêu. Những vật ở nhiệt độ dưới 500 độ C thường dùng để phát tia hồng ngoại. Tia hồng ngoại thường được ứng dụng trong các vật dụng gia đình như lò sưởi, bếp hồng ngoại,… Tia hồng ngoại khi tác dụng lên kính ảnh hồng ngoại cũng được ứng dụng để chụp hình.

Sóng điện từ có truyền được trong chân không không
Sóng hồng ngoại

Sóng điện từ dạng ánh sáng: Ánh sáng chính là minh chứng của một dạng bức xạ có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Mỗi bước sóng khác nhau sẽ tạo ra một loại ánh sáng với màu khác nhau:

  • Màu đỏ: 0,76 – 0,64 μm
  • Màu vàng – cam: 0,64 – 0,58 μm
  • Màu tím: 0,44 – 0,4 μm
  • Màu lục: 0,58 – 0,495 μm
  • Màu lam – chàm: 0,495 – 0,44 μm

Như vậy, sóng ánh sáng có bước sóng nằm trong khoảng 4.10-7 đến 7,5.10-7 m. Ánh sáng chủ yếu được ứng dụng để chiếu sáng, trang trí, làm thí nghiệm,…

Sóng điện từ có truyền được trong chân không không
Sóng ánh sáng

Sóng điện từ dạng tia tử ngoại : Tia tử ngoại là dạng bức xạ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng có bước sóng nhỏ hơn 0,4 μm, cụ thể là trong khoảng 10-9 – 4.10-7 m. Những vật phát ra tia tử ngoại là những vật có nhiệt độ rất cao. (trên 3000 độ C). Tia tử ngoại bị hấp thụ bởi thủy tinh và nước.

Loại sóng điện từ này được ứng dụng rộng trong y học (chữa bệnh còi xương) và trong công nghiệp (phát hiện khuyết điểm bề mặt sản phẩm).

Sóng điện từ dạng tia Roentgent (tia X): Loại tia X có bước sóng rất ngắn (10-12 – 10-9 m). Tia này rất mạnh, có thể đâm xuyên qua kim loại, gỗ và giấy. Tuy nhiên đâm qua kim loại khó khăn hơn. Loại sóng điện từ này được ứng dụng phổ biến trong y học để chụp X quang. Trong công nghiệp, chúng được sử dụng để phát hiện khuyết tật trong các vật đúc.

Sóng điện từ có truyền được trong chân không không
Sóng tia tử ngoại – loại sóng khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường

Sóng điện từ là sóng ngang hay sóng điện từ là sóng dọc?

Sóng điện từ là sóng ngang, là sự kết hợp các dao động có hướng (từ trường và điện trường). Hướng lan truyền sóng vuông góc với hướng dao động.

Tính chất của sóng điện từ

  • Có thể lan truyền trong môi trường chân không và rắn, lỏng, khí.
  • Các tính chất của sóng cơ: phản xạ, khúc xạ, giao thoa,… Tuân theo các quy luật giao thoa, khúc xạ, truyền thẳng,…
  • Sóng điện từ là sóng ngang
  • Tốc độ lan truyền trong chân không rất lớn (c = 3.108 m/s)
  • Tạo thành tam diện thuận khi di chuyển
  • Sóng điện từ mang năng lượng. Bước sóng càng dài thì năng lượng từ các hạt photon càng nhỏ.
  • Dao động từ trường và điện trường tại một điểm luôn đồng pha.
Sóng điện từ có truyền được trong chân không không
Sóng điện từ có những đặc tính gì?

Những môi trường sóng điện từ có thể truyền được

Sóng điện từ có thể truyền trong rất nhiều môi trường, bao gồm cả môi trường rắn, lỏng, khí và cả chân không. Tốc độ truyền của loại sóng này trong chân không là lớn nhất, ngang bằng với tốc độ ánh sáng. Ngoài ra, nó cũng có thể truyền trong điện môi. Tốc độ truyền trong điện môi phụ thuộc vào hằng số của môi trường ấy.

Vì có thể truyền trong hầu hết mọi môi trường nên sóng điện từ có ứng dụng cực rộng, xuất hiện tại mọi lĩnh vực trong đời sống; từ thiết bị gia đình, sản xuất công nghiệp đến y học, nghệ thuật (đặc biệt là nhiếp ảnh) đều sử dụng sóng điện từ.

Sóng điện từ có mang năng lượng không?

Nhiều người thắc mắc sóng điện từ có mang năng lượng hay không. Câu trả lời của muasieunhanh.com là có.  Năng lượng một hạt photon có bước sóng được tính là λ là hc/λ

Trên đây là những kiến thức cơ bản về sóng điện từ là gì? vừa cùng bạn khám phá. Hiểu về loại sóng này, bạn sẽ hiểu thêm về cuộc sống quanh ta và sáng tạo nhiều vật dụng cho cuộc sống dễ dàng hơn.