Tại sao 15 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt

- Trả lời:

Em Mỹ Tiên thân mến.

Sự xuất hiện của kinh nguyệt lần đầu tiên đánh dấu tuổi dậy thì của người con gái. Sau đó hiện tượng xuất huyết hằng tháng hay còn gọi là hành kinh sẽ tiếp diễn một cách có chu kỳ cho đến khi người phụ nữ mãn kinh. Thông thường, tuổi dậy thì của bé gái bắt đầu từ 10-13 tuổi, biểu hiện bằng sự phát triển hệ thống lông, phát triển vú và cuối cùng là hiện tượng chảy máu kinh. Tuy nhiên, tiến trình này có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, gia đình hay hoàn cảnh kinh tế, xã hội. So với trước đây thì, hiện nay tuổi dậy thì xuất hiện sớm hơn. Trong trường hợp của em, năm nay 17 tuổi mà chưa xuất hiện kinh nguyệt, được xem như dậy thì muộn. Nguyên nhân dậy thì muộn có thể có nhiều nguồn gốc khác nhau như: bất thường ở tuyến sinh dục, rối loạn di truyền học, tổn thương buồng trứng sau điều trị thuốc hoặc tia xạ, do nguồn gốc từ hạ đồi, tuyến yên... Dậy thì muộn đơn thuần khó phân biệt với dậy thì muộn do nguồn gốc từ hạ đồi, tuyến yên, thường có kèm theo chậm phát triển xương. Nguyên nhân thường do, thiếu nội tiết tăng trưởng, u tuyến giáp, bệnh lý mãn tính [bệnh thận, suy dinh dưỡng, bệnh tim...], bệnh lý do di truyền.

Do đó em nên đi khám sớm tại các cơ sở chuyên về sản phụ khoa để bác sĩ sớm tìm ra nguyên nhân xem có một sự rối loạn hay bất thường ở bộ phận sinh dục không, và qua đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ có hướng xử trí và điều trị tích cực.

Chúc em vui, khỏe và đừng quá lo lắng!

Bác sĩ Dương Phương Mai
[Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TP.HCM]

Tình trạng dậy thì muộn ngày càng xảy ra ở nhiều trẻ, bệnh có thể ảnh hưởng tới tâm lý, sự phát triển thể chất và khả năng sinh sản về sau này của trẻ. Do đó, dậy thì muộn cần được quan tâm vì nguyên nhân có thể do các bệnh tật liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính, sự phát triển không bình thường của các tuyến trong cơ thể.

Giai đoạn phát triển chuyển tiếp về sinh lý từ một đứa trẻ thành người lớn, độ tuổi quá độ khi không còn là trẻ con nhưng vẫn chưa hoàn toàn là người lớn được gọi là giai đoạn dậy thì.

Bất cứ ai cũng sẽ trải qua giai đoạn này và thấy được những biến đổi lớn trên cơ thể và tâm lý.

Về mặt sinh lý, thời kỳ trưởng thành sinh dục chính là giai đoạn dậy thì, khi cơ thể bắt đầu có khả năng sinh con. Nữ giới đến tuổi dậy thì sẽ có kinh nguyệt lần đầu, còn nam giới sẽ phóng tinh trùng lỏng.

Ở độ tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục của cả nam và nữ đều có sự trưởng thành và bắt đầu có khả năng thụ thai nếu quan hệ tình dục.

Từ 9 đến 14 tuổi, nữ giới bắt đầu dậy thì, còn nam giới sẽ dậy thì muộn hơn ở độ tuổi từ 12 đến 15. Nam giới sẽ dậy thì muộn hơn nữ giới khoảng 2 – 3 năm. Cũng có trẻ dậy thì sớm hơn và cũng có trẻ dậy thì muộn hơn một vài năm.

Nhiều gia đình ngày nay thường lo lắng con cái sẽ dậy thì sớm do nhu cầu dinh dưỡng của trẻ được đáp ứng đầy đủ hơn. Tuy nhiên cũng có nhiều trẻ dậy thì muộn.

Khi trẻ đến 16 tuổi mà vẫn chưa có biểu hiện thay đổi của cơ thể được gọi là dậy thì muộn.

Trẻ nữ không có dấu hiệu phát triển sinh dục nào hoặc không có kinh nguyệt, trẻ nam vẫn chưa có những đặc điểm sinh dục thứ phát như cao hơ, nặng cân hơn, vai mở rộng và cơ bắp phát triển, thanh quản to rộng ra hơn, hệ thống lông phát triển, có ria mép và mọc râu, tinh hoàn và dương vật lớn hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Nguyên nhân và cách phòng ngừa dậy thì sớm ở bé gái

Mật ong có thể khiến bé gái dậy thì sớm

Rong kinh tuổi dậy thì

Gen di truyền

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dậy thì muộn nhưng gen di truyền là nguyên nhân đầu tiên cần nghĩ tới.

Nếu không gia đình có bố mẹ, cô dì chú bác, anh chị em ruột, anh chị em họ [gần] dậy thì muộn thì trẻ cũng sẽ có khả năng sao bị dậy thì muộn.

Sẽ không cần có biện pháp can thiệp đối với trường hợp này, trẻ sẽ phát triển sau so với bạn cũng trang lứa và không ảnh hưởng tới quá trình phát triển chung của cơ thể hay khả năng sinh sản.

Tuyến sản xuất hormone gặp vấn đề

Khi tuyến yên hoặc tuyến giáp [các tuyến sản xuất hormone quan trọng cho sự tăng trưởng và phát của cơ thể] gặp vấn đề thì dậy thì muộn sẽ xảy ra.

Rối loạn nhiễm sắc thể

Đáng lo ngại nhất chính là nguyên nhân này. Chuỗi ADN lập trình sự phát triển của cơ thể sẽ bị trục trặc khi nhiễm sắc thể gặp bất thường như nhiễm sắc thể X của nữ giới bất thường hoặc bị mất.

Điều này đồng nghĩa với sự phát triển không bình thường của buồng trứng và sản xuất hormone. Sự phát triển giới tính chậm của nam giới còn do mắc phải hội chứng Klinefelter khi được sinh ra có nhiều hơn 1 nhiễm sắc thể X [XXY thay vì XY].

Tiền sử mắc bệnh mãn tính

Cơ thể trẻ sẽ bị chậm phát triển khi mắc những bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh thận hay hen suyễn.

Chế độ dinh dưỡng

Những trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ phát triển chậm hơn những trẻ có một chế độ ăn uống cân bằng đủ chất.

Cơ thể cũng sẽ không thể phát triển với tốc độ bình thường được đối với trường hợp ăn không đủ bữa, biếng ăn, rối loạn ăn uống hoặc áp dụng chế độ giảm cân quá mức.

Chứng dậy thì muộn có ảnh hưởng đến tâm, sinh lý của trẻ sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên.

Ở bé gái, biểu hiện dậy thì muộn dễ nhận thấy là sự xấu hổ với bạn bè cùng tuổi và lo lắng về khả năng sinh sản sau này. Tuy nhiên sau dậy thì, nữ giới vẫn sẽ có khả năng sính sản bình thường.

Ở bé trai, dậy thì muộn sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất nếu không điều trị sớm. Hệ thống nội tiết không kích hoạt quá trình phát triển của cơ quan sinh dục nam khiến dương vật nhỏ, tinh hoàn teo – ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh, dẫn đến vô sinh nam cũng như khả năng tổng hợp testosterone của tinh hoàn.

Những trẻ dậy thì muộn thường tách ra khỏi tập thể, gặp phải các rối loạn tâm lý, trở nên trầm cảm, ngại giao tiếp.

Vấn đề quan trọng đặt ra là không để những mặc cảm tâm lý [tự ti, hoang mang, lo lắng…] làm ảnh hưởng đến cuộc sống và suy nghĩ của trẻ bị dậy thì muộn.

Nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt khi thấy các dấu hiệu của dậy thì muộn.

Người thân nên giải thích cho trẻ hiểu và đón nhận chuyện dậy thì muộn một cách tự nhiên để giữ tâm lý bình tĩnh cho trẻ.

Phụ huynh cũng cần quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển thể chất và những biến đổi tâm lý của trẻ để giúp những chuyên gia y tế có bằng chứng về quá trình phát triển của bé. Các giải pháp y khoa sẽ giúp các em vượt qua tình trạng dậy thì muộn để phát triển kịp theo lứa tuổi, đảm bảo đời sống tâm sinh lý bình thường.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Tuổi dậy thì được đánh dấu bằng chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Trong thời kỳ này, sự bất thường về kinh nguyệt với những hiện tượng như: hành kinh thất thường, rong kinh, chậm kinh, bế kinh... có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý của trẻ. Cha mẹ cần lưu ý những biểu hiện bất thường gì ở con gái? Cách xử lý như thế nào? Các bậc cha mẹ có thể tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Dậy thì muộn

Tuổi dậy thì ở bé gái phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: di truyền, dinh dưỡng, giáo dục thể chất và văn hóa, sự phát triển của xã hội, sự bùng nổ thông tin... Ngày xưa ông bà ta có câu “nữ thập tam, nam thập lục” nghĩa là trẻ gái 13 tuổi và trẻ trai 16 tuổi sẽ có các biểu hiện của dậy thì. Ngày nay câu này không còn phù hợp nữa, tuổi dậy thì của trẻ đã sớm hơn. Theo thống kê cho thấy, tuổi dậy thì trung bình của trẻ gái là 10 tuổi tại Mỹ và các nước châu Âu; 11 tuổi ở Trung Quốc. Ở Việt Nam chưa có thống kê nhưng có thể có đặc tính giống với người Trung Quốc.

Ảnh hưởng của nội tiết tố nữ lên niêm mạc tử cung trong vòng kinh.

Nếu trẻ gái có kinh muộn trên 16 tuổi gọi là dậy thì muộn. Nguyên nhân là do buồng trứng kém phát triển hoặc phát triển muộn; do cơ thể thiếu dinh dưỡng hoặc bệnh tật.

Khi thấy con có biểu hiện dậy thì muộn, trong độ tuổi từ 13 đến 15, vẫn chưa có kinh, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con để con phát triển toàn diện về thể chất. Trường hợp con 18 tuổi vẫn chưa có kinh, cần đưa con đi khám tại các chuyên khoa sản phụ để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Rong kinh

Bình thường, thời gian có kinh của thiếu nữ từ 3 đến 5 ngày. Gọi là rong kinh khi thời gian có kinh kéo dài trên 7 ngày. Biểu hiện là: kinh ra nhiều; trẻ có da xanh xao, thiếu máu, mệt mỏi...

Chăm sóc xử lý: trong thời gian diễn ra kinh nguyệt, trẻ cần hạn chế làm những việc nặng, đặc biệt mang vác, xách nặng... để tránh rong kinh. Tránh suy nghĩ nhiều, vì stress cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng kinh trong thời gian kinh nguyệt.

Nếu rong kinh không được điều trị sẽ dẫn đến các nguy cơ: nhiễm khuẩn do ra huyết kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến viêm đường sinh dục. Viêm nhiễm lan tỏa lên hai vòi trứng, làm hẹp hoặc tắc hai vòi trứng, gây chửa ngoài tử cung hoặc vô sinh. Rong kinh cũng có thể gây rối loạn phóng noãn [rụng trứng] là một nguyên nhân gây vô sinh. Vì vậy, cha mẹ cần điều trị sớm căn bệnh này cho con.

Vô kinh

Con gái quá 18 tuổi mà vẫn chưa có hành kinh gọi là vô kinh. Nguyên nhân có thể do: rối loạn nội tiết của trục dưới đồi tuyến yên và buồng trứng với các biểu hiện vú nhỏ, không có lông mu, lông nách, âm hộ nhỏ. Do rối loạn nhiễm sắc thể giới tính. Do sự bất thường ở bộ phận sinh dục [không phát triển một phần hoặc hoàn toàn]. Dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục như: không có tử cung hoặc buồng trứng, bệnh nhân sẽ thực sự bị vô kinh.

Xử lý: tất cả các trường hợp vô kinh đều phải được khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa sản của các bệnh viện.

Bế kinh

Thiếu nữ vẫn có kinh nguyệt bình thường nhưng huyết dịch bị ứ lại, không chảy ra ngoài gọi là bế kinh. Nguyên nhân do cơ quan sinh dục không phát triển một phần. Do màng trinh không có lỗ hoặc lỗ quá hẹp. Các triệu chứng bế kinh gồm: đến tuổi dậy thì, thiếu nữ bị đau bụng vùng dưới đều đặn hằng tháng, mỗi lần 3-4 ngày, sau đó trở lại bình thường. Những tháng sau, đau tăng hơn trước 5-6 lần, sau đó xuất hiện một khối trên xương mu khiến bệnh nhân đau đớn quằn quại. Bệnh nhân thấy nặng, căng tức ở âm hộ. Khi vén 2 môi bé sẽ thấy màng trinh bị huyết kinh làm giãn căng và có màu tím.

Cách điều trị: bế kinh do màng trinh không thủng thì cần rạch thủng màng trinh thì huyết kinh sẽ thoát ra ngoài. Bế kinh do khiếm khuyết ở âm đạo: do âm đạo có vách ngăn ngang hoặc không phát triển ở đoạn dưới nên huyết kinh không chảy ra ngoài được thì phải cắt vách ngăn hoặc mổ tạo hình phần âm đạo không phát triển. Bế kinh do không có âm đạo: cơ quan sinh dục chỉ có tử cung và buồng trứng mà không có âm đạo nên huyết kinh bị đọng lại trong tử cung và tràn lên vòi trứng phải phẫu thuật tạo hình âm đạo.

Nếu thiếu nữ bị bế kinh không được phát hiện và điều trị, sẽ dẫn đến các nguy cơ: huyết kinh không thoát ra được sẽ làm căng phồng tử cung rồi tràn lên vòi trứng, gây căng giãn. Lâu ngày, niêm mạc ở 2 cơ quan này bị phá hủy, vòi trứng có thể vỡ ra do căng giãn quá mức, hậu quả là bệnh nhân không thể có thai. Sự ứ đọng huyết kinh còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm tử cung, vòi trứng sau đó vỡ ra gây viêm ổ bụng, viêm phúc mạc rất nguy hiểm.

Để hạn chế nguy cơ do các chứng bệnh bất thường kinh nguyệt gây ra, khi thấy con gái ở tuổi 13-16 mà chưa hành kinh, hoặc đau bụng hàng tháng mà không có kinh... cha mẹ cần đưa các cháu đến khám và điều trị ở chuyên khoa sản của bệnh viện.

BS. Nguyễn Bùi Kiều Linh


Video liên quan

Chủ Đề