Tiêm vắc xin cho trẻ có tốt không

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là một biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng. Vì vậy, cha mẹ nên tham khảo những nguyên tắc cần thiết khi đưa con đi tiêm phòng dưới đây.

Nguyên tắc trước khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

– Trước khi cho bé đi tiêm phòng, cha mẹ không nên cho trẻ ăn hoặc bú quá nó, tuy nhiên cũng không nên để bé bị đói, tránh tình trạng bé bị hạ đường huyết sau khi tiêm.

– Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho con để hạn chế nhiễm trùng, mẹ nhớ mang theo sổ tiêm phòng của bé và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sức khỏe cho con trước khi đi tiêm phòng.

– Cho bé mặc trang phục đơn giản để bác sĩ dễ dàng thao tác trong quá trình khám, không mặc quần áo quá chặt, cũng không nên ủ ấm quá nhiều.

– Trước khi tiêm, cần thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con như có đang bị bệnh cấp tính hoặc mãn tính nào không, hay cơ thể có các dị tật bẩm sinh, tiền sử sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng với những lần tiêm phòng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, nôn trớ, phát ban, sưng nề vùng tiêm, sốc phản vệ… hay không.

– Luôn yêu cầu cán bộ y tế thông báo về loại vắc xin được tiêm chủng, những phản ứng có thể gặp và hướng dẫn theo dõi sau khi tiêm phòng trẻ sơ sinh.

Tiêm vắc xin cho trẻ có tốt không

Nguyên tắc trong khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

– Giữ trẻ đúng tư thế theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế và luôn thông báo về tình trạng bệnh của bé nếu có.

– Trong tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, có 2 loại vắc xin sống không nên tiêm gần quá 4 tuần (lao, sởi, thủy đậu…) còn ngoài ra không chống chỉ định tiêm các loại vắc xin chung với nhau. Tuy nhiên, khi tiêm nhiều hơn 1 mũi vắc xin, ngoài việc tăng thêm đau đớn cho trẻ thì nếu có tình trạng phản ứng xảy ra sẽ rất khó theo dõi trẻ bị dị ứng là do vắc xin nào.

Vì vậy, tốt nhất chỉ nên tiêm 1 vắc xin/một lần tiêm. Khi có những trường hợp đặc biệt như nhà xa, ghép tạng… thì có thể chỉ định dùng từ 2 vắc xin phù hợp trở lên.

Trường hợp cần hoãn tiêm phòng trẻ sơ sinh

– Đến thời điểm cần tiêm phòng mà bé đang bệnh, đặc biệt là đang bị sốt thì cha mẹ hãy hoãn tiêm. Ngoài ra, những trẻ đang bị dị ứng và có phản ứng ở lần tiêm phòng trước, trẻ có kích động, thần kinh, có vấn đề về não, suy giảm miễn dịch, trẻ đang truyền máu trong vòng một năm, trẻ đã tiêm vắc xin trong vòng 4 tuần thì cũng cần hoãn tiêm phòng cho trẻ sơ sinh.

– Tất cả vắc xin đều phải tuân thủ tiêm đúng thời gian quy định của Bộ Y tế và nhà sản xuất. Tuy nhiên, trong trường hợp cần hoãn tiêm phòng cho trẻ, sau đó tiêm lại thì không cần bắt đầu lại mà có thể tiếp tục tiêm theo lịch tiếp theo.

Tiêm vắc xin cho trẻ có tốt không

Phản ứng sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

– Trẻ cần phải ở lại 30 phút tại địa điểm tiêm phòng để được theo dõi và kịp thời xử lí nếu có phản ứng bất thường xảy ra.

– Tiếp tục theo dõi trẻ và thân nhiệt của trẻ tại nhà ít nhất 1 ngày sau khi tiêm phòng về các biểu hiện tinh thần, nhiệt độ, ăn ngủ, thở, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm…

– Trẻ có thể có một số phản ứng thông thường sau khi tiêm phòng như sốt nhẹ (<38,5 độ C), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm và quấy khóc… Tuy nhiên, những phản ứng này có thể tự khỏi trong vòng 1 ngày. Khi bé sốt thì cần cặp nhiệt độ 2 – 4 giờ/lần, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

– Nếu cha mẹ cảm thấy không an tâm về những phản ứng sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, có thể đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.

– Cần đưa trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu có các dấu hiệu bất thường sau khi tiêm phòng như sốt cao (>39oC), co giật, quấy khóc kéo dài, khóc thét, li bì, bú kém, bỏ bú, phát ban, khó thở, tím tái, hoặc phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở đâu?

Hiện nay, có một số điểm mà bạn có thể đưa trẻ đi tiêm phòng gồm các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng của nhà nước và một số cơ sở y tế được cấp phép hoạt động tiêm chủng. Trong đó, Bệnh viện Hồng Ngọc được đánh giá là một trong những điểm tiêm phòng cho trẻ sơ sinh an toàn và đảm bảo nhất.

Bởi tại đây, bên cạnh hệ thống cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ mà còn có đội ngũ bác sĩ, cán bộ y tế giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn lại rất ân cần, tận tụy với khách hàng. Vì vậy, nếu còn băn khoăn chưa biết tiêm phòng cho trẻ sơ sinh ở đâu thì Phòng Tiêm chủng khoa Nhi Bệnh viện Hồng Ngọc là một gợi ý tuyệt vời dành cho các phụ huynh.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Ở nước ta, hiện đang là mùa đông – xuân, điều kiện môi trường rất thuận lợi cho các mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút) phát triển và lây lan, càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ em, nhất là với các bệnh như cúm, bệnh đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi), sởi, rubella, tiêu chảy, ho gà… Trong dịp lễ Tết do nhu cầu giao lưu và đi lại của người dân rất lớn cũng là cơ hội cho dịch bệnh, trong đó có bệnh sởi phát triển. Bệnh có thể mắc ở tất cả những người chưa có miễn dịch với bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ, tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. Phần lớn các trường hợp mắc các bệnh sởi, ho gà hay một số các bệnh truyền nhiễm khác do không được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh, có nhiều trẻ mắc bệnh sớm như bệnh ho gà ở trẻ 2-3 tháng tuổi, bệnh sởi khi trẻ trong khoảng thời gian 9 tháng -12 tháng tuổi (trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc xin sởi –rubella nhưng lại không được tiêm vắc xin sởi khi trẻ đến 9 tháng tuổi).

Nguyên nhân trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ là: 1) các bà mẹ không nắm được trẻ em sau khi sinh cần được tiêm chủng những vắc xin phòng bệnh gì và lịch tiêm chủng như thế nào, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. 2) Tâm lý chờ đợi tiêm vắc xin dịch vụ mà không đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng trong khi chương trình tiêm chủng mở rộng luôn đảm bảo đầy đủ vắc xin tiêm cho trẻ và an toàn. Hiện nay các loại vắc xin tiêm chủng tại các điểm tiêm dịch vụ như vắc xin MMR phòng bệnh sởi - quai bị - rubella, vắc xin 6 trong 1- Infanrix Haxe -phòng bệnh Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B và các bệnh gây ra do vi khuẩn Haemophilus influenzae type B và các loại vắc xin khác không được cung cấp ổn định cho các cơ sở tiêm dịch vụ do một số nhà sản xuất thay đổi địa điểm, dây chuyền sản xuất nhằm cải tiến chất lượng hiện hành và điều chỉnh kế hoạch sản xuất nên không thể đáp ứng ngay được nhu cầu vắc xin trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam do đó dẫn đến tình trạng khan hiếm vắc xin. 3) hoặc không đưa con đi tiêm chủng vì nhiều lý do khác như sợ phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ, sợ trẻ ốm mà không đưa đi tiêm (mặc dù trẻ không thuộc diện hoãn tiêm), trẻ không được giữ ấm đúng cách trong mùa đông xuân dẫn đến nhiễm bệnh làm mất cơ hội tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ trong tháng và khi cha mẹ không cho trẻ tiêm bù lại ngay khi có thể dẫn đến trẻ bị trì hoãn tiêm qua nhiều tháng, đây là khoảng trống thời gian trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. 4) Một số đối tượng cần được tiêm chủng chưa được thống kê, điều tra đầy đủ dẫn đến số trẻ bị bỏ sót không được đưa vào danh sách theo dõi tiêm chủng.

Để phòng bệnh cho trẻ Cục Y tế dự phòng khuyến cáo các bà mẹ thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh cho trẻ như tăng cường vệ sinh các nhân cho trẻ, tăng cường dinh dưỡng, gữi ấm cho trẻ đúng cách, giữ gìn vệ sinh nhà ở  và đảm bảo thông thoáng; đồng thời thực hiện tiêm chủng cho trẻ đầy đủ phòng bệnh theo lịch trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Bà mẹ cần lưu ý: