Đối tượng và phạm vi nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật

Dựa trên cơ sở học thuyết Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và nhà nước, tri thức chung của nhân loại về nhà nước và pháp luật, các nhà khoa học pháp lý Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra rất nhiều quan điểm, trình bày về ngành khoa học Lý luận nhà nước và pháp luật, là cơ sở nền tảng, tiền đề tư tưởng khoa học cho các ngành khoa học pháp lý khác nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn trong từng vấn đề nhà nước và pháp luật. Tương ứng với ngành khoa học Lý luận chung nhà nước và pháp luật, môn học Lý luận chung nhà nước và pháp luật được ra đời và đưa vào chương trình đào tạo ở các cơ sở đào tạo luật.

1. Lý luận nhà nước và pháp luật là gì?

Xét dưới góc độ khoa học, Lý luận về nhà nước và pháp luật là ngành khoa học thuộc các ngành khoa học xã hội, bao gồm hệ thống các tri thức chung, cơ bản, quan trọng nhất về nhà nước và pháp luật, về những quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển đặc thù của nhà nước và pháp luật, về những mối liên hệ cơ bản, những nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức quyền lực nhà nước, xây dựng và thực hiện pháp luật,.. được hình thành và phát triển trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, có tiếp thu và phát triển tinh hoa trí tuệ của loài người về nhà nước và pháp luật, cũng như những thành tựu nghiên cứu mới của khoa học pháp lý đương đại.

Xét dưới góc độ là một môn học, Lý luận chung về nhà nước và pháp luật là hệ thống tri thức của ngành khoa học lý luận nhà nước và pháp luật được biên soạn thành nội dung chương trình phù hợp để truyền đạt cho đối tượng người học nhất định, từ đó làm hình thành nên môn học này. Trong hệ thống các môn học của các cơ sở đào tạo cử nhân Luật, Lý luận chung về nhà nước và pháp luật là môn học bắt buộc, là môn học pháp lý cơ sở, nền tảng cho các môn học khác.

Lý luận nhà nước và pháp luật tiếng Anh là  “General theory of the state and law”.

2. Đối tượng nghiên cứu của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật:

Đối tượng nghiên cứu của khoa học được hiểu là những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất được đặt ra mà khoa học phải giải quyết trên cơ sở phân tích thực tiễn để tìm ra chân lý khách quan.

Để trả lời cho câu hỏi : Môn lý luận chung nhà nước và pháp luật nghiên cứu gì ? trước hết, ta cần tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học này. Tuy nhiên, một vấn đề thực tế cho thấy, nhà nước và pháp luật là hai đối tượng nghiên cứu không chỉ đối với lý luận chung nhà nước và pháp luật, mà còn là đối tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học xã hội như triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, chính trị học và các khoa học pháp lý khác.

Mỗi ngành khoa học xã hội nói trên đều có những phạm vi nghiên cứu riêng : Nếu như triết học là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của thế giới và sự nhận thức thế giới, ở đó triết học Mác-Lênin nghiên cứu nhà nước và pháp luật chùng với các hiện tượng xã hội khác một cách chung nhất, khái quát nhất chứ không đi sâu nghiên cứu từng vấn đề cụ thể của nhà nước và pháp luật ; thì nhà nước và pháp luật cũng là đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị học Mác-Lênin những kinh tế chính trị học Mác-Lênin chỉ nghiên cứu vai trò của nhà nước và pháp luật trong việc điều hành nền kinh tế và phân phối sản phẩm lao động xã hội chứ không đi sâu nghiên cứu các vai trò khác của nhà nước và pháp luật ; hay việc nghiên cứu nhà nước và pháp luật của chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ diễn ra trong phạm vi nghiên cứu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với những vấn đề cụ thể như : sự ra đời của nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, vai trò của nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, các chứ năng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ; chính trị học Mác-Lênin nghiên cứu nhà nước và pháp luật trên cơ sở gắn nhà nước, pháp luật với việc thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội. Một số vấn đề quan trọng về nhà nước và pháp luật được đề cập đến như quyền lực nhà nước, mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước với các dạng quyền lực chính trị khác, vai trò của nhà nước, pháp luật trong việc thực hiện quyền lực chính trị…

Khoa học pháp lý ở Việt Nam hiện nay được chia thành 4 nhóm chính:

– Một là, các khoa học pháp lý lý luận- lịch sử (gồm: lý luận chung về nhà nước và pháp luật, lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, lịch sử tư tưởng chính trị-pháp lí) ;

– Hai là các khoa học pháp lý chuyên ngành luật ví dụ như Luật Hiến pháp Việt Nam, Luật hành chính, Luật hình sự,… ;

Xem thêm: Phân tích mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp luật? Lấy ví dụ?

– Ba là các khoa học pháp lý ứng dụng như tội phạm học, giám định pháp y, điều tra tội phạm ;

– Bốn là khoa học luật quốc tế. Tất cả các khoa học pháp lý trên đều nghiên cứu những vấn đề nhà nước và pháp luật, những mỗi ngành khoa học sẽ có đối tượng nghiên cứu riêng.

Ví dụ: Đối tượng nghiên cứu của khoa học Luật hình sự là nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện các vấn đề lý luận về tội phạm và hình phạt; khoa học luật dân sự nghiên cứu bản thân các quy phạm pháp luật dân sự, tính mâu thuẫn và thống nhất của nó, việc áp dụng luật dân sự trong đời sống xã hội, đưa ra những giải thích có tính khoa học các quy phạm pháp luật dân sự,..

Như vậy, nếu lý luận nhà nước và pháp luật đã là một ngành khoa học điển hình, cơ bản thì việc nó có đối tượng nghiên cứu riêng là hoàn toàn hợp lý, cụ thể, đối tượng nghiên cứu của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật là những vấn đề cơ bản sau :

– Những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của nhà nước và pháp luật, chẳng hạn, nguồn gốc, đặc trưng, bản chất, chức năng, bộ máy, hình thức, vai trò của nhà nước ; vị trí vai trò, mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, nhà nước pháp quyền,… nguồn gốc, đặc trưng, bản chất, chức năng, hình thức, vai trò và giá trị xã hội của pháp luật, hình thức pháp luật, cơ chế điều chỉnh pháp luật.

– Những quy luật và những vấn đề có tính quy luật gắn với sự phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước và pháp luật.

– Các mỗi quan hệ, liên hệ cơ bản, điển hình, phổ biến của nhà nước và pháp luật như giữa nhà nước với cá nhân, nhà nước với pháp luật, nhà nước pháp luật với các hiện tượng xã hội khác, giữa các bộ phận cấu thành nhà nước, pháp luật…

– Những nguyên tắc, quy tắc, phương pháp, hình thức về tổ chức quyền lực nhà nước, thiết lập trật tự pháp luật và pháp chế ; xây dựng và thực hiện pháp luật những công cụ và giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả của nhà nước và pháp luật…

Xem thêm: Tính giai cấp của pháp luật? Vì sao nói pháp luật mang tính giai cấp?

3. Nội dung nghiên cứu của môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật:

Lý luận chung về nhà nước và pháp luật được biên soạn thành nội dung chương trình học trong nhiều tài liệu ví dụ như giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Trường đại học Kiểm sát, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Đại học quốc gia Hà Nội,.., bên cạnh giáo trình, nội dung môn học còn được chứa đựng trong các tài liệu khoa học khác trong nước và ngoài nước như sách chuyên khảo, sách hướng dẫn, bài đăng tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học,.. Nội dung môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật không bao gồm tất cả tri thức của khoa học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật mà chỉ chứa đựng những tri thức cơ bản nhất, chủ yếu nhất và quan trọng nhất của của khoa học ấy. Vậy, môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật nghiên cứu gì ? bao gồm những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật :

(i) Phần Lý luận Nhà nước: phân tích các khái niệm cơ bản bản về nhà nước, các quan điểm khác nhau về nguồn gốc, bản chất nhà nước, vai trò, chức năng bộ máy nhà nước, các mối liên hệ của nhà nước, các kiểu và hình thức Nhà nước v. v. Nội dung môn học có chủ đề Nhà nước pháp quyền và hệ thống chính trị. Lý luận nhà nước bao gồm những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước nói chung và những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.

(ii) Lý luận Pháp luật gồm các vấn đề cơ bản sau đây: sự hình thành, phát triển của pháp luật, các trường phái pháp luật; các khái niệm cơ bản về pháp luật, vai trò, giá trị, các mối liên hệ của pháp luật, hình thức, nguồn pháp luật; kiểu lịch sử của pháp luật, quy phạm và quan hệ pháp luật, ý thức pháp luật; pháp chế; thực hiện và áp dụng luật; hệ thống pháp luật; xây dựng pháp luật; cơ chế điều chỉnh pháp luật, tổng quan về các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới.

4. Mục đích và phương pháp học của môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật:

Môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật có mục đích trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, chủ yếu, quan trọng nhất về nhà nước và pháp luật, giúp người học có được phương pháp tư duy đúng đắn, khoa học về tất cả các vấn đề của nhà nước và pháp luật, trên cơ sở đó, người học có thể tiếp tục học tập các môn học khác.

Để học tập tốt được môn học này, người học cần chủ động, tự giác, tích cực tìm tòi, học tập nghiên cứu dưới các hình thức và bằng những phương pháp thích hợp (phân tích và tổng hợp, tiếp cận hệ thống, so sánh, lịch sử và logic,…) , khoa học; kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, giữa môi trường học tập tại nhà trường và ngoài nhà trường, thường xuyên cải tiến phương pháp học tập, tích cực học hỏi từ thầy cô, bạn bè. Tuy tính chất của môn này là lý luận và rất khó nên yêu cầu người học phát rất nghiêm túc thì mới phát huy được hiệu quả