Sự khác biệt giữa các ngân hàng

Mục lục bài viết

  • 1. Ngân hàng là gì?
  • 2. Đặc điểm của hoạt động ngân hàng
  • 3. Công ty tài chính là gì?
  • 4. Các hoạt động của công ty tài chính
  • 5. Sự khác nhau giữa công ty tài chính và ngân hàng

1. Ngân hàng là gì?

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng không bị hạn chế phạm vi thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tổ chức tín dụng là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.Còn tổ chức tín dụng phi ngân hàng không được nhận tiền gửi không kì hạn, không được làm dịch vụ thanh toán.

Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

+ Hoạt động nhận tiền:Theo khoản 13 điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động nhận tiền gửilà hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

Việc nhận tiền gửi được thực hiện diễn ra liên tục và thường xuyên nhất tại Ngân hàng, việc nhận tiền gửi là một trong những hoạt động giúp cho ngân hàng huy động được nguồn tiền, nguồn vốn để duy trì hoạt động khác của ngân hàng.

+Hoạt động cấp tín dụng:Theo khoản 14 Điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động cấp tín dụnglà việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Đây là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, việc cấp tín dụng cho một tổ chức hay cá nhân được phép sử dụng được hiểu như một giao kết qua lại giữa các bên khách hàng và ngân hàng đó

+ Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản:Căn cứ theo khoản 15 điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản được hiểu là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

+Hoạt động cho vay: Căn cứ tại khoản 16 Điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động cho vay được hiểu là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

2. Đặc điểm của hoạt động ngân hàng

>> Xem thêm: Thư tín dụng là gì ? Những điều cần biết khi thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) ?

– Hoạt động ngân hàng lấy tiền tệ làm đối tượng kinh doanh trực tiếp

– Hoạt động ngân hàng chỉ do các tổ chức tín dụng thực hiện

– Chủ thể quản lý nhà nước là ngân hàng nhà nước

– Hoạt động ngân hàng được điều chỉnh bằngLuật Ngân hàng

– Hoạt động ngân hàng là một hoạt động kinh doanh đặc thù, tính đặc thù thể hiện ở chỗ rủi ro cao, khó quản lý, khó giám sát..

3. Công ty tài chính là gì?

Công ty tài chính là Doanh nghiệp thuộc loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, huy động vốn cho vay, đầu tư, cung ứng dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệnhưng nguyên tắc không được làm dịch vụ thanh toán và không được nhận tiền gửi dưới một năm.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam công ty tài chính được thành lập dưới các hình thức: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty do một tổ chức tín dụng làm chủ sở hữu, công ty liên doanh tổ chức tín dụng Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài, công ty có 100% vốn đầu tư của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài.

Trước đây, các công ty tài chính hoạt động dựa trên nhiều cách thức khác nhau. Bao gồm:

- Doanh nghiệp nhà nước: công ty tài chính do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh.

>> Xem thêm: Luật sư tư vấn về mức lãi suất cho vay ? Lãi suất cho vay đủ điều kiện cấu thành tội cho vay nặng lãi?

- Công ty cổ phần: công ty tài chính do các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của pháp luật và thành lập dưới hình thức Công ty cổ phần.

- Công ty do một tổ chức tín dụng làm chủ sở hữu: công ty tài chính thuộc quyền sở hữu của một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và tuân theo quy định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân.

- Công ty liên doanh tổ chức tín dụng Việt Nam và công ty liên doanh tổ chức tín dụng nước ngoài: công ty tài chính được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

- Công ty có 100% vốn đầu tưu của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài: công ty tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc của nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên hiện nay chỉ còn có 3 loại hình công ty: bao gồm công ty tài chính TNHH một thành viên, công ty hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Tất cả các loại hình này đều không phân biệt vốn nước ngoài hay vốn trong nước.

4. Các hoạt động của công ty tài chính

a/ Huy động vốn

Hoạt động huy động vốn với mô hình công ty tài chính là rất quan trọng vì điều này sẽ ảnh hưởng tới sự tồn tại của doanh nghiệp.

Nguồn vốn huy động của loại hình doanh nghiệp công ty tài chính này bao gồm:

- Từ nguồn tiền gửi của các tổ chức và cá nhân có kỳ hạn theo quy định

>> Xem thêm: Danh sách các văn bản pháp luật, án lệ về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng

- Phát hànhkỳ phiếuvớichứng chỉ tiền gửicùng các loại giấy tờ có giá trị nhằm mục đích huy động vốn cả trong nước lẫn vốn nước ngoài.

- Tiến nhận nguồn vốn ủy từ các tổ chức chính phủ hoặc cá nhân (cả trong lẫn ngoài nước)

- Vay thêm từ các tổ chức tín dụng khác hoặc các tổ chức tài chính Quốc tế

b/ Hoạt động cho vay

Công ty tài chính được phép cho vay dưới các hình thức:

- Chovay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

- Chovay tiêu dùngthông quahình thức chovay trả góp

- Cho vay theo sự ủy thác của Chính phủ, hay của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

- Về các hoạt động chiết khấu,tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu,trái phiếuvà các giấy tờ có giá khác cần có giấy tờ hợp pháp.

c/ Hoạt động bảo lãnh

>> Xem thêm: Phân tích các yêu cầu, định hướng và nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho vay ?

Công ty tài chính được bảo lãnh dựa trên uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Có các loại hình bảo lãnh sau:

- Bảo lãnh việc vay vốn.

- Bảo lãnh thanh toán.

- Bảo lãnh dự thầu.

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

- Bảo lãnh cho việc bảo đảm chất lượng sản phẩm.

- Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.

- Bảo lãnh đối ứng.

- Xác nhận bảo lãnh.

d/ Các hoạt động khác

>> Xem thêm: Thu hồi nợ theo hợp đồng cho vay và hợp đồng bảo đảm như thế nào ?

Ngoài những hoạt động kể tên trên đây thì công ty tài chính vẫn còn thực hiện một số hoạt động khác như:

- Thực hiện góp vốn mua cổ phần cho các tổ chức tín dụng hay các doanh nghiệp

- Thực hiện tham gia các hoạt động đầu tư

- Tham gia thị trường tiền tệ

- Kinh doanh vàng, thực hiện các dịch vụkiều hối

- Cung ứng các dịch vụ tư vấn liên quan đến tài chính, tiền tệ, ngân hàng, đầu tư

- Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, cho thuê tủ két, cầm đồ, giấy tờ có giá.

- Được phép trở thành đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá khác cho các công ty, doanh nghiệp

- Được quyền nhận ủy thác, trở thành đại lý trong các lĩnh vực liên quan tới tài chính ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, quản lý tài sản, vốn đầu tư của cá nhân và tổ chức theo hợp đồng.

5. Sự khác nhau giữa công ty tài chính và ngân hàng

>> Xem thêm: Tiêu chí đánh giá chất lượng pháp luật về hợp đồng cho vay là gì ?

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam, số lượng các công ty tài chính ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân? Thay vì trước đây việc vay tiền chỉ được tiến hành tại các ngân hàng thì nay dịch vụ này đã phát triển tại các công ty tài chính. Công ty tài chính khác với các ngân hàng như thế nào?

Về hoạt động?

- Luật tổ chức tín dụng 2010 quy định: Công ty Tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để nhận tiền gửi của tổ chức; Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức; Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng; Bảo lãnh ngân hàng; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác; Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

- Đối chiếu với quy định trên, có thể thấy rằng Công ty tài chính có những đặc điểm cơ bản khác với các Ngân hàng. Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng. Trong khi đó, phạm vi hoạt động nghiệp vụ của công ty tài chính bị pháp luật giới hạn. Công ty tài chính chỉ được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

Về mức vốn pháp định.

- Công ty tài chính và ngân hàng đều phải có vốn pháp định. Tuy nhiên, vốn pháp định của Ngân hàng cao hơn của Công ty tài chính.

DANH MỤC

MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

(Ban hành kèm theo Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ)

  • STT
  • Loại hình tổ chức tín dụng
  • Mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm 2011
  • I
  • Ngân hàng
  • 1
  • Ngân hàng thương mại
  • a
  • Ngân hàng thương mại Nhà nước
  • 3.000 tỷ đồng
  • b
  • Ngân hàng thương mại cổ phần
  • 3.000 tỷ đồng
  • c
  • Ngân hàng liên doanh
  • 3.000 tỷ đồng
  • d
  • Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
  • 3.000 tỷ đồng
  • đ
  • Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài
  • 15 triệu USD
  • 2
  • Ngân hàng chính sách
  • 5.000 tỷ đồng
  • 3
  • Ngân hàng đầu tư
  • 3.000 tỷ đồng
  • 4
  • Ngân hàng phát triển
  • 5.000 tỷ đồng
  • 5
  • Ngân hàng hợp tác
  • 3.000 tỷ đồng
  • 6
  • Quỹ tín dụng nhân dân
  • a
  • Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
  • 3.000 tỷ đồng
  • b
  • Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
  • 0,1 tỷ đồng
  • II
  • Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
  • 1
  • Công ty tài chính
  • 500 tỷ đồng
  • 2
  • Công ty cho thuê tài chính
  • 150 tỷ đồng

tu-van-luat-dan-su/-thu-tuc-vay-von-ngan-hang-.aspx

>> Xem thêm: Quy định mới về giao kết và thực hiện và hợp đồng cho vay