Thế nào là thanh tra giáo dục

Tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục. Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về

Kiến thức của bạn:

Tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục.

Kiến thức của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục:

1. Nhiệm vụ của thanh tra giáo dục

     Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.

     Thanh tra chuyên ngành về giáo dục có những nhiệm vụ sau đây:

  • Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục;
  • Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở cơ sở giáo dục;
  • Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
  • Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
  • Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng;
  • Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của Nhà nước về giáo dục;
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục

2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục

a. Tổ chức thanh tra giáo dục

     Các cơ quan thanh tra giáo dục gồm:

  • Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo;

     Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo [gọi tắt là Thanh tra Bộ] là cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [gọi tắt là Bộ trưởng] quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành giáo dục, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra Bộ có con dấu và tài khoản riêng.

     Thanh tra Bộ có: Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên và công chức khác. Trong đó:

     * Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.

     * Phó Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ.

  • Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo.

     Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Giáo dục và Đào tạo, giúp Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo [gọi tắt là Giám đốc Sở] tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra Sở có con dấu và tài khoản riêng.

     Thanh tra Sở có: Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên và công chức khác. Trong đó:

     * Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.

     * Phó Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở.

b. Hoạt động thanh tra giáo dục

     Hoạt động thanh tra giáo dục được thực hiện theo quy định của Luật thanh tra.

     Hoạt động thanh tra giáo dục gồm: thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục và thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.

     Hoạt động thanh tra giáo dục ở cấp huyện do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo trực tiếp phụ trách theo sự chỉ đạo nghiệp vụ của thanh tra sở giáo dục và đào tạo. Hoạt động thanh tra giáo dục trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học do thủ trưởng cơ sở trực tiếp phụ trách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

02[114]/2018

Mục lục

  • 0.Dẫn nhập
  • 1.Vai trò của thanh tra giáo dục
  • 2.Những điểm bất cập về thanh tra giáo dục trong Luật Giáo dục năm 2005 [sửa đổi, bổ sung năm 2009]
  • 3.Tài liệu tham khảo

Thanh tra giáo dục và kiến nghị sửa đổi các quy định về thanh tra trong Luật Giáo dục năm 2005 [sửa đổi, bổ sung năm 2009]

THÁI THỊ TUYẾT DUNG

02[114]/2018 - 2018, Trang 51-57

Ngày đăng: 23/02/2018

  • Trích dẫn
  • Share

    • Twitter
    • Facebook
    • Zalo

TÓM TẮT

Trong quản lý giáo dục, vai trò của thanh tra giáo dục rất quan trọng. Luật Giáo dục năm 2005 [sửa đổi, bổ sung năm 2009] đã dành riêng một mục trong Chương 7 để quy định về thanh tra giáo dục. Tuy nhiên, các quy định này đang phát sinh những bất cập và mâu thuẫn với nhiều văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bài viết phân tích một số bất cập trong các quy định về thanh tra giáo dục đồng thời đề xuất phương hướng hoàn thiện.


ABSTRACT:

In education management, the role of the education inspector is very important. The 2005 Education Law [amended and supplemented in 2009] reserved an item in Chapter 7 to regulate the educational inspectorate. However, these regulations are in conflict with many other Vietnamese legal documents. This article analyses some of the shortcomings and limitations the regulations on educational inspectorate and proposes some recommendations for improvement.

TỪ KHÓA: giáo dục, thanh tra, thanh tra giáo dục,

KEYWORDS: education, inspection, educational inspectorate,

Trích dẫn:

×

THÁI THỊ TUYẾT DUNG, Thanh tra giáo dục và kiến nghị sửa đổi các quy định về thanh tra trong Luật Giáo dục năm 2005 [sửa đổi, bổ sung năm 2009], Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 02[114]/2018, Trang 51-57

//tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=d4ccd10c-e7d3-4579-990a-d19409756526

Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký

Bài viết đã được lưu vài tài khoản.

×

Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

Trong quá trình hội nhập quốc tế, ngành giáo dục của nước ta đã và đang có những thay đổi to lớn và những bước phát triển mới mang tính thời đại. Hệ thống văn bản pháp luật cũng đã và đang được sửa đổi, hoàn thiện để tạo nên những thay đổi cơ bản, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Song, mọi hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo quy định pháp luật, vì thế, kiểm tra, thanh tra các hoạt động giáo dục là hết sức quan trọng và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Điều này đã được khẳng định trong các văn kiện của Đảng trong thời gian gần đây.

Đại hộiĐại biểu toànquốc lần thứXIđịnh hướng:“tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Thực hiện hợp lý cơ chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo gắn với đổi mới cơ chế tài chính. Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, quản lý mục tiêu, chất lượng giáo dục, đào tạo. Phát triển hệ thống kiểm định và công bố công khai kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo; tổ chức xếp hạng cơ sở giáo dục, đào tạo. Tăng cường công tác thanh tra; kiên quyết khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, đào tạo”.[1]Sau đó, Nghị quyết số 29 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo hội nhập quốc tế, trong nhiệm vụ, giải pháp thứ 5 khẳng định:“đổi mới căn bản công tácquản lýgiáodục,đàotạo, bảođảm dânchủ,thống nhất...thực hiện giámsátcủa cácchủthểtrong nhàtrường vàhội; tăng cường công táckiểm tra, thanh tra của cơquan quản lýcáccấp; bảođảm dânchủ,công khai, minh bạch. Vì vậy, hoàn thiện các quy định pháp luật về thanh tra giáo dục, góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục là một việc làm cần thiết.

Các quy định pháp luật về thanh tra giáo dục hiện nay được ghi nhận trong nhiều văn bản, như Luật Giáo dục năm 2005 [sửa đổi, bổ sung năm 2009], Luật Giáo dục đại học năm 2012, Nghị định số 42/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, bài viết này tập trung phân tích các quy định của Luật Giáo dục năm 2005 [sửa đổi, bổ sung năm 2009] về thanh tra giáo dục, đồng thời đánh giá những bất cập trong quy định pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện quy định này. Từ đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện vấn đề thanh tra giáo dục trong bối cảnh Luật Giáo dục năm 2005 đã được đưa vào chương trình xây dựng Luật của Quốc hội, dự kiến cuối năm 2018 sẽ được thông qua.

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, 2011, tr. 217 - 218.


1. Vai trò của thanh tra giáo dục

Thanh tra nhà nước là một mắc xích quan trọng của quá trình quản lý nhà nước và là một “cơ chế” quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Thông qua hoạt động thanh tra, nhà nước sẽ phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần đảm bảo và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.[2]Mục đích của thanh tra là nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Vị trí, vai trò của thanh tra phụ thuộc vào chế độ chính trị, cấu trúc Nhà nước hoặc quan niệm về quyền lực của mỗi quốc gia khác nhau. Ở nước ta theo Luật Thanh tra năm 2010, thanh tra thuộc khối cơ quan hành pháp và bao gồm: hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Trong lĩnh vực giáo dục, thanh tra là giáo dục khâu cơ bản giúp chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được phân công.

Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập quốc tế, các quy định pháp luật theo hướng tăng cường phân cấp quản lý và trao quyền tự chủ ngày càng nhiều cho các cơ sở giáo dục. Hơn nữa, cuộc cách mạng khoa học, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nhiều sai phạm, tiêu cực phát sinh để lại hậu quả xấu. Các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài hoạt động với cơ chế pháp lý riêng, phức tạp do đó đòi hỏi lực lượng thanh tra phải có năng lực, am hiểu pháp lý mới có khả năng thanh tra được. Vì vậy, vai trò của thanh tra ngày càng quan trọng, góp phần đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, kịp thời phát hiện bất cập, hạn chế để kiến nghị hoàn thiện chính sách pháp luật.

Vai trò của thanh tra giáo dục có ý nghĩa không chỉ trong thời gian gần đây, mà đã được ghi nhận trong nhiều tài liệu trước đó. Các tài liệu của UNESCO cũng đã khẳng định: thanh tra giáo dục là chủ thể đưa ra những kết luận về giáo dục chính xác và đáng tin cậy dựa trên những tài liệu được xem xét và ghi nhận một cách chính thức, góp phần trong việc ghi nhận trách nhiệm giải trình của các chủ thể liên quan trên cơ sở mở rộng quyền kiểm soát độc lập[3]. Hoặc thanh tra giáo dục có chức năng cơ bản là duy trì hệ thống giáo dục hoạt động tốt, vì thanh tra giáo dục là cơ chế kiểm soát đầu tiên đối với các trường hợp vi phạm pháp luật, giải thích pháp luật sai, hoặc không áp dụng pháp luật. Trách nhiệm chính của thanh tra là kiểm tra hành chính hoạt động của tất cả các cơ sở giáo dục [trường mầm non, tiểu học và trung học, cơ sở giáo dục đại học]. Ngoài ra, thanh tra giáo dục còn có chức năng điều tra các khiếu nại từ công dân về tất cả các vấn đề trong các cơ sở giáo dục[4].

Ở một số quốc gia, thanh tra giáo dục cũng được ghi nhận trong Luật Giáo dục, như ở Singopore, Anh, Ireland... Luật Giáo dục [1998] Ireland dành hẳn Phần III quy định về thanh tra giáo dục, trong đó quy định rất rõ về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra giáo dục. Theo văn bản pháp luật này, thanh tra sẽ đánh giá và báo cáo về chất lượng giáo dục trong các nội dung sau: kiểm tra và đánh giá hệ thống giáo dục [đặc biệt ở cấp tiểu học và trung học cơ sở], tư vấn cho những người đang làm việc trong hệ thống giáo dục, góp phần phát triển chính sách giáo dục.[5]

[2] Học viện hành chính, Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu nại hành chính, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, 2011, tr. 29 - 30.

[3] Kimmo Leimu, On the role of school inspector as decision-making agents in education, page 101, 1979, //unesdoc.unesco.org/images/0005/000578/057817eb.pdf, truy cập ngày 10/01/2018.

[4] The OSCE Mission to Bosnia and Herzegovina, Overview of status and activities of Education Inspectorsin Bosnia and Herzegovina, 2007, //www.osce.org/bih/27451? download=true, truy cập ngày 10/01/2018.

[5] Education Act, 1998, Ireland, //www.oireachtas.ie/documents/bills28/acts/1998/a5198.pdf, truy cập ngày 10/01/2018.


2. Những điểm bất cập về thanh tra giáo dục trong Luật Giáo dục năm 2005 [sửa đổi, bổ sung năm 2009]

Luật Giáo dục năm 2005 [sửa đổi, bổ sung năm 2009] đã dành riêng một mục trong Chương 7 để quy định về thanh tra giáo dục, bao gồm các nội dung: quyền hạn, trách nhiệm của Thanh tra giáo dục; tổ chức, hoạt động của Thanh tra giáo dục. Tuy nhiên, các quy định này đang phát sinh những bất cập và mâu thuẫn với nhiều văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Điều này đã làm cho việc thực hiện hoạt động thanh tra giáo dục gặp nhiều khó khăn trên thực tế. Cụ thể:

2.1. Quy định cơ quan thanh tra giáo dục bao gồm Thanh tra bộ, Thanh tra sở là chưa phù hợp

Theo quy định tại Điều 4 Luật Thanh tra năm 2010, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra sẽ bao gồm hai hệ thống cơ quan [i] Cơ quan thanh tra nhà nước, trong đó sẽ có Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện và [ii] Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Luật Giáo dục năm 2005 [sửa đổi, bổ sung năm 2009] thì: các cơ quan thanh tra giáo dục chỉ bao gồm: Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo. Như vậy, so với Luật Thanh tra năm 2010, Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định số lượng cơ quan được quyền tiến hành hoạt động thanh tra giáo dục ít hơn.

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22 Luật Thanh tra năm 2010 thì nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh thanh tra tỉnh: “Yêu cầu Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thanh tra trong phạm vi quản lý của sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quyết định của mình”.Rõ ràngvới quy định này, trong nhiều trường hợp cơ quan Thanh tra tỉnh vẫn có thể tự mình tiến hành hoạt động thanh tra giáo dục trong trường hợp Chánh thanh tra tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành hoạt động thanh tra giáo dục nhưng Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo không đồng ý. Tất nhiên, khi tiến hành hoạt động thanh tra giáo dục, Chánh thanh tra tỉnh phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quyết định của mình.

Có thể thấy, việc viện dẫn quy định của Luật Thanh tra năm 2010 để Thanh tra tỉnh tiến hành hoạt động thanh tra giáo dục là phù hợp. Vì vậy, việc chỉ ghi nhận hai chủ thể trên có quyền thanh tra mà không ghi nhận Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện có quyền thanh tra giáo dục là sự thiếu sót, bất cập. Bên cạnh đó, Nghị định số 43/2013/NĐ-CP cũng quyđịnh rõlà,ngoàiThanh tra BộGiáodục vàĐàotạo, Thanh tra SởGiáodục vàĐàotạo cònThanh tra Chính phủ,thanh tra tỉnh vàthanh tra huyện cũngđược quyền tiến hành hoạtđộng thanh tra giáodục. Tuy nhiên,Nghị định số 43/2013/-CPlà một văn bản dưới luật nên quy định này về nguyên tắc lại có giá trị pháp lý thấp hơn Luật Giáo dục năm 2005 [sửa đổi, bổ sung năm 2009] nên không thể áp dụng khi Luật Giáo dục chưa sửa đổi.

2.2. Quy định hoạt động thanh tra giáo dục ở cấp huyện do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo trực tiếp phụ trách theo sự chỉ đạo nghiệp vụ của thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo là không phù hợp

Khoản 2Điều113Luật Giáodục quyđịnh“hoạt động thanh tra giáo dục ở cấp huyện do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo trực tiếp phụ trách theo sự chỉ đạo nghiệp vụ của thanh tra sở giáo dục và đào tạo”. Tuy nhiên, theo Điều 4 Luật Thanh tra năm 2010 thì không có cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nào có thẩm quyền thanh tra, kể cả thanh tra chuyên ngành. Vì vậy Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cũng không có quyền thanh tra và cũng không được tổ chức các đoàn thanh tra đối với các cơ sở giáo dục.

Về thực tiễn thẩm quyền thanh tra, việc không quy định cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo có quyền thanh tra là hợp lý bởi lẽ nếu giao cho Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo thực hiện thanh tra [mặc dù theo sự chỉ đạo của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo] thì dễ dẫn tới trùng lắp thẩm quyền với Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo. Điều này dễ gây phiền hà cho đối tượng bị thanh tra là các trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở và thậm chí cả trung học phổ thông. Đồng thời, việc Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo tiến hành thanh tra là phương thức thanh tra theo độc lập sẽ trái với Điều 12, Điều 51 Luật Thanh tra năm 2010 và Điều 29 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP. Theo đó, việc thanh tra độc lập phải được tiến hành bởi Thanh tra viên chuyên ngành hoặc công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và người đó phải thuộc biên chế của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Ngoài ra, thanh tra là hoạt động mang tính chuyên trách, do vậy, người tiến hành thanh tra phải được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra mà Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo trong rất nhiều trường hợp không được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra. Do đó, rất có khả năng hoạt động thanh tra sẽ được tiến hành thiếu hiệu quả và đúng đắn.

2.3. Luật Giáo dục năm 2005 [sửa đổi, bổ sung năm 2009] không quy định thẩm quyền thanh tra hành chính đối với các cơ sở giáo dục công lập là một sự thiếu sót

Thứ nhất, Luật Thanh tra năm 2010 quy định hoạt động thanh tra bao gồm hai loại hoạt động thanh tra là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành chứ không chỉ có thanh tra chuyên ngành.[6]Thanh tra hành chính là“hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao”thanh tra chuyênngành là“hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó”[Điều 3].

Thứ hai, Luật Thanh tra năm 2010 xác định Thanh tra Sở [trong đó có Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo] là“cơ quan của Sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật”.[7]Qua đó cho thấy, Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo, một cơ quan tiến hành hoạt động thanh tra giáo dục được quyền tiến hành hoạt động thanh tra hành chính lẫn thanh tra chuyên ngành. Điều này cũng tương tự đối với Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định tại Điều 17 Luật Thanh tra năm 2010.[8]Luật Thanh tra năm 2010 quy định các chủ thể có quyền tiến hành hoạt động thanh tra giáo dục được quyền tiến cả hai loại hình hoạt động thanh tra là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành nhưng Luật Giáo dục năm 2005 [sửa đổi, bổ sung năm 2009] chỉ quy định một loại hình thanh tra là thanh tra chuyên ngành là mâu thuẫn với Luật Thanh tra năm 2010.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 113 Luật Giáo dục năm 2005 [sửa đổi, bổ sung năm 2009] xác định hoạt động thanh tra giáo dục được thực hiện theo quy định của Luật thanh tra. Hoạt động thanh tra giáo dục trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học do thủ trưởng cơ sở trực tiếp phụ trách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề. Quy định này vừa thừa vừa thiếu bởi nếu xác định hoạt động thanh tra giáo dục theo Luật Thanh tra thì chỉ cần một điều luật viện dẫn, không cần quy định trong các nội dung khác. Còn nếu quy định chi tiết thì cần quy định cho thống nhất và đồng bộ.

Thứ ba, cần khẳng định thanh tra hành chính chỉ áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập, vì các cơ sở giáo dục ngoài công lập không chịu sự thanh tra hành chính, mà là thanh tra chuyên ngành trong phạm vi pháp luật quy định. Thực tiễn đã có trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra hành chính các cơ sở giáo dục tư thục, nên bị khởi kiện hành chính.[9]Nguyên nhân chính của vụ kiện là Quyết định thành lập đoàn thanh tra để thanh tra hoạt động tài chính của nhà trường, nhưng đây là cơ sở giáo dục tư thục nên tòa án đã hủy quyết định và tuyên bố Hiệu trưởng thắng kiện.

Vì vậy, nếu không quy định thanh tra tra giáo dục bao gồm cả thanh tra hành chính thì thực tế khi tiến hành thanh tra hành chính đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập sẽ thiếu cơ sở pháp lý. Từ đó, dẫn đến hoạt động thanh tra hành chính sẽ không hợp pháp. Luật Giáo dục năm 2005 [sửa đổi, bổ sung năm 2009] cần sửa đổi theo hướng quy định một cách chung nhất về hoạt động thanh tra giáo dục. Đó là“thanh tra về giáo dục có những nhiệm vụ…”. Điều này có thể hiểu rằng luật pháp sẽ không khẳng định rõ thanh tra giáo dục chỉ tiến hành theo một trong hai loại hình thanh tra mà sẽ có thể sẽ hàm chứa cả thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành hoặc trong trường hợp văn bản dưới luật có quy định theo hướng khác thì có thể vận dụng theo cách hiểu của văn bản dưới luật quy định về hoạt động thanh tra giáo dục. Khi sửa đổi theo hướng trên, những bất cập vừa nêu sẽ được giải quyết.

2.4. Quy định về nhiệm vụ của Thanh tra chuyên ngành về giáo dục chưa phù hợp với Luật Thanh tra năm 2010

Khoản 2 Điều 111 Luật Giáo dục năm 2005 [sửa đổi, bổ sung năm 2009] quy định thanh tra chuyên ngành có những nhiệm vụ:

“Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục;

Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở cơ sở giáo dục;

Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng;

Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của Nhà nước về giáo dục”.

Quy định này đang có những điểm chưa phù hợp như sau:

Một là, quy định thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ“thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục”là chưa phù hợp vì về bản chất nhiệm vụ này thuộc hoạt động thanh tra hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010. Hơn nữa, thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo cũng có quyền tiến hành hoạt động thanh tra với hình thức là thanh tra hành chính những nội dung này đối với các cơ sở giáo dục như các trường trung học phổ thông, trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tỉnh, trường chuyên trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Hai là, quy định các cơ quan tiến hành thanh tra giáo dục có nhiệm vụ: “thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở cơ sở giáodục” là cơ sở pháp lý cụ thể để các chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành giáo dục dựa vào đó để dễ dàng tiến hành hoạt động thanh tra. Tuy nhiên, việc liệt kê như vậy sẽ dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu quy phạm điều chỉnh. Thực chất là nội dung của hoạt động thanh tra chuyên ngành về giáo dục rộng hơn nhiều. Điều này còn phụ thuộc vào các quy định pháp lý hiện hành được ban hành cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hiện tại. Ví dụ các chủ thể có thẩm quyền có quyền thanh tra các nội dung như: việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục; tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục; hoạt động chuyên ngành giáo dục của cơ quan quản lý giáo dục hay thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tài chính khác... Quy định trên vừa chưa mang tính bao quát, vừa chưa thể hiện đúng bản chất về khái niệm thanh tra chuyên ngành so với Luật Thanh tra năm 2010.

Thanh tra giáo dục là một trong những nội dung rất quan trọng của Luật Giáo dục năm 2005 [sửa đổi, bổ sung năm 2009] liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục. Vì vậy cần có những quy định pháp luật phù hợp để kịp thời điều chỉnh các hoạt động về thanh tra trong lĩnh vực giáo dục. Luật Giáo dục cần sửa đổi bổ sung các điều luật về thanh tra như sau:

Quy định hiện hành

Điều 111. Thanh tra giáo dục

1. Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.

2. Thanh tra chuyên ngành về giáo dục có những nhiệm vụ sau đây:

a] Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục;

b] Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở cơ sở giáo dục;

c] Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

d] Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

đ] Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng;

e] Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của Nhà nước về giáo dục.

Điều 112. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra giáo dục

Thanh tra giáo dục có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Khi tiến hành thanh tra, trong phạm vi thẩm quyền quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục cùng cấp, thanh tra giáo dục có quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động trái pháp luật trong lĩnh vực giáo dục, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Điu113.Tổ chức, hoạt động của Thanh tra giáo dục

1. Các cơ quan thanh tra giáo dục gồm:

a] Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b] Thanh tra sở giáo dục và đào tạo.

2. Hoạt động thanh tra giáo dục được thực hiện theo quy định của Luật thanh tra.

Hoạt động thanh tra giáo dục ở cấp huyện do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo trực tiếp phụ trách theo sự chỉ đạo nghiệp vụ của thanh tra sở giáo dục và đào tạo.

Hoạt động thanh tra giáo dục trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học do thủ trưởng cơ sở trực tiếp phụ trách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề.

Đề xuất sửa đổi

Điều 111. Thanh tra giáo dục

Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.

Điều 112. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra giáo dục

1.Thanh tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về giáo dục;

2. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về giáo dục;

3. Xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về giáo dục.

4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 113. Tổ chức, hoạt động của Thanh tra giáo dục

1. Tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

2. Hoạt động thanh tra giáo dục bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của pháp luật.

3. Hoạt động thanh tra giáo dục trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học do hiệu trưởng trực tiếp phụ trách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.


[6] Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành [khoản 1 Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010].

[7] Điều 23 Luật Thanh tra năm 2010.

[8] Thanh tra bộ là cơ quan của bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

[9] Đại Dũng, “Hiệu trưởng trường tiểu học thắng kiện chủ tịch thành phố”, //plo.vn/phap-luat/hieu-truong-truong-tieu-hoc-thang-kien-chu-tich-thanh-pho-609858.html, truy cập ngày 10/01/2018.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Luật Thanh tra năm 2010 [trans: the 2010 Inspection Law]

[2] Đại Dũng, “Hiệu trưởng trường tiểu học thắng kiện chủ tịch thành phố” [trans: Dai Dung, “Primary school principals win the presidency”], //plo.vn/phap-luat/hieu-truong-truong-tieu-hoc-thang-kien-chu-tich-thanh-pho-609858.html, access on 10/01/2018

[3] Học viện hành chính, Giáo trình thanh tra và giải quyết khiếu nại hành chính, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, 2011. [trans: Academy of Public Administration, Inspection and settlement of administrative complaints textbook, Pub. Science and technology, 2011]

[4] Kimmo Leimu, On the role of school inspector as decision-making agents in education [trans: Kimmo Leimu, On the role of school inspector as decision-making agents in education]

[5] The OSCE Mission to Bosnia and Herzegovina, Overview of status and activities of Education Inspectorsin Bosnia and Herzegovina, 2007

[6] Nguyễn Cửu Việt, Giáo trình luật Hành chính Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, 2013 [trans: Nguyen Cuu Viet, Vietnam Administrative law textbook, Pub. Chinh tri quoc gia, 2013]

©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua

Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref

  • Bài báo mới

Video liên quan

Chủ Đề