Biểu tượng của sài gòn là gì

Dưới đây là 5 biểu tượng kiến trúc nổi bật của Sài Gòn.

Tòa nhà biểu tượng "bông sen"

Ngay từ khi được khánh thành, tòa tháp Bitexco hay còn gọi là toà nhà “bông sen” đã trở thành một biểu tượng mới thu hút du khách đến với Sài Gòn. Với việc hội tụ hàng loạt doanh nghiệp và cơ quan, đây được xem là trung tâm tài chính tương lai của thành phố.

Qua camera kép của Galaxy Note8, người dùng dễ dàng bắt gặp những khoảnh khắc nên thơ.

Tuy chỉ mang ý nghĩa là một tháp tài chính nhưng kiến trúc bên trong của Bitexco lại mang tính phức tạp bậc nhất. 68 tầng được xây bằng 2 nguyên liệu chính là thép và kính trên tổng diện tích 6.000 m2, hơn 22 m mở rộng ra khỏi kết cấu chính của tòa nhà và treo lơ lửng trên không.

Đây là tòa cao ốc đầu tiên ở Việt Nam có sân đỗ trực thăng cao đến 191 m so với mặt đất.

Tòa "tháp đôi" của Sài Gòn

Khởi công và xây dựng trong 22 tháng, Vincom Center cao 26 tầng và 6 tầng hầm trên diện tích 7.371 m2 được xem là tòa nhà “xanh” và tiết kiệm năng lượng đầu tiên của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Theo thiết kế, ngoài việc tận dụng phát triển các không gian xanh trong và ngoài tòa nhà thì tất cả công trình thuộc Vincom Center đều sử dụng kính Low-E.

Vincom Center Đồng Khởi là công trình xanh nổi tiếng tại TP.HCM.

Hệ thống nước nóng của tòa nhà được sử dụng năng lượng mặt trời, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Hệ thống thông gió và điều hòa không khí tiết kiệm được điều khiển bởi điều khiển thông minh.

TTTM này có tầm vóc quốc tế của các quốc gia phát triển với hệ thống giao thông nội bộ được thiết kế khoa học và dành gần 50% diện tích của TTTM cho mục đích công cộng. Sự sầm uất của công trình là dấu hiệu báo trước cho một tương lai hội nhập, đón đầu xu hướng của người dân TP.HCM.

Tòa nhà "Rockfeller của Việt Nam"

Toạ lạc bên cạnh sông Sài Gòn, tòa nhà tài chính kinh tế mang đậm dấu ấn Manhattan thường gợi liên tưởng về tòa nhà Rockfeller nổi tiếng. Tòa tháp được thiết kế bởi công ty Pelli Clarke Pelli Architects của kiến trúc sư lừng danh Ceasar Pelli - người đứng sau tòa tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur, tháp tài chính Hong Kong.

Công trình kết hợp nhuần nhuyễn giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.

Công trình Vietcombank Tower cao 35 tầng nổi, 4 tầng hầm với các khu tiện ích, khu phục vụ, khu bán lẻ, nhà hàng và bãi đậu xe được xây dựng trên khu đất 3.200 m2, tọa lạc gần Công trường Mê Linh, ngay cạnh bờ sông Sài Gòn.

Lấy cảm hứng từ sự vươn lên mạnh mẽ của các tòa nhà chọc trời, công trình tạo điểm nhấn bằng nhiều khoảng lùi trên cao, nhìn giống như một chiếc vương miện hoặc hình chóp nổi bật. Những khoảng lùi này giúp cấu trúc đường chân trời của khu vực trung tâm thay đổi đáng kể và cũng là điểm thu hút sự chú ý rất hiệu quả.

Toà nhà "Thời đại"

Vị trí đắc địa ngay phố đi bộ cùng vẻ ngoài lộng lẫy khiến khách sạn 6 sao duy nhất tại Việt Nam trở thành biểu tượng quen thuộc nhưng không kém phần xa hoa của Sài Gòn. Công trình mở ra hy vọng về một tương lai phát triển mạnh mẽ, khi Việt Nam sở hữu hàng loạt công trình đẳng cấp quốc tế.

Đây cũng có thể xem là hình ảnh đại diện cho lối sống thượng lưu và sự hội nhập với văn hoá thế giới của thành phố. Đôi dòng viết tay vào bức ảnh, gói ghém cả sự ngưỡng mộ, ước mơ và niềm tự hào về sự giàu có của thành phố chính là “món quà” độc đáo mà S Pen của Galaxy Note8 có thể mang đến cho người yêu nhiếp ảnh Sài Gòn.

Times Square được ưu ái gọi là “trái tim” của TP.HCM.

Tòa nhà cao nhất Nam Sài Gòn

Nằm ở khu đô thị phát triển mạnh mẽ bậc nhất - Nam Sài Gòn, công trình trong ảnh là một trong những văn phòng đẹp nhất TP.HCM. Tương lai của thành phố đang bắt đầu từ những thay đổi tích cực trong cảnh quan và môi trường làm việc.

Được đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, với diện tích đất gần 3.000 m2 do công ty kiến trúc NQH thiết kế, Petroland Tower có lối kiến trúc hiện đại, sáng tạo, kết hợp tổng thể cảnh quan xung quanh, đem đến cảm giác thân thiện.

Hình thái kiến trúc Petroland Tower mang tính động với phần đỉnh được thiết kế thành khối chuyển động vút cao vừa có ý nghĩa tích cực cho công việc của một trung tâm thương mại, vừa hàm ý hướng tới sự phát triển thịnh vượng.

Bức ảnh phong cảnh thêm mới lạ với những nét viết từ bút S Pen.

Thay vì một tấm ảnh thông thường, một số du khách chọn cách cá nhân hoá hình ảnh và cảm xúc bằng chữ viết tay từ bút S Pen, gửi tình yêu vào “hạt giống” của khu đô thị mới này.

Có rất nhiều cách để viết nên những câu chuyện về Sài Gòn, trong đó sự kết hợp cùng lúc cả chữ và hình trên Galaxy Note8 đã mang đến màu sắc riêng, gói trọn cảm xúc cá nhân của người kể.



Nếu những địa phương  mới thành lập, phần lịch sử hòa quyện lan tỏa thì người ta chọn  đặc điểm văn hóa, hoặc những công trình mới xây dựng ,thậm chí ẩm thực để làm biểu tượng.

Với đất nước Việt Nam, hình ảnh hoa sen đã là  dấu ấn lịch sử, biểu trưng cho sự  thanh cao, hoàn mỹ và vươn lên trong mọi khó nhọc, địch họa, thiên tai. Đó là biểu tượng ý nghĩa và đẹp nhất trong lòng bạn bè  khắp năm châu.

Thành phố Sài gòn trước đây, nay là TP. Hồ Chí Minh, một thành phố năng động và là đầu tàu kinh tế của cả nước, tập trung nhiều nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa và hội nhập, thế nhưng biểu tượng của một thành phố lớn, quan trọng như vậy vẫn chưa là mối quan tâm thực sự. Thời gian qua, biểu tượng có phần xô lệch cho lãnh vực du lịch và một vài khía cạnh  hoạt động khác, mỗi nơi tùy chọn theo quan điểm và đặc thù hoạt động của mình, chọn biểu tượng rất dễ dãi.

Tượng đài Trần Nguyên Hãn xây dựng từ trước năm 1975, biểu tượng ở trung tâm TP và hình ảnh quen thuộc của người Sài Gòn đã di dời về Q.6 vào giữa tháng 12/2014

Trước đây, ảnh bìa bản đồ tp.HCM của phát hành sách Sài gòn và của Sagontouist đều có in bìa là nhà thờ Đức Bà Sài gòn. Nhưng nhiều nhất có lẽ là hình ảnh cách điệu chợ Bến Thành, như công ty Xổ Số Kiến Thiết, các ngân hàng và cả đội bóng đá Saigon FC chẳng hạn.

Chuyện những ngỡ đã đi vào  yên vị, nhưng gần đây được hâm nóng trở lại khi một cơ quan ngôn luận lại dùng  ảnh nhà thờ đức bà  vào mục dự báo thời tiết cho tp.HCM [ ảnh 1]; và trong một sự kiện của một hãng hàng không Nhật Bản mấy ngày qua, quảng cáo cho tuyến San Jose– Tokyo – HoChiMinh Cty mà biểu tượng lại cũng là nhà thờ đức bà Sài gòn ! [ ảnh 2] đã góp phần làm chao đã  sự tự hào của người dân thành phố này.

Dựa trên tiêu chí lịch sử, thử làm một cuộc thăm dò bỏ túi, chúng tôi  lắng nghe các em ở độ tuổi cấp I, hầu hết đều cho rằng biểu tượng của Sài gon là chợ Bến Thành, ngay cả các bà nội trợ cũng  công nhận hình ảnh đó là thiết thực nhất. Còn khi hỏi hình ảnh nhà thờ đức bà thì  tất cả cho rằng “ họ không biết “ hoặc trả lời hơi  “trật bản lề” hơn chút đỉnh nhưng cũng chứng tỏ sự xa rời cuộc sống của đa số người dân, là “ tui không có theo đạo” ! Mạo muội hỏi đến những nhà nghiên cứu hoặc có chút  biết về nguồn cội của thành phố này thì ai cũng buồn bã lắc đầu cho rằng chùa Giác Lâm được cho là cổ nhất thành phố thì xa trung tâm , lại thấp lè tè quá, trông chẵng có gì để kiêu hãnh [ ý ám chỉ cho kiến trúc Gothic ] !

Bức tượng bán thân Quách Thị Trang khiến người dân Sài Gòn tiếc đứt ruột, vì mất đi hình ảnh quen thuộc của người dân Tp.

Đã có không ít lần người ta đưa ra 8 công trình kiến trúc từ cổ chí kim để bình chọn biểu tượng cho thành phố Sài gòn. Đó là Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu Điện Thành Phố, Nhà Hát Thành Phố, Dinh Độc Lập, Bến Nhà Rồng, Tháp Bitexco và Tháp Hồ Con Rùa. Trong 8 công trình này  thìa đã hết 5 có lai lịch từ thời Pháp thuộc, còn lại Dinh Độc Lập, Tháp Hồ Con Rùa có từ thập niên 60 thế kỷ trước, Tháp Bitexco thì chỉ mới xây dựng đây thôi.

Trong 5 công trình được xây dựng từ thời Pháp thuộc đó, nếu tính bằng thời gian lịch sử có mặt cùng  thành phố này thì chùa Giác Lâm [trước  các tên Sơn Can, Cẩm Sơn, Cẩm Đệm] là lâu đời nhất. Chùa được chúa Nguyễn Phúc Khoát [ 1714 – 1765] cho xây dựng năm Giáp Tý [ 1744], khi Tổ Tông Viên Quang [ 1758 – 1827] được Bổn sư Phật ý Linh Nhạc [ 1725 – 1821] của về trụ trì thỉ đổi tên thành Giác Lâm đến hôm nay.

Chợ Bến Thành được xây dựng năm 1912 hoàn thành năm 1914. Nhà thờ Đức Bà xây dựng năm 1877-1880. Bưu Điện thành phố xây dựng năm 1886 – 1891], Nhà hát thành phố xây dựng năm 1898. Dinh Độc Lập [ Dinh Thống nhất] xây dựng năm 1962 - 1966. Bến Nhà Rồng xây dựng năm 1862-1864. Hồ con rùa [ còn gọi là “Công Trường Quốc tế” xây dựng năm 1965, Tháp Bitexco chỉ mới vài năm trở lại đây thôi.

Nếu tính từ năm Tổ Tông Viên Quang viên tịch [ 1821] thì khi đó các công trình “kiêu hãnh” của Pháp  trên đây vẫn chưa ra đời ! Vậy thì biểu tượng của thành phố vì kiến trúc “kiêu hãnh”  giàu có, đồ sộ, vươn cao chọc trời hay ý nghĩa của một cuộc khai cơ  lập ấp vĩ đại để có được  ngày hôm nay và lịch sử hãy còn chứng minh  hằng hữu sự vĩ đại đó ? Với  một đất nước nói chung và thành phố Sài gòn nói riêng, quá trình lịch sử  đấu tranh để sinh tồn, để phát triển; lòng tự trọng hơn bao giờ hết vẫn  phải đặt làm tiêu chí hàng đầu, để chứng tỏ nội lực và ý chí cho các thề hệ mai sau không mất dấu.

Sài gòn ngày 11/03/2918- 23/01 âmlịch

Dương Kinh Thành

Video liên quan

Chủ Đề