Sữa mẹ lấy tủ lạnh ra để được bao lâu

Sữa mẹ lấy tủ lạnh ra để được bao lâu

Sữa mẹ là nguồn “dưỡng chất vàng” quý giá mà không có một loại sữa công thức nào có thể sánh bằng. Các chuyên gia luôn khuyến cáo nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Và tuyệt vời hơn nếu thời gian bé được hưởng nguồn sữa mẹ càng lâu càng tốt. 

Nếu sữa mẹ nhiều, bé không bú hết một lúc, mẹ có thể vắt bằng máy hút sữa để trữ đông. Sữa trữ đông giúp con được ăn sữa mẹ hoàn toàn trong thời gian mẹ đi làm hoặc bị mất sữa tạm thời. Nếu sữa được trữ đông đúng cách, có thể để được trong vòng 3 tháng, thậm chí lâu hơn.

Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn dưỡng chất của sữa mẹ trữ đông, các mẹ nên nắm được kỹ thuật hâm nóng chính xác nhất. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tìm hiểu kỹ sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu, từ đó sẽ cho con ăn đúng cách và đảm bảo dưỡng chất. 

Với sữa trữ đông, muốn cho bé bú mẹ cần phải rã đông và hâm nóng. Quá trình này quyết định trực tiếp tới những dưỡng chất, vitamin có trong sữa mẹ. Cũng giống như các loại sữa công thức cho trẻ sơ sinh, muốn tốt nhất phải sử dụng đúng cách. Vì thế, mẹ cần hết sức lưu ý để bé được hấp thu dưỡng chất tốt nhất. 

Thời gian bảo quản sữa mẹ đã vắt ra tiêu chuẩn

Sữa mẹ lấy tủ lạnh ra để được bao lâu
Thời gian bảo quản sữa mẹ đã vắt ra tiêu chuẩn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ đã vắt ra sẽ có thời gian bảo quản khác nhau ở những điều kiện khác nhau. Theo đó:

  • Trong phòng 15 độ C, sữa vắt ra có thể bảo quản tối đa trong 24h
  • Trong phòng 22 độ C, thời gian bảo quản sữa chỉ nên kéo dài trong khoảng 10h.
  • Trong phòng 25 độ C, thời gian bảo quản tiêu chuẩn là từ 4 – 6h. 
  • Trong ngăn mát tủ lạnh thường , có nhiệt độ 0 – (-4) độ C, thời gian bảo quản tối đa là 5 ngày.
  • Trong ngăn đá tủ lạnh thường, nhiệt độ dưới -5 độ C, có thể bảo quản sữa mẹ trong vòng 2 tuần.
  • Trong tủ lạnh riêng biệt dưới -18 độ C, thời gian bảo quản kéo dài từ 3 – 6 tháng.
  • Trong tủ lạnh riêng biệt dưới – 20 độ C, thời gian bảo quản có thể từ 6 – 12 tháng. 

Mẹ nên nhớ, sữa bảo quản phải là sữa mẹ vừa được vắt ra, chứ không phải là sữa mẹ bé bú còn thừa. Với sữa thừa, nên bỏ đi và không nên cho bé sử dụng ở cữ bú sau hoặc dồn lại để trữ đông.

Thời gian sử dụng sữa mẹ sau khi hâm nóng tốt nhất 

Đối với sữa mẹ trữ đông hoặc sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh, không nên cho trẻ bú ngay. Bởi sữa lạnh sẽ làm tổn thương răng nướu và hệ tiêu hóa của trẻ. Vì thế, sau khi rã đông sữa, mẹ cần hâm nóng khoảng 37 – 40 độ C rồi mới cho trẻ bú.

Việc nắm rõ sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu vừa giúp đảm bảo dưỡng chất của sữa, vừa hạn chế được những ảnh hưởng xấu tới trẻ. Vì sữa đã trữ đông và hâm nóng nếu không sử dụng đúng thời gian sẽ bị biến chất.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ sau khi vắt ra nếu để nhiệt độ phòng có thể sử dụng trong vòng 4 giờ. Nhưng với sữa mẹ đã trữ đông và hâm nóng, chỉ nên sử dụng trong vòng 1 giờ. Với lượng sữa đã hâm nóng bé bú còn thừa, mẹ không nên bỏ lại bảo quản tiếp hay tận dụng làm sữa chua từ sữa mẹ. Tốt nhất, mẹ nên đổ bỏ.

Với sữa mẹ trữ đông, mẹ cần phải để sữa dưới ngăn mát tủ lạnh để rã đông sau đó mới hâm sữa. Và sữa mẹ chỉ được hâm 1 lần duy nhất để đảm bảo các dưỡng chất và vitamin không bị chuyển hóa.

Cách bảo quản và hâm sữa mẹ đúng cách

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Nhưng việc bảo quản và sử dụng sữa mẹ thế nào quyết định rất nhiều tới hiệu quả của sữa. Không giống sữa công thức, khi nào trẻ đói là pha cho trẻ bú ngay. Với sữa mẹ đã vắt ra cần phải bảo quản đúng kỹ thuật mới đảm bảo được các dưỡng chất.

Cách bảo quản sữa mẹ đúng cách

Việc bảo quản sữa mẹ không hề khó và mất nhiều thời gian. Các bà mẹ đi làm sớm thường vắt sữa và trữ đông để con được hưởng nguồn sữa tự nhiên trong thời gian lâu nhất.

Sữa mẹ lấy tủ lạnh ra để được bao lâu
Cách bảo quản sữa mẹ đúng cách

  • Để bảo quản sữa tốt nhất, mẹ nên chuẩn bị những hộp có nắp đậy kín hoặc túi sạch đã được vô trùng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng túi trữ sữa tiện dụng được làm từ loại nhựa không BPA tốt cho sức khỏe.
  • Vắt sữa bằng máy hoặc bằng tay và cho sữa và dụng cụ đựng đã chuẩn bị.
  • Nên ghi rõ thời gian, ngày tháng trên bao bì đựng sữa để sử dụng được tốt hơn.Nếu chưa sử dụng ngay, nên cho vào ngăn đá tủ lạnh để trữ đông. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp theo mục đích sử dụng.

Hướng dẫn hâm sữa mẹ đúng cách

  • Lấy một lượng sữa mẹ vừa với cữ bú của con để hâm nóng. Thường các loại túi trữ sữa hiện nay đều có vạch chia dung tích, khi trữ sữa, mẹ nên chia lượng sữa theo từng cữ bú của trẻ. Điều này giúp hạn chế được sự lãng phí.
  • Với sữa trữ đông, mẹ nên để sữa xuống ngăn mát trước nửa ngày để sữa rã đông từ từ. Nếu sữa bảo quản ngăn mát tủ lạnh, mẹ có thể hâm nóng sữa ngay.
  • Khi hâm nóng sữa, mẹ nên đổ sữa vào bình và ngâm bình sữa vào nước nóng 40 độ. Khi thấy sữa ấm đều là được. Tuyệt đối không đun sôi sữa trực tiếp hoặc cho sữa vào lò vi sóng. Điều này vừa khiến sữa có nhiệt độ quá cao gây bỏng cho trẻ, vừa khiến các vitamin, dưỡng chất bị phân hóa hết. 
  • Nếu gia đình có máy hâm sữa, mẹ chỉ cần để bình vào máy hâm, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp là xong. 
  • Sau khi hâm sữa, mẹ nên lắc đều và thử độ ấm của sữa bằng cách nhỏ thử vài giọt ra mu bàn tay. Tuyệt đối không dùng miệng để thử sữa. Vì miệng người lớn có thể chứa nhiều vi khuẩn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. 
  • Khi sữa đã ấm vừa đủ nên cho bé bú ngay. 
Sữa mẹ lấy tủ lạnh ra để được bao lâu

Lưu ý bảo quản và sử dụng sữa đã lấy ra khỏi tủ lạnh

Sữa mẹ lấy tủ lạnh ra để được bao lâu
Lưu ý bảo quản và sử dụng sữa đã lấy ra khỏi tủ lạnh

  • Không tiếp tục trữ đông sữa mẹ đã rã đông hoặc sữa thừa mỗi cữ bú của trẻ. Bởi sữa khi đã rã đông, hâm nóng thì không còn các loại dưỡng chất giá trị nữa. 
  • Theo nghiên cứu, sau 3 tháng chất béo trong sữa mẹ bị suy giảm đáng kể, lượng vitamin C tự nhiên trong sữa mẹ cũng giảm dần theo thời gian. Vì thế, dù trữ đông sữa mẹ cho bé, nhưng mẹ vẫn nên cho bé sử dụng sữa càng sớm càng tốt.
  • Không nên trữ đông sữa chung cùng các loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá. Tốt nhất, mẹ nên dành riêng ngăn đá tủ lạnh để trữ sữa cho con. 
  • Trong quá trình trữ đông sữa, không nên mở tủ lạnh nhiều lần. Nếu mở tủ lạnh nhiều sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ của tủ lạnh, làm giảm thời gian bảo quản sữa. Không nên trộn sữa mẹ với bất kỳ loại sữa gì hoặc nước khi bảo quản. 

Hy vọng, với bài viết này mẹ đã biết cách bảo quản và hâm sữa mẹ đúng cách cho con yêu. Với những bé dùng sữa công thức, mẹ cũng không nên bỏ quan thông tin sữa công thức để được bao lâu sau khi pha xong. Có như vậy, bé mới có thể hấp thu được nguồn dưỡng chất từ sữa tốt nhất cho sự phát triển. 

Thời nào rồi còn mua hàng đúng giá???. Kinh tế khó khăn năng săn khuyến mãi, tham gia group nghiện săn sale với sale hot mỗi ngày.

Sữa mẹ lấy tủ lạnh ra để được bao lâu

Thị trường có hàng trăm loại sữa công thức, làm sao chọn được loại sữa phù hợp nhất là điều các mẹ rất băn khoăn. Bên cạnh đó, tình trạng sữa giả, sữa kém chất lượng tràn lan thị trường

Sữa mẹ lấy tủ lạnh ra để được bao lâu

Với các mẹ bỉm sữa, cho con bú đến hết 1 năm đầu đời là điều tuyệt vời nhất. Để làm được điều đó, máy hút sữa đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhất là với những mẹ điều

Sữa mẹ lấy tủ lạnh ra để được bao lâu

Đối với các mẹ thì việc chuẩn bị đồ dùng cho các bé trước khi sinh vô cùng quan trọng. Và thứ không thể thiếu đó chính là bình sữa cho bé. Một chiếc bình chất lượng không những cung

Sữa mẹ lấy tủ lạnh ra để được bao lâu

Chăm sóc sức khỏe cho bé luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bỉm sữa ngày nay. Máy tiệt trùng bình sữa cũng là một công cụ nhằm hỗ trợ cho các mẹ trong việc bảo vệ

Sữa mẹ lấy tủ lạnh ra để được bao lâu

Các loại bột ngũ cốc lợi sữa được nhiều mẹ bỉm ưu ái lựa chọn bởi độ an toàn, thân thiện với cả mẹ và bé trong những năm đầu đời. Trên thị trường hiện nay, không khó để mẹ

Sữa mẹ lấy tủ lạnh ra để được bao lâu

Sữa cho mẹ bầu là loại sữa được chế biến chuyên biệt chỉ dành riêng cho bà bầu. Sữa bầu cũng là nguồn dinh dưỡng cần thiết đối với sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Sữa mẹ lấy tủ lạnh ra để được bao lâu

Túi trữ sữa là túi bảo quản đã được tiệt trùng trước dùng để chứa và bảo quản một lượng sữa nhất định. Nhưng hiện nay túi trữ sữa vẫn còn mới lạ với các mẹ bỉm sữa. Có rất

Sữa mẹ lấy tủ lạnh ra để được bao lâu

Sữa là một trong những nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc chọn chính xác loại sữa tốt cho trẻ sơ sinh là chưa đủ, quan trọng là cho bé sử dụng thế nào. Dù

Sữa mẹ lấy tủ lạnh ra để được bao lâu

Lần đầu tiên làm mẹ còn bỡ ngỡ, từ việc thay bỉm, đến việc pha sữa cho con. Không biết pha thế nào là phù hợp để bé không bị nóng, sợ nước nguội làm bé bị tiêu chảy. Đó

Sữa mẹ lấy tủ lạnh ra để được bao lâu

Sốt là triệu chứng dễ gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những lúc như thế này, nhiều mẹ thường lo lắng, bối rối không biết làm thế nào khi bé sốt cao. Dưới đây là những thông tin

Sữa mẹ lấy tủ lạnh ra để được bao lâu

Hăm là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng này không chỉ là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ còn gây đau đớn, khó chịu cho bé. Theo thời gian, bố mẹ không biết