Cách tính giá điều chỉnh sau khi phát hành thêm

Công thức điều chỉnh giá cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền được thực hiện theo Định luật bảo toàn vốn hóa và dòng tiền. Khi đó, tổng vốn hóa và tiền – trước và sau ngày giao dịch không hưởng quyền là bằng nhau. Nếu công ty trả cổ tức bằng tiền, quyền mua, cổ phiếu thưởng và cổ phiếu phát hành thêm thì giá thay đổi như thế nào. Trong bài viết này, Nhật Cường sẽ chia sẻ với các bạn về chủ đề Cách tính giá điều chỉnh của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền.

Cách tính giá điều chỉnh sau khi phát hành thêm
Cách tính giá điều chỉnh của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền

Công thức: P’ = (P + P­a  x a – C) / (1 + a + b)

P Giá cổ phiếu trước khi thực hiện quyền
P’ Giá cổ phiếu sau khi thực hiện quyền

(bao gồm cổ tức bằng tiền,quyền mua, cổ phiếu thưởng và cổ phiếu phát hành thêm)

P­a Giá cổ phiếu phát hành thêm
a Tỉ lệ cổ phiếu phát hành thêm
b Tỉ lệ chia cổ phiếu thưởng
C Cổ tức bằng tiền

Ví dụ: Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh – HSC (mã HCM – sàn HOSE) chia cổ tức bằng tiền 100:20 (tỷ lệ 20%), tỷ lệ cổ phiếu thưởng 100:10 (tỷ lệ 10%), tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm 100:30 (tỷ lệ 30%), mệnh giá quy định 10.000 VND/cổ phiếu.

Giả sử giá cổ phiếu hiện tại 100.000 đồng.

Giá cổ phiếu HCM sau khi chia cổ tức bằng tiền,cổ phiếu và phát hành thêm cổ phiếu:

P’ = (100000 + 10000 x 30% – 10000 x 20%) / (1 + 30% + 10%) = 71428.6 (đồng)

Trên đây, Nhật Cường đã chia sẻ với các bạn về chủ đề Cách tính giá điều chỉnh của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền. Nhà đầu tư muốn mở tài khoản chứng khoán và muốn được tham khảo những mã cổ phiếu tăng giá tốt nhất thị trường chứng khoán hiện tại như danh mục đầu tư cổ phiếu của Nhật Cường vui lòng liên hệ với mình để được tư vấn chi tiết hơn.

Nguồn: https://cachchoichungkhoan.com/

 Đây là bài viết thứ 2 trong series bài: Cổ tức – tất tần tật về các vấn đề chi trả cổ tức.

Nội dung bài viết này gồm:

  • Bản chất của “công thức tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức”
  • Công thức tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức
  • Bốn ví dụ về cách tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức

Bài viết cùng chủ đề:

1. Bản chất công thức điều chỉnh giá khi chia cổ tức

Công thức điều chỉnh giá khi chia cổ tức được thực hiện theo Định luật bảo toàn vốn hóa và dòng tiền

Hiểu đơn giản: ở góc độ toán học chia cũng như không chia.

Cách tính giá điều chỉnh sau khi phát hành thêm

Khi đó, tổng vốn hóa và tiền – trước và sau ngày giao dịch không hưởng quyền là bằng nhau

Cách tính giá điều chỉnh sau khi phát hành thêm

2. Công thức tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức

Cách tính giá điều chỉnh sau khi phát hành thêm

P’: Giá cổ phiếu sau khi thực hiện quyền (bao gồm cổ tức bằng tiền, cồ phiếu thưởng và cổ phiếu phát hành thêm)

P: Giá cổ phiếu trước khi thực hiện quyền

Pa: Giá cổ phiếu phát hành thêm dành cho quyền mua ưu đãi

a: Tỉ lệ cổ phiếu phát hành thêm dành cho quyền mua mua ưu đãi. Đơn vị tính %

b: Tỉ lệ chia cổ phiếu thưởng, trả cổ thức bằng cổ phiếu. Đơn vị tính %

C: Cổ tức bằng tiền.

3. Bốn ví dụ về cách tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức

Giá gổ phiếu Vinamilk (mã: VNM) ngày 8/8/2107 là: P = 150.000 VNĐ, Ngày 09/08/2017 là ngày giao dịch không hưởng quyền (Ngày GDKHQ) để trả cổ tức cho cổ phiếu Vinamilk:

Ví dụ 1:  Cách tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức bằng tiền mặt

Cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20%, tương đương với mức nhận 2.000 VNĐ. => C =2.000 đồng

Khi đó, bạn lưu ý định luật bảo toàn vốn hóa và dòng tiền hay áp dụng công thức ta được, nôm na nên nhớ: Về mặt toán học chia cũng như không chia:

P’ = P – C = 150.000 – 2.000 = 148.000 VNĐ (do không có tỷ lệ cổ phiếu phát thêm).

Khi đó 1 CP VNM cũ giá 150.000 VNĐ thành 1 CP VNM sau chia giá 148.000 VNĐ và 2.000 VNĐ tiền cổ tức.

Ví dụ 2: Cách tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng

Cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100:20 (tức là 20% – hay có 100 CP VNM trước chia sẻ nhận thêm 20 CP VNM sau chia) =>  b = 20%

Thưởng cho cổ đông cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 100: 30 (tức là 30%) => b = 30%

Khi đó, về mặt toán học ta nhớ chia cũng như không chia.

Khi đó 100 CP VNM giá 150.000 VNĐ thì sau khi chia giá ta có giá 150 CP VNM  giá bao nhiêu (150 cổ phiếu này là bằng 100 cổ phiếu gốc, 20 cổ phiếu chia cổ tức (20%) và 30 cổ phiếu thưởng (30%)). Kết quả là 100.000 VNĐ/ CP VNM sau chia.

Áp dụng công thức: P’ =  P / (1 + b) = 150.000 / (1+20% +30%) = 100.000 đồng

Ví dụ 3: Cách tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức bằng quyền mua cổ phiếu ưu đãi

Bán ưu đãi, tỷ lệ 5:2 (tương đương mức 2/5 =40%) , với mức giá 60.000 đồng/CP. => Pa =60.000 đồng, a = 40%

Khi đó, về mặt toán học ta nhớ đến chia cũng như không chia.

Ta đặt câu hỏi: 100 CP VNM giá trước ngày GDKHQ là 150.000 VNĐ và 40 CP VNM giá phát hành 60.000 VNĐ giờ thành 140 CP  VNM là bao nhiêu.

P’ = P +(Pa X a)]/ (1 + a) = (150.000 + 60.000 x 40%)/ (1 +40%) = 124.300 đồng.

P/s: Nếu giá phát hành quyền mua cổ phiếu ưu đãi cao hơn thị giá P, thì cổ phiếu đó sẽ không điều chính giá trong ngày giao dịch không hưởng quyền. Đối với NĐT mới có thể thấy vô lý nhưng trên TTCK bạn sẽ thấy trường hợp này xảy ra là bình thường.

Ví dụ 4: Cách tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức tổng quát

Cổ tức bằng tiền: 20% (tương đương với 2.000 VNĐ) => C = 2.000

Cách tính giá điều chỉnh sau khi phát hành thêm

Cổ tức bằng cổ phiếu: 100:20 (tương đương 20%) => b = 20%

Thưởng bằng cổ phiếu: 100:30 (tương đương 30%) => b = 30%

Quyền mua cổ phiếu ưu đãi 5:2 (tương đương 40%) giá 60.000 VNĐ)

Áp dụng:

P’ = (P + Pa x a – C)/ (1 + a + b) = (150.000 + 60.000 x 40% – 2.000) / (1 + 40% + 20% + 30%) = 90.500 đồng.

Đọc thêm:

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư SĐT – Zalo: 096.774.6668Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

Cách tính giá điều chỉnh sau khi phát hành thêm

Trong bài viết này Nhật Cường xin chia sẻ tới các bạn về chủ đề Cổ tức và cách tính giá điều chỉnh của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền. Qua đó giúp chúng ta có thêm kiến thức khi quyết định đầu tư theo trường phái hưởng cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn.

Cách tính giá điều chỉnh sau khi phát hành thêm

Cổ tức là gì?

Cổ tức là cách doanh nghiệp phân phối lại lợi nhuận sau khi huy động được vốn đầu tư từ cổ đông.

Bất kỳ nhà đầu tư nào khi đầu tư vào cổ phiếu đều quan tâm đến 2 yếu tố sau khi đầu tư:

  • Cổ tức (Dividend)
  • Chênh lệch giá mua-bán (Capital Gain)

Có 3 hình thức để doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông:

  • Cổ tức bằng tiền mặt (Cash Dividend)
  • Mua lại cổ phiếu (Stock buyback – Share repurchases)
  • Cổ tức bằng cổ phiếu (Stock Divedend)

1. Cổ tức tiền mặt (Cash Dividend)

Là cách công ty trả cổ tức bằng tiền mặt trực tiếp đến cổ đông.

Ví dụ: Trong năm 2016, CTCP Tập đoàn Hoa Sen (Cổ phiếu HSG) đã công bố Nghị quyết HĐQT về việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt đợt cho niên độ tài chính 2014 – 2015. Cụ thể, cổ đông của HSG chốt quyền ngày 15/04 sẽ nhận mức cổ tức tỷ lệ 25% (01 cổ phiếu nhận 2.500 đồng). Thời gian thực hiện 28/4/2016.

Một lưu ý khi xem xét yếu tố cổ tức tiền mặt là tỷ lệ chi trả cổ tức (Payout ratio). Ví dụ: Tỷ lệ Payout ratio là 30%, có nghĩa công ty làm ra lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS – Earning per share) là 10 đồng thì công ty sẽ chi trả 3 đồng cổ tức, 7 đồng còn lại công ty sẽ giữ lại và phân bổ vào phần lợi nhuận còn lại chưa phân phối (Retained earnings).

Tuy nhiên, ở riêng thị trường Việt Nam, chúng ta cần lưu ý khi công ty công bố tỷ lệ chi trả cổ tức, thì tỷ lệ chi trả cổ tức này dựa trên mệnh giá cổ phiếu (một cổ phiếu có mệnh giá niêm yết theo quy định của luật là 10.000 đồng). Như vậy, dù tỷ lệ cổ tức chi trả rất cao, khi đọc báo hoặc theo dõi thông tin thị trường, các bạn có thể thấy tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt cực kỳ cao, có khi lên đến 50%, 60% hoặc 200% như trường hợp CTCP Kinh Đô (Cổ phiếu KDC) khi chia cổ tức khủng với tỷ lệ 200% bằng tiền mặt. Có nghĩa là nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu sẽ được chia thêm 20.000/cổ phiếu.

Ưu điểm của việc trả cổ tức tiền mặt:

Ưu điểm 1: “A bird in hand is worthy two in the bush” là một câu tục ngữ cổ của Hy Lạp được người Anh sử dụng rộng rãi từ thế kỷ 14. Câu tục ngữ này khuyên chúng ta nên bằng lòng và trân trọng những gì mình đang có, không nên tham lam hay chấp nhận rủi ro để chạy theo những thứ có vẻ hào nhoáng hơn nhưng cơ hội có được chúng lại không chắc chắn và câu nói này khá đúng với tâm lý cổ đông khi đầu tư cổ phiếu. Việc nắm giữ tiền mặt cổ tức vẫn là phương án ưa thích của cổ đông khi họ chắc chắn đạt lợi nhuận từ việc đầu tư cổ phiếu.

Ưu điểm 2: Công ty chứng minh mình có một nền tài chính vững mạnh, dòng tiền rõ ràng. Nhà đầu tư thường xem xét đến chính sách chi trả cổ tức tiền mặt của công ty theo thời gian, cổ tức có ổn định và tăng trưởng qua các năm hay không để đánh giá độ hấp dẫn của cổ phiếu khi đầu tư.

Nhược điểm của việc trả cổ tức tiền mặt:

Nhược điểm 1: Nhà đầu tư chịu thuế 2 lần. Lần thứ 1 là khi công ty có lợi nhuận sau thuế (thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp – ở Việt Nam hiện nay là 25%), và thuế suất đánh vào cổ tức cho thu nhập cá nhân nhà đầu tư (5% cho Việt Nam).

Nhược điểm 2: Công ty có thể đã ở vào giai đoạn tăng trưởng ổn định, thấp, qua thời kỳ đầu tư, tăng trưởng “nóng”, ở góc độ tâm lý nhà đầu tư nếu chính sách cổ tức khá ổn định và công ty không đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị qua các năm.

Nhược điểm 3: Bất lợi cho công ty trong một số trường hợp thay vì trả cổ tức, tiền mặt có thể huy động để duy trì vốn lưu động hoặc dự phòng cho các khoản đầu tư tài sản trong tương lai.

2. Mua lại cổ phiếu (Stock buyback – Share repurchases)

Là hình thức công ty thay vì trả cổ tức tiền mặt thì sẽ trả cổ tức cho nhà đầu tư bằng cách mua lại cổ phiếu trên thị trường.

Ưu điểm:

Hình thức mua lại cổ phiếu thường diễn ra lúc thị trường có dấu hiệu suy yếu, giá cổ phiếu tụt giảm. Việc mua lại cổ phiếu thường được công ty tiến hành cao hơn thị giá, do đó giúp nhà đầu tư có lợi khi bán lại cổ phiếu để nhận “cổ tức” từ công ty.

Đây cũng là cách hỗ trợ tăng giá cổ phiếu công ty trong ngắn hạn. Việc mua lại cổ phiếu ở giá cao hơn thị giá như một tín hiệu phát ra từ công ty muốn ám chỉ cho thị trường là giá cổ phiếu đang bị giao dịch thấp hơn giá trị thực mà công ty mong đợi. Số lượng cổ phiếu mua lại làm giảm số cổ phiếu lưu hành trên thị trường (Outstanding Shares), làm EPS tăng lên. Nếu chỉ số P/E trước khi công ty mua lại cổ phiếu không đổi, do EPS tăng do đó thị giá cổ phiếu cũng tăng theo.

Nhược điểm:

Nhược điểm đầu tiên là nhà đầu tư có thể chịu thuế đầu tư vốn (capital gain) khi bán lại cổ phiếu cho doanh nghiệp. Thuế suất đánh vào các khoản lợi nhuận chênh lệch đầu tư vốn hiện nay ở Việt Nam là 20%.

Nhược điểm thứ 2: giá cổ phiếu chỉ tăng trong ngắn hạn. Nếu công ty không chứng minh năng lực tài chính vững vàng, dòng tiền kinh doanh không tiếp tục sinh ra thì thị trường sẽ hành động ngay lập tức để phản ánh đúng giá trị cổ phiếu được giao dịch. Ngoài ra, một vấn đề lưu ý khác là cổ đông có thể đang bị ban lãnh đạo, điều hành của công ty “qua mắt” nếu việc công bố thông tin mua lại cổ phiếu có thể phục vụ mục đích trục lợi cho họ (ví dụ: công bố mua giá cao, sau đó bán cổ phiếu mình đang sở hữu lại cho doanh nghiệp, rồi tuyên bố từ nhiệm).

3. Cổ tức bằng cổ phiếu (Stock Divedend)

Là cách công ty thay vì trả cổ tức tiền mặt, mua lại cổ phiếu thì sẽ phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông.

3.1. Công ty tài trợ cổ tức bằng cổ phiếu từ đâu?

Công ty có thể trả cổ tức bằng cổ phiếu từ các nguồn sau:

  • Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Retained Earnings).
  • Các quỹ dự phòng doanh nghiệp như: quỹ đầu tư phát triển (Investment & Development fund).
  • Thặng dư vốn cổ phần (Share premiums).

Nhà đầu tư cần lưu ý, việc phát hành cổ tức bằng cổ phiếu không làm thay đổi vốn chủ sở hữu (Shareholder’s equity), và tỷ lệ nắm giữ của mỗi cổ đông trong công ty không đổi (do cùng nhận một tỷ lệ tương ứng cho phần tăng thêm).

Ví dụ: Khi công ty chi trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 5:1 có nghĩa cứ 5 cổ phiếu nắm giữ thì cổ đông có thêm 1 cổ phiếu.

3.2. Công ty được và mất gì khi trả cổ tức bằng cổ phiếu?

Ưu điểm: Nhà đầu tư tránh được thuế đánh vào cổ tức tiền mặt, khi nhận thêm cổ tức bằng cổ phiếu. Ngoài ra, ở góc độ công ty, công ty có thể tránh việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt khi đang cần dùng số tiền đó để đầu tư vốn lưu động hoặc tài sản cổ định (Nhà máy, thiết bị, v.v…). Bên cạnh đó, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu còn giúp tăng thanh khoản giao dịch cổ phiếu, khi số lượng cổ phiếu phát hành thêm tăng lên, và giá được điều chỉnh giảm tương ứng. Do đó, cơ hội cổ phiếu đến với nhiều nhà đầu tư hơn, và cơ hội tăng giá cho chính bản thân cổ phiếu cũng xảy ra.

Nhược điểm: Do số cổ phiếu lưu hành tăng lên, vốn hóa không đổi nên thị giá một cổ phiếu sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giảm. Bên cạnh đó, nếu công ty sử dụng tiền thay vì trả cổ tức tiền mặt vào các dự án không tạo thêm khả năng lợi nhuận cho nhà đầu tư, giá cổ phiếu có thể giảm, khiến nhà đầu tư mất đi cơ hội nếu nhận tiền mặt cổ tức thay vì cổ tức bằng cổ phiếu.

3.3. Phân biệt cổ tức bằng cổ phiếu với chia tách cổ phiếu và cổ phiếu thưởng:

Về nguyên tắc, dù công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu (Stock Dividend) hay chia tách cổ phiếu (Stock Split), giá trị vốn chủ sở hữu không đổi. Tuy nhiên:

  • Trả cổ tức bằng cổ phiếu: có sự dịch chuyển qua lại giữa các tài khoản con trong vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán. Ví dụ: quỹ đầu tư phát triển tài trợ cho nguồn trả cổ tức bằng cổ phiếu, thì quỹ này sẽ giảm một phần đúng bằng phần tăng thêm ở vốn điều lệ công ty.
  • Chia tách cổ phiếu: không làm ảnh hưởng đến bất kỳ khoản nào trên vốn chủ sở hữu.

Ví dụ: Một công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1 hay tách cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1 thì số cổ phiếu mới đưa vào lưu hành đều bằng nhau (trước kia nhà đầu tư có 2 cổ phiếu thì nay sẽ có 3 cổ phiếu), nhưng các thành phần tài khoản trong vốn chủ sở hữu sẽ thay đổi, trong trường hợp trả cổ tức bằng cổ phiếu, còn trường hợp chia tách cổ phiếu thì không.

Cổ phiếu thưởng (stock compensation): thực chất, có một sự hiểu lầm nhỏ khi sử dụng cổ phiếu thưởng tương đương như cổ tức bằng cổ phiếu. Trong cổ phiếu thưởng, có hai loại:

  • Cổ phiếu thưởng dành cho nhân viên, như các chương trình ESOP mua cổ phiếu ưu đãi dành cho nhân viên, ví dụ: mua ở mệnh giá so với mức giá cao của thị giá. Do đó, công ty không tài trợ cho cổ phiếu thưởng dạng này (ngoại trừ bán ưu đãi thêm cổ phần mới).
  • Cổ phiếu thưởng dành cho cổ đông hiện hữu, đây chính là cổ tức bằng cổ phiếu mà công ty dành cho cổ đông. Công ty tài trợ bằng nguồn lực công ty, cổ đông không phải bỏ thêm tiền mà vẫn tăng số lượng cổ phiếu nắm giữ trong công ty (nhưng tỷ lệ sở hữu không đổi).

3.4. Minh họa trả cổ tức bằng cổ phiếu qua trường hợp CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG):

HSG đã trả cổ tức bằng cổ phiếu, mà công ty gọi là cổ phiếu thưởng đợt 2 niên độ tài chính 2014 – 2015 cho cổ đông theo tỷ lệ 100:50 (tương ứng 50) (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu sẽ được nhận 5 cổ phiếu mới. Tổng lượng cổ phiếu mới HSG phát hành để trả cổ tức khoảng 65.5 triệu đơn vị. Thời gian thực hiện chậm nhất là ngày 15/07/2016. Mục đích sử dụng vốn của đợt phát hành cổ phiếu trả cổ tức: Bổ sung vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Tóm lại: Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể cho thấy công ty có khả năng mở rộng nhu cầu kinh doanh, đầu tư trong thời gian tới. Nhà đầu tư cần kiểm tra nguồn tài trợ cổ phiếu từ chương trình cổ tức này, để tránh tình trạng công ty gian lận.

4. Ngày GDKHQ (Ngày giao dịch không hưởng quyền) là gì? Ngày ĐKCC (ngày đăng ký cuối cùng), ngày chốt danh sách, ngày thanh toán là gì? Cách tính giá điều chỉnh của cổ phiếu trong ngày GDKHQ?

4.1. Khái niệm:

Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày giao dịch mà nhà đầu tư mua chứng khoán sẽ không được hưởng các quyền lợi của cổ đông như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền tham dự ĐHCĐ…

Ngày chốt danh sách khách hàng sở hữu chứng khoán chính là “ngày đăng ký cuối cùng”, là ngày tổ chức phát hành lập danh sách người sở hữu chứng khoán với mục đích để thực hiện các quyền cho cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, nếu nhà đầu tư có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán sẽ được nhận các quyền của mình như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm…

Quy định hiện nay, bắt đầu từ 1/1/2016, với các giao dịch bình thường, thời hạn thanh toán là T+2, nghĩa là thời hạn thanh toán là 2 ngày, ở đây được hiểu là 2 ngày làm việc (không tính thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ). Cụ thể là thời gian từ ngày giao dịch (mua/bán) đến ngày nhận được chứng khoán/tiền là 2 ngày (ngày giao dịch tính là ngày T+0). Do đó, nhà đầu tư mua cổ phiếu 1 ngày trước ngày đăng ký sở hữu (đăng ký cuối cùng) sẽ không có tên trong sổ cổ đông, vì giao dịch chưa được thanh toán, do vậy sẽ không được hưởng quyền.

Như vậy, nhà đầu tư mua chứng khoán trước ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ có tên trong danh sách được hưởng quyền. Nếu mua vào ngày giao dịch không hưởng quyền hoặc sau ngày giao dịch không hưởng quyền thì nhà đầu tư sẽ không có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán được hưởng quyền. Chỉ cần cổ đông có tên trong danh sách vào ngày chốt quyền, cổ đông đó đương nhiên được hưởng quyền lợi, không kể cổ đông đó đã giữ cổ phiếu từ lâu hay mới chỉ được ghi tên vào trước ngày chốt quyền.

Ngày thanh toán là ngày cổ tức bằng tiền mặt (hoặc bằng cổ phiếu) sẽ về tài khoản của nhà đầu tư.

Ví dụ minh họa: Ngày 15/12/2015, CTCP Ngân hàng Vietcombank (Cổ phiếu VCB) công bố tạm ứng cổ tức năm 2015 với tỷ lệ 15%/mệnh giá (tương đương với 1.500 đồng/CP), đồng thời chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ: 100:10 (tương đương 10%) và phát hành thêm theo tỷ lệ: 100:20 giá 10.000 đồng để tăng vốn điều lệ. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 8/1/2016 (thứ Sáu) và ngày đăng ký cuối cùng là ngày 11/1/2016 (thứ Hai). Như vậy, vào ngày 7/1/2016, tất cả các cổ đông đang nắm giữ cổ phiếu VCB sẽ được hưởng các quyền như trên (hoặc, vào ngày 11/1/2016, tất cả các cổ đông có tên trong sổ đăng ký cổ đông của VCB sẽ được hưởng các quyền như trên). Vì áp dụng thời gian thanh toán theo quy định T+2 (không tính thứ Bảy, Chủ Nhật), ngày giao dịch không hưởng quyền là 8/1/2016 nên nhà đầu tư nào mua cổ phiếu VCB từ ngày 8/1/2016 trở đi sẽ không được hưởng các quyền như trên.

4.2. Các ký hiệu giao dịch không hưởng quyền:

Vào các ngày giao dịch không hưởng quyền, trên bảng điện tử sẽ xuất hiện các ký hiệu giao dịch tương ứng như sau:

“XR”: Giao dịch không hưởng quyền đặt mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu.

“XD”: Giao dịch không hưởng cổ tức của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ.

“XA”: Giao dịch không hưởng cổ tức, quyền mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu trong cùng một ngày.

“XI”: Giao dịch không hưởng lãi trái phiếu.

4.3. Cách tính giá điều chỉnh của cổ phiếu trong ngày GDKHQ:

Cách tính giá điều chỉnh sau khi phát hành thêm

Trong đó:

P: Giá hiện tại

P’: Giá ngày GDKHQ

Pα: Giá cổ phiếu phát hành thêm

α : Tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm

β : Tỷ lệ chia cổ phiếu thưởng (cổ tức bằng cổ phiếu)

C : Cổ tức bằng tiền

Ví dụ:

Cổ phiếu VCB vào ngày 7/1/2016 có giá 30.000 đồng. Ngày 8/1/2016 là ngày GDKHQ của cổ phiếu VCB với các quyền sau:

  • Tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền: 100:15 (tương đương 15% hay 1.500 đồng)
  • Tỷ lệ chia cổ phiếu thưởng: 100:10 (tương đương 10%)
  • Phát hành thêm theo tỷ lệ: 100:20 giá 10.000 đồng

Do vậy, giá cổ phiếu VCB vào ngày GDKHQ 8/1/2015 được tính như sau:

Cách tính giá điều chỉnh sau khi phát hành thêm

5. Tích lũy cổ phiếu lâu dài để hưởng cổ tức và đa dạng hóa trong đầu tư không phải là phương pháp an toàn nhất.

Nhiều nhà đầu tư chọn cho mình cách đầu tư lâu dài để hưởng cổ tức. Xét trên lý thuyết thì có vẻ cách đầu tư này khá an toàn khi hàng năm vẫn được hưởng cổ tức từ các cổ phiếu có lịch sử trả cổ tức đều đặn. Tuy nhiên, đó chỉ là xét trên lý thuyết hàng nhiều chục năm, thậm chí là phải nắm giữ thật lâu hơn nữa bạn mới có thể có lãi với cách đầu tư này (xét trong trường hợp giá cổ phiếu không thay đổi). Vì đơn giản mỗi lần trả cổ tức, giá cổ phiếu đều bị điều chỉnh đi tương ứng như công thức mà Nhật Cường đã nêu ở trên. Nên việc đầu tư hưởng cổ tức chỉ phù hợp đối với các cổ phiếu tăng trưởng đều đặn qua các năm (đó là cơ sở để giá cổ phiếu có xu hướng đi lên qua mỗi năm). Tuy nhiên, việc nắm giữ một cổ phiếu bất chấp thị trường diễn biến theo chiều hướng nào (đi lên và đi xuống) rõ ràng không phải là một phương cách tối ưu. Nếu không có những nguyên tắc bán ra nghiêm khắc và có kỷ luật thì bạn sẽ làm thế nào để ngăn chặn thua lỗ do sự sói mòn, thậm chí làm mất tiền lãi ở các cổ phiếu khác mà bạn đang sở hữu?

Có nhiều người lại chọn sự đa dạng hóa trong đầu tư – tức là bạn mua nhiều cổ phiếu khác nhau. Cách này đôi khi cũng đúng. Nhưng hầu hết các nhà đầu tư đa dạng hóa cao và lâu dài đều công nhận câu châm ngôn: “Trộm vào nhà sẽ lấy đi mọi thứ”. Nói cách khác, gặp lúc thị trường downtrend (đi xuống) giống như từ năm 2007 – 2009, khi chỉ số VN-Index giảm từ đỉnh 1179,32 điểm (ngày 30/03/2007) xuống còn 234,66 điểm (ngày 27/02/2009) cuối cùng sẽ kéo tất cả các cổ phiếu dẫn đầu đi xuống.

Sau khi thị trường đạt tới đỉnh điểm đầu năm 2007, Cổ phiếu FPT – một trong những cổ phiếu lớn nhất thời điểm đó đã liên tục tăng giá cho tới khi nó cũng đi xuống vào tháng 3/2007. Nhiều người vẫn không thể tin đó là FPT khi tháng 2/2007 nó được bán ra với giá hơn 600.000 đồng nhưng nửa năm sau đó chỉ còn 300.000 đồng và cuối cùng 1 năm sau đó – tháng 3/2008 giá cổ phiếu FPT xuống thấp nhất chỉ còn 60.000 đồng/ 1 cổ phiếu (mất 90% từ giá đỉnh).

Nói tóm lại, đầu tư để hưởng cổ tức hay mua 20 tới 30 cổ phiếu khác nhau chưa hẳn đã tốt nếu tất cả số cổ phiếu này giảm 50% trong thị trường downtrend (đi xuống). Một số nhà quản lý quỹ tốt nhất từ năm 2007 tới 2009 đã chứng kiến danh mục vốn đầu tư của họ giảm 50-60% thậm chí hơn. Sở hữu hàng vài chục cổ phiếu khác nhau hoặc nhiều hơn không giúp họ tránh khỏi những mất mát. Vì thế đa dạng hóa không thực sự là một phương cách an toàn.

Nhà đầu tư nổi tiếng Gerald Loeb từng kết luận: Đa dạng hóa diện rộng là một “hàng rào ngăn cách, nó dẫn con người tới sự thiếu hiểu biết”. Một cách tiếp cận chắc chắn hơn, theo Nhật Cường, là sở hữu một nhóm cổ phiếu nhỏ, hiểu rõ chúng cả bên trong lẫn bên ngoài, xem xét kỹ càng để có thể nhanh chóng đối phó với những tình huống xấu.

Nhật Cường xin nhắc lại: tất cả các cổ phiếu đều không tốt trừ khi chúng lên giá. Phản ứng nhanh hay chậm trước khi thiệt hại xảy ra nếu chúng đi xuống sẽ tùy thuộc hoàn toàn vào bạn. Vấn đề là không ai trong các bạn luôn sẵn sàng như thế.

Lấy bạn làm ví dụ. Vì đã đầu tư rất nhiều vào cổ phiếu – không chỉ tiền bạc mà cả thời gian, kinh nghiệm và tình cảm – nên bạn sẽ không muốn chúng ra đi. Bạn sẽ đưa ra những lý do. “Cổ phiếu của tôi chẳng có vấn đề gì cả”, “ Đó là do cả thị trường có vấn đề”. Hoặc “Công ty tôi vẫn hoạt động tốt, nhưng nền kinh tế đang lâm vào thời kỳ biến động – và nó cũng sẽ qua đi nhanh chóng”. Hoặc, “Nó đã đi xuống từ trước và sẽ đi lên lại” hay “Mức này chắc chắn là mức thấp nhất, nó sẽ không thấp hơn được nữa”…

Những lời giải thích trên đều có thể hiểu được. Đó là bản chất của con người. Nhưng để thành công trên thị trường bạn phải hoàn toàn vượt qua được điều này. “Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công”, bạn phải ngăn chặn sự chi phối của tình cảm và phải khách quan. Hãy để những nguyên tắc và kỷ luật điều khiển quyết định của bạn. Nhật Cường xin nhắc lại lần nữa, thị trường chứng khoán sẽ không quan tâm bạn là ai hay bạn nghĩ gì, hy vọng gì. Jesse Livermore – một nhà đầu tư nổi tiếng đã từng nói: “Khi sợ hãi bạn nên hy vọng, khi hy vọng bạn nên sợ hãi”. Nói cách khác, khi cổ phiếu của bạn tăng, bạn nên hy vọng nó tăng cao hơn thay vì sợ nó không tăng nữa và bán ra khi nó bắt đầu có dấu hiệu đảo chiều đi xuống. Khi cổ phiếu đi xuống và lỗ bạn nên sợ nó sẽ tiếp tục đi xuống thay vì hy vọng nó sẽ đi lên.

Làm cho cổ phiếu trở nên khó bán hơn sẽ là quan điểm của nhiều người và bạn sẽ nghe những quan điểm này không chỉ về cổ phiếu mà còn về thị trường hoặc kinh tế nói chung.

Bạn sẽ thấy các “chuyên gia” – có thể là những chuyên gia đã từng khuyên bạn nên mua cổ phiếu lần đầu tiên – khăng khăng rằng một cổ phiếu nào đó vẫn hoạt động rất tốt và hiện tại chỉ hạ vài phần trăm. Nhưng xin nhắc lại đây chỉ là những nhận xét cá nhân. Mà trên thị trường chứng khoán những quan điểm cá nhân không có giá trị. Quan điểm duy nhất bạn nên quan tâm chính là diễn biến của cổ phiếu bạn đang nắm giữ. Nó sẽ đi theo bất kỳ hướng nào nó muốn, vì nó hoàn toàn phụ dựa trên quy luật cung cầu và mọi thứ hoàn toàn phụ thuộc vào bạn để chắc chắn thị trường không đưa bạn tới chỗ không quay lại được.

Tương tự, người môi giới hay người quản lý tài khoản cho bạn cũng phải can đảm đề nghị những bước đi quyết định. Nếu anh ta không làm được việc này, bạn phải biết anh ta đến từ đâu. Anh ta có thể đã khuyên 50 người khác mua loại cổ phiếu giống như bạn. Bạn có thể hình dung điều gì anh ta sắp trải qua khi anh ta gọi điện báo cho khách hàng rằng đó là một sai lầm và sẽ sửa sai ngay khi có thể. Đây thực sự là việc không ai muốn làm. Anh ta sẽ phải đối mặt với tất cả những vấn đề tâm lý mà một nhà đầu tư cá nhân trực tiếp phải vượt qua, nhưng hầu hết không làm được. Đây là lý do bạn và người quản lý tài khoản nên hiểu từ đầu rằng sẽ có lúc – và xảy ra thường xuyên – bạn sẽ phải bán ra một cổ phiếu nào đó mà cả hai người đều đồng ý mua và đó chính là đầu tư.

Đây đúng là bài học khó nhất mà tất cả các nhà đầu tư phải học. Nó cũng là điều mà nhiều người không bao giờ học được. Đó là lý do nhiều người không bao giờ có được kết quả vượt trội. Nhưng nếu bạn sử dụng hệ thống Nhật Cường đã trình bày, rủi ro với bất kỳ cổ phiếu nào cũng chỉ từ 7 tới 8%.

Chúc các bạn luôn tự tin và đầu tư thành công!

————————
Phan Nhật Cường – Chuyên viên Tư vấn Chứng khoán Cao cấp
Nhật Cường nhận Quản lý Tài khoản, Tư vấn Đầu tư và Ủy thác Đầu tư Chứng khoán. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Điện thoại / Facebook / Viber: 0912842224 / 0982842224

Skype: dautu.cophieu Email:

Website: dautucophieu.net