Cuộc khởi nghĩa xi bay bùng nổ năm bao nhiêu năm 2024

Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài từ 1627 – 1672, nhưng không phân thắng bại, đất nước tiếp tục tình trạng bị chia cắt làm hai (Đàng Trong và Đàng Ngoài). Vào nửa đầu thế kỷ XVIII, khi Đàng Ngoài bước vào cuộc khủng hoảng suy vong, Đàng Trong vẫn giữ được tình trạng ổn định tạm thời. Bước sang nửa sau của thế kỷ XVIII, Đàng Trong cũng đi theo “vết xe đổ” chung số phận với Đàng Ngoài.

Âm mưu và tham vọng của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn là phải biến Đàng Trong thành một quốc gia riêng, đặt dưới quyền thống trị của họ Nguyễn. Vì quyền lợi của dòng họ mình, tập đoàn phong kiến họ Nguyễn ra sức phá hủy tính thống nhất của cộng đồng dân tộc, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân cả nước. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong là một tập đoàn quan lại sâu mọt, ăn bám, thối nát, chủ yếu được dựng lên bởi chế độ mua quan bán tước. Theo quy định của nhà chúa: “ Năm 1725 cứ nộp 50 quan được làm tướng thần, 45 quan được làm xã trưởng”. Vì thế mà đương thời mọi người tranh nhau nộp tiền để lĩnh bằng. Đặc biệt dưới thời trị vì của Định Vương Nguyễn Phúc Thuần, thực chất mọi quyền hành đều tập trung trong tay quyền thần Trương Phúc Loan. Cuộc sống của giai cấp thống trị Đàng Trong lại đài các xa hoa, đua nhau hưởng lạc trên mồ hôi nước mắt của nhân dân, làm cho cuộc sống của nhân dân ngày càng cơ cực, dẫn tới phong trào nông dân bùng nổ mạnh mẽ, quyết liệt, liên tục và rộng khắp.

Vào những năm 70 của thế kỷ XVIII, lòng căm giận của nhân dân Đàng Trong chồng chất, đã châm ngòi cho sự bùng nổ phong trào đấu tranh chống lại quan quân nhà Nguyễn, trong đó có phong trào của nông dân Tây Sơn.

Cuộc khởi nghĩa xi bay bùng nổ năm bao nhiêu năm 2024

Vùng đất Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc tỉnh Gia Lai), nơi xuất phát điểm phong trào Tây Sơn.

Lãnh đạo phong trào Tây Sơn là ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Tổ tiên của họ thuộc dòng dõi họ Hồ ở huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), vào khoảng giữa thế kỷ XVII bị quân Nguyễn bắt vào Đàng Trong, rồi đưa lên miền Tây huyện Tuy Viễn, phủ Quy Ninh (năm 1742 đổi thành Quy Nhơn), khai phá đất hoang lập ra ấp Tây Sơn, nay thuộc hai thôn An Khê và Cửu An, huyện An Khê, tỉnh Gia Lai. Lúc đó, Tây Sơn là cả một vùng rộng lớn bao quanh đèo An Khê. Phía tây là Thượng đạo còn vùng chân đèo phía đông là Hạ đạo. Đây là nơi sinh ra và lớn lên của ba lãnh tụ Tây Sơn. Thuở nhỏ cả ba anh em nhà Tây Sơn được học thầy giáo Hiến (ông là nho sỹ có tài những bất bình với quyền thần Trương Phúc Loan, tìm đến đất Tây Sơn mở trường dạy học). Lớn lên, Nguyễn nhạc đi buôn trầu nên thường qua lại miền thượng, có quan hệ mật thiết với đồng bào dân tộc Bana và dân tộc Chăm. Có điều kiện đi lại nhiều vùng, thấy được sự thối nát của chính quyền họ Nguyễn và thấu hiểu nỗ thống khổ của nhân dân, nhất là các vùng dân tộc thiểu số ở cao nguyên, Nguyễn Nhạc cùng các em đã liên kết với các hào kiệt cùng chí hướng phát động một cuộc khởi nghĩa chống lại chính quyền thống trị.

Căn cứ đầu tiên của nghĩa quân Tây Sơn được xây dựng sâu trong núi rừng Tây Nguyên thuộc xã Yang Nam, huyện An Khê, tỉnh Gia Lai (Thượng Đạo). Sau một thời gian chuẩn bị chu đáo và được sự hưởng ứng của đông đảo đồng bào miền Thượng, thủ lĩnh Nguyễn Nhạc đã cho xây dựng đồn lũy ngay trên đỉnh đèo An Khê.

Mùa xuân, năm Tân Mão (1771), ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, triệu tập nhân dân phất cờ khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Cuộc khởi nghĩa xi bay bùng nổ năm bao nhiêu năm 2024

Tượng Tây sơn tam kiệt (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) tại Bảo tàng Quang Trung, huyện Tây Sơn, Bình Định.

Lợi dụng mâu thuẫn giữa các bè phái trong nội bộ giai cấp thống trị, nhằm cô lập kẻ thù, nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm vùng Hạ đạo. Nguyễn Nhạc, thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa khôn khéo đưa ra khẩu hiệu “Đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương”. Nhờ có sách lược khôn khéo đó, nghĩa quân Tây Sơn đã nhanh chóng thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân ủng hộ, số người tham gia khởi nghĩa ngày càng đông. Đồng thời thủ lĩnh Nguyễn Nhạc cũng đưa ra thêm khẩu hiệu “Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”, trong suốt quá trình diễn biến khởi nghĩa, nghĩa quân Tây Sơn đã hành động như vậy nên nhanh chóng tập hợp được lực lượng đông đảo tầng lớp nghèo khổ lúc bấy giờ. Ngoài những người dân nghèo đi theo nghĩa quân còn có cả một số thổ hào giàu có như: Huyền Khê, Nguyễn Thung và thương nhân Hoa kiều như: Lý Tài, Tập Đình. Các lãnh tụ Tây Sơn còn liên kết được với lực lượng người Chăm ở Phú Yên. Thời gian đầu hoạt động của nghĩa quân chủ yếu là tấn công vào bộ máy chính quyền ở các làng xã, trừng trị bọn quan thu thuế, đốt sổ thuế và các văn tự vay nợ, tuyên bố bãi bỏ các thứ thuế, tịch thu của cải của bọn quan lại, địa chủ cường hào, lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo. Vì vậy, nghĩa quân đi đến đâu đều được nhân dân nghèo hưởng ứng ra nhập. Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng với khí thế hết sức mạnh mẽ.

Cuộc khởi nghĩa xi bay bùng nổ năm bao nhiêu năm 2024

Kiếm của nghĩa quân Tây Sơn (trưng bày tại Bảo tàng Quang Trung, Bình Định).

Cuộc khởi nghĩa xi bay bùng nổ năm bao nhiêu năm 2024

Hỏa hổ và súng thần công cỡ nhỏ của nghĩa quân Tây Sơn (trưng bày tại Bảo tàng Quang Trung, Bình Định).

Đến cuối năm 1773 nghĩa quân giải phóng được hai phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi, tiến vào giải phóng Phú Yên, Bình Thuận. Sau khi điều đình tạm hòa hoãn với quân Trịnh ở mặt Bắc để tập trung diệt quân Nguyễn ở phía Nam, liên tục các năm 1776, 1777, 1778, 1782, 1785, 5 lần nghĩa quân Tây Sơn tiến công vào Gia Định và đều giành thắng lợi, đẩy quân Nguyễn vào thế hoàn toàn bị tan rã, phải chạy trốn ra các hải đảo, sang sống lưu vong bên đất Xiêm, chính quyền phong kiến họ Nguyễn cát cứ Đàng Trong trên 200 năm bị đánh đổ.

Cuộc khởi nghĩa xi bay bùng nổ năm bao nhiêu năm 2024

Di tích thành Hoàng Đế, kinh đô đầu tiên của Vương triều Tây Sơn tại An Nhơn, Bình Định.

Phong trào nông dân Tây Sơn đã giải phóng hầu hết các phần đất Đàng Trong. Với các thắng lợi quan trọng này đã làm bàn đạp để phong trào Tây Sơn tiến công đánh đổ tập đoàn phong kiến Đàng Ngoài suy tàn, phản dân, hại nước; đánh bại các đội quân xâm lược hùng mạnh của Xiêm-Thanh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc và đặt cơ sở quan trọng cho sự thống nhất đất nước sau này.