Thuốc điều trị viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh thường gặp và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh đôi khi làm cho trẻ khó chịu, dễ quấy khóc. Nếu không được điều trị tích cực, bệnh dễ tiến triển nặng thành viêm phổi. Cùng YouMed tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em trong bài viết sau đây nhé.

1. Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì?

Viêm phế quản ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến. Trẻ bị viêm phế quản bị viêm nhiễm đường thở dưới, hay sưng cuống phổi nhưng chưa lan đến nhu mô phổi. Tuy nhiên, khi viêm cuống phổi sẽ làm cho trẻ ho nhiều. Và nếu để trẻ ho nặng, viêm nhiễm có thể lan xuống nhu mô phổi. Bệnh dễ trở nặng thành viêm phổi nếu không được điều trị tích cực.

Trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi rất hay mắc phải căn bệnh này, đặc biệt khi thời tiết trở lạnh. Bệnh thường xuất hiện cùng lúc hoặc sau khi trẻ đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, sởi, ho gà… Trẻ đẻ non, còi xương, suy dinh dưỡng cũng dễ mắc và thường biến chứng thành viêm phổi. 

2. Phân loại bệnh viêm phế quản trẻ em

Tùy theo tình trạng nặng nhẹ, bệnh có thể phân loại thành:

Viêm tiểu phế quản: Bệnh này khá lành tính và dễ khỏi. Bệnh thường không để lại biến chứng. Đa số trẻ sơ sinh hoặc trẻ lớn hơn 2 tuổi dễ mắc phải loại viêm này. Nếu bệnh nặng hơn thì bố mẹ nên đưa trẻ vào bệnh viện để quan sát kỹ và điều trị. Nhằm tránh những viêm sưng không đáng có do virus gây ra.

Viêm phế quản phổi: bệnh thường xuất hiện khi trời trở lạnh đột ngột hoặc tiếp xúc không khí ô nhiễm. Vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng xâm nhập qua mũi họng và tác động đến phổi. Ngoài ra, khi bé trúng gió lạnh, ảnh hưởng đến phổi, thì dễ mắc bệnh này hơn. Tình trạng viêm này nguy hiểm hơn, do gây biến chứng suy hô hấp, hoặc thậm chí tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Viêm tiểu phế quản cấp: trẻ ở độ tuổi 1-2 tuổi rất dễ mắc phải bệnh này, đặc biệt vào tiết trời đông xuân. Bệnh dễ biến chứng nguy hiểm thành suy hô hấp, phù nề niêm mạc phế quản, tắc hẹp ống thở… Do vậy bệnh có diễn biến phức tạp hơn viêm tiểu phế quản. Bố mẹ cần đặc biệt lưu ý khi trẻ mắc phải tình trạng viêm cấp này.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều cơ chế gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ:

  • Virus: đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phế quản của trẻ. Trẻ em có hệ miễn dịch còn yếu và chưa ổn định. Khi gặp những điều kiện thích hợp [suy giảm sức đề kháng], các loại virus và vi khuẩn như phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn sẽ tấn công trẻ mắc viêm phế quản. Đặc biệt, sau khi trẻ mắc các chứng bệnh viêm tai-mũi-họng, những vi khuẩn này lại càng tích cực hoạt động. Đôi khi do sử dụng quá nhiều kháng sinh, hoặc sức khỏe của trẻ yếu, thì virus có thể tấn đến cuống phổi.
  • Thời tiết, môi trường: thời tiết thất thường, môi trường ô nhiễm [khói bụi, khói xăng xe, thuốc lá hay một số hơi độc] cũng dễ làm trẻ mắc bệnh.
  • Nguyên nhân khác: tắm quá lâu, tắm sai cách, tắm nước quá lạnh, không giữ ấm khi trời lạnh… cũng là một trong những lý do gây bệnh viêm phế quản.

4. Triệu chứng trẻ bị viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh thường không rõ ràng và khó nhận biết. Trẻ khi mắc bệnh thường có biểu hiện bỏ bú, khóc vì khó thở, chán ăn, nôn ói,… Bố mẹ cần chú ý trẻ sẽ ho nhiều và khó thở. Đặc biệt lưu ý cơn sốt và cơn ho kéo dài đến tuần thứ 2 thì có thể là trẻ đã bị viêm phế quản.

Viêm phế quản ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh xảy ra những biến chứng khó lường. Bố mẹ cần lưu ý các giai đoạn tiến triển bệnh của trẻ:

  • Giai đoạn đầu: ho, sốt nhẹ, sổ mũi kèm theo hắt hơi, bỏ bú, chán ăn, quấy khóc
  • Giai đoạn phát triển: sốt cao, xuất hiện hiện tượng thở khò khè, khó thở, rối loạn tiêu hóa. Da trẻ có biểu hiện xanh xao, tím tái

  • Giai đoạn bệnh nặng: tình trạng thở khò khè trở nên nặng hơn. Những triệu chứng khác cũng xuất hiện như sốt cao [trên 38 độ C], ho kéo dài, ho có đờm, đổ mồ hôi, chân tay yếu, mệt mỏi, môi khô, buồn nôn, nôn. Bên cạnh đó, da tím tái, tiêu chảy, ngủ mê man, li bì. Nặng hơn trẻ có thể bị co giật, hôn mê

5. Điều trị viêm phế quản ở trẻ em

Khi trẻ đang mắc bệnh, bố mẹ cần lưu ý những điều sau để việc trị liệu nhanh chóng và hiệu quả hơn:

  • Đặc biệt giữ ấm cho trẻ, lưu ý vùng cổ họng. Nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng, tránh bỏ bữa. Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc… Giữ gìn, vệ sinh nơi ở của trẻ sạch sẽ, thông thoáng.
  • Nên cho trẻ uống nước ấm. Vì nước ấm sẽ giúp làm sạch đờm, giúp trẻ đỡ đau rát họng và dễ thở hơn.
  • Đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu tình trạng bệnh không giảm sau 2 – 3 ngày. Hoặc thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sốt cao không giảm, nôn nhiều, co giật, khó thở…

Ngoài ra, bố mẹ cần chú ý tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng, đúng cách. Không được tự ý điều trị tại nhà, hoặc dùng thuốc kháng sinh bừa bãi. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách thì các triệu chứng sẽ hết sau một vài ngày.

Viêm phế quản là bệnh không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý và chăm sóc tích cực ở giai đoạn đầu để tránh bệnh diễn tiến thành viêm phổi. Nếu bệnh có dấu hiệu trở nặng, cần đưa trẻ đến khám tại các trung tâm y tế. Tuyệt đối không được chủ quan tự ý điều trị bằng kháng sinh tại nhà mà chưa có đơn bác sĩ.

Dược sĩ  Phạm Thị Thuý Diễm

Theo thống nhất của Hội Hô hấp Việt Nam và hội Tai Mũi Họng Việt Nam thì viêm phế quản cấp ở trẻ em mùa hè được định nghĩa là tình trạng viêm cấp các phế quản lớn và vừa, tiến triển lành tính. Tổn thương chủ yếu ở các tế bào niêm mạc phế quản, có thể lan rộng đến toàn bộ hệ thống cây phế quản.

Về dịch tễ viêm phế quản cấp ở trẻ em hay gặp ở lứa tuổi lớn trên 5 tuổi. Trẻ nhỏ thường không phân biệt chính xác được viêm phế quản cấp với viêm phế quản phổi, viêm tiểu phế quản, nhất là những trẻ nhỏ hơn 2 tuổi.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em

Nguyên nhân thường gặp gây bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em là virus. Trong đó chủ yếu là virus hợp bào hô hấp[RSV], cúm và á cúm, Rhinovirus, Adenovirus…

Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em [Ảnh: Internet]

Vi khuẩn gây viêm phế quản cũng giống như tác nhân gây viêm phổi cộng đồng bao gồm tác nhân điển hình và tác nhân không điển hình, đặc biệt nhóm vi khuẩn không điển hình chiếm vai trò quan trọng trong nguyên nhân hay gặp của viêm phế quản cấp ở trẻ em nhất là trẻ >5 tuổi.

Một số loại nấm và ký sinh trùng cũng có thể gây viêm phế quản.

2. Triệu chứng viêm phế quản cấp ở trẻ em

Lâm sàng của bệnh chia thành hai gồm giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát.

– Giai đoạn khởi phát trẻ có những biểu hiện như sau:

  • Trẻ ho khan, ho dữ dội từng cơn kèm khàn tiếng nhẹ.
  • Người mệt mỏi, đau tức ngực hoặc nóng rát sau xương ức.
  • Sốt tăng dần, có thể sốt cao 39- 39,5 độ C.

– Giai đoạn toàn phát:

  • Trẻ ho nhiều hơn, bắt đầu có đờm, đờm có thể có màu xanh hoặc vàng nhầy.
  • Tổng trạng suy sụp, kém ăn.
  • Sốt có thể tiếp tục cao.
  • Nghe phổi phát hiện ran ẩn to hạt, ran ngáy, ran rít.

Các kết quả cận lâm sàng

  • Trên hình ảnh cận lâm sàng thì có thể thấy trên X Quang phổi hội chứng phế quản, hình ảnh nốt hoặc đám mờ hoặc phim phổi bình thường.
  • Xét nghiệm máu thường quy cho thấy bạch cầu tăng trong đó đa nhân trung tính chiếm ưu thế. Nồng độ CRP tăng hoặc không tăng, phụ thuộc tác nhân gây bệnh.
  • Các xét nghiệm vi sinh có thể tìm thấy nguyên nhân gây bệnh trong đờm, dịch mũi họng, dịch rửa phế quản.

Bệnh có thể gây nhầm lẫn nên cần chẩn đoán phân biệt với bệnh hen phế quản, viêm phổi, đợt cấp của giãn phế quản, lao…

3. Điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em

3.1. Nguyên tắc điều trị 

Trước hết ngay khi phát hiện trẻ bị viêm phế quản, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ và đưa trẻ tới các trung tâm y tế để được tư vấn chữa bệnh.

Điều trị cần điều trị nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh.

  • Nếu nguyên nhân gây bệnh có bằng chứng là vi khuẩn thì có thể dùng kháng sinh. Các căn nguyên khác như nấm và kí sinh trùng thì dùng thuốc theo từng nguyên nhân.
  • Nếu viêm phế quản cấp do virus thì điều trị triệu chứng, không cần dùng kháng sinh.
  • Điều trị các triệu chứng của bệnh như sốt cao dùng hạ sốt, ho nhiều gây mất ngủ, đau ngực nhiều có thể dùng các loại thuốc ho long đàm, kháng histamin, thuốc giãn phế quản.

3.2. Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản cấp

Giữ ấm cơ thể cho trẻ

  • Khi nhận ra dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản, các mẹ nên giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng họng.
  • Hạn chế cho trẻ uống nước lạnh và thay vào đó là nước ấm thật nhiều, bởi điều này sẽ tránh cho trẻ bị tắc sung huyết, đồng thời giúp làm sạch đờm nhớt ở phế quản giúp trẻ đỡ đau rát và cũng dễ thở hơn.

Không tự ý cho trẻ uống thuốc ho

Phụ huynh không nên tự ý cho uống thuốc chống ho khi thấy con mình ho quá nhiều. Nếu ho giúp bé tống hết đờm ra ngoài, thì hoàn toàn lại là việc rất hữu ích, nó sẽ giúp bé mau chóng bình phục hơn.

Nếu trẻ bị nặng và không có phản xạ ho, các mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sỹ để có thể điều trị viêm phế quản ở trẻ em đúng cách và hút đờm ra ngoài.

Chăm sóc khi bé bị sốt

  • Khi bé sốt nhẹ chỉ cần uống nhiều nước, mặc đồ thoáng mát, rút mồ hôi.
  • Không nên ủ kín bé hoặc mặc đồ có nhiều chất liệu tổng hợp.
  • Nếu bé sốt cao trên 38 độ thì có thể cho bé uống acetaminophen hay ibuprofen để giúp bé hạ sốt và giảm đau.
  • Ngay khi trẻ bị cảm lạnh hay bắt đầu ho sổ mũi, thì cũng nên điều trị dứt điểm ngay, để tránh các biến chứng về sau. Trong trường hợp bé có biểu hiện thở mệt, hay thở nhanh, da tái hoặc không ăn uống, nôn tất cả thì bạn nên đưa bé tới bệnh viện ngay trước khi quá muộn vì khi đó bé đang gặp nguy hiểm.

Giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ

Luôn luôn giữ gìn môi trường xung quanh thật sạch sẽ, đặc biệt là khi trẻ bị viêm phế quản. Tránh bụi bẩn, virus, khói thuốc, cần có những biện pháp đeo khẩu trang và che kín khi đưa trẻ ra ngoài, nhất là khi trời lạnh và có sương.

Không khí trong nhà phải sạch sẽ, không bụi bẩn và không khói thuốc sẽ tránh cho bé cảm giác khó chịu, đề phòng viêm nhiễm đường hô hấp

4. Phòng tránh viêm phế quản cấp ở trẻ em

  • Phòng bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh răng miệng, mũi họng cho trẻ.
  • Đảm bảo cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết
  • Tránh các khu vực ô nhiễm môi trường, tránh ẩm mốc.
  • Đeo khẩu trang khi di chuyển giữa đám đông, khi tiếp xúc với người bệnh hoặc khi bản thân bị bệnh.
  • Tiêm chủng vắc xin đầy đủ theo lịch tiêm chủng mở rộng và thêm vắc xin phế cầu, vắc xin cúm.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Video liên quan

Chủ Đề