Chó tháng 3 gà tháng 7 nghĩa là gì năm 2024

Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có nghĩa đen và nghĩa bóng. Ngôn từ trong tục ngữ thường sử dụng biện pháp so sánh, nhân cách hóa, ẩn dụ, châm biếm,…

Đa số tục ngữ đều có vần, gồm hai loại: vần liền và vần cách. Cách ngắt nhịp dựa trên yếu tố vần, vế, đối ý, theo dạng thi ca. Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, cấu trúc vững chắc cho tục ngữ. Về đối có đối thanh và đối ý. Tục ngữ có thể chỉ có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể gồm nhiều vế và chứa nhiều phán đoán.

Trước thềm Xuân Mậu Tuất, chúng ta có dịp thảnh thơi ngồi nhắp chén trà, nhâm nhi ly rượu, ăn miếng bánh, nếm miếng mứt,… thế nhưng không phải để “giết thời gian” hoặc phiếm luận vu vơ, mà để cùng nhau suy tư về con chó trong tục ngữ, trước là để tự răn mình, sau là để tránh lối sống xấu xa, nhờ đó mà có thể bắt chước cách sống của vua Thang (Thành Thang, 1675–1588 trước công nguyên, khai sinh nhà Thương), đó là không ngừng đổi mới theo câu châm ngôn của ông: “Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân”. Nghĩa là: Nếu muốn ngày hôm nay đổi mới thì ngày ngày đều phải luôn đổi mới, lại tiếp tục đổi mới nữa.

1. CHÓ DẠI CÓ MÙA, NGƯỜI DẠI QUANH NĂM.

Ý nói những người đã dại khờ thì dại khờ quanh năm suốt tháng, chứ chó thì chỉ dại có thời kỳ mà thôi.

2. CHÓ CÁI CẮN CON.

Ý nói những người mẹ ác nghiệt với con của mình, tất nhiên cũng ngụ ý cả người cha ác nghiệt.

3. CHÓ CHẠY TRƯỚC HƯƠU.

Ý nói những người không khiêm tốn, bất tài, thiếu hiểu biết mà lại lên mặt dạy đời, tự cho mình khôn hơn người. Câu tương tự: “Cầm đèn chạy trước ô tô”.

4. CHÓ GHẺ CÓ MỠ ĐẰNG ĐUÔI.

Ý nói những người kém tài kém đức mà hợm hĩnh kiêu kỳ, bản chất xấu mà làm ra vẻ tốt đẹp, đài các rởm.

5. CHÓ GIÀ GIỮ XƯƠNG.

Ý nói những người tham lam, tham quyền cố vị, không kham nổi mà vẫn cố giữ, không chịu buông ra cho người khác.

6. CHÓ NGÁP PHẢI RUỒI.

Ý nói những người nhờ may mắn, ngẫu nhiên mà được cái gì đó, chứ không phải do tài cán mà có đã được.

7. CHÓ CHUI GẦM CHẠN.

Ý nói những người nhu nhược, không tự do thoải mái, cam chịu lệ thuộc người khác.

8. CHÓ CẬY GẦN NHÀ, GÀ CẬY GẦN CHUỒNG.

Ý nói những người ỷ vào lợi thế của mình mà hung hăng với người yếu thế, tìm cách bắt nạt người khác.

9. CHÓ BA NĂM MỚI NẰM, GÀ BA LẦN VỖ CÁNH MỚI GÁY.

Ý khuyên người ta trước khi làm việc gì hoặc nói điều gì thì phải thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng. Câu tương tự: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.

Trong số những con vật gần gũi với con người, không ai không nhắc đến con chó. Vì thế, khác với loài vật khác, hình ảnh chú chó xuất hiện khá nhiều trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Khi muốn nói ai đó ỷ vào thế có lợi của mình mà hung hăng bắt nạt người, chẳng cần diễn giải, ta nói ngay: “Chó cậy gần nhà”; rồi khi nhắc đến việc có của phải biết cách giữ gìn, người ta chỉ cần nói: “Chó treo mèo đậy”, thế là cũng hiểu. Chú khuyển quả là con vật được người đời ưu ái!

Trong kho tàng tục ngữ, thành ngữ Việt Nam, có ít nhất 70 câu xuất hiện hình ảnh con chó. Loài vật thân thiết, gắn bó với con người có lúc được đề cao, được ví cùng với con người: “Chó dại có mùa, người dại quanh năm” (chỉ những người đã dại khờ thì lại dại quanh năm suốt tháng, chứ chó thì chỉ dại có mùa), nhưng nhiều khi lại bị coi chẳng ra gì. Trong phần lớn các câu tục ngữ, thành ngữ, dân gian đã lấy hình ảnh của chó để chỉ những người xấu, những cử chỉ không đẹp. Chẳng hạn khi nói đến hình ảnh người mẹ ác nghiệt với con của mình, thành ngữ có câu: “Chó cái cắn con”, hoặc khi nói đến kẻ hung hăng, gây gổ bừa bãi, ta nói: “Chó càn cắn giậu”. Còn ai đó nghèo khó, cùng cực bị kẻ xấu làm hại, bóc lột thêm - kẻ bất lương làm hại người khốn khó, người ta nhớ ngay tới hình ảnh con chó trong: “Chó cắn áo rách”. Đối với những người không khiêm tốn, chẳng có tài, thiếùu hiểu biết nhưng lại lanh chanh dạy bảo, tranh đua với người khôn hơn mình cũng được người đời ví như: “Chó chạy trước hươu”. Hoặc nói đến người không có tài đức mà hợm hĩnh kiêu kỳ; bản chất xấu lại làm ra vẻ tốt đẹp; đài các rởm… người ta dùng: “Chó ghẻ có mỡ đằng đuôi”. Ai đó tham lam, không kham nổi mà vẫn cố giữ, không buông ra cho người khác thì đã có: “Chó già giữ xương”. Người nào vì một sự may mắn ngẫu nhiên, chứ không phải do tài mà có đã được ví như: “Chó ngáp phải ruồi”. Trong cuộc sống, mỗi người một tính cách, một hoàn cảnh. Khi có gia đình, một số người phải nương nhờ nhà vợ. Tuy không hẳn ai trong trường hợp ấy cũng vậy, nhưng nếu có người nào đó không được tự do thoải mái, chịu cảnh phụ thuộc thì cũng bị coi như: “Chó chui gầm chạn”. Cách so sánh quả có phần khập khiễng, thật tội nghiệp cho người trong cuộc!

Trong một số câu thành ngữ, tục ngữ, con chó đã được so sánh với… con chó, nghĩa là trong 1 câu có đến 2 con chó, hoặc 1 con chó nhưng lại so sánh ở 2 trạng thái khác nhau: “Chó ỉa bờ giếng không sao, chó ỉa bờ ao thì bị người ta cắn cổ” - Câu thành ngữ thật thâm thúy, chỉ kẻ có tội thì không sao, còn người mắc khuyết điểm nhỏ lại bị tai vạ. Hoặc câu: “Chó khôn tha cứt ra bãi, chó dại tha cứt về nhà”, chỉ việc làm ngu ngốc, dại dột (thường dùng khi la con cái); rồi: “Chó đen ăn vụng, chó trắng chịu đòn”, chỉ kẻ này gây lầm lỗi để người khác (người gần gũi) phải oan uổng, gánh chịu hậu quả.

Không chỉ lấy chó so sánh với chó, dân gian còn gắn hình ảnh của chó với các con vật thân quen khác như mèo, gà: “Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng” (Ỷ vào thế có lợi của mình mà hung hăng, bắt nạt người khác); “Chó ăn đá, gà ăn sỏi” (Chỉ nơi đất đai cằn cỗi, hoang vu); “Chó 3 năm mới nằm, gà 3 lần vỗ cánh mới gáy” (Khuyên người ta trước khi làm việc gì, nói điều gì phải thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng); “Chó giữ nhà, gà gáy trống canh” (Mỗi người một phận sự, ai có việc nấy, không nên suy bì); “Chó giống cha, gà giống mẹ” (Một nhận xét về quy luật di truyền ở súc vật); “Mèo đàng, chó điếm” (Chỉ người bất lương, lang thang vô dụng); “Chó liền da, gà liền xương” (Một kinh nghiệm chăn nuôi: chó bị thương, gà bị gãy xương thì chóng lành); “Chó tha đi, mèo tha lại” (Chỉ thứ bỏ đi không có giá trị, không ai muốn dùng, muốn nhận); “Chó treo, mèo đậy” (Nghĩa đen: cách cất giữ thức ăn không cho chó mèo ăn vụng; nghĩa bóng: có của thì phải biết giữ gìn, bảo vệ); “Chó quen nhà, gà quen chuồng” (Loài chim, thú dù đi xa mấy vẫn biết tìm về nơi chốn mình ở); “Chó lê trôn, gà gáy gở” (Người mê tín coi đây là điềm xấu, báo hiệu điều dữ sắp xảy ra); “Chó tháng 3, gà tháng 7) (Chỉ một kinh nghiệm ăn uống: tháng 7 và tháng 3 là tháng giáp hạt, gà và chó đều gầy, ăn không ngon).

Mộc mạc, chân tình nhưng đầy ý nhị - những câu tục ngữ, thành ngữ Việt Nam mượn hình ảnh con chó để diễn đạt một điều gì đó trong cuộc sống, điều ấy quả là độc đáo. Chó - loài vật khôn, lanh và tình cảm sẽ vẫn là đề tài được nhắc đến nhiều trong cuộc sống con người.

Ếch tháng 3 gà Tháng 7 nghĩa là gì?

“Ếch tháng Ba, Gà tháng Bảy” - Câu tục ngữ quen tai, nói về ếch mùa xuân thơm béo, gà mùa hè thơm ngon. Tháng Bảy mùa mưa, mát mẻ đất trời, côn trùng, giun dế cũng sinh sôi nảy nở, trở thành nguồn ăn dồi dào cho gà, vì thế thịt gà thời này cũng ngon hơn hẳn.

Ngu như chó là gì?

Khi tiếp xúc hoặc nói đến một người nào đó xấu xa, ngu dốt, đạo đức kém thì người Việt nói so sánh, ví người đó với con chó. Chẳng hạn như: “Ngu như chó”; “Bẩn như chó”; “Dại như chó”,…

Chó cắn ma nghĩa là gì?

* Chó cắn ma: Cằn nhằn, dai dẳng như chó sủa đêm khi phát hiện có bóng người ẩn hiện vu vơ. * Chó cậy (gần) nhà, gà cậy (gần) chuồng: Ỷ thế thuận lợi mà hung hăng, doạ nạt, bắt chẹt người khác. * Chó chết hết chuyện: 1. Không còn kẻ hay gây chuyện thì không còn việc gì lôi thôi; 2.

Chó cũng đứt đầu nghĩa là gì?

Trong dân gian xưa nay vẫn có câu “chó điên dứt dậu cắn càn”. Đây là câu chuyện nói về những con chó điên, gặp ai cũng xông ra cắn lung tung và nhe răng sủa ăng ẳng, không nhận biết được chủ, khách và kẻ gian. Chuyện chó điên không phải là mới, nhưng mỗi thời chó điên lại hung dữ khác nhau.