Vì sao trẻ nôn trớ

Vì sao trẻ nôn trớ
Vì sao trẻ nôn trớ

Chăm sóc trẻ sơ sinh đòi hỏi nhiều kinh nghiệm mà đôi khi nhiều cặp bố mẹ đã từng chăm con nhỏ vẫn còn nhiều bỡ ngỡ. Chắc chắn, khi chăm sóc bé yêu, bạn từng bối rối và có phần bực bội vì bé liên tục trớ ra sữa hay thức ăn. Ban đầu bé chỉ bị nôn trớ một đôi lần nhưng càng về sau, tần suất nôn trớ cao lên, thậm chí bé nôn trớ mỗi lần ăn.

Hầu hết những bé hay nôn trớ đều phát triển rất tốt và không hề bị khó thở. Nếu con bạn đang có tình trạng như trên, bạn cũng không cần phải lo lắng quá và cũng không cần đưa bé đi chữa trị. Nhưng khi bé có bất kì dấu hiệu đặc biệt nào khác, bạn cũng đừng chủ quan mà hãy đưa bé đến bác sĩ nhé!

Tại sao bé lại nôn trớ?

Khi bé bú sữa, lượng sữa sẽ di chuyển ra phía sau thành họng và đi xuống một ống cơ được gọi là thực quản rồi mới tới dạ dày. Có một vòng cơ nối giữa dạ dày và thực quản gọi là cơ thắt thực quản dưới. Khi vòng cơ đó mở ra, sữa sẽ chảy vào trong dạ dày, sau đó vòng cơ sẽ đóng lại. Nếu vòng cơ đó không đóng đủ chặt, lượng sữa sẽ chảy ngược lên phía trên, còn gọi là trào ngược làm cho trẻ bị ọc, ựa.

Trẻ sơ sinh thường dễ bị trào ngược bởi vì dạ dày của bé có kích thước nhỏ – bằng khoảng kích cỡ của nắm tay hoặc một trái banh golf – vì vậy rất dễ bị đầy. Cũng như thế, cơ thắt thực quản dưới cũng chưa trưởng thành để làm việc tốt như ở người lớn. Phải đến 4-5 tháng tuổi, bé mới có thể hết trào ngược. Đến khi bé yêu bắt đầu ăn những thức ăn cứng hơn, triệu chứng trào ngược diễn ra càng thường xuyên. Nhưng các mẹ đừng đánh đồng trào ngược với nôn ói nhé! Trào ngược thường xảy ra khi bé ợ hơi.

Mẹ nên làm gì để ngăn hiện tượng nôn trớ ở trẻ?

Nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ em, nếu hiện tượng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Một số biện pháp sau giúp bé giảm bị ọc sữa mà mẹ nên tham khảo:

  • Nên cho bé ăn ở tư thế đứng;
  • Cho bé ăn lượng nhỏ hơn và thường xuyên hơn, cho bé ợ hơi mỗi 3-5 phút;
  • Tránh đè lên bụng bé khi bạn vỗ cho bé hết trớ;
  • Tránh di chuyển bé nhiều trong lúc bé ăn và sau khi ăn.

Phân biệt hiện tượng ói và nôn trớ ở trẻ nhỏ

Ói là sự tống xuất thức ăn từ dạ dày, ruột cần nhiều lực hơn và khiến bé đau hơn nôn trớ. Ói có thể làm bé mất dịch, vì vậy mỗi khi bé có dấu hiệu ói, bạn cần phải kiểm tra xem con bạn có bị mất nước không.

Bạn có thể áp dụng các phương pháp để giúp bé giảm triệu chứng của ói như:

  • Bạn nên cho bé uống nước, nước uống thể thao hoặc nước canh, tránh uống nước trái cây và nước ngọt;
  • Bạn có thể cho bé ăn tùy vào sức ăn của bé, nhưng chỉ được cho ăn những thức ăn dễ tiêu và nhạt như bánh quy hoặc bánh mì đơn giản. Nếu bé bị ói nhiều và kéo dài, bạn cần phải tìm những loại rau củ và protein dễ tiêu hóa để đảm bảo dinh dưỡng cho bé;
  • Bạn nên tránh cho bé ăn những loại thức ăn chiên rán khó tiêu;
  • Bạn nên tránh cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt;
  • Trong ngày, bạn nên cho bé ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn chậm;
  • Sau khi ăn , bạn nên cho bé nghỉ ngơi, nằm ở tư thế đầu cao hơn thân một chút.

Ngoài ra, bố mẹ còn có thể áp dụng những bước sau để theo dõi tình trạng của con khi bé bị ói:

  • Nếu bé có dấu hiệu mất nước: Môi khô, khóc không ra nước mắt, tã khô, nước tiểu sậm màu, thóp lõm, bạn nên đưa bé đi khám ngay lập tức;
  • Nếu từ 3 đến 4 giờ sau, bé không còn ói bạn nên cho bé uống nước bù dịch;
  • Khoảng 8 tiếng sau, nếu bé không còn ói, bạn có thể cho bé bú sữa mẹ, có thể bổ sung sữa bột công thức nếu cần;
  • Đối với bé lớn có thể ăn dặm thì cho bé ăn như thường lệ và ăn chậm, tránh đồ ăn cay và chiên;
  • Sau 24 tiếng, bé không còn ói thì đến đây bạn đã có thể cho bé ăn như thường ngày.

Những bước đơn giản trên đây có thể giúp bé cảm thấy khỏe hơn và không cần đến bác sĩ. Nhưng nếu bố mẹ thấy ở bé xuất hiện bất kì dấu hiệu nguy hiểm nào dưới đây, hãy đưa bé đến bệnh viện ngay:

  • Ói thường xuyên;
  • Ói mạnh;
  • Ói hơn 1 hoặc 2 muỗng canh sữa;
  • Ói ra dịch màu nâu, đỏ hoặc xanh;
  • Không tăng cân;
  • Bé ít đi tiểu hơn thường ngày;
  • Kiệt sức và mệt mỏi;
  • Sốt cao hơn 39oC;
  • Ói ra máu hoặc tiêu ra máu;
  • Ói hoặc khóc không ra nước mắt;
  • Tiêu chảy nhiều hơn 1 lần 1 ngày.

Với bài này Hello Bacsi mong bố mẹ sẽ hiểu rõ hơn về việc bé ói hay nôn trớ, từ đó có thể giúp bé khỏe hơn. Cũng như giúp bố mẹ cảm thấy thoải mái hơn khi chăm sóc con.

Bạn có thể quan tâm đến:

  • Mẹ cần làm gì khi bé nôn trớ
  • 6 lưu ý cần nhớ khi chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Bệnh nôn mửa

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nôn trớ là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trong giai đoạn trẻ đang còn bú sữa mẹ. Nếu là nôn trớ sinh lý, trẻ sẽ tự khỏi khi lớn lên; nhưng nếu triệu chứng nôn trớ liên quan đến các bệnh lý tiêu hóa, bố mẹ cần phát hiện sớm để có biện pháp xử trí, điều trị sớm cho trẻ.

Vì sao trẻ nôn trớ

Nôn trớ là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh

Các nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ

Do sai lầm trong chế độ ăn uống và chăm sóc (nôn trớ cơ năng)

  • Cho trẻ bú quá no, ăn quá nhiều, ép trẻ ăn quá ngưỡng.
  • Trẻ bắt đầu ăn bổ sung các thức ăn mới lạ, hoặc do ăn quá nhiều một loại thức ăn nào đó.
  • Cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế hoặc bú bình chưa đúng cách, khiến trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dày gây nôn trớ.
  • Đặt trẻ nằm ngay sau khi trẻ vừa ăn no.
  • Quấn tã hoặc băng rốn quá chặt.

Vì sao trẻ nôn trớ

Cho trẻ bú bình không đúng cách khiến trẻ nuốt phải nhiều không khí dễ gây nôn trớ

Trẻ nôn trớ do bệnh lý

  • Trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa: tiêu chảy, chậm nhu động ruột, tắc ruột,…
  • Trẻ bị bệnh nhiễm trùng thần kinh: viêm màng não mủ.
  • Viêm đường hô hấp trên.
  • Tăng áp lực nội sọ: Xuất huyết não do giảm tỷ lệ Prothrongbin.
  • Do rối loạn thần kinh thực vật.
  • Trẻ mắc hội chứng sinh dục thượng thận.
  • Do dị tật đường tiêu hóa: hẹp tá tràng bẩm sinh, hẹp phì đại môn vị, hẹp thực quản, thoát vị hoành.
  • Trẻ bị nôn trớ do tắc ruột, xoắn ruột: thường kèm theo tình trạng nhiễm trùng toàn thân, bụng chướng, bí trung – đại tiện, dịch dạ dày nâu đen, đi ngoài phân có máu.

Ngoài ra, nôn trớ cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang bị thiếu canxi. Nếu trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ, bị giật mình kèm co giật trong khi ngủ, thường xuyên vặn mình, mẹ nên đưa trẻ đi khám xem có phải do trẻ bị thiếu canxi không? Đồng thời nên xem lại thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mẹ, và bổ sung hợp lý để cung cấp đủ canxi cho bé qua nguồn sữa mẹ.

Cách xử trí khi trẻ bị nôn trớ

  • Khi trẻ bị nôn trớ, mẹ hãy nghiêng đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn. Sau đó nhanh chóng làm sạch chất nôn trong khoang miệng, họng và mũi trẻ bằng cách hút hoặc quấn gạc mềm vào đầu ngón tay và thấm hết chất nôn trong miệng và họng trẻ để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây ra.
  • Khum bàn tay vỗ nhẹ hai bên lưng để trấn an trẻ đồng thời để giúp trẻ ho bật nốt chất nôn còn lại trong họng ra ngoài.

Vì sao trẻ nôn trớ

Sau khi trẻ nôn trớ, nên khum bàn tay vỗ nhẹ sau lưng trẻ

  • Tuyệt đối không bế xốc trẻ lên khi trẻ đang nôn trớ để tránh làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi. Nên để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy từ từ.
  • Lau mặt, phần cổ và người trẻ bằng nước ấm, thay áo quần bị dính bẩn chất nôn.
  • Nếu trẻ bị nôn khi ngủ, mẹ hãy đặt trẻ nằm nghiêng, kê cao đầu, luôn để thân mình phía trên cao hơn để tránh hiện tượng trào ngược.
  • Khi bé đã ngừng nôn trớ, hãy cho trẻ uống một chút nước ấm hoặc nước điện giải oresol. Với trẻ trên 2 tuổi, mẹ có thể cho trẻ uống nước gừng ấm từng chút một. Gừng có tác dụng giúp ổn định đường ruột và giảm triệu chứng buồn nôn.
  • Sau đó, mẹ có thể cho bé bú mẹ hoặc bú bình nhưng cần cho trẻ bú từ từ. Với các bé lớn, đã ăn dặm,… sau vài giờ khi trẻ không còn nôn trớ, mẹ có thể cho bé ăn uống bình thường, nhưng nên bắt đầu với các thực phẩm dễ tiêu hóa.
  • Cho trẻ đi ngủ, không được tự ý dùng thuốc chống nôn khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Cách chăm sóc trẻ để ngăn ngừa nôn trớ

  • Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng khá phổ biến do giai đoạn này, dạ dày của trẻ còn nằm ngang, cơ thắt tâm vị yếu nên trẻ rất dễ bị nôn trớ. Mẹ có thể giúp bé giảm thiểu tình trạng này bằng cách chia nhỏ thành nhiều cữ bú trong ngày để giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Cho trẻ bú từ từ từng ít một, đủ cữ, không ép trẻ ăn quá no.
  • Cho trẻ bú đúng tư thế, ngậm bắt vú mẹ đúng cách.

Vì sao trẻ nôn trớ

Mẹ lưu ý cần cho trẻ bú đúng tư thế và ngậm bắt vú mẹ đúng cách

  • Khi bé bú bình, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ và cho sữa ngập núm vú bình để tránh việc bé nuốt phải không khí khi bú. Nên chọn núm vú cao su có lỗ vừa phải, không quá nhỏ hay quá lớn.
  • Khi bé bú xong, không đặt bé nằm ngay lập tức, thay vào đó hãy bế bé khoảng 10-15 phút và vỗ ợ hơi để giúp tống bớt lượng khí thừa từ trong dạ dày ra ngoài, tránh khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu.
  • Không bế xốc, rung lắc trẻ, không đùa với trẻ khi trẻ vừa ăn no xong.
  • Tránh để trẻ quá đói trước khi ăn, bởi vì khi quá đói, trẻ thường bú quá nhanh sẽ dễ nuốt phải không khí hơn.
  • Mẹ có thể massage nhẹ nhàng vùng quanh rốn của bé giúp làm giảm co bóp dạ dày, hạn chế hiện tượng nôn trớ. Hoặc massage bụng mạnh và sâu theo đường đi của khung đại tràng để giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, giúp trẻ tiêu hóa tốt và bài tiết phân đều đặn hàng ngày, giảm chướng bụng, đầy hơi và nôn trớ.
  • Không cho trẻ mặc quần áo hoặc quấn tã quá chật để tránh gây áp lực lên dạ dày.
  • Sau khi đã điều chỉnh cách chăm sóc mà hiện tượng nôn trớ ở trẻ vẫn không cải thiện, kèm theo các triệu chứng bất thường như sốt cao, phát ban, quấy khóc liên tục, lơ mơ, co giật, khó thở, nôn trớ liên tục, nôn kèm theo máu hoặc dịch mật (xanh, vàng), đau bụng quằn quại, trướng bụng, tiêu chảy,… bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và và xử trí kịp thời. Không nên chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu bệnh lý liên quan đến rối loạn tiêu hóa do nhiễm trùng đường ruột, viêm màng não, dị ứng sữa, đồ ăn,…

Ngoài các biện pháp điều trị và chăm sóc trẻ bị nôn trớ được kể trên, để nâng cao thể trạng sức khỏe cho trẻ, đặc biệt là tăng cường chức năng đường tiêu hóa và nâng cao miễn dịch cho trẻ, mẹ có thể cho trẻ bổ sung cốm NutriBaby Plus mỗi ngày, với liều dùng mỗi ngày 1 gói chia 2-3 lần. Mẹ có thể pha cốm NutriBaby Plus với sữa mẹ, sữa công thức cho bé dùng dễ dàng.

Vì sao trẻ nôn trớ

Phần lớn trẻ sẽ hết hiện tượng nôn trớ khi được 6 – 7 tháng tuổi hoặc khi bé đã có thể ngồi vững, tuy nhiên cũng có một số bé đến khi được 1 tuổi mới chấm dứt được hiện tượng này. Trẻ bị nôn trớ liên tục sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, thậm chí có thể gây nguy hiểm. Hy vọng với những kiến thức trên, bố mẹ sẽ có biện pháp xử trí và chăm sóc trẻ đúng cách để giúp bé giảm thiểu hiện tượng nôn trớ và luôn khỏe mạnh.

Xem thêm:

>>> Trẻ sơ sinh biếng bú: Hiểu nguyên nhân, khắc phục đúng cách

>>> Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị ho: Mẹ đừng xem nhẹ!

>>> Mách mẹ cách chăm sóc trẻ biếng ăn khi mọc răng

Vì sao nên chọn NUTRIBABY

  • 1

    Trẻ ăn ngon sau 1 liệu trình

    • 95% trẻ dứt biếng ăn, hấp thu tốt, tăng cân sau 1 liệu trình.
    • 75% mẹ phản hồi con lấy lại cảm giác thèm ăn chỉ sau 1-2 hộp.
    • 90% mẹ ghi nhận con đề kháng tốt, giảm tái phát viêm hô hấp, “nói không” với kháng sinh.
    • 99,9% trẻ thích dùng cốm NutriBaby với vị Socola thơm ngon.

  • 2

    Tác động “trúng đích”, hiệu quả bền vững

    • Kết hợp Đông - Tây y, tác động sâu đến hệ vi sinh đường ruột, tạo môi trường thuận lợi cho hệ vi khuẩn có lợi phát triển. Nhờ đó, mang lại hiệu quả vượt trội gấp 3-5 lần so với các sản phẩm men vi sinh, men tiêu hóa thông thường.
    • Giúp trẻ lấy lại cảm giác thèm ăn tự nhiên, ăn ngon chỉ sau 1 liệu trình.

  • 3

    Không gây phụ thuộc, an toàn tuyệt đối cho trẻ

    • Thành phần thiên nhiên, không tác dụng phụ, không giữ nước, an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ.
    • Nguyên liệu nhập khẩu châu Âu, sản xuất tại Nhà máy đạt chuẩn GMP nhưng giá “rất Việt”, chỉ 150 nghìn/ hộp 20 gói, trẻ dùng được 1-3 tuần.

  • 4

    Tác dụng “3 trong 1”

      Là sản phẩm duy nhất trên thị trường có tác dụng “3 trong 1”:
    • Giúp trẻ ăn ngon, tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.
    • Tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng vượt trội.
    • Hỗ trợ hiệu quả trẻ đang điều trị viêm đường hô hấp bằng kháng sinh.

  • 5

    Được Bác sĩ, Dược sĩ khuyên dùng

    • Sản phẩm được PGS.TS.BS Lê Bạch Mai – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cố vấn và khuyên dùng.
    • Đã được phân phối tại hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc.
    • Bộ Y tế chứng nhận, số XNCB: 35197/2016/ATTP-XNCB.