Câu 11 di tích Quốc gia Đền Sái được xây dựng ở đâu

Giữa cánh đồng mênh mông nằm ven sông Cà Lồ, nổi lên một ngọn núi cao và ngôi đền tọa lạc trên núi, dân gian quen gọi là đền Sái. Ngôi đền thuộc làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, nổi tiếng không chỉ vì kiến trúc nghệ thuật độc đáo, mà còn vì hàng nắm, cứ vào ngày 11 tháng Giêng, ở đây có tục lệ đặc sắc nhất cả nước - tục lệ chọn người đóng và rước vua Thục Phán.

Tag: đền sái ở đâu

Ngôi đền mang dấu ấn lịch sử - văn hóa đặc sắc

Làng còn có tên là làng Nhội, nằm trong vùng văn hóa của Đông Ngàn xưa. Từ thị trấn Đông Anh, du khách theo đường liên xã, qua làng Đào Thục, nổi tiếng với các màn trò rối nước, sẽ đến làng cổ còn lưu truyền huyền thoại về Bạch Kê tinh trên núi Thất Diệu quấy phá vua Thục Phán xây thành Cổ Loa. Chuyện kể rằng: Bấy giờ, Thục Vương đắp thành ở đất Việt Thường rộng nghìn trượng, cuốn tròn như hình con ốc nên gọi Loa Thành. Thành cứ đắp xong lại đổ, vua lấy làm lo mới trai giới để khấn trời đất và thần sông núi rồi khởi công đắp lại. Vua hỏi nguyên cơ vì sao thành xây lại đổ nhiều lần, Rùa Vàng đáp đó là tinh khí của núi sông vùng này có con quỷ Bạch Kê tinh nấp trong núi Thất Diệu. Sau khi thần Kim Quy trợ giúp vua trừ diệt Bạch Kê Tinh, thành Cổ Loa mới xây xong. Tưởng nhớ công tích đó, nhà vua cho xây đền để thờ Huyền Thiên Trấn Vũ trên đỉnh núi Sái.

Câu 11 di tích Quốc gia Đền Sái được xây dựng ở đâu

Lễ hội đền Sái.

Theo truyền thuyết kể lại, các nàng tiên nữ được Ngọc Hoàng cử xuống gánh đất để xây thành cho nhà Thục. Khi họ gánh đất về đến đền Sái thì bị con Bạch Kê trêu chọc. Các nàng đã làm rơi đất ở đây, nên mọc dần lên 7 ngọn núi. Vì thế, những ngọn núi này có tên là Thất Diệu Sơn. Có lẽ, liên quan đến sự tích này, mà đến nay, vẫn có giếng trong vắt trên đỉnh núi, mà dân gian gọi là Giếng Cô Tiên. Hầu như quanh năm, mạch nước ngầm đưa về giếng, không bao giờ cạn. Dân viếng đền xong, đến đây, uống nước thần tiên, hy vọng mọi điều tốt lành sẽ tới.

Sử sách ghi: năm Thuận Thiên thứ hai 1011, vua Lý Công Uẩn, sau khi dời đô Hoa Lư về Thăng Long đã tìm về đền Sái. Vua Lý rất giỏi chữ Hán, phong thủy, ông biết được phương Bắc có ngôi chùa thờ quan Trấn Vũ rất linh thiêng. Vì thế, vua đã lên đền Sái làm lễ rước cờ hiệu, đưa đức Huyền Thiên Trấn Vũ về kinh đô Thăng Long. Cũng năm đó, vua Lý Công Uẩn cho người xây đền Quán Thánh bên Hồ Tây, không chỉ thuận lợi cho việc làm lễ thờ cúng mà còn để . Hiện đền Sái vẫn còn lệnh bài của vua Lý Công Uẩn: “Nay Trẫm lập thêm ngôi đền nữa, đầu hồ Cửa Bắc để thờ Người; rước duệ hiệu về nơi Kinh thờ cúng”

Lại cũng truyền thuyết khác kể rằng, Lý Thái Tổ sau khi dời đô ra Thăng Long, đã đến núi Sái cầu Huyền Thiên và sinh được hoàng tử. Thấy công đức của Huyền Thiên rất to lớn, nhà vua đã cho xây đền Trấn Vũ (tức đền Quán Thánh) ở phía bắc kinh thành, xin rước duệ hiệu Huyền Thiên về ở đó để thờ.

Ngày nay, đền Sái vẫn sừng sững trên núi cao.

Đền được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ “Tiền Thần hậu Phật”. Cổng đền cao chót vót; Tam quan có ba cửa chính và hai cửa phụ nên còn được gọi là ngũ môn quan. Người xưa khắc đôi câu đối:

“Lâu đài chiêm bái lòng ngưỡng vọng

Tam quan xã ngắm thấy cao vời”

Qua cổng Tam quan là tới gác chuông. Đây là một công trình đẹp, nhưng đã bị hủy hoại tư lâu, đến năm 1989 được khôi phục trùng tu. Trên gác treo quả chuông do dân làng Nhội đúc năm Thành Thái thứ 10 triều Nguyễn. Đặc biệt, nhà Kính Thiên, có kiến trúc độc đáo với tám mái chồng diêm. Chính giữa nhà Kính Thiên là tấm bia trụ “Huyền Thiên Đạo Quán”, dựng năm Chính Hoà Tân Tỵ (1701). Bốn mặt bia đều khắc chữ ca ngợi cảnh đẹp vùng núi Sái, lịch sử và công đức của thành Huyền Thiên Trấn Vũ. Trán bia có ba tầng hoa văn đặc sắc với hình hoa sen, gà trống chạm nổi, rất sinh động,và rắn thần vươn cổ, nghểnh đầu, đầy uy lực.

Câu 11 di tích Quốc gia Đền Sái được xây dựng ở đâu

Tam quan đền Sái.

Nhà tiền tế mới được trùng tu năm 1999. Trong hậu cung còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý hiếm, mang dấu tích vào cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn. Đền có nhiều đồ thờ cổ, tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đất sơn son thếp vàng, ngồi tĩnh tại, chân đế có chạm các hình rùa và rắn, phía sau có hai tượng phụ mẫu. Đền có cây hương đá, niên hiệu Chính Hoà (cuối thế kỉ XVII) và các viên gạch lát có vẽ vân rồng thời Lê. Trước tượng Huyền thiên Trấn Vũ, bốn tướng đứng hầu hai bên, nét mặt và y phục rất sống động. Phía sau đền Sái là chùa Thích Ca, nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Trong chùa còn lưu giữ được hệ thống tượng phật đẹp có giá trị. Phía bên trái đền Sái có hòn núi nhỏ tên gọi là Châu Lai, trên đó có một ngôi đền toạ lạc, nhân dân gọi là đền Thượng, thờ thần Cao Sơn Đại Vương thời Hùng Vương.

Câu 11 di tích Quốc gia Đền Sái được xây dựng ở đâu

Nhà bia đền Sái.

Với giá trị nhiểu mặt về lịch sử kiến trúc văn hóa, đền Sái đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử Nghệ thuật Kiến trúc ngày 27/01/1986.

Lễ hội đặc biệt với tục lệ rước vua giả

Đền Sái là nơi vua Thục An Dương Vương bái yết đức thành Huyền Thiên. Đôi câu đối tại đền Sái ghi rõ:

“Trên đỉnh núi, lầu gác nguy nga, qui hợp lĩnh, thuỵ ứng trời nam sinh Thái Đức.

Trước ngũ quan, tướng quan triều bái, hùng bưu quỳ lậy, vang truyền đất Bắc tỏ công thần”

Sách Đại Việt sử ký toàn thư có viết: "Bấy giờ, Thục Vương cho đắp thành rộng nghìn trượng hình con ốc nên gọi là Loa Thành để chống trả quân xâm lược Triệu Đà”. Hàng năm, vua xa giá về đền bái yết. Sau đó, vua thấy đi lại từ Cổ Loa về đền Sái hao tốn công sức của dân nên cho phép dân làng Thụy Lôi thực hiện việc của thiên tử, xưng quan tước, theo lệ vua mà làm cho quốc thái dân an. Từ đó, làng Thụy Lôi có tục lệ chọn người đóng thế vua, rước vua nên gọi là “rước vua giả” trong lễ hội.

Lễ hội đền Sái được dân Thụy Lôi chuẩn bị rất công phu trong tháng Giêng. Mồng 5, dân làng lo sửa đường xá, cầu cống để đón Vua về. Con đường ngày xưa Vua Thục đi nay gọi là “đường cái thờ” chính là con đường làng và đường lên đền Sái.

Mồng 6, dân làng ra đình cắm chỗ dựng dinh cho Vua Chúa và các Quan gọi là lễ dựng dinh.

Mồng 8, dân làng làm làm bánh chưng bánh giầy, bánh tét để làm cỗ thí được gọi là “bánh tiến Vua”.

Mồng 9, dân làng làm lễ sỉnh sinh tức là làng cho giết trâu, bò, lợn để làm lễ Thánh sau đó khao dân làng và binh lính.

Mồng 10, dân làng làm lễ tại đình làng Nhội.

Ngày 11, bắt đầu lễ hội. Người được chọn đóng Vua tự lên Đền Thượng làm lễ tế Đức Thánh Cao Sơn Đại Vương; còn người được chọn đóng Chúa lên đền Sái làm lễ thỉnh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ; sau đó, Chúa vòng sang Đền Thượng cùng vua làm lễ ướm gươm, chém ba nhát vào tảng đá lớn, tượng trưng cho việc chém đầu gà trắng – Bạch Kê Tinh thủa trước. Tiếp đó là “lễ mừng tựa”, bêu đầu gà tượng trưng cho Bạch Kê Tinh đã bị tiêu diệt để Vua yên tâm xây thành ốc. Công việc chuẩn bị khá công phu. Trước đó, làng phân công cho 4 giáp trong làng chuẩn bị mỗi giáp làm một đầu gà để mang bêu trong lễ mừng tự, đầu gà được làm bằng tre lấy cả phần gốc đẽo thành hình đầu gà, phần dưới sơn trắng toàn bộ, phần trên cùng sơn màu đỏ giả làm mào gà. Cây tre phải được lấy nơi sạch sẽ, gọt đẽo cẩn thận, chau chuốt. Chúa cũng tham gia vào lễ mừng tựa, Chúa mặc áo thụng may bằng vải xô màu vàng, thắt lưng, mũ, giầy, kiếm cũng màu vàng (màu của Thanh Giang Sứ).

Câu 11 di tích Quốc gia Đền Sái được xây dựng ở đâu

Rước Chúa lễ hội đền Sái.

Chiêng trống, kèn nổi lên, Chúa diễn xướng bằng bài mừng tựa sau mỗi câu Chúa xướng là các quan viên giơ cao đầu gà chạy vòng quanh sân trong tiếng hú, hò reo của người dự hội. Bài mừng tựa không theo một nguyên mẫu chung mà năm nào người được đóng làm Chúa thảo ra nhưng nội dung chính là việc Chúa diệt Bạch Kê Tinh ở Núi Sái để Vua Thục An Dương Vương xây xong thành Loa: Trên tảng đá lớn, chúa làm lễ ướm gươm, chém ba nhát vào tảng đá, tượng trưng cho việc chém đầu gà trắng – Bạch Kê Tinh thủa trước.

Sau lễ ướm gươm và mừng tựa, cả doàn vua, chúa, kiệu, phướn, cờ, quạt… lên đền Sái, bái yết Huyền Thiên Trấn Vũ và làm lễ Thỉnh sinh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mọi người an lành, no ấm.

Sau lễ này, yến tiệc được bày ra để mọi người thụ hưởng lộc. Tiệc tan, Chúa vào yết kiến vua theo đúng nghi lễ truyền thống. Chúa phải đi bộ đúng ba vòng quanh đình mới được vào yết kiến.

Lễ bái xong, vua chúa mới được rước trên kiệu. Đám rước đi trong tiếng nhạc của phường bát âm và tiếng chiêng trống trầm hùng trang nghiêm mà vẫn nhộn nhịp tưng bừng. Khi đến cánh đồng Chầu, vua làm lễ bái vọng đức thánh Huyền Thiên trên đền Sái rồi cùng các quan trở về đình. Đình làng trang trí lộng lẫy, cờ xí rợp trời, Dinh Vua đóng trong sân đình, dinh Chúa đặt ngoài đình. Vua ngồi trên ngai sơn son thếp vàng đặt trên một sập cao gần chính giữa đình. Thềm đình bên phải là dinh Quan Đề Lĩnh và dinh Quan Tán Lý. Thềm đình bên trái là dinh Quan Thự Vệ. Phía đầu hồi đình bên phải là dinh Chúa, phía sau dinh Chúa là dinh Quan Trấn Thủ.

Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều hoạt động khác như đấu vật cổ truyền, hát dân ca, thi chọi gà...

Đặc biệt sau lễ rước, “vua” trở về dinh là… nhà mình, ngự trên ngai vàng, bà con làng xóm vui mừng tới dinh “vua” chúc mừng. Theo các cụ cao niên trong làng, những người được phong “vua” phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe về đức độ, sức khỏe, tuổi tác (trên 70 tuổi)… Phong tục tốt đẹp này và lễ hội rước vua giả được khôi phục từ những năm 80 của thế kỷ XX, đến nay vẫn được UBND xã Thụy Lâm và UBND huyện Đông Anh chỉ đạo tổ chức, duy trì rất đều đặn, đem lại đời sống văn hóa sinh hoạt phong phú, bổ ích, phát huy được giá trị truyền thống văn hóa của nhân dân Đông Anh- Hà Nội và du khách muôn phương đến thăm quan di tích, tham dự lễ hội độc đáo này.

Ths. Phạm Kim Thanh

Bảo tàng Lịch sử quốc gia