Tóm tắt nội dung Chiếc thuyền ngoài xa

Tóm tắt nội dung Chiếc thuyền ngoài xa
Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu | Ngữ văn 12

Tham khảo thêm:

  • Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa
  • Chiếc thuyền ngoài xa tác giả tác phẩm

Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa số 1

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được nhà văn Nguyễn Minh Châu sáng tác vào năm 1983. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng với vợ chồng người đàn bà làng chài. Theo yêu cầu của trưởng phòng tòa soạn, Phùng đến một vùng ven biển miền Trung – nơi mà anh đã từng chiến đấu để săn tìm nghệ thuật và chụp một tấm ảnh thuyền biển, bổ sung cho cuốn lịch năm mới. Sau nhiều ngày “phục kích, săn tìm”, Phùng đã chụp được một bức ảnh tuyệt đẹp về một chiếc thuyền ngoài xa đang lên đênh trên biển với làn sương mờ. Nhưng khi chiếc thuyền cập bến, anh đã vô cùng kinh ngạc khi chứng kiến cảnh gã đàn ông vũ phu đang đánh vợ một cách dã man bằng chiếc thắt lưng mà người vợ vẫn cam chịu, không hề chống lại cũng không tìm cách chạy trốn. Đứa con trai vì muốn bảo vệ mẹ mà chạy vào đã đánh lại cha mình. Thấy vậy, Phùng đã chạy đến can thiệp để cảnh tượng đó không tiếp diễn. Phùng quyết định chưa trở về vội mà nán lại mấy ngày theo lời mời của chánh án Đẩu – người bạn cũ của anh. Khi Đẩu mời người đàn bà đó lên tòa án huyện, Phùng và Đẩu hết sức khuyên giải chị ta ly hôn để giải thoát khỏi cuộc sống đau khổ ấy, thì điều khiến hai người ngạc nhiên hơn đó là người đàn bà ấy lại van lạy Đẩu đừng bắt chị ta bỏ chồng. Sau khi nghe câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà và con người trước kia của người đàn ông, hai người mới vỡ lẽ. Sau khi trở về, tấm ảnh Phùng chụp được chọn và được treo ở rất nhiều nơi. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh đó, Phùng đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và đằng sau đó là hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ, giàu lòng nhân hậu vị tha ấy bước ta từ tấm ảnh rồi hòa lẫn trong đám đông.

Tóm tắt tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa số 2

Theo yêu cầu của trưởng phòng tòa soạn, người nghệ sỹ nhiếp ảnh Phùng phải đi chụp một bức ảnh cảnh biển để hoàn thiện bộ lịch năm mới. Phùng đã tìm đến vùng biển – nơi trước kia anh đã từng chiến đấu, nơi đây có một người bạn cũ của anh đang làm chánh tòa án huyện tên là Đẩu . Sau nhiều ngày phục kích, Phùng đã phát hiện và chụp được một cảnh đẹp mà anh coi là cảnh “đắt trời cho”. Đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện làm sương sớm của biển, hòa cùng ánh bình minh của một ngày mới. Khi chiếc thuyền cập bến, Phùng đã vô cùng ngạc nhiên khi anh chứng kiến từ chiếc thuyền ấy bước ra một người đàn bà xấu xí và một người đàn ông to lớn hung dữ theo sau. Tiếp đó, người đàn ông đó rút chiếc thắt lưng và quật thật mạnh vào người vợ một cách tàn nhẫn, thằng con nhìn thấy chạy ra để bảo vệ mẹ nhưng cũng bị ông ta tát cho 2 cái ngã nhào. Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn, Phùng không chịu được nữa nên định vào can thiệp, những anh cũng bị đánh trọng thương. Anh phải về tại trạm xá của tòa án huyện để tĩnh dưỡng. Phùng đã quyết định nán lại để giúp người đàn bà ấy, anh đã lên huẹn tìm Đẩu. Khi Đẩu mời người đàn bà ấy lên thì chị ta lại van xin Đẩu đừng bắt chị ta bỏ chồng.  Sau khi nghe chị ta giải thích và kể câu chuyện về cuộc đời mình Phùng và Đẩu mới hiểu ra vấn đề. Sau dó, Phùng rời xa vùng biển về với công việc, bức ảnh của anh đã được chọn và được rất nhiều người yêu thích. Nhưng  mỗi lần ngắm nhìn tấm ảnh ấy anh lại thấy cái màu hồng hồng trong cảnh sương mai và thấy một người đàn bà nghèo khổ, vất vả, cơ cực bước ra từ bức ảnh.

Chiếc thuyền ngoài xa tóm tắt số 3

Nghệ sĩ nhiếp ảnh gia tên Phùng đã đi về một vùng biển miền Trung nơi mà trước kia anh từng chiến đấu để có thể chụp được một tấm ảnh nghệ thuật về thuyền biển để in vào bộ lịch cho năm mới theo yêu cầu của Trưởng phòng. Anh phục kích trên biển nhiều ngày nhưng không tìm ra bức ảnh ưng ý. Và cuối cùng không phụ lòng chờ đợi của anh, Phùng đã chụp được một cảnh đẹp đắt giá, đó là cảnh một chiếc thuyền ở ngoài xa đang ẩn hiện trong làn sương biển mờ ảo của sáng sớm. Đó là một cảnh đẹp toàn bích, một vẻ đẹp như một bức tranh mực tàu. Tưởng chừng như đang trọn vẹn với niềm vui, nhưng khi con thuyền cập bến thì trước mặt Phùng lại hiện ra cảnh tượng vô cùng đau thương. Đó là cảnh người chồng vũ phu đang đánh đập vợ một cách dã man, đứa con trai muốn bảo vệ mẹ mà chạy đến đã đánh lại cha nó.

Phùng ngạc nhiên và sững sờ, không chịu được cảnh tượng đó, anh đã tiến đến và ngăn cản người đàn ông nhưng bị người đó đánh bị thương. Người đàn bà được chánh án Đẩu – là bạn cũ của Phùng mời đến tại tòa án Huyện. Tại đây, Phùng và Đẩu khuyên người đàn bà nên bỏ người chồng vũ phu để giải thoát cho cuộc đời nhưng lại bị từ chối. Chị ta kể cho họ nghe về cuộc đời của mình và giải thích sự thay đổi của người đàn ông và lí do chị ta không thể bỏ người chồng vũ phu đó. Nghe xong Phùng và Đẩu như hiểu ra được nhiều điều từ cuộc đời của chị.

Phùng rời vùng biển trở về với những bức ảnh ấy, bức ảnh của anh cũng đã được cho bộ lịch và được rất nhiều người yêu thích. Nhưng mỗi lần nhìn thấy tấm ảnh đó, Phùng như đang cảm thấy mình đang đứng trước cái màu hồng hồng của sương mai, rồi khi nhìn lâu hơn anh lại thấy hình ảnh người đàn bà thô kệch nghèo khổ, vất vả, lam lũ chịu nhiều đau thương ấy đang bước ra từ tấm ảnh.

Tóm tắt bài Chiếc thuyền ngoài xa số 4

Phùng – nhân vật chính của tác phẩm là một người nghệ sĩ nhiếp ảnh, theo lời trưởng phòng tòa soạn, anh đi về một vùng biển miền Trung – nơi anh đã từng chiến đấu để thực hiện bộ ảnh cho tờ lịch năm mới. Tại đây, Phùng đã bắt gặp một hình ảnh thiên nhiên vô cùng đẹp, một cảnh đẹp mà anh cho rằng là một cảnh “đắt giá trời cho”. Đó là hình ảnh của một con thuyền ngoài xa trong làn sương mờ ảo ẩn hiện. Thế nhưng, khi con thuyền ấy cập bến thì không còn cảnh đẹp đó nữa mà thay vào đó là  cảnh tượng đáng buồn, người chồng vũ phu đang đánh đập vợ một cách dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ nên đánh lại cha nó và cũng bị tát cho 2 cái ngã nhào. Phùng thấy bất bình trước sự việc ấy nên tiến đến ngăn cản. Không may, Phùng bị người đàn ông đó đánh cho bị thương. Bạn cũ của Phùng – chán án Đẩu – đã mời người đàn bà ấy lên huyện nhưng chị ta không nghe theo lời khuyên của Phùng và Đẩu mà vẫn xin được sống với chồng. Người đàn bà kể cho mọi người nghe câu chuyện cuộc đời mình và lí do không thể bỏ chồng. Lúc này, Phùng và Đẩu mới hiểu ra. Phùng  trở về với bộ ảnh đó. Tấm ảnh của anh cũng được chọn và treo ở khắp nơi nhưng khi nhìn vào bức ảnh anh vẫn luôn nhìn thấy đâu đó trong ảnh là người đàn bà khốn cùng kia.

Tóm tắt truyện Chiếc thuyền ngoài xa số 5

“Chiếc thuyền ngoài xa” là một câu chuyện gửi gắm những nỗi niềm trăn trở giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống. Phùng – một nhiếp ảnh gia đã đến vùng biển miền Trung để săn những bức ảnh đẹp của thiên nhiên để bổ sung cho bộ lịch năm mới. Sau nhiều ngày chờ đợi, cuối cùng anh cũng đã có được bức ảnh đắt giá, đó là bức ảnh một con thuyền trên biển đang ẩn hiện trong làn sương sớm của bình minh. Nhưng đằng sau bức ảnh được cho là hoàn mỹ ấy là một hiện thực đau lòng mà Phùng phải suy ngẫm, đó là cảnh tượng người đàn bà bị chồng hành hạ và đánh đập nhưng lại nhất quyết không bỏ chồng vì cuộc sống của họ còn có nhiều điều mà người ngoài không thể biết được. Khi biết về cuộc đời và nỗi khổ tâm không thể bỏ chồng của người đàn bà , Phùng đã nhận ra giá trị sâu sắc về cuộc sống, rằng mình phải nhìn nhận sự vật bằng một cái nhìn đa diện, nhiều chiều chứ không phải chỉ qua một cái nhìn đầy cảm quan, phiến diện từ vẻ bề ngoài của nó. 

Như vậy, Butbi đã giúp các bạn tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa CHI TIẾT, mong rằng đây sẽ là bộ tài liệu hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập môn Ngữ văn.

Tóm tắt nội dung Chiếc thuyền ngoài xa

Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những tác phẩm trọng tâm của chương trình lớp 12, chính vì vậy việc nắm bắt kiến thức từ tác phẩm là điều rất quan trọng với các em học sinh cuối cấp. Kiến gửi tới các em bài tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa, với bài tóm tắt mẫu ngắn gọn giúp học sinh biết cách tóm tắt văn bản truyện ngắn và nắm được đôi nét về tác giả, tác phẩm. Từ đó, các em sẽ nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 12.

Tìm hiểu chung cho tóm tắt tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”

1 – Tác giả

– Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, mất năm 1989, quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

– Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội, theo học Trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn

– Từ năm 1952 đến năm 1958, ông công tác và chiến đấu tại Sư đoàn 320.

– Năm 1962, ông về Phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sáng tạp chí Văn nghệ Quân đội

– Nguyễn Minh Châu được coi là một trong số những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới

– Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

– Tác phẩm chính: Cửa sông (tiểu thuyết, 1967), Những vùng trời khác nhau (tập truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Lửa cháy từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977), Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982), Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987), Từ giã tuổi thơ (tiểu thuyết, 1974), Những ngày lưu lạc (tiểu thuyết, 1981), Đảo đá kỳ lạ (tiểu thuyết, 1985), Trang giấy trước đèn (tập tiểu luận phê bình, 1994), Người đàn bà trên chiếc thuyền tốc hành (1983), Bến quê (1985), Chiếc thuyền ngoài xa (1987), Cỏ lau (1989),…

– Đặc điểm sáng tác:

+ Trước năm 1975: viết về đề tài chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu, mang thiên hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

+ Sau năm 1975: cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức, mang tính triết lý sâu sắc; ngôn ngữ đời thường, bình dị, gần gũi

2 – Tác phẩm

+) Hoàn cảnh ra đời

– Tác phẩm được viết vào tháng 8 năm 1983, in trong tập truyện ngắn cùng tên

– Tác phẩm là một trong số những sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam từ sau năm 1975 đến cuối thế kỉ XX

+) Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (từ đầu đến “chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”): Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng

– Phần 2 (tiếp đó đến “chống chọi với sóng gió giữa phá”): Câu chuyện về người đàn bà hàng chài

– Phần 3 (còn lại): Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy

+) Giá trị nội dung

Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.

+) Giá trị nghệ thuật

– Cốt truyện có nhiều tình huống độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống

– Chọn ngôi kể, hình thức kể chuyện phù hợp

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, đặc sắc

– Xây dựng nhiều hình ảnh, hình tượng vừa chân thực vừa chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc

Mẫu tóm tắt “Chiếc thuyền ngoài xa” ngắn nhất

Sau khi tổng hợp những thông tin về tác giả, tác phẩm, chúng ta hay cùng tham khảo những mẫu tóm tắt “Chiếc thuyền ngoài xa” ngắn nhất nhé!

+) Mẫu 1:

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng nhận lệnh về vùng biển miền Trung cũng là chiến trường năm xưa anh từng chiến đấu để chụp một bộ ảnh nghệ thuật về thuyền và biển cho bộ lịch năm sau. Sau nhiều ngày lui tới và thay đổi quyết định của mình cũng như tìm kiếm cảnh đẹp, cuối cùng anh cũng bắt được một cảnh đắt trời cho đó là hình ảnh chiếc thuyền chài ngoài xa đang tiến vào bờ ẩn hiện sau làn sương mờ ảo buổi sáng. Cảnh tượng đó đẹp đến mức như một bức tranh mực tàu. Anh giơ máy lên chụp lia lịa thì phát hiện sau cảnh đắt trời cho ấy là hình ảnh một chồng vũ phu đang đánh đập vợ một cách dã man trước sự chứng kiến của những đứa con. Thằng Phác là đứa con cả từ đâu lao tới đánh trả cha mình để bảo vệ mẹ. Phùng ngạc nhiên và sững sờ, anh không chịu được cảnh đó liền tiến đến và ngăn cản người đàn ông thì bị người đó đánh bị thương.

Người vợ được chánh án Đẩu (Đẩu là bạn cũ của Phùng) mời đến tại tòa án Huyện. Tại đây, Phùng và Đẩu ra sức khuyên nhủ người đàn bàn nên bỏ lão chồng vũ phu đi để cảnh tượng này không lặp lại nhưng khi người đàn bà đưa ra những lí lẽ lập luận bảo vệ quan điểm của mình thì Phùng và Đẩu chỉ biết im lặng, cúi đầu. Người đàn bà lại trở về với cuộc sống đời thường, với sự vất vả và những trận đòn roi.

Nghệ sĩ Phùng trở về thành phố với những bức ảnh trên tay cùng những kỉ niệm không thể nào quên về những chuyện đã xảy ra trên biển. Tấm ảnh thu vào bộ lịch năm ấy gợi lên vẻ đẹp man mác của biển cả cùng cuộc sống đói nghèo đến cùng quẫn của con người gây ám ảnh không chỉ với Phùng mà còn với nhiều bạn đọc.

+) Mẫu 2:

Phùng – nhân vật chính của truyện là một nghệ sĩ nhiếp ảnh, theo lời trưởng phòng, anh đi về một vùng biển miền Trung để thực hiện bộ ảnh cho tờ lịch năm mới. Tại đây, Phùng đã bắt gặp một hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp hiếm có. Đó là hình ảnh con thuyền ngoài xa trong làn sương mờ ẩn hiện. Phùng đã có được một cảnh mà anh cho rằng rất “đắt giá”. Thế nhưng, khi con thuyền ấy cập bến thì trước mặt Phùng lại là một hiện thực đáng buồn, người chồng vũ phu đang đánh vợ, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ nên đánh lại cha của nó. Trước sự việc như vậy, Phùng thấy bất bình và tiến đến ngăn cản. Không may, Phùng bị người đàn ông đó đánh đến bị thương. Bạn cũ của Phùng – Đẩu – đã mời người đàn bà ấy đến chánh án huyện nhưng chị ta không nghe theo lời khuyên của Phùng mà vẫn sống với chồng. Người đàn bà kể cho mọi người câu chuyện của mình và lý do không thể bỏ chồng. Phùng rời đi, tuy đã có bộ ảnh ưng ý nhưng anh luôn nhìn thấy đâu đó trong ảnh là người đàn bà đang bị chồng đánh đập.

+) Mẫu 3:

Để hoàn thành bộ lịch có cảnh biển ngày Tết theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã trở về vùng biển miền Trung nơi mình đã chiến đấu khi xưa để tác nghiệp. Sau nhiều ngày tìm kiếm, cuối cùng Phùng cũng bắt gặp cảnh tượng trời cho, anh đã bấm máy liên tục để ghi lại những bức ảnh đáng giá. Khi đang say mê sáng tạo nghệ thuật, Phùng vô tình bắt gặp cảnh bạo lực của gia đình người hàng chài. Không chỉ lao vào bảo vệ người đàn bà đáng thương trước trận đòn roi của chồng, Phùng còn quyết định ở lại vùng biển vài ngày để cùng chánh án Đẩu giúp đỡ người đàn bà li hôn chồng. Trước sự ngạc nhiên của Phùng và Đẩu, người đàn bà đã từ chối sự giúp đỡ, thậm chí còn quỳ lạy để không phải bỏ chồng. Hành động của người đàn bà hàng chài khiến Phùng và Đẩu không sao hiểu được. Thế nhưng sau khi người đàn bà giải thích, hai người bỗng nhận ra nhiều góc khuất của cuộc sống. Phùng nhận ra rằng cần có cái nhìn sâu sắc, nhiều chiều về cuộc sống chứ không phải cái nhìn phiến diện, cảm quan qua vẻ bề ngoài của nó.

Kết luận

Chiếc thuyền ngoài xa là một câu chuyện gửi gắm nỗi niềm trăn trở giữa nghệ thuật và cuộc sống đạo đức. Qua bài tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa, các em có thể biết cách tóm tắt một văn bản truyện và có được những khái quát về toàn bộ thông tin tác phẩm. Kiến mong những kiến thức được tóm gọn ở trên có thể hỗ trợ các em trong việc tìm hiểu văn bản dễ dàng hơn.

Hãy theo dõi thêm các nội dung bài học khác để việc học Ngữ văn thêm thú vị hơn nhé!!!