Các công cụ chính sách môi trường

CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (320.25 KB, 17 trang )

1.1. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp và phương tiện được chủ thể quản lý sử dụng để tác
động vào đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu của quản lý môi trường.
Một số đặc điểm quan trọng:
- Tính đa dạng: không có công cụ nào có giá trị tuyệt đối trong lĩnh vực quản lí môi trường, mỗi
công cụ có chức năng và pứ tác động nhất định. Chúng tạo ra 1 tập hợp biện pháp hỗ trợ nhau.
- Tính không tuyệt đối: không có công cụ nào hoàn toàn thể hiện ưu điểm vượt trội. Ko thể sd hoàn
toàn 1 công cụ nào để giải quyết hoang toàn việc qlmt. Mỗi công cụ đều có những ưu điểm và nhược
điểm riêng nên cần kết hợp nhiều công cụ để đạt được hiệu quả cao trong công tác qlmt. Vd như: ở miền
núi công cụ tuyên truyền, gduc có hiệu quả hơn luật pháp chính sách, kinh tế; trong lĩnh vực sản xuất thì
chỉ sd công cụ tuyên truyền là chưa đủ, cần kết hợp cả kinh tế, luật pháp, chính sách.
- Tính hệ thống: các công cụ liên kết chặt chẽ vs nhau để tạo ra 1 hệ thống hoàn chỉnh, nó hỗ trợ bổ
sung cho nhau, không tách rời nhau. Vd như: sd tiêu chuẩn mt để quản lí việc xả thải của các nhà máy sẽ
không khuyến khích các doanh nghiệp giảm lượng chất thải ở khoảng dưới ngưỡng cho phép. Khi đó, ng
ta sd phí ô nhiễm để giải quyết hạn chế này của tiêu chuẩn mt.
Các vấn đề mt ko ngừng biến đổi và ngày càng phức tạp, các công cụ quản lí cũng phải không ngừng đổi
mới, nâng cấp để tinh vi hơn và hiệu quả hơn. Nghiên cứu, hoàn thiện và bổ sung các công cụ ql là là việc
làm cần thiết và thường xuyên.
Đây là nhiệm vụ trọng tâm, bắt buộc và phải làm của các cơ quan ql nhà nước về mt.
1.2. PHÂN LOAI CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1.2.1. Phân loại theo chức năng
- Công cụ điều chỉnh vĩ mô: là luật pháp, chính sách liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường.
Nhờ luật pháp và chính sách, Nhà nước có thể điều chỉnh các hoạt động sản xuất có tác động mạnh mẽ tới
việc phát sinh ra các chất ô nhiễm. Ví dụ: Khi các qui định luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn, các
ngành sản xuất tạo ra nhiều chất thải và dễ gây ra ô nhiễm (xi măng, nhiệt điện) sẽ phải tăng cường đầu tư
vào việc xử lý chất thải. Do vậy, các nước phát triển hiện đang có xu hướng chuyển các ngành này sang
các nước nghèo và đang phát triển.
- Công cụ hành động: là các công cụ hành chính (xử phạt vi phạm môi trường trong kinh tế, sinh
hoạt ), công cụ kinh tế, có tác động trực tiếp tới lợi ích kinh tế xã hội của cơ sở sản xuất kinh doanh.
Công cụ hành động là công cụ chủ yếu của các tổ chức môi trường được xây dụng trên các cơ sở luật
pháp, chính sách của quốc gia. Công cụ hoạt động là biện pháp quan trọng nhất của tổ chức môi trường

trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường
- Các công cụ phụ trợ: Công cụ phụ trợ là các công cụ không có tác động điều chỉnh hoặc không tác
động trực tiếp tới hoạt động. Các công cụ này là dùng để quan sát, giám sát các hoạt động gây ô nhiễm,
giáo dục con người trong xã hội. Công cụ phụ trợ có thể là các công cụ kỹ thuật như: GIS, mô hình hóa,
giáo dục môi trường, thông tin môi trường. Công cụ phụ trợ có chức năng hoàn thiện dần các công cụ
hành động của các tổ chức và các cá nhân gây ra ô nhiễm môi trường.
1.2.2. Phân loại theo bản chất
- Công cụ pháp luật - chính sách bao gồm: các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản
khác dưới luật, các kế hoạch, chính sách môi trường quốc gia, các ngành, địa phương
Công cụ luật pháp - chính sách bao gồm các qui định luật pháp và chính sách về môi trường và bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên như các bộ luật về môi trường, luật tài nguyên nước, luật bảo vệ và phát triển
rừng, luật đất đai ; các chính sách phát triển kinh tế xã hội của quốc gia như phát triển ngành năng
lượng, phát triển nông nghiệp, phát triển giáo dục.
Công cụ luật pháp - chính sách cũng có thể là các qui định, văn bản dưới luật của các ngành ở từng
quốc gia như nghị định tiêu chuẩn cũng như các qui định của cơ quan chính quyền địa phương.
- Công cụ kỹ thuật quản lý: các công cụ này thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất
lượng các thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Loại công
cụ này bao gồm: đánh giá tác động môi trường, quan trắc môi trường, tái chế và xử lý chất thải. Các công
cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào.
Các công cụ kỹ thuật có tác động trực tiếp vào các hoạt động tạo ra ô nhiễm hoặc quản lý chất ô
nhiễm trong quá trình hình thành và vận hành hoạt động sản xuất. Công cụ kĩ thuật quản lý có tác động
mạnh mẽ tới việc hình thành và hành vi phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật
quản lý, được thực hiện thông qua vai trò kiểm soát và giám sát.
- Công cụ kinh tế: gồm các loại thuế, phí, lệ phí đánh vào thu nhập bằng tiền của các hoạt động sản
xuất, kinh doanh. Các công cụ kinh tế rất đa dạng, thí dụ: thuế môi trường, nhãn sinh thái, phí môi trường,
côta môi trường, quỹ môi trường Các công cụ kinh tế được áp dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích
trong các hoạt động của tổ chức kinh tế để tổ chức đó đưa ra các hành vi ứng xử có lợi hoặc ít nhất không
gây hại tới môi trường.
Các công cụ kinh tế được xây dựng và áp dụng cho từng quốc gia. tùy vào mức độ phát triển của nền
kinh tế và sự chặt chẽ của các qui định pháp luật đã có. Các công cụ kinh tế được nhanh chóng hoàn thiện

theo thời gian. Công cụ kinh tế chỉ được áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
- Các công cụ phụ trợ không tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất sinh ra chất ô nhiễm hoặc điều
chỉnh vĩ mô quá trình sản xuất này. Các công cụ phụ trợ có thể bao gồm: GIS, mô hình hóa môi trường,
giáo dục và truyền thông về môi trường.
1.3. CÔNG CỤ LUẬT PHÁP  CHÍNH SÁCH
Gồm các hệ thống văn bản, chính sách là 1 trong những công cụ quản lý môi trường không thể thiếu
của nhà nước
Các công cụ luật pháp mang tính chất cưỡng chế cao và thường có phạm vi điều chỉnh rộng
Chúng có vai trò định hướng và điều chỉnh thực hiện đối vs các loại công cụ khác
Tuy nhiên công cụ luật pháp thường cứng nhắc và ít linh hoạt
1.3.1: Luật Bảo vệ mt
Là văn bản luật quan trọng nhất trong lĩnh vực bvmt. Luật mt đầu tiên của nc ta được quốc hội thông
qua 27/12/93
Do sự phát triển của đất nước, các vấn đề mt ngày càng phức tạp nên luật mt 1993 không còn phù
hợp. Chính vì vậy, việc sửa đổi Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 1993 là một việc làm cần thiết.
Cuối cùng tại phiên họp ngày 28 tháng 1 năm 2005, Chính phủ đã thảo luận và nhất trí trình quốc hội dự
án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua ngày
29 tháng 11 năm 2005 và chính thức có hiệu lực từ này 1 tháng 7 năm 2006.
Luật bảo vệ môi trường Việt Nam được xây dựng trên một số nguyên tắc chính sau:
- Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam lấy nguyên tắc bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Sự
nghiệp bảo vệ môi trường không thể coi là nhiệm vụ của một hoặc một số cơ quan Nhà nước, cũng như
không thể coi là trách nhiệm của một nhóm người nào đó trong xã hội. Do vậy, Luật Bảo vệ môi trường
sẽ là Luật cho mọi người dân Việt Nam và mọi công dân đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân theo
Luật bảo vệ môi trường, đồng thời cũng có quyền hưởng môi trường trong lành phục vụ cho sức khỏe của
mình.
- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam lấy nguyên tắc phòng ngừa là chính trong việc điều chỉnh hành
vi bảo vệ môi trường đối với mỗi tổ chức và mỗi cá nhân ở Việt Nam. Việc phòng ngừa sẽ ngăn chặn suy
thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường.
- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam đảm bảo nguyên tắc phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên,
văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.

- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam lấy nguyên tắc ai gây ô nhiễm thì người đó phải trả tiền. Đây là
nguyên tắc chính trong luật bảo vệ môi trường nước ta. Theo nguyên tắc này thì mọi tổ chức, cá nhân, hộ
gia đình gây ô nhiễm, suy thoái môi trường đều phải có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu
các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát
triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực toàn cầu.
1.3.2: Chính sách môi trường
Chính sách quản lý là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biện pháp, các thủ thuật mà Nhà
nước sử dụng nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược của đất nước.
Mỗi chính sách ra đời, phát huy tác dụng đều theo những quy luật nhất định và trong giới hạn nhất
định:
Ở giai đoạn đầu, chính sách chưa phát huy đầy đủ tác dụng do còn mới lạ, chi phối và san sẻ lợi ích của
nhiều đối tượng và còn do những người thực thi chính sách chưa đủ kinh nghiệm và hiểu biết.
Tiếp theo, chính sách theo quán tính của mình sẽ phát huy được hiệu quả mong muốn của nhà hoạch định.
Sau giai đoạn này, khi chính sách trở nên quen thuộc với những người thực thi thì khả năng tác động
không còn mấy, đòi hỏi phải có những hình thức mới thay đổi nếu không sẽ trở nên lỗi thời.
Sang giai đoạn thứ 4, chính sách gần như mất hiệu lực và cần phải thay bằng một chính sách mới.
Như vậy, chính sách môi trường là tổng thể các quan điểm, các biện pháp, các thủ thuật nhằm thực
hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển đất nước trong một khoảng thời gian từ 5-10 năm.
Những định hướng cơ bản trong việc hoạch định chính sách, pháp luật về BVMT trong thời gian tới
đó là:
- Xây dựng văn bản qui phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn
bản qui phạm pháp luật về BVMT, Thuế BVMT, Luật Đa dạng sinh học,
- Chấn chỉnh và tăng cường công tác xây dựng, ban hành và hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn môi
trường.
- Tạo cơ chế, chính sách trong lĩnh vực môi trường
+ Hệ thống phí, lệ phí BVMT, cơ chế vận hành (cấp, mua, bán, chuyển nhượng) côta ô nhiễm (đối
với khí thải và nước thải), Quĩ BVMT quốc gia, ngành/địa phương, Quĩ GEF,
+ Nhãn sinh thái, cơ chế khuyến khích sản xuất và sử dụng các sản phẩm, hàng hoá thân thiện môi
trường

1.3.3: Kế hoạch hóa công tác quản lí mt
Kế hoạch hóa sự phát triển là nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ quốc gia nào
Công tác kế hoạch hóa ở nước ta đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hoạch định các chính
sách vĩ mô điều hành nền kinh tế phát triển đúng hướng, ổn đinh và bền vững
Nội dung kế hoạch hóa công tác môi trường của nhà nước phải bao quát được 5 vấn đề sau:
- Hình thành quy hoạch, chiến lược và các chương trình, các dự án cụ thể về môi trường và bảo vệ
môi trường nhằm phục hồi cải tạo môi trường bị ô nhiễm và suy thoái.
- Xây dựng cơ chế chính sách luật pháp về môi trường và bảo vệ môi trường. Xây dựng mạng lưới
điều tra, quan sát, dự báo, báo động, kiểm tra và kiểm soát về môi trường nhằm đánh giá đúng hiên trạng
môi trường của đất nước, phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường.
- Thực hiện việc giáo dục môi trường, phổ cập kiến thức về môi trường và tuyên truyền hoạt động
bảo vệ môi trường.
Năm nội dung trên cần phải được thể hiện trong kế hoạch chung của nhà nước và phải được kế
hoạch hóa. Mối quan hệ của chúng với quá trình xây dựng kế hoạch kinh tế xã hối của đất nước có thể
trình bày theo sơ đồ .
1.3.4: Tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh,
về hàm lượng của các chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.
Việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
- Đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường, phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.
- Ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ công
nghệ của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phù hợp với đặc điểm của vùng, ngành, loại hình và công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ.
Có thể phân tiêu chuẩn môi trường ra làm 4 loại:
- Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh:
- Tiêu chuẩn phát thải của các nguồn ô nhiễm
- Tiêu chuẩn hỗ trợ kỹ thuật

- Tiêu chuẩn cảnh báo ô nhiễm
Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam:
Bắt đầu đc xd và ban hành kể từ năm 1995
Tới nay có khoảng 350 TCVN về mt đc ban hành và áp dụng.
Hệ thống TCVN ra đời đã và đang là công cụ quan trọng trong công tác kiểm soát ô nhiễm.
Tuy nhiên, việc sử dụng tiêu chuẩn môi trường trong quản lý môi trường ở Việt Nam đã đang tồn tại
nhiều bất cập như sau:
- Thiếu hiểu biết đồng bộ về tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam, chẳng hạn có nhiều người nhầm
lẫn và quan niệm rằng tiêu chuẩn Việt Nam là tiêu chuẩn tình nguyện (kể cả tiêu chuẩn thải), không là
tiêu chuẩn bắt buộc.
- Thiếu các tiêu chuẩn môi trường cho các khu vực đặc thù, không đưa vào áp dụng các yếu tố
không gian (địa hình) và thời gian. Chẳng hạn chỉ có tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung
quanh (TCVN 5937-2005) áp dụng trên toàn lãnh thổ mà không phân biệt vùng núi hay nông thôn và
thành thị.
- Có những quan điểm khác nhau trong áp dụng tiêu chuẩn môi trường xung quanh và tiêu chuẩn
thải. Các doanh nghiệp họ cho rằng họ chỉ chịu trách nhiệm tuân thủ tiêu chuẩn môi trường trong khu vực
công ty của họ (tuân thủ tiêu chuẩn nước thải tại nguồn) nên không quan tâm đến tiêu chuẩn xung quanh
(tiêu chuẩn chất lượng nước mặt) và đây là trách nhiệm của cơ quản quản lý nhà nước về môi trường.
- Các tiêu chuẩn thải còn thiếu hoặc không đầy đủ thông tin về tải lượng chất thải và thời gian thải,
chưa xây dựng được mối quan hệ giữa thải lượng của nguồn thải và khả năng tiếp nhận của môi trường
xung quanh.
- Các giá trị quy định trong các tiêu chuẩn môi trường đôi khi còn chưa hợp lý, ví dụ như giá trị một
số thông số trong một số tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh trước kia được quy định cao
hơn cả giá trị của thông số đó trong tiêu chuẩn thải (nồng độ N-NH
4
+
), hay như nồng độ NH
4
+
được quy

định trong tiêu chuẩn thải TCVN 5945-1995 là 1mg/l là không phù hợp bởi vì kể cả đối với nước thải
sinh hoạt sau xử lý bậc hai, bậc ba cũng không thể đạt được giá trị trên, hoặc muốn tuân thủ thì giá thành
xử lý phải rất cao.
- Chưa có sự thống nhất giữa tiêu chuẩn môi trường quốc gia và các tiêu chuẩn ngành. Ví dụ khi so
sánh quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống với quy chuẩn QCVN
08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt ta thấy rằng giá trị NH
4
+
trong nước ăn uống được quy định cao
hơn nhiều lần so với giá trị của nó trong nước mặt. Đây là một điều rất không hợp lý
- Hiện nay, Việt Nam chưa có phòng thí nghiệm chuẩn quốc gia để kiểm định chất lượng các phân
tích về môi trường và đo đạc thông số môi trường; chưa có chế tài bắt buộc các doanh nghiệp, cơ quan
quản lý môi trường tiến hành đo đạc và phân tích đầy đủ các thông số môi trường liên quan đến nguồn
thải của nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp,
- Tiêu chuẩn về chất thải rắn, còn hạn chế, chưa có hệ thống tiêu chuẩn rõ ràng cho chất thải. Sự
kiểm soát thường mang tính gián tiếp (mức độ ô nhiễm không khí sinh ra do thiêu rác, nước rác rò rỉ do
chôn lấp, )
1.4: Công cụ kinh tế trong qlmt
Công cụ kinh tế là những phương tiện chính sách có tác dụng làm thay đổi chi phí, lợi ích của những
hoạt động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường, nhằm mục đích tăng cường ý thức trách nhiệm
trước việc gây ra sự hủy hoại môi trường.
Công cụ kinh tế sử dụng sức mạnh của thị trường để đề ra các quyết định nhằm đạt tới mục tiêu môi
trường, từ đó có cách ứng xử hiệu quả đối với chi phí cho bảo vệ môi trường:
Công cụ kinh tế hoạt động thông qua cơ chế giá cả trên thị trường, chúng có chức năng làm nâng giá
cả các hành động làm tổn hại đến môi trường lên hoặc hạ giá thành các hành động bảo vệ môi trường
xuống. Từ đó tạo ra khả năng cho các tổ chức và cá nhân hành động sao cho phù hợp với điều kiện của
họ.
Công cụ kinh tế có thể phát huy hiệu lực trong các điều kiện sau:
- Nền kinh tế thị trường thực sự khi hàng hóa được tự do trao đổi theo đúng chất lượng và giá trị.
- Chính sách và các qui định pháp luật chặt chẽ, cho phép kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động

sản xuất kinh doanh gây ra ô nhiễm hoặc sử dụng các thành phần môi trường.
- Hiệu lực cao của các tổ chức quản lý môi trường từ Trung ương đến địa phương trong quá trình thi
hành các quy định của nhà nước về pháp luật.
- Thu nhập bình quân (GDP) của quốc gia cao, cho phép quốc gia có những nguồn tài chính dành
cho công tác bảo vệ môi trường và giáo dục ý thức môi trường cho mọi người dân
Nguyên tắc sd công cụ kinh tế:
Nguyên tắc PPP: Người gây ô nhiễm phải trả tiền
Nhằm giải quyết những tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất đến chất lượng mt, để buộc các
công ty phải or là chi trả cho việc ngăn ngừa ô nhiễm or là chi trả cho các chi phí do những thiệt hại về
môi trường mà họ gây ra ( chi phí cho việc khắc phục các thiệt hại) . PPP khắc phục tác động of ngoại
ứng gây ra thất bại thị trường do tính thiếu or không tính chi phí mt.
4 nguyên tắc bổ sung cho PPP
Nguyên tắc BPP: người hưởng thụ phải trả tiền. Đảm bảo 1 cách tương đối cho những ng hưởng.
BPP _ tất cả những ai hưởng lợi do có môi trường trong lành không bị ô nhiễm, thì đều phải nộp
phí.
BPP_ chủ trương phòng ngừa ô nhiễm, cải thiện mt trong lành cần đc hỗ trợ từ những ng muốn thay
đổi hoặc những ng không phải trả tiền cho các chất thải ô nhiễm.
BPP_ tạo ra 1 nguồn thu đáng kể, tuy nhiên không khuyến khích bvmt trực tiếp
Thuế mt: là khoản thu của ngân sách nhà nước, nhằm điều tiết các hđ BVMT quốc gia, nhằm bù đắp các
khoản chi phí mà xã hội bỏ ra để giải quyết các vấn đề chung.
Đối tượng của thuế mt là các hđ kinh doanh, sx, khai thác và chế biến có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến mt
Tiền thu đc từ thuế mt đc nộp vào ngân sách của nhà nước để dùng cho các hoạt động của chính
phủ.
Có 2 loại: Thuế gián thu: đánh vào giá trị sản phẩm hàng hóa: lon bia
Thuế trực thu: đánh vào lượng chất thải độc hại thải ra mt.
Vd: thuế mt của các hđ khai thác khoáng sản = chi phí khắc phục suy thoái mt + chi phí đền bù
thiệt hại cho các ngành khác. Tính dựa trên tổng lượng khoáng sản khai thác
Thuế tài nguyên: là một loại thuế thực hiện điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên
thiên nhiên của đất nước.

Đối tượng nộp thuế: các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế quốc
doanh, không phân biệt ngành nghề, hình thức khai thác, hoạt động thường xuyên hay không thường
xuyên, có địa điểm lưu động hay cố định, có khai thác, sử dụng tài nguyên lòng đất, mặt đất, mặt nước.
Đối tượng tính thuế là giá trị tài nguyên khai thác được: Giá trị tài nguyên = số lượng tài nguyên *
giá tính thuế (giá bán thực tế trung bình x hệ số).
Phí và lệ phí mt:
- Phí mt là khoản thu của ngân sách nhà nc phục vụ vho lĩnh vực mt.
Phí gồm 2 loại : Phí ô nhiễm: đánh vào nguồn ô nhiễm
Phí sản phẩm: đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm mt.
Phân biệt Thuế và Phí mt:
Thuế môi trường Phí môi trường
Qui mô điều tiết Quốc gia hoặc quốc tế Địa phương (hoặc quốc gia)
Đối tượng tính thuế Tổng sản phẩm của doanh
nghiệp hoặc tổng doanh thu do
bán sản phẩm
Chỉ tính đến các loại hóa chất thải độc
hại có thể xử lý được
Chức năng Nguồn thu chung của ngân sách
nhà nước về thuế dùng cho các
hoạt động điều tiết xã hội khác
nhau
Nguồn thu của ngân sách nhà nước
dùng cho các lĩnh vực bảo vệ môi
trường
Mục đích Điều tiết hoạt động kinh tế xã
hội chung của toàn xã hội
Điều tiết việc đầu tư kinh phí cho
công tác bảo vệ môi trường của cơ sở
sản xuất
Có 2 loại phí:

+ Phí nước thải :
Được ban hành và triển khai trong phạm vi cả nước trên cơ sở nghị định 67/2003/NĐ-CP
Đối vs nc thải sinh hoạt, thu ngay từ nguồn nước sạch. P = (1- 10%) * giá bán của 1 m
3
nước sạch.
Mục đích thu phí: tạo ra 1 khoản phí để giải quyết các vấn đề ô nhiễm mt gây ra
+ Phí rác thải:
Chủ yếu để ở các khui đo thị, do UBND tp và tỉnh quy định
ở hà Nội: Cá nhân: Nội thành: 2000đ/ng/tháng
Ngoại thành: 1000đ/ng/tháng
Các hộ sx, kinh doanh thu theo quy định.
- Lệ phí là khoản thu của ngân sách nhà nước khi giải quyết công việc hành chính, tư pháp nhà nước theo
thẩm quyền quy định.
Lệ phí mt thường đc áp dụng cho thẩm định báo cáo ĐTM, ĐMC, giấy cấp phép mt
Nhãn sinh thái: là công cụ kinh tế gián tiếp tác động vào nhà sx thông qua pư và tâm lí của khách hàng .
Các tiêu chuẩn để đánh giá khía cạnh môi trường của sản phẩm của Nhãn sinh thái được quy định trong các
hệ thống tiêu chuẩn ISO 14024:1999, ISO 14021:1999 và ISO 14025:2000.
Quỹ mt: Quỹ môi trường là nguồn kinh phí dành cho hoạt động môi trường, hỗ trợ công tác quản lý môi
trường, xử lý các chất ô nhiễm, thậm chí tạo ra các phúc lợi môi trường, cải thiện chất lượng môi trường
của ngành, địa phương hay khu vực.
Việc chi quỹ môi trường được tiến hành qua trình tự:
- Địa phương hoặc cơ sở sản xuất viết dự án chi quỹ.
- Đệ trình ban quản lý quỹ.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, tổ chức quản lý quỹ tiến hành thanh tra dự án và quyết định khoản tiền cho vay
không lãi suất hoặc lãi suất thấp, cũng có thể là trợ cấp không hoàn lại cho dự án đã thẩm định trong
khoảng thời hạn do hai bên quy định.
Hiện nay ở Việt Nam, quỹ bảo vệ môi trường được hình thành ở ba cấp: quỹ môi trường quốc gia,
quỹ môi trường địa phương và quỹ môi trường ngành.
Hệ thống kí quỹ hoàn trả: Các hệ thống này bao gồm việc ký quỹ trước một số tiền cho sản phẩm hoặc
các hoạt động có tiềm năng gây tổn thất môi trường.

Nếu các sản phẩm được sản xuất ra mà tiêu chuẩn chất lượng môi trường không bị vi phạm; hoặc
các hoạt động khai thác mỏ, khai thác gỗ, khai thác đại dương, v.v. vẫn đảm bảo an toàn môi trường thì sẽ
được hoàn trả số tiền đã ký quỹ.
Ngược lại, số tiền ký quỹ sẽ được sử dụng vào việc phục hồi môi trường nếu họ vi phạm cam kết.
Các biện pháp này ưu việt hơn thuế ở chỗ nó ràng buộc các nhà sản xuất trước khi bước vào hoạt động
phải tìm cách ngăn ngừa ô nhiễm, hoặc sau khi khai thác phải có biện pháp phục hồi đối tượng đã khai
thác.
+ Ưu điểm: Nhà nước không phải đầu tư kinh phí khắc phục môi trường từ ngân sách và khuyến
khích các hoạt động bảo vệ môi trường của toàn thể cộng đồng.
+ Nhược điểm: Đòi hỏi chi phí tổ chức, quản lý và điều hành về công việc tài chính, cũng như các
cơ sở thu gom và tái chế, xử lý các sản phẩm sau khi được hoàn trả.
Việc xác định lượng tiền đặt cọc của doanh nghiệp khi thực hiện dự án sản xuất tiềm
ẩn khả năng gây ô nhiễm môi trường cũng rất khó.
Là 1 thách thức vs các doanh nghiệp.
Trái phiếu mt: nhà nc đặt ra trái phiếu mt và bắt buộc các doanh nghiệp gây ra ô nhiễm phải mua trái
phiếu. Số tiền bán trái phiếu mt phục vụ cho hđ BVMT ( doanh nghiệp có thể chủ động trong mua,
chuyển nhượng trái phiếu)
Cô ta ô nhiễm
Khoản trợ cấp mt
Bảo hiểm mt
Phí không tận thu
Ưu điểm của công cụ kinh tế:
- Khuyến khích các biện pháp thông qua chi phí và lợi ích để tìm ra điểm ô nhiễm tối ưu.
- Khuyến khích việc phát triển công nghệ và tri thức kiểm soát ô nhiễm, trong khu vực tư nhân.
- Cung cấp biện pháp cho nhà nước.
- Cung cấp tính linh động trong việc kiểm soát.
- Loại bỏ được 1 khối lượng lớn về thông tin cho sản phẩm.
- Tăng hiệu quả chi phí
- Khuyến khích nhiều hơn cho việc đổi mới
- Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin tốt hơn

- Tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường
- Hành động nhanh chóng và mềm dẻo hơn
Hạn chế:
- Không dự đoán đc chất lượng mt.
- 1 số công cụ kinh tế đòi hỏi phải có những thể chế phức tạp để thự hiện và buộc thi hành.
- Không phải lúc nào cũng áp dụng được.
- Không phù hợp vs những chất công nghiệp độc hại cao.
1.5: Công cụ kĩ thuật
1.5.1: Đánh giá hiện trạng môi trường ( ĐHM)
Đánh giá hiện trạng môi trường là bước đầu tiên cần thiết trong các nghiên cứu về môi trường, là
việc xem xét toàn bộ trạng thái môi trường vật lý  sinh vật.
Nội dung chính của đánh giá hiện trạng môi trường bao gồm:
- Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường: không khí, nước, đất, sinh vật, dân cư, sức khỏe
cộng đồng.
- Hiện trạng tài nguyên (trữ lượng, chất lượng, tình trạng khai thác và sử dụng).
- Các nguyên nhân gây ra suy thoái và ô nhiễm môi trường, tình trạng quản lý, khả năng giảm thiểu
chúng.
- Các xu hướng biến động môi trường trong tương lai gần.
Báo cáo hiện trạng mt là báo cáo cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn biến mt, nguyên nhân
gây ô nhiễm, suy thoái mt, và tác động đến sức khỏe con ng, KT XH, HST và mttn, từ đó phân tích nhu
cầu xd các chính sách mt và hiệu quả của các chính sách đó.
Mô hình DPSIR: D: Động lực
P: Áp lực
S: Hiện trạng
I: Tác động
R: Đáp ứng
Trong đó, động lực là nguyên nhân sâu xa của các áp lực, động lực phát triển kinh tế xã hội tác
động đến tài nguyên thiên, tạo ra các loại chất thải gây ra những áp lực làm biến đổi hiện trạng môi
trường. Hiện trạng môi trường được đánh giá thông qua các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí,
đất, nước và chất thải rắn. Hiện trạng môi trường sẽ tác động đến con người và xã hội, các tác động này

được phân tích thông qua các thiệt hại về kinh tế, các vấn đề nảy sinh do ô nhiễm môi trường và tỷ lệ
người dân mắc các bệnh liên quan tới ô nhiễm môi trường. Đáp ứng hay các hoạt động bảo vệ môi
trường là các giải pháp tổng hợp cải thiện chất lượng môi trường như đưa ra các chính sách, pháp luật, thể
chế có liên quan nhằm đạt được các mục tiêu bảo vệ môi trường.
ÁP LỰC
Các hoạt động & tác động của con người
Năng lượng
Giao thông vận tải
Công nghiệp
Nông nghiệp
Ngư nghiệp
các hoạt động khác
HIỆN TRẠNG
Hiện trạng hoặc tình trạng môi trường
Không khí
Nước
Tài nguyên đất
Đa dạng sinh học
Khu dân cư
Văn hóa và di sản khác
ĐÁP ỨNG
Các đáp ứng thể chế và cá thể
Luật pháp
Công cụ kinh tế
Công nghệ mới
Quy hoạch cộng đồng đang thay đổi
Ràng buộc quốc tế
Khác
Thông tin
Các đáp ứng xã hội

(các quyết định  hành động)
Thông tin
Áp lực
Nguồn lực
Các đáp ứng xã hội
(các quyết định  hành động)
1.5.2: Quản lí mt dựa vào cộng đồng
Cộng đồng là một tổng thể có những nét chung mà từng cá nhân tạo nên cộng đồng không có,
những tính chất đó là:
- Tính đoàn kết , gắn bó , hỗ trợ lẫn nhau khi khó khăn vì quyền lợi chung, sức mạnh tập thể bao
giò cũng lớn hơn sức mạnh cá nhân.
- Sáng tạo và duy trì có kiến thức bản địa, đây là một đặc trưng văn hoá phi vật thể, lan truyền và bổ
sung từ thế hệ này qua thế hệ khác, tạo ra sức sống của cộng đồng trong quá trình sản xuất và bảo vệ
cuộc sống
- Lòng tự hào về truyền thống của làng xóm, của quê hương gắn với tình yêu dân tộc. Đây chính là
cuội nguồn lớn nhất của sức mạnh cộng đồng.
Trình tự quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
Hình 3 Tiến trình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
1.5.3: Quan trắc mt:
Quan trắc môi trường là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường với trọng tâm, trọng
điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Quan trắc môi trường bao gồm các nội dung đo đạc, ghi nhận, kiểm soát nhằm theo dõi các thay
đổi về chất và lượng của các thành phần môi trường (nước, không khí, đất, sinh vật, v.v.) mà nguyên nhân
có thể là quá trình tự nhiên hay nhân tạo.
Chức năng:
- Xác định tác động ô nhiễm tới con ng va môi trường sống xung quanh
- Nghiên cứu, đánh giá quan hệ của chất ô nhiễm môi trường với các thành phần môi trường
- Đánh giá sự cần thiết đối với việc kiểm soát phát thải của chất ô nhiễm và xác định tiêu chuẩn phát thải
- Trong vấn đề tích lũy chất ô nhiễm, quan trắc hướng tới kiểm soát các sản phẩm sạch
- Quan trắc được thực hiện để có 1 mốc lịch sử với chất lượng môi trường và tạo ra cơ sở dữ liệu môi

trường.
Sơ đồ chương trình Quan trắc môi trường:
Đối tượng nghiên cứu
Lựa chọn vị trí và số lượng vị trí cần đo
Các yếu tố môi trường cần đo
Thời gian thực hiện quan trắc
Phương pháp lấy mẫu
Lựa chọn thiết bị lấy mẫu và thiết bị đo
Lựa chọn phương pháp phân tích
Sử dụng phương pháp tính tương quan
Ghi chép số liệu
Phân tích và xử lý số liệu
Trình bày số liệu
Phổ biến thông tin
Điều chỉnh chương trình monitoring
Bảo quản mẫu và phương pháp có độ nhạy phù hợp
Đảm bảo độ nhạy của phép đo
Hạn chế số lượng các điểm đo và tấn suất đo
Kết luận về đối tượng
Mức độ phổ biến thông tin
1.5.4: Kiểm toán mt
Kiểm toán môi trường là một quá trình thẩm tra có hệ thống và được ghi thành văn bản, bao gồm
việc thu thập và đánh giá một cách khách quan các bằng chứng nhằm xác định những hoạt động, sự kiện,
hệ thống quản lý liên quan đến môi trường hay các thông tin về những kết quả của quá trình này cho
khách hàng
Các mục tiêu chính mà một cuộc kiểm toán môi trường hướng tới đó là:
- Đánh giá được sự tuân thủ, chấp hành của nhà máy, công ty đối với chính sách, pháp luật của
nhà nước, các nguyên tắc, thủ tục Quốc tế về bảo vệ môi trường.
- Đánh giá được mức độ phù hợp, sự hiệu quả của các chính sách quản lý môi trường nội bộ của
của công ty, nhà máy.

- Thúc đẩy việc quản lý môi trường của các nhà máy diễn ra tốt hơn.
- Duy trì niềm tin của người dân đối với chính sách môi trường của Nhà nước.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên trong các nhà máy về việc thi hành các chính
sách môi trường.
- Tìm kiếm các cơ hội cải tiến để sản xuất và bảo vệ môi trường tốt hơn.
- Thiết lập và thi hành được một hệ thống quản lý môi trường hữu hiệu, phù hợp cho các công ty.
1.5.5: Đánh giá tác động mt ( ĐTM) và Đánh giá mt chiến lược ( ĐMC )
Đánh giá tác động mt ( ĐTM) : Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác
động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể, đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án
đó.
* Mục đích, vai trò của ĐTM
Mục đích:
- Được sử dụng như một công cụ độc lập để hỗ trợ quá trình ra quyết định
- Được sử dụng như một công cụ giao tiếp giữa các bên có liên quan trong hoạt động phát triển của các dự
án là các nhà đầu tư, các nhà quản lý có thẩm quyền, các nhà khoa học, tư vấn và cộng đồng trong khu
vực dự án.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Đảm bảo rằng tất cả các tác động môi trường của dự án được liệt kê, trình bày, đánh giá.
- Đảm bảo rằng có thể dự đoán và qua đó có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự
án về vật lý, sinh thái, địa lýđến môi trường.
- Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái để có thể bảo đảm được các đặc tính và
nguồn lực của chúng.
- Khuyến khích phát triển bền vững và việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
Vai trò của ĐTM:
- Vai trò định hướng: ĐTM định hướng cho các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư quan điểm
chính xác về một dự án phát triển, trong đó tác động môi trường như một bộ phận cấu thành dự án.
- Vai trò hỗ trợ: ĐTM hỗ trợ cho dự án trong việc chọn địa điểm, chọn quy trình công nghệ thích hợp, sao
cho phát huy tối đa các tác động tích cực đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của dự án đối với môi
trường tự nhiên và xã hội.
- Vai trò dự báo: ĐTM giúp các nhà quản lý ngăn ngừa những tác động tiêu cực có thể xảy ra trong tương

lai đối với môi trường từ đó có các biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa, ngăn chặn những thảm họa có thể
xảy ra.
* Nội dung của ĐTM
Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Đánh giá hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận, mức độ nhạy cảm và sức chịu tải
của môi trường.
- Đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án được thực hiện và các thành
phần môi trường, yếu tố kinh tế - xã hội chịu tác động của dự án; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do
công trình gây ra.
- Đưa ra các biện pháp cụ thể giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường, phòng ngừa, ứng phó sự cố
môi trường.
- Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành công trình.
- Danh mục công trình, chương trình quản lý môi trường và giám sát các vấn đề về môi trường trong quá
trình triển khai thực hiện dự án.
- Dự kiến kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường trong tổng dự toán kinh phí của
dự án.
- Tham vấn ý kiến cộng đồng.
- Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu cho báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Đánh giá tác động môi trường là công cụ quản lý quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta
hiện nay. Trong quá trình thực hiện công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, có thể phát sinh
một số khó khăn như:
- Thiếu các thông tin môi trường nền đầy đủ do hệ thống quan trắc môi trường hiện nay chưa hoàn chỉnh.
- Thiếu hướng dẫn lập báo cáo tác động môi trường đối với các loại dự án cụ thể khác nhau từ phía cơ
quan quản lý nhà nước về môi trường.
- Thiếu các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ cao trong thành phần của Hội đồng thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường, các dự án kinh tế do nước ngoài đầu tư.
- Thiếu sự thanh tra và kiểm tra dự án sau khi thẩm định và trong quá trình hoạt động của dự án.
Đánh giá mt chiến lược ( ĐMC: Đánh giá môi trường chiến lược là nội dung đánh giá tác động môi
trường đối với một dự án lớn, như các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của một ngành kinh tế, một
vùng lãnh thổ, các chính sách của nhà nước. Theo luật Bảo vệ môi trường 2005, ĐMC được định nghĩa

như sau: đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững.
Nội dung đánh giá môi trường chiến lược cũng tương tự như đánh giá tác động môi trường các dự án phát
triển kinh tế xã hội bao gồm:
- Khái quát về mục tiêu, quy mô, đặc điểm của dự án có liên quan đến môi trường.
- Mô tả tổng quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường có liên quan.
- Dự báo tác động xấu đối với môi trường có thể xảy ra khi thực hiện dự án.
- Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.
- Đề ra phương án, giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện dự án.
Do nội dung của dự án rộng lớn, số liệu nhiều, nên khi đánh giá phải lựa chọn được các thông số cần thiết
và tiêu biểu nhất để đánh giá và dự báo các tác động môi trường của hoạt động của dự án. Phần biện pháp
chỉ nêu lên những biện pháp tổng thể, các chính sách tác động lớn, phần giám sát nêu rõ các địa điểm và
cách thức thực hiện. Bên cạnh đó báo cáo cũng phải nêu được những vùng nào, lĩnh vực nào, ngành nào
cần quan tâm hơn về đánh giá tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự án, lý do chủ yếu.
Một số ví dụ về đánh giá môi trường chiến lược là đánh giá môi trường chiến lược hoạt động khai thác
vùng than Quảng Ninh, đánh giá môi trường chiến lược dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội khu vực
Đồng bằng sông Hồng, đánh giá tác động môi trường chính sách đóng của rừng, v.v.
1.6: Nhóm công cụ phụ trợ - truyền thông mt
Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác hai chiều, giúp mọi đối tượng tham gia vào
quá trình đó cùng tạo ra và cùng chia sẻ với nhau về các chủ đề môi trường có liên quan và từ đó có năng
lực cùng chia sẻ trách nhiệm bảo vệ môi trường với nhau.
Các bước đạt mục tiêu:
- Xây dựng nhận thức
- Tăng cường sự quan tâm
- Thay đổi thái độ
- Thay đổi hành vi
- Củng cố thành tập quán
Các hình thức truyền thông mt:
* Giao tiếp giữa các cá nhân và nhóm nhỏ
Giao tiếp, trao đổi thông tin giữa các nhân và nhóm nhỏ cho phép các cuộc đối thoại sâu, cởi mở

và có phản hồi. Phương pháp này tỏ ra thích hợp với việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp với địa phương,
giải thích các vấn đề phức tạp, thuyết phục hoặc gây ảnh hưởng tới nhóm đối tượng và đặc biệt hữu hiệu
trong trường hợp đánh giá hiệu quả một chiến dịch truyền thông môi trường. Giao tiếp, trao đổi giữa các
cá nhân uy tín trong cộng đồng (già làng, trưởng bản, trưởng họ, sư thầy, linh mục ) giúp ích rất nhiều
cho việc phân tích các hành động môi trường và họ cũng là người tuyên truyền, phổ biến các thông điệp
truyền thông môi trường rất hiệu quả.
* Họp cộng đồng - Hội thảo
Các cuộc họp cộng đồng (tổ dân phố, nhóm, phường, trường học, cơ quan) thuận lợi cho việc
bàn bạc và ra quyết định về một số vấn đề của cộng đồng.
* Thông tin đại chúng
Các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, báo chí, pháp thanh) có khả năng tiếp cận một
phạm vi đối tượng rất rộng và có uy tín cao trong việc phổ biến, tuyên truyền các nội dung của chiến dịch
truyền thông môi trường.
* Triển lãm
Triển lãm môi trường có quy mô rất khác nhau, từ các cuộc triển lãm lớn cho đến các vật trưng
bầy nhỏ lẻ đặt tại các vị trí đông người.
* Câu lạc bộ môi trường
Hình thức câu lạc bộ môi trường trường rất phù hợp với các đối tượng thanh thiếu niên và các cụ
về hưu.
* Các sự kiện đặc biệt
Ngày trồng cây, Tuần lễ Quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường, Ngày môi trường Thế giới,
Ngày làm cho thế giới sạch hơn,
* Tổ chức các cuộc thi môi trường.
Có nhiều hình thức thi: thi viết, sáng tác ca khúc, thi vẽ, thi ảnh tùy đối tượng dự thi là người
lớn hay trẻ em mà đề ra tiêu chuẩn cho phù hợp.
* Các phương tiện truyền thông hỗ trợ
- Áp phích, áo phông, mũ, lịch, dây chìa khoá, đề can, tem, phong bì, đồ chơi mang thông điệp
đơn giản về môi trường. Các vật phẩm này có thể bán để tạo kinh phí cho chiến dịch truyền thông môi
trường, cũng có thể phát không cho một số loại đối tượng.
- Các huy hiệu, đồ lưu niệm mang thông điệp môi trường có thể được dùng làm quà tặng, giải

thưởng cho những người có đóng góp tốt cho chiến dịch truyền thông môi trường.
- Tượng, phù hiệu, trang tường mang nội dung môi trường có thể được xây dựng ở những vị trí
phù hợp.
* Sân khấu hóa
Tổ chức sân khấu đơn giản để trình diễn các tiểu phẩm do công chúng tự dàn dựng và trình diễn
về nội dung môi trường: kịch, chèo, cải lương, ca nhạc, thời trang, hài cuối mỗi tiểu phẩm phải có một
thông điệp về môi trường với nội dung liên quan.

Video liên quan