Ước chung lớn nhất của 20 và 24 là

Hôm nay, các gia sư toán lớp 6 sẽ hướng dẫn các em lý thuyết cũng như bài tập phần ước chung lớn nhất.

A. Tóm Tắt Lý Thuyết:

1. Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của các số đó.

Ước chung lớn nhất cả a và b kí hiệu là ƯCLN(a,b).

2. Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số, ta thực hiện các bước sau:

  • Bước 1. Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
  • Bước 2. Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.
  • Bước 3. Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là UCLN phải tìm.

3. Muốn tìm ước chung của các số đã cho, ta có thể tìm các ước của ƯCLN của các số đó.

4. Một vài điều gia sư toán muốn chú ý với các em:

  • Hai hay nhiều số có ƯCLN bằng 1 gọi là các số nguyên tố cùng nhau.
  • Trong các số đã cho, nếu số nhỏ nhất là ước của các số còn lại thì ƯCLN của các số đã cho chính là số nhỏ nhất ấy.

B. Các Dạng Toán:

Dạng 1: Tìm Ước chung lớn nhất của các số cho trước:

Phương pháp: Thực hiện quy tắc ba bước đề tìm UCLN của hai hay nhiều số.

Ví dụ 1: Tìm UCLN của:

a) 16, 80, 176

b) 18, 30, 77.

Giải:

a) 16 = 2^480 = 5.2^4176 = 11.2^4

Thừa số chung là 2^4 = 16 Đây là UCLN của 3 số đã cho.

b) 18 = 2.3^230 = 2.3.577 = 11.7

Thừa số chung là 1 --> Đây cũng là UCLN cần tìm.

Ví dụ 2: Tìm UCLN rồi tìm các ước chung của:

a) 16 và 24

b) 180 và 234

c) 60, 90 và 135

Giải:

--> UCLN(16,24) = 2^3 = 8.

Các ước chung của 16 và 24 chính là các ước của 8. Đó là: 1; 2; 4; 8.

Phần b và c gia sư môn toán lớp 6 chỉ đưa ra đáp án còn cách giải cụ thể các em hãy tự làm và tham khảo thêm hướng dẫn của các gia sư nhé.

b) UCLN(180,234). Các ước chung là: 1; 2; 3; 6; 9; 18.

c) UCLN(60, 90, 135). Các ước chung là: 1; 3; 5; 15.

Dạng 2: Bài toán đưa về việc tìm UCLN của hai hay nhiều số.

Phương pháp:

Phân tích đề bài, suy luận để đưa về việc tìm UCLN của hai hay nhiều số.

Ví dụ: Tìm số tự nhiên a lớn nhất biết rằng 420 | a và 700 | a.

Giải:

Theo đề bài a phải là UCLN(420,700) mà UCLN(420, 700) = 140. Vậy a = 140.

Dạng 3: Tìm các ước chung của hai hay nhiều số thỏa mãn điều kiện cho trước:

Phương pháp:

  • Tìm UCLN của hai hay nhiều số cho trước;
  • Tìm các ước của UCLN này;
  • Chọn trong các số đó các ước thỏa mãn điều kiện đã cho.

Ví dụ: Tìm các ước chung lớn hơn 20 của 144 và 192.

Hướng dẫn giải:

UCLN(144, 192) = 48.

Ước của 48 = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24; 48}

Các ước của 48 lớn hơn 20 là 24 và 48.

Vậy các ước chung lớn hơn 20 của 144 và 192 là 24 và 48.

Chúc các em học tập tốt!!!!

Vậy Ước chung lớn nhất và Bội chung nhỏ nhất là gì? Cách tìm Ước chung lớn nhất (ƯCLN) và Bội chung nhỏ nhất (BCNN) như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Sau đó vận dụng vào giải một số bài tập minh họa để rèn kỹ năng giải toán.

I. Kiến thức Ước và Bội cần nhớ

1. Định nghĩa ước và bội

– Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a.

* Ví dụ: Số 8 có là bội của 4 vì 8 chia hết cho 4. Nhưng số 8 không là bội của 3 vì 8 không chia hết cho 3.

2. Cách tìm ước và bội

* Kí hiệu:  B(a): tập hợp các bội của a. Ư(a): tập hợp các ước của a.

Cách tìm bội của 1 số: Ta có thể tìm các bội của một số khác 0 bằng cách nhân số đó lần lượt cho 1, 2, 3,..

* Ví dụ: Tìm bội của số 5 như sau:

 B(5) = {5.1; 5.2; 5.3; 5.4; …} = {5; 10; 15; 20;…}

• Cách tìm ước của 1 số: Ta có thể tìm các ước của một số a (a > 1) bằng cách lần lượt chia số a cho số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a.

* Ví dụ: Tìm các ước của 8, 10, 12, 13 như sau:

 Ư(8) = {8; 4; 2; 1}

 Ư(10) = {10; 5; 1}

 Ư(12) = {12; 6; 4; 2; 1}

 Ư(13) = {12; 1}.

3. Một số bài tập tìm ước và bội

* Bài 111 trang 44 sgk Toán 6 Tập 1:

a) Tìm các bội của 4 trong các số 8; 14; 20; 25.

b) Viết tập hợp các bội của 4 nhỏ hơn 30.

c) Viết dạng tổng quát các số là bội của 4.

° Lời giải:

a) Trong các số 8; 14; 20; 25 chỉ có 8 và 20 chia hết cho 4.

→ Vậy bội của 4 là 8; 20.

b) Các số chia hết cho 4 mà nhỏ hơn 30 là 0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28.

→ Vậy tập hợp bội của 4 nhỏ hơn 30 là B = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28}.

c) Các số tự nhiên chia hết cho 4 đều có dạng 4.k (với k ∈ N).

→ Vậy dạng tổng quát các số là bội của 4 là 4k (với k ∈ N).

* Bài 112 trang 44 sgk Toán 6 Tập 1: Tìm các ước của 4, của 6, của 9, của 13 và của 1.

° Lời giải:

a) Lần lượt chia 4 cho 1 ,2 ,3 ,4 ta thấy 4 chia hết cho 1, 2, 4

→ Vậy Ư(4) = {1, 2, 4}

b) Lần lượt chia 6 cho 1, 2, 3, 4, 5, 6 ta thấy 6 chia hết 1, 2, 3, 6.

→ Vậy Ư(6) = {1, 2, 3, 6}.

c) Lần lượt chia 9 cho 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 ta thấy 9 chia hết cho 1, 3, 9

→ Vậy Ư(9) = {1; 3; 9}.

d) Lần lượt chia 13 cho 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13. Ta thấy 13 chia hết cho 1 và 13.

→ Vậy Ư(13) = {1; 13}

e) Ư(1) = {1}.

II. Khái niệm ước chung, ước chung lớn nhất (ƯCLN) và cách tìm

1. Ước chung là gì?

• Ước chung của 2 hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.

* Ví dụ: Ư(4) = {1; 2; 4} và Ư(6) = {1; 2; 3; 6}

 Ước chung của 4 và 6 ký hiệu là: ƯC(4,6) = {1;2}.

⇒ x ∈ ƯC(a,b) nếu a 

Ước chung lớn nhất của 20 và 24 là
 x và b 
Ước chung lớn nhất của 20 và 24 là
 x;

2. Ước chung lớn nhất (ƯCLN)

• Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp ước chung.

* Ví dụ: Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12} và Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}

→ ƯC(12,30) = {1; 2; 3; 6} số lớn nhất trong tập hợp ước chung là 6.

→ Ta nói 6 là ước chung lớn nhất (ƯCLN) của 12 và 30, ký hiệu ƯCLN(12,30)=6.

3. Cách tìm ước chung lớn nhất (ƯCLN)

• Muốn tìm ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện các bước sau:

– Bước 1: Phẫn tích mỗi số ra thừa số nguyên tố

– Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung

– Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là ƯCLN cần tìm.

III. Khái niệm bội chung, bội chung nhỏ nhất (BCNN) và cách tìm

1. Bội chung là gì?

• Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó

* Ví dụ: B(4) = {0; 4; 8; 12; 16, 20; 24;…} và B(6) = {0; 6; 12; 18; 24;…}

 Ký hiệu bội chung của 4 và 6 là BC(4,6) = {0; 12; 24;…}

⇒ x ∈ BC(a,b) nếu x 

Ước chung lớn nhất của 20 và 24 là
 a và x 
Ước chung lớn nhất của 20 và 24 là
 b;

2. Bội chung nhỏ nhất (BCNN)

• Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó.

* Ví dụ: B(4) = {0; 4; 8; 12; 16, 20; 24;…} và B(6) = {0; 6; 12; 18; 24;…}

→ BC(4,6) = {0; 12; 24;…} Số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp bội chung là 12;

→ 12 là bội chung nhỏ nhất (BCNN) của 4 và 6, ký hiệu; BCNN(4,6)=12.

3. Cách tìm bội chung nhỏ nhất (BCNN)

• Muốn tìm bội chung nhỏ nhất (BCNN) của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện các bước sau:

– Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố

– Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng

– Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó. Tích đó là BCNN cần tìm.

IV. Một số bài tập vận dụng tìm ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất

Bài 139 trang 56 SGK Toán 6 Tập 1: Tìm ƯCLN của:

a) 56 và 140 ;     b) 24, 84, 180

c) 60 và 180 ;     d) 15 và 19

° Lời giải:

a) – Phân tích ra thừa số nguyên tố: 56 = 23.7; 140 = 22.5.7

– Các thừa số nguyên tố chung là 2; 7.

⇒ ƯCLN(56, 140) = 22.7 = 28 (số mũ của 2 nhỏ nhất là 2; số mũ của 7 đều bằng 1).

b) Ta có: 84 = 22 .3 .7; 24 = 23.3; 180 = 22.32.5

⇒ ƯCLN(24, 84, 180) = 22.3 = 12.

c)- Cách 1: 60 = 22.3.5; 180 = 22.32.5

⇒ƯCLN (60, 180) = 22.3.5 = 60.

– Cách 2: 60 là ước của 180 nên ƯCLN (60; 180) = 60.

* Nhận xét: Cách 1 là cách thường dùng cho mọi bài toán tìm ƯCLN, cách 2 dùng cho 1 số trường hợp đặc biệt ƯCLN là 1 trong các số cần tìm ước.

d) Ta có: 15 = 3.5; 19 = 19

⇒ ƯCLN(15, 19) = 1.

Bài 140 trang 56 SGK Toán 6 Tập 1: Tìm ƯCLN của:

a) 16, 80, 176 ;         b) 18, 30, 77

° Lời giải:

a) Cách 1: 16 = 24 ;     80 = 24.5 ;     176 = 24.11

 ⇒ ƯCLN(16, 80, 176) = 24 = 16.

– Cách 2: 80 ⋮ 16; 176 ⋮ 16 nên 16 là ước của 80; 176.

→ Do đó ƯCLN(16, 80, 176) = 16.

b) Ta có: 18 = 2.32 ; 30 = 2.3.5 ; 77=7.11

⇒ ƯCLN(18, 30, 77) = 1 (vì không có thừa số nguyên tố nào chung).

Bài 142 trang 56 SGK Toán 6 Tập 1: Tìm ƯCLN rồi tìm các ước chung của:

a) 16 và 24 ;     b) 180 và 234 ;     c) 60, 90, 135

° Lời giải:

a) Ta có 16 = 24 và 24 = 23.3 ⇒ ƯCLN (16, 24) = 23 = 8.

→ ƯC(16, 24) = Ư(8) = {1; 2; 4; 8}.

b) Ta có 180 = 22.32.5 và 234 = 2.32.13 ⇒ ƯCLN(180, 234) = 2.32 = 18.

→ ƯC(180, 234) = Ư(18) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}.

c) 60 = 22 .3.5;  90 = 2.32.5;  135 = 33 .5

⇒ ƯCLN(60, 90, 135) = 3.5 = 15.

→ ƯC(60, 90, 135) = Ư(15) = {1; 3; 5; 15}.

Bài 143 trang 56 SGK Toán 6 Tập 1: Tìm số tự nhiên a lớn nhất, biết rằng 420 ⋮ a và 700 ⋮ a.

° Lời giải:

– Vì 420 ⋮ a và 700 ⋮ a nên a ∈ ƯC(420; 700).

– Theo bài ra, a là số tự nhiên lớn nhất nên a = ƯCLN(420; 700).

– Ta có: 420 = 22.3.5.7; 700 = 22.52.7

⇒ ƯCLN(420, 700) = 22.5.7 = 140

– Kết luận: Vậy a = 140.

Bài 145 trang 56 SGK Toán 6 Tập 1: Lan có một tấm bìa hình chữ nhật kích thước 75cm và 105cm. Lan muốn cắt tấm bia thành các mảnh nhỏ hình vuông bằng nhau sao cho tấm bìa được cắt hết, không còn thừa mảnh nào. Tính độ dài lớn nhất của cạnh hình vuông (số đo cạnh của hình vuông nhỏ là một số tự nhiên với đơn vị xentimét).

° Lời giải:

– Để tấm bìa được cắt không còn thừa mảnh nào thì cạnh hình vuông phải là ước của chiều rộng và chiều dài tấm bìa.

– Chiều rộng bằng 75cm, chiều dài bằng 105cm.

– Do đó cạnh hình vuông phải là một trong các ƯC(75, 105).

– Độ dài lớn nhất của cạnh hình vuông là ƯCLN(75, 105).

– Ta có : 75 = 3.52 ; 105 = 3.5.7

⇒ ƯCLN(75, 105) = 3.5 = 15.

– Kết luận: Vậy cạnh hình vuông lớn nhất là 15cm.  

* Bài 149 trang 59 SGK Toán 6 Tập 1: Tìm BCNN của:

a) 60 và 280 ;     b) 84 và 108 ;     c) 13 và 15

° Lời giải:

a) – Phân tích ra thừa số nguyên tố: 60 = 22.3.5; 280 = 23.5.7

– Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng: 2; 3; 5; 7.

– Lập tích: mỗi thừa số lấy với sỗ mũ lớn nhất: số mũ lớn nhất của 2 là 3; số mũ lớn nhất của 3; 5; 7 là 1.

→ BCNN(60, 280) = 23.3.5.7 = 840.

b) Ta có: 84 = 22.3.7; 108 = 22.33

⇒ BCNN(84, 108) = 22.33.7 = 756

c) Ta có: 13 = 13; 15 = 3.5

⇒ BCNN(13, 15) = 3.5.13 = 195.

* Bài 150 trang 59 SGK Toán 6 Tập 1: Tìm BCNN của:

a) 10, 12, 15 ;     b) 8, 9, 11 ;     c) 24, 40, 168

° Lời giải:

a) Ta có: 10 = 2.5; 12 = 22.3; 15 = 3.5

⇒ BCNN(10, 12, 15) = 22.3.5 = 60.

b) Ta có: 8 = 23 ; 9 = 32; 11 = 11

⇒ BCNN(8, 9, 11) = 23.32.11 = 792.

c) Ta có: 24 = 23.3; 40 = 23.5; 168 = 23.3.7

⇒ BCNN(24, 40, 168) = 23.3.5.7 = 840.

* Bài 152 trang 59 SGK Toán 6 Tập 1: Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0 biết rằng a chia hết cho 15 và a chia hết cho 18.

° Lời giải:

– Ta có: a ⋮ 15 và a ⋮ 18 ⇒ a ∈ BC(15, 18).

– Theo bài ra, a là số nhỏ nhất nên a = BCNN(15, 18).

– Mà 15 = 3.5; 18 = 2.32.

⇒ BCNN(15, 18) = 2.32.5 = 90.

– Kết luận: Vậy a = 90.

* Bài 154 trang 59 SGK Toán 6 Tập 1: Học sinh lớp 6C khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 8 đều vừa đủ hàng. Biết số học sinh lớp đó trong khoảng từ 35 đến 60. Tính số học sinh lớp 6C.

° Lời giải:

+ Ta gọi số học sinh lớp 6C là a.

– Vì học sinh xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 8 đều vừa đủ nên a là bội của 2, 3, 4, 8. Hay a ∈ BC(2; 3; 4; 8).

+ Ta cần tìm BC(2, 3, 4, 8):

– Ta có: 2 = 2; 3 = 3; 4 = 22; 8 = 23

⇒ BCNN(2, 3, 4, 8) = 23.3 = 24.

⇒  BC(2, 3, 4, 8) = B(24) = {0; 24; 48; 72;…}

– Vì số học sinh trong khoảng từ 35 đến 60 nên suy ra a = 48.

– Kết luận: Số học sinh lớp 6C là 48.