Các câu hỏi về ngân hàng Nhà nước

Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi công chức loại C vào làm việc tại Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố năm 2022, gồm 745 câu.

Nội dung Bộ câu hỏi trắc nghiệm tập trung vào các chuyên đề sau:

 Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

– Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ s 76/2015/QH13 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương s 77/2015/QH13 năm 2019

– Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;  ; Nghị định 101/2020/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ

– Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức năm 2019.

– Nghị định 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020  của Chính phủ quy định  về tuyển dụng, sử dụng quản lý công chức;

Các câu hỏi về ngân hàng Nhà nước

Tài liệu trắc nghiệm thi công chức vào làm việc tại ngân hàng nhà nước

(Phần mềm thi thử trắc nghiệm công chức hành chính năm 2022)

– Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010

– Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 năm 2017)

– Nghị định 16/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

– Quyết định 986/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Liên hệ hoặc Zalo: 0935634572 để tải toàn văn Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi công chức loại C vào làm việc tại Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố năm 2022, gồm 721 câu

Dưới đây là một số câu trong Bộ câu hỏi thi công chức loại C ngành Ngân hàng: 

Câu 1 .  Ngân hàng Nhà nước được tổ chức như thế nào?

a) thành hệ thống tập trung gồm bộ máy điều hành và các đơn vị hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc khác

b) thành hệ thống tập trung, thống nhất, gồm bộ máy điều hành và các đơn vị hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc khác

c) thành hệ thống thống nhất, gồm bộ máy điều hành và các đơn vị hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc khác

đáp án B

Câu 2. Thẩm quyền quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, các ban, hội đồng tư vấn về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước

a) Chính phủ

b) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

c) Bộ trưởng Bộ Tài chính

d) Quốc hội

Đáp án B

Câu 3. Vị trí của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?

a) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

b) là cơ quan thuộc Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

c) là cơ quan của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đáp án A

Câu 4. Theo Quan điểm của Quyết định 986 thì Ổn định hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng đóng vai trò như thế nào   trong ổn định tiền tệ và ổn định tài chính?

a) Quan trọng    b) quyết định   c) then chốt   d) chủ chốt

Đáp án D

Câu 5.  Tổ chức tín dụng bao gồm?

a) ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô

b) ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân.

c) ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

Đáp án C

Câu 6. Hiến pháp được thông qua khi?

a) có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành

b) có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành

c) có ít nhất một phần hai tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành

Đáp án A

Câu 7. Chính phủ không có chức năng nào?

A. Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

B. Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.

C. Là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

D Quản lý nhà nước theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Đáp án A

Câu 8. Nhiệm vụ nào dưới đây thuộc nhiệm vụ quyền hạn của Bộ trong lĩnh vực pháp luật?

a) Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác theo phân công

b) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho chính quyền địa phương.

c) Trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ và các chương trình, chiến lược định hướng phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác thuộc các thành phần kinh tế trong ngành, lĩnh vực.

d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực.

Đáp án A

Câu 9. Đâu không phải là nguyên tắc trong quản lý cán bộ, công chức

a) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.

b) Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.

c) Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.

d) Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.

Đáp án D

Câu 10. Theo Nghị định số 138/2020-CP, ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức thì người được tuyển dụng phải hoàn thành mấy nội dung trong quá trình tập sự?

A. 2 nội dung.   B. 3 nội dung.   C,4 nội dung.   D.5 nội dung.

Đáp án B

Liên hệ email hoặc Zalo 0935634572 để tải Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi công chức loại C vào làm việc tại Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố năm 2022, gồm 745 câu trắc nghiệm có đáp án

Tải tài liệu tiếng Anh trình độ A1, A2 thi công chức, viên chức tại đây

Các câu hỏi về ngân hàng Nhà nước

Thi thử kiến thức chung công chức hành chính tại đây

Quy ước viết tắt

- Thông tư 41: Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Thông tư 13: Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 quy định hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản sửa đổi, bổ sung;

- Thông tư 11: Thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30/7/2021 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Thông tư 39: Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng;

- NHNN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- TCTD: Tổ chức tín dụng;

- NHTM: Ngân hàng thương mại;

- Chi nhánh NHNNg: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- HSRR: Hệ số rủi ro;

- BCTC: Báo cáo tài chính.

PHẦN I

QUY ĐỊNH CHUNG

Câu hỏi 1: Đề nghị NHNN hướng dẫn quy định về tỷ giá để tính tỷ lệ an toàn vốn quy định tại Thông tư 41?

Trả lời:

Khoản 4 Điều 6 Thông tư 41 quy định: "Đối với các khoản mục bằng ngoại tệ, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy ra đồng Việt Nam khi tính tỷ lệ an toàn vốn như sau:

a) Thực hiện theo quy định về hạch toán trên các tài khoản ngoại tệ của pháp luật về hệ thống tài khoản kế toán;

b) Đối với rủi ro ngoại hối thì thực hiện như sau:

(i) Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ: là tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày báo cáo;

(ii) Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác: là tỷ giá bán giao ngay chuyển khoản của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào cuối ngày báo cáo."

Theo đó, đối với rủi ro ngoại hối, ngân hàng, chi nhánh NHNNg căn cứ quy định tại điểm b khoản 4 Điều 6 Thông tư 41 để thực hiện, đối với các rủi ro khác, ngân hàng, chi nhánh NHNNg căn cứ tỷ giá hạch toán theo quy định tại Thông tư 22/2017/TT-NHNN để thực hiện.

Câu hỏi 2: Các ngân hàng, chi nhánh NHNNg có vốn chủ sở hữu có gốc ngoại tệ có được tính phần chênh lệch tỷ giá hối đoái tại thời điểm góp vốn và thời điểm chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam vào Vốn cấp 1 như quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không?

Trả lời:

- Thông tư 41 không có quy định về việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái tại thời điểm góp vốn và thời điểm chuyển đổi báo tài chính được lập bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam vào vốn cấp 1.

- Để phản ánh chính xác giá trị vốn được cấp, vốn góp bằng ngoại tệ và phù hợp với quy định của pháp luật về chế độ tài chính, hạch toán kế toán của TCTD khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam, Thông tư 22/2019/TT-NHNN đã bổ sung khoản mục “chênh lệch tỷ giá hối đoái” do đánh giá lại vốn chủ sở hữu có gốc ngoại tệ vào cấu phần Vốn cấp 1 khi tính Vốn tự có.

Thời gian tới, NHNN sẽ xem xét bổ sung nội dung này tại Thông tư 41 cho phù hợp.

Câu hỏi 3: Tại phụ lục 5, nội dung công bố thông tin yêu cầu công bố “Danh mục các tài sản bảo đảm, bảo lãnh của bên thứ ba, bù trừ số dư nội bảng và sản phẩm phái sinh tín dụng đủ điều kiện để ghi nhận giảm thiểu rủi ro tín dụng” và “Danh mục thuộc sổ kinh doanh”. Các danh mục này cần trình bày chi tiết như thế nào?

Trả lời:

- Danh mục các tài sản bảo đảm, bảo lãnh của bên thứ ba, bù trừ số dư nội bảng và sản phẩm phái sinh tín dụng đủ điều kiện để ghi nhận giảm thiểu rủi ro tín dụng quy định tại Phụ lục 5 tối thiểu bao gồm danh sách các biện pháp đáp ứng điều kiện để ghi nhận giảm thiểu rủi ro tín dụng mà ngân hàng, chi nhánh NHNNg đã sử dụng quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư 41.

- Danh mục thuộc sổ kinh doanh tối thiểu bao gồm danh sách các khoản mục thuộc sổ kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh NHNNg.

Câu hỏi 4:

Theo quy định tại Thông tư 41, “Tổ chức tài chính quốc tế” được áp dụng hệ số 0%.

Ngân hàng Corporación Andina de Fomento (CAF - Development Bank of Latin America - Ngân hàng Phát triển Châu Mỹ La Tinh) có mục tiêu hoạt động và chức năng là hỗ trợ phát triền bền vững và giao lưu kinh tế trong khu vực Mỹ Latinh và Caribe thông qua việc giúp các nước cổ đông đa dạng hóa nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu xã hội. Cấu trúc vốn của CAF phù hợp với những mục tiêu trên với hơn 99.95% là vốn góp của các chính phủ.

CAF có được xếp loại là “Tổ chức tài chính quốc tế” theo quy định tại điểm m, khoản 20, Điều 2, Thông tư 41?

Trả lời:

Điểm m Khoản 20 Điều 2 Thông tư 41 quy định "Tổ chức tài chính quốc tế khác có vốn điều lệ do Chính phủ các nước đóng góp" và được áp dụng hệ số rủi ro 0% khi tính tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41. Theo đó, trường hợp CAF đáp ứng tiêu chí nêu trên thì được coi là tổ chức tài chính quốc tế theo quy định tại Thông tư 41.

Câu hỏi 5: Theo quy định tại Thông tư 41, cấu phần vốn tự có bao gồm “Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ”.

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 93/2017/NĐ-CP về Chế độ tài chính đối với TCTD, Vốn chủ sở hữu bao gồm “Các quỹ: …Quỹ đầu tư phát triển, …”; không bao gồm “Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ”.

Như vậy, tại Thông tư 41 có hiểu “Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ” là “Quỹ đầu tư phát triển” để xác định vốn tự có và vốn tự có hợp nhất.

Trả lời:

- Khoản 10 Điều 4 Luật các TCTD quy định: Vốn tự có gồm giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định của NHNN.

- Khoản 1 Điều 4 Nghị định 57/2012/NĐ-CP quy định vốn chủ sở hữu của TCTD, chi nhánh NHNNg bao gồm:

“ 1. Vốn chủ sở hữu:

a) Vốn điều lệ;

b) Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá theo quy định của pháp luật;

c) Thặng dư vốn cổ phần;

d) Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ dự phòng tài chính;

đ) Lợi nhuận chưa phân phối;

e) Vốn khác thuộc sở hữu hợp pháp của TCTD, chi nhánh NHNNg.”

Thông tư 41 được ban hành năm 2016, theo đó vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh NHNNg được xác định trên cơ sở các khoản mục của Vốn chủ sở hữu quy định tại Nghị định 57, trong đó có “Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ”.

- Khoản 1 Điều 4 Nghị định 93/2017/NĐ-CP (thay thế Nghị định 57 nêu trên) quy định Vốn chủ sở hữu của TCTD, chi nhánh NHNNg bao gồm:

“1. Vốn chủ sở hữu:

a) Vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;

b) Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá;

c) Thặng dư vốn cổ phần;

d) Các quỹ: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính;

đ) Lợi nhuận lũy kế chưa phân phối, lỗ lũy kế chưa xử lý;

e) Vốn khác thuộc sở hữu của TCTD, chi nhánh NHNNg.”

Do đó, tại Thông tư 41 “Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ” được hiểu là “Quỹ đầu tư phát triển” để xác định vốn tự có và vốn tự có hợp nhất.

Câu hỏi 6:

Khoản cho vay khách hàng được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) bảo lãnh thanh toán thì có được coi là đáp ứng đủ điều kiện để áp dụng giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng bảo lãnh của bên thứ ba không?

Trả lời:

Khoản 2 Điều 14 Thông tư 41 quy định:

“2. Bên bảo lãnh bao gồm: a) Chính phủ, ngân hàng trung ương, tổ chức công lập của chính phủ, chính quyền địa phương; b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có xếp hạng tín nhiệm BBB- trở lên; c) Doanh nghiệp có xếp hạng tín nhiệm A- trở lên.”

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 41, ADB chưa thuộc danh sách bên bảo lãnh để xem xét giảm thiểu rủi ro tín dụng. NHNN sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nội dung này tại Thông tư 41 cho phù hợp.

PHẦN II

RỦI RO TÍN DỤNG

Câu hỏi 1: Đối với tài sản đảm bảo là vàng, việc định giá vàng sẽ được thực hiện như thế nào, giá tham chiếu ra sao?

Trả lời:

Việc định giá tài sản bảo đảm là vàng khi xem xét giảm thiểu rủi ro tín dụng được xác định như sau: i) Đối với Ngân hàng, chi nhánh NHNNg có hoạt động kinh doanh vàng: sử dụng giá niêm yết mua vào của Ngân hàng, chi nhánh NHNNg; ii) Đối với Ngân hàng, chi nhánh NHNNg không kinh doanh vàng: Ngân hàng, chi nhánh NHNNg căn cứ các quy định khoản 2 Điều 6, khoản 5 Điều 12 Thông tư 11/2021/TT-NHNN để xác định giá trị tài sản bảo đảm là vàng khi xem xét giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm.

Câu hỏi 2:

Theo yêu cầu của công văn 366/NHNN-DBTK, thời hạn nộp báo cáo theo Thông tư 41 là ngày 12 hàng tháng. Tuy nhiên, thông tin phân loại nhóm nợ để xác định nợ xấu (nhóm nợ 3, 4, 5) từ hệ thống CIC được cập nhật sau ngày 15 hàng tháng. Do đó, báo cáo tỷ lệ an toàn vốn được thực hiện theo thông tin phân loại nhóm nợ nội bộ?

Trả lời:

Ngân hàng, chi nhánh NHNNg căn cứ kết quả phân loại nợ của ngân hàng, chi nhánh NHNNg theo quy định tại Thông tư 11/2021/TT-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng để xác định hệ số rủi ro đối với khoản nợ xấu khi tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Câu hỏi 3:

Thông tư 41 quy định về Nợ thứ cấp như sau: “Ngân hàng được ngừng trả lãi và chuyển lãi luỹ kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ”. Liên quan đến quy định này, ngân hàng có một số câu hỏi như sau:

a) Việc xác định kết quả kinh doanh trong năm có bị lỗ do chi phí lãi phát sinh từ nợ thứ cấp được thực hiện khi nào? (Cuối tháng, cuối quý, cuối năm?)

b)Việc “ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo” có thể được hiểu là Ngân hàng có quyền ngừng hạch toán lãi dự chi và chuyển toàn bộ lãi dự chi đã hạch toán nhưng chưa trả ra khỏi Báo cáo lãi lỗ của Ngân hàng cho năm báo cáo nếu các khoản chi phí lãi này dẫn đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng trong năm bị lỗ hay không?

c) Nếu lãi dự chi đã hạch toán nhưng chưa trả có thể được chuyển ra khỏi báo cáo lãi lỗ như câu 2 ở trên, khoản lãi này nên được ghi nhận ở khoản mục nào trên Bảng cân đối kế toán sau khi được chuyển ra khỏi báo cáo lãi lỗ của ngân hàng?

d) Trong năm tiếp theo, ngân hàng có nghĩa vụ hạch toán bù và trả những khoản lãi dự chi đã ngừng trích ở năm trước hay không? (Ví dụ, Ngân hàng ngừng trích lãi từ tháng 4->12/2020. Sang năm 2021, Ngân hàng có cần phải trích lãi và trả lãi cho giai đoạn từ tháng 4->12/2020 hay không?)

Trả lời:

Thông tư 41 quy định điều kiện để nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2, trong đó có điều kiện “ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo”. Theo đó, điều kiện này phải nằm trong nội dung thỏa thuận, cam kết để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi ngân hàng, chi nhánh NHNNg phát hành nợ thứ cấp.

Việc xác định kết quả kinh doanh trong năm, hạch toán dự trả lãi, trả lãi thực hiện theo quy định về Chuẩn mực kế toán và các quy định khác của pháp luật kế toán và chế độ tài chính áp dụng đối với ngân hàng, chi nhánh NHNNg.

Câu hỏi 4: Theo quy định tại khoản 10 điều 9 Thông tư 41, tỷ lệ bảo đảm phải được xác định lại khi có thông tin giá trị tài sản đảm bảo bị suy giảm trên 30%. Để có thông tin này thì ngân hàng phải tiến hành định giá lại tài sản hàng năm hay có thể tự quy định 1 nguyên tắc đánh giá tài sản đảm bảo.

Trả lời:

Để có thông tin về giá trị tài sản bảo đảm thì ngân hàng, chi nhánh NHNNg thực hiện quản lý tài sản bảo đảm theo quy định nội bộ, trong đó có quy định về phương pháp, quy trình định giá tài sản bảo đảm, tần suất đánh giá tài sản bảo đảm, bao gồm đánh giá định kỳ hoặc đột xuất đối với tài sản bảo đảm theo nguyên tắc tài sản bảo đảm có sự biến động giá trị nhiều hơn sẽ phải đánh giá thường xuyên hơn theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 6 Thông tư 11, Điều 36 Thông tư 13.

Câu hỏi 5: Ngân hàng có cần đánh giá lại tổng thu nhập của cá nhân mỗi năm hay Ngân hàng chỉ dựa vào đánh giá ở lần thẩm định hồ sơ đầu tiên quy định tại khoản 11 Điều 9.

Trả lời:

Điểm a khoản 11 Điều 9 Thông tư 41 quy định: (i) Tổng thu nhập trong năm của khách hàng là thu nhập trong năm tính DSC của khách hàng.... (ii) Tỷ lệ DSC phải được xác định lại khi ngân hàng, chi nhánh NHNNg có thông tin thay đổi về thu nhập của khách hàng. Theo đó, ngân hàng, chi nhánh NHNNg phải thu thập thông tin về thu nhập của khách hàng hàng năm và phải được xác định lại khi ngân hàng, chi nhánh NHNNg có thông tin thay đổi về thu nhập của khách hàng để xác định HSRR cho phù hợp.

Câu hỏi 6: Khoản 1.a điều 10 của Thông tư 41, Ngân hàng có cần tính hạn mức giao dịch trên thị trường liên ngân hàng vào mục hạn mức tín dụng chưa sử dụng. Hiện Ngân hàng cấp 2 loại hạn mức cho khách hàng trên thị trường liên ngân hàng là hạn mức tiền gửi và hạn mức giao dịch ngoại hối. Nếu có thì ngân hàng cần đưa vào tính hạn mức nào?

Trả lời:

Khi tính vốn yêu cầu cho rủi ro tín dụng, ngân hàng, chi nhánh NHNNg phải chuyển đổi các cam kết ngoại bảng có rủi ro tín dụng bao gồm cả hạn mức tiền gửi chưa sử dụng thành các khoản mục nội bảng và áp dụng HSRR tương ứng, không chuyển đổi đối với hạn mức giao dịch ngoại hối (như hạn mức giao dịch mua bán ngoại tệ).

Câu hỏi 7: Điều 14. Giảm thiểu RRTD bằng bảo lãnh của bên thứ ba

Trong trường hợp đáp ứng các điều kiện về Bên bảo lãnh, Bảo lãnh của bên thứ ba có thể được thực hiện dưới hình thức uy tín của bên thứ ba hoặc bằng tài sản của bên thứ ba như bất động sản, phương tiện vận tải. Đề nghị NHNN hướng dẫn.

Trả lời:

Về hoạt động bảo lãnh, trường hợp bên bảo lãnh (bên thứ ba) là TCTD, chi nhánh NHNNg thì thực hiện theo quy định tại Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 quy định về bảo lãnh ngân hàng (đã được sửa đổi, bổ sung). Trường hợp bên bảo lãnh (bên thứ ba) là tổ chức kinh tế không phải là TCTD, chi nhánh NHNNg thì thực hiện theo quy định tại Điều 292, Điều 335, Điều 336 Bộ Luật dân sự 2015, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm (đã sửa đổi, bổ sung) và các văn bản pháp luật có liên quan.

Câu hỏi 8:Đề nghị NHNN giải thích các nội dung sau tại khoản 11 Điều 2 về khoản cho vay thế chấp nhà, cụ thể như sau:

(i) “Nhà” không bao gồm công trình xây dựng trên đất? “Nhà” có được hiểu là nhà ở hình thành trong tương lai chưa bàn giao hay không? Hay phải là nhà có sẵn, nhà ở hình thành trong tương lai đã bàn giao? Trong trường hợp khoản vay mua nhà đáp ứng đầy đủ các điều kiện, ngoại trừ nhà chưa hoàn thành thì có được coi là khoản cho vay thế chấp nhà không?

(ii) Cụm từ: “khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản” chính là khái niệm của khoản 10? Nếu vậy hiểu là khoản 11 là trường hợp con của khoản 10 nhưng có một số nội dung riêng? Theo cách hiểu này, kết hợp với Khoản 10 thì phải là mua chính nhà đó và thế chấp chính nhà đó? Hay đây đơn giản chỉ là mệnh đề giải thích theo dạng phần tử con (a thế chấp nhà) thuộc tập hợp (A bảo đảm bằng bất động sản) để tiếp tục ý tiếp theo? Nếu theo cách hiểu này thì mục đích thế chấp nhà này là để mua cái gì? Mua ô tô được không? Mua BĐS khác được không?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Nhà ở; khoản 11 Điều 2 Thông tư 41, nhà được hiểu như sau:

(i) “Nhà” quy định tại khoản 11 Điều 2 bao gồm các công trình xây dựng trên đất có mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân đã được hoàn thành để bàn giao theo hợp đồng mua bán nhà giữa người bán và người mua. Trường hợp nhà chưa hoàn thành theo hợp đồng mua bán nhà thì chưa đủ điều kiện được coi là khoản cho vay thế chấp nhà.

(ii) Khoản cho vay thế chấp nhà quy định tại khoản 11 Điều 2 là khoản cho vay được bảo đảm bằng bất động sản quy định tại khoản 10 điều 2 để cá nhân mua nhà và đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 11 Điều 2.

Câu hỏi 9: Các giao dịch phát hành hoặc xác nhận thư tín dụng thương mại dựa trên chứng từ vận tải có thể được hiểu như thế nào? Trên thực tế, ngân hàng phát hành hoặc xác nhận thư tín dụng thương mại sẽ dựa trên một bộ chứng từ gồm hóa đơn, chứng từ vận tải, quy cách đóng gói... chứ không chỉ dựa trên chứng từ vận tải.

Trả lời:

Đối với các giao dịch phát hành thư tín dụng chứng từ, ngân hàng, chi nhánh NHNNg thực hiện theo điều kiện thương mại quốc tế và tập quán thương mại quốc tế.

Theo Điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms 2020) và Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 600), việc phát hành hoặc xác nhận thư tín dụng thương mại phải dựa trên các bộ chứng từ, trong đó có chứng từ vận tải là chứng từ quan trọng để xác nhận hoàn thành việc giao hàng, làm cơ sở cho việc thanh toán. Các tài liệu, hồ sơ cụ thể của bộ chứng từ phụ thuộc vào phương thức thanh toán quốc tế, việc thanh toán trước hay sau giao hàng.

Câu hỏi 10: Đối với khách hàng có nhiều hơn 1 hạng tín nhiệm ở các kỳ hạn khác nhau thì sẽ lấy theo cách nào?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại các điểm b, đ, e khoản 4 Điều 5 Thông tư 41, việc xác định hạng tín nhiệm của khoản phải đòi trong trường hợp khách hàng có từ 2 hạng tín nhiệm trở lên như sau:

- Trường hợp các khoản phải đòi có từ hai thứ hạng tín nhiệm trở lên của từ hai doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập khác nhau thì ngân hàng, chi nhánh NHNNg sử dụng thứ hạng tín nhiệm tương ứng hệ số rủi ro tín dụng cao nhất để áp dụng đối với khoản phải đòi đó.

- Trường hợp các khoản phải đòi có từ hai thứ hạng tín nhiệm trở lên của cùng 01 doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm thì ngân hàng, chi nhánh NHNNg sử dụng thứ hạng tín nhiệm tương ứng của từng khoản phải đòi đó.

Câu hỏi 11: Tiết b(iii) khoản 9 Điều 9: Đối với các doanh nghiệp thành lập mới (không bao gồm các trường hợp thành lập do tổ chức lại, chuyển đổi hình thức pháp lý,...), hoạt động chưa được 01 năm, hệ số rủi ro tín dụng là 150%. Phụ lục 6-Doanh nghiệp hoạt động dưới 1 năm (RW = 150%). Đề nghị hướng dẫn về cách phân loại khách hàng doanh nghiệp, vì thực tế nhiều doanh nghiệp đã thành lập trên 1 năm nhưng thời gian hoạt động chưa được 1 năm.

Trả lời:

Thông tư không quy định về thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngân hàng, chi nhánh NHNNg có thể xác định thời gian hoạt động doanh nghiệp theo nguyên tắc sau đây: (i) Thời gian hoạt động của doanh nghiệp được xác định kể từ ngày khai trương hoạt động (trong trường hợp pháp luật có quy định doanh nghiệp phải thực hiện khai trương trước khi hoạt động) hoặc (ii) ngày đăng ký bắt đầu hoạt động (trong trường hợp hồ sơ gửi cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế có ghi ngày đăng ký bắt đầu hoạt động) hoặc (iii) ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp hồ sơ gửi cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế không ghi ngày đăng ký bắt đầu hoạt động)…

Câu hỏi 12: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12, các khoản sau đây có được coi là tài sản bảo đảm không: (i) Tiền ký quỹ (ví dụ khi ngân hàng phát hành L/C); (ii) Số dư tiền gửi không kỳ hạn bị phong tỏa của khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân; (iii) Số dư tiền gửi không kỳ hạn của định chế tài chính, khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân tại ngân hàng; (iv) Hợp đồng tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng.

Trả lời:

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12, các khoản: (i) Tiền ký quỹ (ví dụ khi ngân hàng phát hành L/C); (ii) Số dư tiền gửi không kỳ hạn bị phong tỏa của khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân; (iii) Số dư tiền gửi không kỳ hạn của định chế tài chính, khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân tại ngân hàng; (iv) Hợp đồng tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng được coi là tài sản bảo đảm dùng để giảm thiểu rủi ro tín dụng khi đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 41; theo đó, các tài sản bảo đảm đó phải tuân thủ đúng quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Câu hỏi 13: Ngân hàng có khoản cho vay khách hàng trong đó có thỏa thuận trường hợp khách hàng không trả được nợ thì Ngân hàng sẽ cấn trừ tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng (nếu có) để trả nợ khoản vay. Trường hợp này có được xác định là biện pháp giảm thiểu rủi ro theo quy định tại Điều 13 hay không?

Trả lời:

- Điểm a khoản 3 Điều 11 Thông tư 41 quy định: "Biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng phải được thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan.". Vì vậy, để được coi là biện pháp bù trừ số dư nội bảng, cần có quy định của pháp luật về việc ngân hàng, chi nhánh NHNNg được bù trừ số dư nội bảng với khách hàng và thỏa thuận giữa ngân hàng, chi nhánh NHNNg và khách hàng đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 41.

- Trường hợp này được xác định là biện pháp giảm thiểu rủi ro bằng tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 12 khi thỏa thuận giữa ngân hàng, chi nhánh NHNNg tuân thủ đúng quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm tại khoản 2 Điều 12.

Câu hỏi 14: Đề nghị hướng dẫn việc xác định các “tổ chức công lập của Chính phủ” để xác định hệ số rủi ro tại khoản 6 Điều 9 Thông tư 41.

Trả lời:

Khoản 6 Điều 9 Thông tư 41 quy định: “Đối với tài sản là khoản phải đòi các tổ chức công lập của chính phủ (non-central government public sector entities (PSEs), chính quyền địa phương các nước, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng theo hệ số rủi ro đối với khoản phải đòi chính phủ đó theo quy định tại khoản 5 Điều này”. Theo đó “tổ chức công lập của Chính phủ” của các nước được xác định theo quy định pháp luật của từng quốc gia.

Câu hỏi 15:

- Điều 9 mục 9 b (ii): Trong thời hạn bao lâu kể từ ngày kết thúc năm tài chính thì doanh nghiệp phải cung cấp BCTC cho ngân hàng, chi nhánh NHNNg? Có được áp dụng theo quy định nội bộ không. Trường hợp doanh nghiệp chậm trễ cung cấp BCTC cho ngân hàng, chi nhánh NHNNg thì áp dụng HSRR như thế nào, theo số liệu BCTC cũ hay áp dụng HSRR 200%.

- Trường hợp tại thời điểm báo cáo, nếu doanh nghiệp thành lập từ trên 1 năm đến dưới 14 tháng, tức là chưa đến thời điểm soát xét BCTC hoặc có BCTC nộp cho cơ quan thuế, vậy trong giai đoạn này doanh nghiệp được đánh giá hệ số rủi ro như thế nào?

Trả lời:

- Khoản 9 Điều 9 Thông tư 41 quy định việc sử dụng BCTC để xác định các chỉ tiêu doanh thu, tỷ lệ đòn bẩy... làm căn cứ xác định HSRR. Việc cung cấp BCTC của doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu, thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.

- Trường hợp doanh nghiệp không cung cấp BCTC đúng theo yêu cầu, thỏa thuận thì ngân hàng, chi nhánh NHNNg thận trọng áp dụng HSRR 200%.

Câu hỏi 16:

(i) Giả sử các ngân hàng cam kết cấp một hạn mức bảo lãnh, mở thư tín dụng,…cho cùng một khách hàng. Vậy khi tính hệ số chuyển đổi 10% cho phần hạn mức tín dụng chưa sử dụng thì sẽ xảy ra việc tính trùng phần vốn cho rủi ro tín dụng đối với phần hạn mức chưa sử dụng của khách hàng đó?

(ii) Ngân hàng cấp hạn mức mở L/C 10 triệu USD, số dư mở L/C kỳ hạn dưới 1 năm là 3 triệu USD. Như vậy:

+ Trường hợp NH có ký cam kết (có thể hủy ngang) với khách hàng 10 triệu USD thì 3 triệu USD sẽ áp dụng HSRR 20% còn 7 triệu USD còn lại áp dụng HSRR 10%.

+ Trường hợp NH không ký cam kết với khách hàng, chỉ cần cấp hạn mức nội bộ cho khách hàng là 10 triệu USD thì 3 triệu USD vẫn áp dụng HSRR 20%, phần còn lại không tính hệ số chuyển đổi vì không ký cam kết với khách hàng?

(iii) Đối với loại hình bảo lãnh đối ứng, NH sẽ áp dụng HSRR nào khi đóng vai trò là: (i) Bên bảo lãnh đối ứng; (ii) Bên bảo lãnh.

Trả lời:

(i) Hạn mức tín dụng chưa sử dụng (hạn mức bảo lãnh, hạn mức thẻ tín dụng,…) phải được quy đổi thành giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng và áp dụng hệ số rủi ro tương tự như quy định đối với tài sản có nội bảng khi tính tỷ lệ an toàn vốn. Trường hợp nhiều ngân hàng cùng cấp hạn mức cho một khách hàng, mỗi ngân hàng phải tính tỷ lệ an toàn vốn cho hạn mức đã cấp cho khách hàng (Điều 10 Thông tư 41).

(ii) Số dư mở L/C kỳ hạn dưới 1 năm 3 triệu USD áp dụng HSRR 20%, hạn mức mở L/C (có thể hủy ngang) còn lại trị giá 7 triệu USD áp dụng HSRR 10% (Khoản 1, 2 Điều 10 Thong tư 41).

(iii) Khi xác định hệ số rủi ro đối với các khoản bảo lãnh, ngân hàng, chi nhánh NHNNg phải căn cứ vào nội dung, tính chất của cam kết bảo lãnh như: hình thức bảo lãnh, bên được cam kết (bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh), thời hạn bảo lãnh, tính chất hủy ngang để áp dụng hệ số chuyển đổi (Điều 10 Thông tư 41).

Câu hỏi 17:

Điều 11 mục 3- Biện pháp giảm thiểu rủi ro bằng tài sản bảo đảm: Thời hạn của biện pháp giảm thiểu rủi ro có phải là thời hạn của tài sản bảo đảm. Biện pháp giảm thiểu rủi ro bằng bù trừ số dư nội bảng: Thời hạn của biện pháp giảm thiểu rủi ro này được xác định như thế nào.

Trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 11:

- Trường hợp ngân hàng, chi nhánh NHNNg sử dụng biện pháp giảm thiểu rủi ro bằng tài sản bảo đảm thì thời hạn của biện pháp giảm thiểu rủi ro là thời hạn của tài sản bảo đảm.

- Đối với biện pháp giảm thiểu rủi ro bằng bù trừ số dư nội bảng thì thời hạn của biện pháp giảm thiểu rủi ro là thời hạn theo thỏa thuận bù trừ giữa ngân hàng và khách hàng.

Câu hỏi 18: HSRR của bên bảo lãnh sẽ được xác định tương tự như HSRR quy định tại Điều 9?

Trả lời:

Trường hợp bên bảo lãnh đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 14 Thông tư 41, thì HSRR của bên bảo lãnh được xác định theo quy định tại Điều 9 Thông tư 41.

Câu hỏi 19:

- Khoản cấp tín dụng chuyên biệt theo quy định tại khoản 12 Điều 2 Thông tư 41 là khoản cấp tín dụng đáp ứng tất cả các tiêu chí được quy định tại khoản 12 Điều 2 hay chỉ cần một trong 4 tiêu chí?

- Vào ngày thẩm định, khoản vay được phân loại vào loại chuyên biệt. Tuy nhiên trong phương án kinh doanh của Khách hàng mới thành lập đó có các hoạt động kinh doanh khác và lợi nhuận, nguồn thu của các hoạt động đó sẽ là một phần của nguồn trả nợ và khi thực tế đó được đáp ứng, Ngân hàng có quyền xác định lại khoản vay là không chuyên biệt nữa hay không?

Trả lời:

- Khoản cấp tín dụng chuyên biệt theo quy định tại khoản 12 Điều 2 Thông tư 41 là khoản cấp tín dụng đáp ứng tất cả các tiêu chí được quy định tại khoản 12 Điều 2.

- Trường hợp khoản cấp tín dụng được xác định là chuyên biệt, tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án khách hàng phát sinh các nguồn tiền khác để hoàn trả cho khoản vay, thì khoản cấp tín dụng này không được coi là khoản vay chuyên biệt vì không đáp ứng quy định tại điểm b khoản 12 Điều 2 Thông tư 41.

Câu hỏi 25:

Điểm a khoản 12 Điều 2: “a) Khách hàng vay vốn là pháp nhân được thành lập chỉ để thực hiện dự án, khai thác máy móc thiết bị, kinh doanh hàng hóa được hình thành từ nguồn vốn cấp tín dụng, không có hoạt động kinh doanh khác”

- Khách hàng vay vốn là pháp nhân không chỉ thực hiện một dự án được hình thành từ nguồn cấp tín dụng mà thực hiện nhiều dự án nhưng đều được hình thành nguồn cấp tín dụng thì có thuộc trường hợp theo điểm a khoản 12 Điều 2 Thông tư 41?

- Hoạt động kinh doanh khác tại điểm a khoản 12 Điều 2 ở đây được hiểu như thế nào? Trường hợp Công ty đầu tư dự án bất động sản, trong thời gian hoàn thiện pháp lý để triển khai xây dựng:

a. Công ty tiến hành cho thuê khu đất sẽ xây dự án để kinh doanh (ví dụ làm bãi đậu xe, siêu thị…) thì có được tính là hoạt động kinh doanh khác không?

b. Công ty lấy nguồn vốn chưa đầu tư để gửi ngân hàng và hưởng lãi thì có được tính là nguồn thu từ hoạt động khác không?

c. Công ty là 1 thành viên trong tập đoàn, Công ty có thể nhận hợp tác 1 số khoản tiền để góp vốn vào các dự án khác (có thể không thực sự tham gia vào các hoạt động đầu tư này) thì có được xem là có hoạt động khác không?

- Thời điểm xác định "pháp nhân được thành lập chỉ để thực hiện..." là khi phát sinh khoản vay tại ngân hàng hay từ lúc thành lập doanh nghiệp hay khi nào? Vì công ty có thể được thành lập để làm 1 dự án trước đó đã hoàn thành, nay tiếp tục thực hiện dự án tiếp theo có được coi là chuyên biệt hay ko? Công ty lập ra đang thực hiện 2 dự án và 2 dự án đều trong quá trình bắt đầu triển khai thì có bị coi là chuyên biệt ko? Hoặc ngân hàng cấp khoản vay cho dự án A, nhưng khách hàng có dự án B đang trên giấy tờ sắp triển khai thì có coi khách hàng đó 'pháp nhân chỉ thực hiện DA" là chuyên biệt ko?

Trả lời:

- Khách hàng vay vốn là pháp nhân không chỉ thực hiện một dự án được hình thành từ nguồn cấp tín dụng mà thực hiện nhiều dự án đều được hình thành từ nguồn cấp tín dụng và mỗi dự án trong đó đáp ứng các tiêu chí nêu tại khoản 12 Điều 2 Thông tư 41 thì thuộc trường hợp theo khoản 12 Điều 2 Thông tư 41.

- Trường hợp khách hàng trong thời gian hoàn thiện pháp lý để triển khai hoạt động có thu nhập từ hoạt động cho thuê đất, lãi ngân hàng từ nguồn vốn chưa đầu tư… không được coi là có hoạt động kinh doanh khác.

- Thời điểm xác định “pháp nhân được thành lập chỉ để thực hiện dự án, khai thác máy móc thiết bị, kinh doanh hàng hóa…” là khi phát sinh khoản vay tại ngân hàng, chi nhánh NHNNg.

Câu hỏi 26:

Điểm b khoản 12 Điều 2 quy định: Được bảo đảm bằng dự án, máy móc thiết bị, hàng hóa được hình thành từ nguồn vốn cấp tín dụng và toàn bộ nguồn tiền trả nợ là nguồn tiền hình thành từ việc kinh doanh, khai thác dự án, máy móc, thiết bị và hàng hóa đó. Câu hỏi:

- Có bắt buộc phải đảm bảo bằng toàn bộ dự án/ máy móc thiết bị/ hàng hóa hình thành từ nguồn vốn cấp tín dụng hay không? Nếu bên cạnh việc bảo đảm bằng dự án, máy móc thiết bị, hàng hóa được hình thành từ nguồn vốn cấp tín dụng, khách hàng còn thế chấp các tài sản khác như: cổ phần/bảo lãnh của các cổ đông tại công ty chủ đầu tư, cổ phiếu, bảo lãnh trả nợ thay của bên thứ 3… thì có được xem là cấp tín dụng chuyên biệt không? Có tỷ lệ như thế nào giữa TSBĐ bằng dự án/máy móc thiết bị... và các TSBĐ khác để quyết định đáp ứng tiêu chí này? Cơ sở tỷ lệ đó như thế nào?

- Các khoản cấp tín dụng: được bảo đảm bằng dự án.. được hình thành từ nguồn vốn cấp tín dụng, và ngoài ra, khoản cấp tín dụng còn được bảo đảm bằng những tài sản bảo đảm khác không hình thành từ nguồn vốn cấp tín dụng, đồng thời, nguồn tiền trả nợ cho khoản cấp tín dụng không đến từ 100% nguồn tiền hình thành từ việc kinh doanh, khai thác dự án. Vậy những khoản cấp tín dụng đó có thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 12 Điều 2 Thông tư 41 hay không?

- Nguồn trả nợ xác định bắt buộc là toàn bộ nguồn trả nợ trực tiếp hay xác định cả nguồn trả nợ gián tiếp (lãi tiền gửi, …)

Trả lời:

- Khoản cấp tín dụng chuyên biệt phải được bảo đảm toàn bộ bằng dự án, máy móc thiết bị, hàng hóa được hình thành từ nguồn vốn cấp tín dụng. Ngoài ra, khách hàng có thể thế chấp thêm các tài sản khác như cổ phần/bảo lãnh của các cổ đông tại công ty chủ đầu tư, cổ phiếu, bảo lãnh trả nợ thay của bên thứ 3….

- Để đáp ứng tiêu chí khoản cấp tín dụng chuyên biệt, toàn bộ nguồn tiền trả nợ là nguồn tiền hình thành từ việc kinh doanh, khai thác dự án, máy móc, thiết bị và hàng hóa đó.

Câu hỏi 27:

Điểm c khoản 12 Điều 2 quy định: Ngân hàng, chi nhánh NHNNg có quyền theo hợp đồng cấp tín dụng để kiểm soát toàn bộ việc giải ngân theo tiến độ của dự án, đầu tư máy móc, thiết bị, mua hàng hóa và quản lý thu nhập, dòng tiền của việc kinh doanh, khai thác dự án, máy móc, thiết bị và hàng hóa đó để thu hồi nợ theo hợp đồng cấp tín dụng.

Trường hợp khoản vay do một số ngân hàng khác nhau tham gia đồng tài trợ theo tỷ lệ và một ngân hàng không kiểm soát toàn bộ việc giải ngân hoặc quản lý thu nhập, dòng tiền của công ty thì có được coi là đáp ứng 1 yếu tố của chuyên biệt? Có tỷ lệ như thế nào để quyết định đáp ứng tiêu chí này? Cơ sở tỷ lệ đó như thế nào?

Trả lời:

Để được coi là khoản cho vay chuyên biệt trong hợp đồng tín dụng đồng tài trợ, ngoài việc khách hàng vay phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm a, b khoản 12 Điều 2 Thông tư 41, các TCTD tham gia đồng tài trợ tự thỏa thuận nội dung kiểm soát theo hợp đồng tín dụng nhưng phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu quy định tại điểm c khoản 12 Điều 2 Thông tư 41.

Câu hỏi 28:

Đề nghị NHNN làm rõ một số nội dung tại khoản 12 Điều 2:

a) Nêu cụ thể hơn các nhóm máy móc thiết bị được nêu ở điểm d (iii).

b) Nêu cụ thể hơn các nhóm loại hàng hóa trong hình thức cấp tín dụng chuyên biệt nêu ở điểm d (iv). Các mặt hàng như thiết bị vệ sinh, điện thoại di động, hàng tiêu dùng (thực phẩm chế biến), cao su, cà phê, hồ tiêu, các hàng hóa là nguyên liệu thô khác... có thuộc nhóm này hay không?

c) Các khoản cấp tín dụng để mua/nhập khẩu các mặt hàng thô (dầu thô, nông sản, kim loại…) để sản xuất, gia công, chế biến và trong quá trình sản xuất có tạo thêm giá trị gia tăng cho các sản phẩm này thì có thuộc trường hợp quy định tại tiết iv, điểm d khoản 12 Điều 2 Thông tư 41 hay không?.

Ví dụ 1: Khách hàng nhập khẩu dầu thô để chế biến các sản phẩm từ dầu thô thành xăng, dầu, khí đốt…. Khách hàng có nhu cầu tài trợ vốn lưu động để nhập khẩu/mua dầu thô

Ví dụ 2: Khách hàng nhập thép phế liệu để luyện thành Thép thành phẩm

Trả lời:

a) Theo quy định tại điểm d (iii), các nhóm máy móc thiết bị, bao gồm: tàu thủy, máy bay, vệ tinh, tàu hỏa,… là các máy móc thiết bị có giá trị cao, đặc tính kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi chuyên môn sâu trong quá trình vận hành, khai thác.

b) Theo quy định tại điểm d (iv), các nhóm hàng hóa trong hình thức cấp tín dụng chuyên biệt là các mặt hàng thô, thiết yếu, thông thường có sàn giao dịch và giá tham chiếu rõ ràng (dầu thô, nông sản, kim loại,..).

c) Các khoản cấp tín dụng để mua/nhập khẩu các mặt hàng thô (dầu thô, nông sản, kim loại …) để sản xuất, gia công, chế biến và trong quá trình sản xuất có tạo thêm giá trị gia tăng cho các sản phẩm này không thuộc trường hợp quy định tại tiết iv, điểm d khoản 12 Điều 2 Thông tư 41. Các khoản cấp tín dụng chuyên biệt để mua/nhập khẩu các mặt hàng thô (dầu thô, nông sản, kim loại …) chỉ áp dụng đối với hoạt động thương mại (mua/bán nhằm mục đích sinh lợi).

Câu hỏi 29:

Việc kiểm soát danh mục cấp tín dụng bán lẻ đã giải ngân là dễ nhưng số chưa giải ngân thì có thể chưa hoàn toàn chính xác. Đề nghị làm rõ danh mục chưa giải ngân cụ thể là những khoản như thế nào (được cấp tín dụng hạn mức 1 khoản vay nhưng đã giải ngân 1 phần, 1 phần chưa giải ngân hay bao gồm cả các khoản vay khác mới được cấp tín dụng thêm trong kỳ nhưng chưa giải ngân).

Trả lời:

- Khái niệm “danh mục cấp tín dụng bán lẻ” dùng để chỉ tập hợp các khoản cấp tín dụng thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư 41, trong đó, mỗi khoản cấp tín dụng thuộc danh mục phải đồng thời đáp ứng điều kiện về số dư cấp tín dụng (đã giải ngân và chưa giải ngân): (i) không vượt quá 8 tỷ đồng; và (ii) không vượt quá 0,2% tổng số dư toàn bộ danh mục cấp tín dụng bán lẻ.

- Số dư cấp tín dụng chưa giải ngân của một khoản cấp tín dụng bán lẻ được hiểu là phần dư nợ còn lại của hạn mức đã cam kết chưa giải ngân cho khách hàng của khoản cấp tín dụng đó.

Câu hỏi 30:

Khoản 13 Điều 2: Bất động sản kinh doanh là bất động sản được đầu tư, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi. Ngân hàng chưa rõ định nghĩa về BĐS kinh doanh để phân loại trong 1 số trường hợp, ví dụ:

a. Hiện 1 số loại hình BĐS tại các dự án trên thị trường như Officetel, Shophouse… có pháp lý không phải là nhà ở và khách hàng vay mua các loại BĐS này tại ngân hàng phục vụ việc kinh doanh, làm văn phòng của chính khách hàng, không nhằm mục đích sinh lợi từ tài sản (không mua đi bán lại tài sản ...) thì việc phân loại là BĐS kinh doanh/không kinh doanh như thế nào?

Hoặc ngược lại: TSBĐ loại hình ko kinh doanh (như căn hộ...) nhưng lại nhận nguồn thu từ tài sản hình thành vốn vay (ví dụ cho thuê căn hộ) thì hệ số sẽ theo kinh doanh hay không kinh doanh?

b. BĐS ban đầu mua để ở, sau một thời gian có thể do thay đổi nhu cầu dẫn đến cho thuê, chuyển nhượng lại (mua nhà khác) thì có tính là BĐS kinh doanh không?

- Nếu khách hàng mua rất nhiều BĐS cùng 1 lúc và kê khai để ở/không kinh doanh và sau một thời gian dài không bán hoặc bán lỗ thì có tính là BĐS kinh doanh ko?

- Ngoài ra thế nào xác định, thống nhất để tính "…nhằm mục đích sinh lời" là dựa trên cơ sở nào hay chỉ là trên cơ sở kê khai của khách hàng?

Trả lời:

- Căn cứ quy định tại khoản 13 Điều 2 Thông tư 41, bất động sản kinh doanh là bất động sản được đầu tư, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi, việc xác định Bất động sản kinh doanh không căn cứ vào loại hình của bất động sản (căn hộ, Officetel, Shophouse,…) mà căn cứ vào mục đích sử dụng của bất động sản.

- Ngân hàng, chi nhánh NHNNg phải căn cứ vào mục đích sử dụng bất động sản của khách hàng tại thời điểm cấp tín dụng để phân nhóm khoản vay và thường xuyên giám sát mục đích sử dụng khoản vay theo quy định. Trường hợp khách hàng thay đổi mục đích sử dụng của bất động sản thì ngân hàng, chi nhánh NHNNg căn cứ vào mục đích sử dụng thay đổi của bất động sản để phân nhóm hệ số rủi ro phù hợp.

Câu hỏi 31:

Điểm d khoản 10 Điều 9: “Đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản là hỗn hợp bất động sản kinh doanh và bất động sản không kinh doanh, hệ số rủi ro tín dụng được xác định riêng cho từng bất động sản kinh doanh và bất động sản không kinh doanh tương ứng theo tỷ lệ tổng diện tích mặt bằng của bất động sản”.

- Nếu theo nội dung này thì hiểu phân loại BĐS kinh doanh và BĐS không kinh doanh dựa trên mục đích sử dụng của BĐS. Thực tế hiện nay nhiều BĐS có tên gọi shophouse nhưng thực tế có thể vẫn là nhà ở (như nhà liền kề, biệt thự) hoặc không ở (chân đế chung cư hoặc đất dịch vụ), và ghi nhận thế nào dựa vào đâu để xác định tỷ lệ diện tích BĐS hỗn hợp này.

- Đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản là hỗn hợp (bất động sản kinh doanh và bất động sản không kinh doanh), trường hợp không xác định được tỷ lệ tổng diện tích mặt bằng của bất động sản thì có áp dụng được hệ số rủi ro theo bất động sản kinh doanh không?

Trả lời:

- Trường hợp khoản phải đòi được bảo đảm bằng bất động sản là hỗn hợp bất động sản kinh doanh và bất động sản không kinh doanh, ngân hàng có trách nhiệm xác định tỷ lệ diện tích mặt bằng bất động sản theo từng mục đích sử dụng.

- Trên nguyên tắc thận trọng, trường hợp không xác định được tỷ lệ diện tích mặt bằng của bất động sản giành cho kinh doanh và không kinh doanh, ngân hàng áp dụng hệ số rủi ro của bất động sản kinh doanh.

Câu hỏi 32:

Khoản 10 Điều 9 Thông tư 41 quy định: "Tổng số dư của khoản phải đòi bao gồm tổng số dư (đã giải ngân và số dư chưa giải ngân) của khoản phải đòi và số dư (đã giải ngân và chưa giải ngân) của các khoản phải đòi khác được đảm bảo bằng BĐS đó tại ngân hàng". Vậy tổng số dư của khoản phải đòi này được tính bằng dư nợ (và hạn mức chưa giải ngân nhưng đã được duyệt) tại thời điểm báo cáo hay là tổng số dư đã giải ngân? Ví dụ: khách hàng được phê duyệt 3 tỷ và đã giải ngân 3 tỷ, LTV tại thời điểm phê duyệt là 70%. Tại thời điểm báo cáo hệ số rủi ro, khách hàng đã trả được 2 tỷ, dư nợ chỉ còn 1 tỷ. Như vậy LTV có tính lại tại thời điểm báo cáo không hay là lấy LTV từ khi phê duyệt và giải ngân lần đầu?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 10 Điều 9 Thông tư 41, tỷ lệ LTV được tính trên tổng số dư khoản phải đòi bao gồm tổng số dư được phê duyệt (đã giải ngân và số dư chưa giải ngân) của khoản phải đòi và số dư được phê duyệt (đã giải ngân và chưa giải ngân) của các khoản phải đòi khác được đảm bảo bằng bất động sản đó tại ngân hàng để xác định hệ số rủi ro. Ngân hàng phải xác định lại khi có thông tin giá trị tài sản bảo đảm bị suy giảm trên 30% so với giá trị tại thời điểm xác định gần nhất, đồng thời giá trị khoản phải đòi được xác định là giá trị tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn.

Câu hỏi 33:

Ngân hàng sử dụng BCTC riêng lẻ hay BCTC hợp nhất của doanh nghiệp để xác định chỉ tiêu doanh thu, tỷ lệ đòn bẩy, vốn chủ sở hữu?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại điểm b khoản 9 Điều 9, trường hợp doanh nghiệp có công ty con, công ty liên kết thì ngân hàng, chi nhánh NHNNg căn cứ vào báo cáo tài chính hợp nhất để xác định các chỉ tiêu doanh thu, tỷ lệ đòn bẩy và vốn chủ sở hữu để xác định hệ số rủi ro đối với khoản cho vay doanh nghiệp.

Câu hỏi 34:

Điều 11- điểm 3b: b) Đối với các biện pháp giảm thiểu rủi ro (tài sản bảo đảm, bù trừ số dư nội bảng, sản phẩm phái sinh tín dụng) có thời hạn, khi thời hạn còn lại của biện pháp giảm thiểu rủi ro ngắn hơn thời hạn còn lại của khoản phải đòi, việc điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi chỉ được thực hiện đối với biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng có thời hạn gốc từ một năm trở lên và thời hạn còn lại từ ba tháng trở lên;

Thời hạn còn lại của “biện pháp giảm thiểu rủi ro" có tương đồng với khái niệm "thời hạn còn lại của tài sản đảm bảo” được dùng để giảm thiểu rủi ro hay không"?

Trả lời:

Thời hạn còn lại của biện pháp giảm thiểu rủi ro do sử dụng tài sản bảo đảm là thời hạn còn lại của tài sản bảo đảm.

Câu hỏi 35:

Hiện nay ở Việt Nam các Ngân hàng 100% vốn nước ngoài (ví dụ: HSBC VN; Standard Chartered Bank Việt Nam …) không có xếp hạng tín nhiệm thỏa thuận và không được sử dụng xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng mẹ khi đánh giá rủi ro?

Trả lời:

Các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (như HSBCVN, Standard Chartered Bank Việt Nam…) không có xếp hạng tín nhiệm thỏa thuận thì áp dụng hệ số rủi ro như trường hợp không có xếp hạng, không được sử dụng thứ hạng tín nhiệm của ngân hàng mẹ.

Câu hỏi 36: Đối với các khoản nợ thứ cấp của TCTD mua lại từ các tổ chức khác (không phải tổ chức phát hành), ngân hàng, chi nhánh NHNNg có cần phải trừ khỏi vốn cấp 2 hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 41, ngân hàng, chi nhánh NHNNg phải trừ khỏi vốn cấp 2 các khoản mua, đầu tư nợ thứ cấp của TCTD, chi nhánh NHNNg khác phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của TCTD, chi nhánh NHNNg khác đó (không bao gồm nợ thứ cấp nhận làm tài sản bảo đảm, chiết khấu, tái chiết khấu của khách hàng), không phân biệt mua từ tổ chức nào.

Câu hỏi 37:

Theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 41, ngân hàng, chi nhánh NHNNg phải loại trừ khỏi Vốn tự có các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại TCTD khác. Đối với các ngân hàng có công ty con là Công ty chứng khoán, khoản cho vay margin để mua cổ phiếu của các ngân hàng khác có cần phải khấu trừ khỏi vốn tự có hay không?

Trả lời:

Trường hợp Ngân hàng có công ty con là công ty chứng khoán cho vay margin để mua cổ phiếu của ngân hàng khác thì khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất Ngân hàng phải trừ khoản cho vay này (Mục 23 Điểm II Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 41) khỏi Vốn tự có hợp nhất của Ngân hàng.

Câu hỏi 38:

Theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 41, ngân hàng, chi nhánh NHNNg phải trừ khỏi vốn cấp 2 các khoản mua, đầu tư nợ thứ cấp của TCTD, chi nhánh NHNNg khác phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của đơn vị phát hành; theo đó, khoản giảm trừ khỏi vốn cấp 2 lớn hơn giá trị của các khoản mục được tính vào khoản vốn cấp 2 dẫn đến vốn cấp 2 âm. Đề nghị NHNN hướng dẫn đối với trường hợp này, ngân hàng xác định vốn cấp 2 âm hay bằng 0.

Trả lời:

-Theo quy định tại Phụ lục I Thông tư 41:

+ Vốn tự có được xác định bằng tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2, trừ đi các khoản giảm trừ khi tính vốn tự có (Vốn tự có = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2 – Các khoản mục giảm trừ khi tính vốn tự có).

+ Vốn cấp 2 riêng lẻ được xác định bằng tổng của các khoản mục sau: (i) Các quỹ khác được trích từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật; (ii) 50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật; (iii) 45 % phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật; (iv) 80% dự phòng chung theo quy định của NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với TCTD, Chi nhánh NHNNg; (v) Công cụ vốn chủ sở hữu có tính chất nợ do ngân hàng phát hành; (vi) nợ thứ cấp do ngân hàng phát hành.

+ Các khoản giảm trừ khỏi vốn cấp 2 riêng lẻ: (i) Phần giá trị chênh lệch dương giữa 80% dự phòng chung theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 1,25% của “Tổng tài sản có rủi ro”; (ii) Phần giá trị chênh lệch dương giữa nợ thứ cấp do ngân hàng phát hành và 50% giá trị Vốn cấp 1; (iii) Mua đầu tư nợ thứ cấp của TCTD, chi nhánh NHNNg khác phát hành đáp ứng điều kiện tính vào vốn cấp 2 của TCTD, chi nhánh NHNNg đó.

Như vậy, TCTD, Chi nhánh NHNNg căn cứ công thức tính toán tại Phụ lục I Thông tư 41 để xác định Vốn cấp 2 (Phụ lục I Thông tư 41 không có quy định loại trừ khi vốn cấp 2 âm).

PHẦN III

RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI TÁC

Câu hỏi 1:

Điều 8 Thông tư 41 quy định tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWACCR) được tính đối với giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Sản phẩm phái sinh theo quy định có bao gồm giao dịch giao ngay hay không?

Trả lời:

- Khoản 22 Điều 2 Thông tư 41 quy định:“Sản phẩm phái sinh bao gồm:

a) Sản phẩm phái sinh theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng, gồm:

(i) Sản phẩm phái sinh tín dụng gồm các hợp đồng bảo hiểm tín dụng, hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng, hợp đồng đầu tư gắn với rủi ro tín dụng, hợp đồng phái sinh tín dụng khác theo quy định của pháp luật;

(ii) Sản phẩm phái sinh lãi suất gồm hợp đồng lãi suất kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi lãi suất một đồng tiền, hợp đồng hoán đổi lãi suất hai đồng tiền hoặc hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo, hợp đồng quyền chọn lãi suất, các hợp đồng phái sinh lãi suất khác theo quy định của pháp luật;

(iii) Sản phẩm phái sinh ngoại tệ gồm các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ, các giao dịch phái sinh ngoại tệ khác theo quy định của pháp luật;

(iv) Sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa gồm các hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa, hợp đồng tương lai giá cả hàng hóa, hợp đồng quyền chọn giá cả hàng hóa và các hợp đồng phái sinh giá cả hàng hóa khác theo quy định của pháp luật.

b) Chứng khoán phái sinh gồm hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn và chứng khoán phái sinh khác theo quy định của pháp luật về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh;

c) Sản phẩm phái sinh khác theo quy định của pháp luật.”

- Khoản 23 Điều 4 Luật các TCTD quy định: “Sản phẩm phái sinh là công cụ tài chính được định giá theo biến động dự kiến về giá trị của một tài sản tài chính gốc như tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ hoặc tài sản tài chính khác.”

Do đó, giao dịch giao ngay không được coi là sản phẩm phái sinh quy định tại điểm c khoản 4 Điều 8 Thông tư 41.

Câu hỏi 2:

Đề nghị NHNN hướng dẫn và cho ví dụ đối với trường hợp giá trị vốn danh nghĩa khác nhau theo thỏa thuận của giao dịch, chỉ số tăng thêm phải tính theo từng giá trị vốn danh nghĩa thỏa thuận theo giao dịch.

Trả lời:

Ví dụ: 01 hợp đồng hoán đổi tiền tệ (swap) bao gồm 02 giao dịch kỳ hạn (forward), giá trị 2 giao dịch có thể khác nhau (do chân 2 bao gồm lãi của giao dịch) và đều phát sinh rủi ro tín dụng đối tác. Vì vậy, khi tính tài sản có rủi ro theo rủi ro tín dụng đối tác cần tính tài sản có rủi ro cho từng giao dịch kỳ hạn và sử dụng giá trị danh nghĩa của từng giao dịch với chỉ số tăng thêm tương ứng.

Câu hỏi 3:

Theo Phụ lục 2, Mục 4.b.iii Đối với hợp đồng có ngày thanh toán hợp đồng cụ thể và ngày cụ thể định lại giá trị thị trường của hợp đồng bằng 0 thì thời hạn còn lại được xác định bằng thời gian cho đến kỳ định lại giá trị tiếp theo. Trường hợp hợp đồng lãi suất có thời hạn trên một năm mà đáp ứng các điều kiện trên, chỉ số tăng thêm là 0,5%. Trường hợp hợp đồng lãi suất nêu trên có thời hạn dưới 1 năm chỉ số tăng thêm là bao nhiêu?

Trả lời:

Theo quy định tại Mục 4.b.iii Phụ lục 2, trường hợp hợp đồng lãi suất nêu trên có thời hạn dưới 1 năm chỉ số tăng thêm được áp dụng là 0%.

Câu hỏi 4:

Phụ lục 2, Mục 5. Công thức tính tài sản tính rủi ro tín dụng đối tác (RWAccrj). Trong trường hợp chỉ có 1 loại tiền tệ được sử dụng cho cả giá trị tài sản cơ sở và giá trị mua lại theo thỏa thuận thì Hfx (Hệ số hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ) sẽ được tính như thế nào? Trường hợp cầm cố trái phiếu cho Overdraft facfility (hạn mức thấu chi) của SBV có được tính là Repo không?

Trả lời:

- Theo quy định tại Phụ lục 2 Mục 5, trường hợp chỉ có 1 loại tiền tệ được sử dụng cho cả giá trị tài sản cơ sở và giá trị mua lại theo thỏa thuận thì không phải tính hệ số điều chỉnh độ lệch tiền tệ.

- Theo quy định tại khoản 14 Điều 2 Thông tư 41, trường hợp cầm cố trái phiếu cho hạn mức thấu chi với NHNN nói riêng và cầm cố trái phiếu cho các giao dịch khác nói chung không được coi là giao dịch Repo

Câu hỏi 5:

Khi xác định Ej và Cj tại mục 5a và 5b Định nghĩa ngân hàng Mua/Bán có kỳ hạn được đề cập tới là Repo hay Reverse Repo? Trong trường hợp Mua có kỳ hạn được định nghĩa là Repo, dòng tiền tài sản tại thời điểm mua lại của ngân hàng sẽ là Cj (giá trị tài sản cơ sở) – Ej (giá trị mua lại). Tuy nhiên, công thức RWAccrj được quy định theo {Max[(0, Ej – Cj x (1-Hc–Hfx))]}x CRW cho thấy rủi ro tín dụng đối tác được xác định trên dòng tiền thanh toán thay vì dòng tiền tài sản. Xin NHNN hướng dẫn công thức phù hợp trong trường hợp này.

Trả lời:

Công thức quy định tại Mục 5 Phụ lục 2 Thông tư 41 hướng dẫn cách tính tài sản có rủi ro tín dụng đối tác đối với giao dịch repo và reverse repo (trừ giao dịch mua có kỳ hạn tài sản tài chính tại Mục 6). Do đó, ngân hàng căn cứ vào bản chất giao dịch (mua hay bán có kỳ hạn) để xác định công thức tại mục 5a hoặc 5b

Câu hỏi 6:

Phụ lục 2, Mục 4: 4b (i) Giao dịch vốn gốc nhiều lần: Đề nghị NHNN cho ví dụ về loại hình giao dịch này.

Trả lời:

Ví dụ: Hợp đồng hoán đổi lãi suất (Interest Rate Swap-IRS) có nhiều kỳ thanh toán/trao đổi gốc, chỉ số tăng thêm của giao dịch được tính cho từng lần thanh toán còn lại của hợp đồng tại thời điểm tính toán tài sản có rủi ro tính theo rủi ro tín dụng đối tác (không phải theo giá trị danh nghĩa của cả hợp đồng và thời hạn của hợp đồng ban đầu).

Ngân hàng, chi nhánh NHNNg căn cứ vào từng lần thanh toán còn lại của hợp đồng để tính tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác theo hướng dẫn tại điểm 4 Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 41.

Câu hỏi 7:

Phụ lục 2, Mục 6: Giao dịch mua có kỳ hạn tài sản tài chính: Hợp đồng mua ngoại tệ có kỳ hạn có được xem là giao dịch mua có kỳ hạn tài sản tài chính không?

Trả lời:

Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 41 hướng dẫn cách tính tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác, theo đó Mục 6 Phụ lục 2 hướng dẫn cách tính rủi ro tín dụng đối tác đối với hoạt động chiết khấu theo hình thức mua có kỳ hạn tài sản tài chính công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác theo quy định tại Thông tư 04/2013/TT-NHNN ngày 01/3/2013 quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng của TCTD, chi nhánh NHNNg đối với khách hàng (tổ chức-không bao gồm TCTD, chi nhánh NHNNg; cá nhân). Ngân hàng, chi nhánh NHNNg phải tính tài sản có rủi ro tín dụng đối tác đối với các giao dịch này theo công thức và quy định tại Mục 6 Phụ lục 2 mà không tính tài sản có rủi ro tín dụng đối tác đối tác theo Mục 4 Phụ lục 2 (đối với giao dịch sản phẩm phái sinh).

Câu hỏi 8: Ví dụ về giao dịch có thỏa thuận thanh toán đồng thời quy định tại Mục 7 Phụ lục 2.

Trả lời:

Tại ngày 15/6/2019, Ngân hàng A ký hợp đồng kỳ hạn với Ngân hàng B mua 10 triệu đôla Mỹ với kỳ hạn 3 tháng với giá kỳ hạn là 235 tỷ đồng với cam kết tại ngày đáo hạn hợp đồng Ngân hàng A nhận 10 triệu đôla Mỹ từ Ngân hàng B, đồng thời phải trả 235 tỷ đồng cho Ngân hàng B.

Câu hỏi 9:

Điều 8d, Khoản 4 (Tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác) quy định: Giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính với mục đích phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác quy định tại mục d khoản 32 Điều 2 Thông tư này. Trường hợp bán kỳ hạn cho khách hàng A để phục vụ nhu cầu của khách hàng A trên thị trường 1 là 1 triệu USD, sau đó mua lại kỳ hạn của đối tác B trên thị trường liên ngân hàng 1 triệu USD để cân bằng trạng thái. Như vậy, tính rủi ro tín dụng cho cả đối tác A và B hay chỉ tính rủi ro tín dụng đối tác tại đối tác B?

Trả lời:

- Giao dịch bán kỳ hạn 1 triệu USD cho khách hàng A phục vụ nhu cầu của khách hàng A thì ngân hàng, chi nhánh NHNNg phải tính tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 8 Thông tư 41.

- Giao dịch mua kỳ hạn 1 triệu USD với đối tác B được xác định là giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro đối với giao dịch trên thì ngân hàng, chi nhánh NHNNg phải tính tài sản có rủi ro tín dụng đối tác theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 8 Thông tư 41.

Câu hỏi 10:

Phụ lục 2, Khoản 4: Hợp đồng hoán đổi mua giao ngay ngoại tệ A và cam kết bán kỳ hạn (forward) trong tương lai bao gồm 2 giao dịch như sau: (i) Giao dịch 1: mua ngoại tệ A ngày 15/10/2020; (ii) Giao dịch 2: bán lại ngoại tệ A ngày 15/11/2020. Nếu hiện tại là ngày 10/10/2020, chưa đến ngày giá trị của giao dịch 1 thì rủi ro tín dụng đối tác sẽ được tính cho cả 2 giao dịch mua hôm nay và bán lại trong tương lai, hay chỉ tính cho 1 trong 2 giao dịch?

Trả lời:

Ví dụ trên chưa đúng về giao dịch giao ngay (giao dịch 1 tại ví dụ) vì theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 15/2015/TT-NHNN thì ngày thanh toán tối đa không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày giao dịch.

- Đối với chân giao dịch ngoại hối giao ngay, ngân hàng, chi nhánh NHNNg chỉ tính rủi ro tín dụng đối tác trong trường hợp đối tác không thực hiện thanh toán đúng thời gian đã cam kết và có số ngày chậm trả từ 5 ngày làm việc trở lên theo quy định tại mục 7 Phụ lục 2.

- Đối với chân giao dịch ngoại hối kỳ hạn, ngân hàng, chi nhánh NHNNg tính tài sản có rủi ro theo rủi ro tín dụng đối tác theo quy định tại mục 4 Phụ lục 2.

Câu hỏi 11:

a) Thế nào là giao dịch có thỏa thuận thanh toán đồng thời và không đồng thời?

b) Sau 5 ngày kể từ ngày cam kết mà đối tác không thực hiện thanh toán thì các giao dịch phái sinh, repo chuyển sang tính RRTD đối tác theo công thức chậm trả? Nếu vậy khoảng thời gian từ 0-5 ngày sau ngày cam kết thanh toán, RRTD đối tác được tính theo công thức nào?

Trả lời:

a) Giải thích giao dịch có thỏa thuận thanh toán đồng thời và không đồng thời:

- Căn cứ quy định tại Mục 7 Phụ lục 2: Giao dịch có thỏa thuận thanh toán đồng thời (delivery-versus-payment system - DvP) là giao dịch mà việc trao đổi/thanh toán giữa tài sản tài chính và tiền diễn ra đồng thời hoặc theo một thời gian tiêu chuẩn hoặc theo tập quán thanh toán của thị trường (T+1, T+2…) mà hai bên không có thỏa thuận về chậm thanh toán.

- Căn cứ quy định tại Mục 8 Phụ lục 2: Giao dịch có thỏa thuận thanh toán không đồng thời (non-DvP) là giao dịch dòng tiền thanh toán ra mà các công cụ tài chính chưa được nhận về hoặc ngược lại đã chuyển giao tài sản tài chính mà chưa nhận tiền thanh toán tương ứng. Trong giao dịch này, ngân hàng đối mặt với rủi ro mất toàn bộ giá trị tiền đã thanh toán hoặc tài sản tài chính đã chuyển giao.

b) Trường hợp trong khoảng thời gian từ 0-5 ngày sau ngày cam kết thanh toán, sản phẩm phái sinh phải tính rủi ro tín dụng đối tác theo quy định tại khoản 4 Phụ lục 2.

Trường hợp sau 5 ngày chậm trả theo thỏa thuận, căn căn cứ vào thỏa thuận thanh toán đồng thời hay thanh toán không đồng thời thì đều phải tính tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác do chậm thanh toán theo quy định tại khoản 7 hoặc khoản 8 Phụ lục 2.

Câu hỏi 12:

Đề nghị NHNN hướng dẫn cách xác định chỉ số tăng thêm (add-on factor) trong trường hợp một giao dịch phái sinh tương ứng với nhiều hơn một loại tài sản trong bảng 4b phụ lục 2.

Ví dụ: Hợp đồng hoánđổi tiền tệ chéo (Cross currency swap), trong đó các bên thỏa thuận định kỳ thanh toán cho nhau khoản tiền lãi bằng hai đồng tiền khác nhau tính trên giá trị khoản vốn danh nghĩa, đồng thời trao đổi giá trị khoản vốn danh nghĩa từng phần trong kỳ hoặc cuối cùng. Áp dụng chỉ số tăng thêm của lãi suất hay ngoại hối?

Trả lời:

Đối với hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo (vừa có yếu tố tỷ giá và lãi suất), ngân hàng, chi nhánh NHNNg phải xác định yếu tố rủi ro chính của hợp đồng đó để tính rủi ro tín dụng đối tác tương ứng theo quy định tại Mục 4 Phụ lục 2 Thông tư 41.


PHẦN IV

RỦI RO THỊ TRƯỜNG

Câu hỏi 1:

Đối với các khoản mục thuộc sổ kinh doanh, chỉ tính vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường, không phải tính tài sản có rủi ro tín dụng?

Trả lời:

Đối với các khoản mục thuộc sổ kinh doanh, ngân hàng phải tính vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường theo Phụ lục 4 và tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác theo Phụ lục 2.

Câu hỏi 2:

Đối với những sản phẩm phái sinh có chu kỳ trả vốn gốc không phải là cuối kỳ mà thanh toán dần từng kỳ (tháng, quý, nửa năm,…) thì việc xác định kỳ hạn còn lại cho việc tính toán rủi ro thị trường theo quy định tại Phụ lục 4 Thông tư 41 sẽ dựa vào thời hạn còn lại đến ngày đáo hạn hay thời hạn còn lại đến kỳ trả gốc tiếp theo và việc phân bổ trạng thái vào thang kỳ hạn sẽ được tính toán như thế nào?

Trả lời:

Đối với những sản phẩm phái sinh có chu kỳ trả vốn gốc không phải là cuối kỳ mà thanh toán dần từng kỳ (tháng, quý, nửa năm,…), ngân hàng, chi nhánh NHNNg phải căn cứ vào từng kỳ trả gốc để xác định thời hạn còn lại và lấy giá trị vốn tương ứng với kỳ hạn trả gốc đó để xác định trạng thái ròng.

Câu hỏi 3:

Phụ lục 4, Phần B.I. Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất.

- Đề nghị giải thích cách tính “trạng thái danh nghĩa” quy định tại mục 2b.

- Các loại sản phẩm phái sinh đề cập tại mục 2b (ii) có phải là các sản phẩm phái sinh được quy định tại Thông tư 01/2015/TT-NHNN về sản phẩm phái sinh lãi suất.

- Điểm b quy định “Các hợp đồng hoán đổi tiền tệ và lãi suất; hợp đồng kỳ hạn lãi suất hoặc ngoại tệ; hợp đồng tương lai lãi suất; hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số lãi suất; hợp đồng tương lai ngoại tệ và các công cụ tài chính khác không phải tính rủi ro lãi suất cụ thể”. Như vậy các hợp đồng FW và SW ngoại tệ không tính rủi ro lãi suất cụ thể nhưng đều phải tính rủi ro lãi suất chung đúng không?

Trả lời:

- Trạng thái danh nghĩa được xác định theo giá trị danh nghĩa của tài sản cơ sở (ví dụ: trái phiếu có mệnh giá 1 tỷ đồng, thì giá trị danh nghĩa là 1 tỷ đồng).

- Các sản phẩm phái sinh lãi suất là các sản phẩm phái sinh quy định tại Thông tư 01/2015/TT-NHNN về sản phẩm phái sinh lãi suất và các sản phẩm phái sinh khác có yếu tố liên quan lãi suất theo quy định của pháp luật, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán.

- Điểm b(ii) khoản 2 Mục I Phụ lục 4 đã quy định cụ thể các sản phẩm phái sinh lãi suất không phải tính rủi ro lãi suất cụ thể.

Câu hỏi 4:

Phụ lục 4, Phần B.IV: Vốn yêu cầu cho rủi ro ngoại hối

- Mục 2a (i): Ngoại tệ: Khái niệm ngoại tệ sẽ được xác định so với VND hay so với đồng tiền hạch toán của ngân hàng. Nếu đồng tiền hạch toán là USD thì USD có được coi là ngoại tệ?

- Mục 2a (ii): Trạng thái giao ngay có bao gồm số dư tài khoản mua bán ngoại tệ 4711 trên bảng cân đối kế toán hàng ngày báo cáo cho NHNN không?

- Mục 2a (iii) Các bảo lãnh (hoặc các nghĩa vụ tương tự) không thể hủy ngang và bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết có nghĩa là ngân hàng bảo lãnh sẽ phải thay cho bên được bảo lãnh trả cho bên thụ hưởng. Khi thực hiện việc này, khoản bảo lãnh sẽ trở thành nợ của bên được bảo lãnh, tài sản trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Như vậy, nếu tính có bị tính trùng với mục trạng thái giao ngay ở mục 2.a(i) Tài sản và Nợ phải trả hay không?

- Mục 2a.(iv) Các thu nhập/chi phí tương lai ròng chưa được dự thu nhưng đã được phòng ngừa rủi ro. Đề nghị cho ví dụ về thu nhập/chi phí tương lãi ròng chưa được dự thu.

Trả lời:

- Mục 2a (i): Để xác định trạng thái ngoại tệ, điểm 2b Mục IV Phụ lục 4 hướng dẫn cách tính vốn yêu cầu cho rủi ro ngoại hối, theo đó ngân hàng, chi nhánh NHNNg phải xác định trạng thái ngoại tệ là trạng thái nguyên tệ của ngoại tệ đó được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi trạng thái.

- Mục 2a (ii): Để xác định trạng thái ngoại hối khi tính vốn yêu cầu cho rủi ro ngoại hối, ngân hàng phải xác định theo các hợp đồng giao dịch (hợp đồng giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai,...) để thực hiện theo quy định điểm 2a (ii) Mục IV Phụ lục 4: “Trạng thái kỳ hạn ròng là chênh lệch giữa tổng các khoản nhận được và tổng các khoản phải trả bằng một loại ngoại tệ trong các giao dịch ngoại tệ kỳ hạn, bao gồm cả các giao dịch ngoại tệ tương lai và các khoản vốn trong giao dịch hoán đổi mà không được tính vào trạng thái giao ngay”.

- Mục 2a (iii): Tại thời điểm tính vốn yêu cầu cho rủi ro ngoại hối, khoản bảo lãnh (hoặc các nghĩa vụ tương tự) không thể hủy ngang và bên được bảo lãnh có khả năng không được thực hiện nghĩa vụ theo cam kết mà chưa hình thành dư nợ của ngân hàng, được ghi nhận ở khoản mục ngoại bảng và không bị tính trùng.

- Mục 2a (iv): Trường hợp ngân hàng phát sinh các khoản mục thu nhập/chi phí dự kiến trong tương lai nhưng chưa được dự thu/dự chi mà ngân hàng đã phòng ngừa rủi ro cho các khoản mục này thì sẽ ghi nhận vào mục này.

Câu hỏi 5: Phụ lục 4, Phần B, Khoản I.3 Vốn yêu cầu cho Rủi ro lãi suất (trang 4): Công cụ tài chính chỉ được một tổ chức xếp hạng tín nhiệm xếp hạng BBB- hoặc tương đương trở lên thì thuộc nhóm mấy trong bảng hệ số rủi ro cụ thể SRW?

Trả lời:

Đối với công cụ tài chính được doanh nghiệp xếp hạng theo thỏa thuận ở thứ hạng BBB- thì ngân hàng, chi nhánh NHNNg cần căn cứ:

- Trường hợp công cụ tài chính do chính phủ, chính quyền địa phương của các nước phát hành: thuộc Nhóm 1.

- Trường hợp công cụ tài chính do tổ chức tài chính quốc tế, doanh nghiệp nhà nước phát hành hoặc công cụ tài chính được ít nhất 2 tổ chức xếp hạng tín nhiệm xếp hạng BBB- hoặc tương đương trở lên: thuộc Nhóm 2.

Như vậy, trường hợp công cụ tài chính chỉ được một tổ chức xếp hạng tín nhiệm xếp hạng BBB- hoặc tương đương trở lên mà đối tượng phát hành không phải là Chính phủ, chính quyền địa phương các nước, tổ chức tài chính quốc tế, doanh nghiệp nhà nước phát hành chưa quy định hệ số rủi ro cụ thể để tính vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất cụ thể. Do đó, NHNN sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư 41 trong thời gian tới.

Câu hỏi 6: Phụ lục 4, Phần B, Khoản IV: Cách tính trạng thái nguyên tệ: theo phụ lục của Thông tư 07/2012/TT-NHNN hay tính toàn bộ các khoản mục trên balance sheet?

Trả lời:

Ngân hàng căn cứ vào hướng dẫn tại khoản 2 mục IV Phần B Phụ lục 4 để tính trạng thái nguyên tệ.

Câu hỏi 7: Đề nghị NHNN hướng dẫn cách tính vốn cho sản phẩm Bond future. Thông tư 41 hướng dẫn phân tách thành 2 dòng tiền có cùng giá trị. Đề nghị làm rõ: (i) Giá trị sử dụng là giá trị danh nghĩa hay giá trị thị trường; (ii) Giá trị cash (zero coupon government bond): được xác định dựa trên nguyên tắc nào? Có phải là giá trịthanh toán HĐ future tại ngày thanh toán cuối cùng (= FSP x CF x M + AI) hay giá trị bond future tại thời điểm hiện tại (DSP); (iii) Giá trị bond underlying là giá trị của 1 bond thuộc rổ delivery bond (ví dụ CTD) hay giá trị của hợp đồng bond future?

Trả lời:

- Ngân hàng căn cứ vào hướng dẫn tại khoản 2c Mục I Phần B Phụ lục 4 để tính vốn yêu cầu cho Hợp đồng tương lai trái phiếu. Theo đó, giao dịch mua (bán) hợp đồng tương lai trái phiếu sẽ được chuyển đổi thành 02 trạng thái tương ứng như sau:

(i) Trạng thái dương (âm) của trái phiếu đó;

(ii) Trạng thái âm (dương) của chứng khoán nợ có lãi suất bằng 0 (zero coupon) và lãi suất cụ thể bằng 0 (tương đương trái phiếu Chính phủ có lãi suất bằng 0) có thời hạn bằng thời gian đến hạn của hợp đồng tương lai.

- Khi đó:

(i) Giá trị sử dụng là giá trị thị trường;

(ii) Giá trị cash (zero coupon government bond): được xác định theo giá trị thị trường tại thời điểm hiện tại.

(iii) Giá trị bond underlying là giá trị của bond thuộc hợp đồng bond future. Trường hợp ngân hàng giao dịch hợp đồng bond future cho danh mục bond thì giá trị bond underlying là tổng các giá trị của mỗi bond trong danh mục.

Câu hỏi 8: Cách tính trạng thái giao dịch Forward cũng giống giao dịch SWAP là tính theo trạng thái danh nghĩa tại ngày báo cáo (bằng giá trị quy đổi VND tại ngày báo cáo bằng giá trị nguyên tệ x tỷ giá đóng sổ ngày báo cáo) (Phụ lục 4.B.I.2) có đúng với nguyên tắc giá trị giao dịch phải được lấy theo giá trị thị trường không? (Phụ lục 4.A)

Trả lời:

Theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Mục B.I Phụ lục 4, các sản phẩm phái sinh lãi suất phải quy đổi thành trạng thái danh nghĩa tương ứng của các tài sản cơ sở và dùng giá trị thị trường của tài sản cơ sở để tính vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất theo quy định.

Việc tính toán giá thị trường do ngân hàng, chi nhánh NHNNg tự xác định và chịu trách nhiệm về tính chính xác. Việc tính vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất của một loại tiền tệ cần được tính theo nguyên tệ.

Câu hỏi 9: Cách thiết lập mức hiện thực hóa lãi quy định tại khoản 3b Điều 17 Thông tư 41.

Trả lời:

Việc thiết lập mức hiện thực hóa lãi nhằm giúp ngân hàng, chi nhánh NHNNg quản lý rủi ro hoạt động tự doanh, hiện thực hóa tiền lãi danh nghiã thành lãi thật. Ngân hàng, chi nhánh NHNNg xây dựng mức hiện thực hóa lãi phù hợp với mức độ rủi ro mà ngân hàng, chi nhánh NHNNg sẵn sàng chấp nhận trong quá trình thực hiện các hoạt động tự doanh.

Câu hỏi 10: Cách tính trạng thái ngoại tệ đối với “các bảo lãnh (hoặc các nghĩa vụ tương tự) không thể hủy ngang và bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết” tại điểm 2a (iii) Mục IV Phụ lục 4 Thông tư 41.

Trả lời:

Ngân hàng, chi nhánh NHNNg căn cứ vào các cam kết bảo lãnh (hoặc các nghĩa vụ tương tự) không thể hủy ngang đã ký với khách hàng bằng ngoại tệ. Trường hợp đánh giá là bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết (theo từng loại ngoại tệ) thì ngân hàng, chi nhánh NHNNg tính số dư cam kết bảo lãnh đó vào trạng thái âm khi xác định trạng thái nguyên tệ.

PHẦN V

RỦI RO HOẠT ĐỘNG

Câu hỏi 1:

Phụ lục 3 Khoản 2 Điểm a quy định: Chi bảo hiểm và tái bảo hiểm tài sản của ngân hàng (một phần của tài khoản 79 và 875).

- Tài khoản 79 ghi nhận các khoản thu nhập bất thường. Trong khi ở mục a) chỉ nêu đến “Chi bảo hiểm và tái bảo hiểm tài sản”. Vậy các khoản tiền bồi hoàn từ bảo hiểm tài sản có được tính vào mục a) không?

- Các khoản thu nhập/chi phí từ bảo hiểm tài sản có được ghi nhận vào chỉ số kinh doanh khi xác định vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động không?

- Tài khoản 875 được nêu ra ở đây có ý nghĩa gì? Vì trong bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh không tính đến số dư của tài khoản 875.

Trả lời:

- Khoản tiền bồi hoàn từ bảo hiểm tài sản không phải tính vào điểm 2a Phụ lục 3 Thông tư 41.

- Các khoản thu nhập/chi phí từ bảo hiểm tài sản không được ghi nhận vào chỉ số kinh doanh khi xác định vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động.

- Tài khoản 875 là tài khoản ghi chi phí phát sinh từ “Chi bảo hiểm tài sản”, được dùng để loại trừ khi tính chỉ số kinh doanh.

Câu hỏi 2:

Phụ lục 3 Khoản 2

Điểm b) quy định: Lãi/lỗ thuần do ngừng ghi nhận tài sản tài chính không được đánh giá theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (tài khoản 742, tài khoản 843).

Điểm c) quy định: Lãi/lỗ thuần do ngừng ghi nhận tài sản phi tài chính, nợ phải trả không được đánh giá theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (một phần tài khoản 79, tài khoản 899).

Câu hỏi:

- Giá trị lãi/lỗ quy định tại mục b) và c) có lấy số tuyệt đối không?

Trả lời:

Ngân hàng căn cứ vào các hoạt động quy định tại điểm 1 Phụ lục 3 Thông tư 41. Giá trị lãi, lỗ do ngừng ghi nhận tài sản tài chính,phi tài chính tại điểm 2b, c Phụ lục 3 không được tính vào cấu phần chỉ số kinh doanh để tính vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động.

Trường hợp ngừng ghi nhận tài sản tài chính, phi tài chính mà thuộc cấu phần IC thì lấy giá trị tuyệt đối.

Câu hỏi 3: Các khoản thu phí trả chậm mua bán nợ hạch toán vào tài khoản 79 mà không hạch toán vào tài khoản 742 thì có được trừ ra không? Vì các khoản thu này liên quan đến nghiệp vụ mua bán nợ.

Trả lời:

Trường hợp nghiệp vụ mua, bán nợ thuộc hoạt động dịch vụ hoặc hoạt động khác thì khoản thu phí trả chậm mua bán nợ phải tính vào cấu phần SC.

Câu hỏi 4:

Đề nghị NHNN hướng dẫn chỉ số kinh doanh có bao gồm các chi phí hoạt động như chi phí tiền lương, chi phí thuê văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định…?

Trả lời:

Khi tính chỉ số kinh doanh, ngân hàng không tính các chi phí thường xuyên, phát sinh cho tất cả các mảng hoạt động kinh doanh (line of business) như chi phí tiền lương, chi phí thuê văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định.