Dự toán giá trị hạng mục bê tông cốt thép

Bất kể hạng mục công trình xây dựng dù lớn hay nhỏ, trước khi bắt tay vào khâu thực hiện, đều cần phải lập dự toán. Đây là công đoạn vô cùng quan trọng để chủ thầu và nhà đầu tư đánh giá chi phí sao cho phù hợp nhất với ngân sách dành cho công trình. Vậy dự toán công trình là gì? Cách lập dự toán công trình chính xác theo đúng quy định của pháp luật. Trong bài viết dưới đây, Nam Trung Cons sẽ hướng dẫn cơ bản dựa trên các thông tư hiện hành của Bộ xây dựng.

Dự toán công trình là gì?

Dự toán giá trị hạng mục bê tông cốt thép
Dự toán công trình

Dự toán công trình xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình và dự tính ở giai đoạn trước khi lựa chọn nhà thầu. Dự toán được xác định dựa trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế kỹ thuật và các yêu cầu khác về các công việc phải thực hiện của công trình.

Dự toán trong công trình được lập ra nhằm các mục đích chính sau:

  • Dự kiến số tiền cần phải chi trả cho công trình xây dựng.
  • Căn cứ để xét duyệt và chọn nhà thầu.
  • Là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục các nhà đầu tư và ngân hàng đầu tư cấp vốn.
  • Làm căn cứ để thực hiện đàm phán và ký kết hợp đồng.

Có thể thấy, dự toán công trình đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cả nhà thầu và chủ đầu tư trong việc thiết lập kế hoạch tài chính cho dự án xây dựng. Đây chính là nền tảng cho việc quản lý và kiểm soát tất cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp của công trình. Chính vì thế, các bước lập dự toán công trình yêu cầu phải được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ.

Cơ sở thiết lập đơn giá của công trình xây dựng

Dự toán giá trị hạng mục bê tông cốt thép
Dự toán công trình xây dựng

Căn cứ theo Thông tư 06/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng, dự toán công trình về mặt chi phí xây dựng bao gồm đơn giá xây dựng chi tiết và đơn giá xây dựng tổng hợp, trong đó:

  • Đơn giá xây dựng chi tiết của công trình được xác định dựa trên cơ sở định mức xây dựng, giá vật tư xây dựng, giá nhân công, giá ca máy, thiết bị thi công,… Các chi phí này được thiết lập dựa trên giá thị trường tại thời điểm xác định, các quy định do Bộ xây dựng ban hành hoặc theo đơn giá xây dựng công trình do UBND cấp tỉnh công bố.
  • Đơn giá xây dựng tổng hợp được tổng hợp từ các đơn giá xây dựng chi tiết và được xác định dựa trên cơ sở giá thị trường, giá được công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện.

Hướng dẫn lập dự toán công trình xây dựng cơ bản

Về cơ bản, dự toán công trình xây dựng nhà xưởng, nhà ở,… bao gồm 3 thành phần chính, bao gồm dự toán danh mục khối lượng, đơn giá và thành tiền. Cụ thể như sau:

Thống kê khối lượng

Dự toán giá trị hạng mục bê tông cốt thép
Lập dự toán công trình xây dựng

Trước khi lập bảng thống kê khối lượng, ta căn cứ vào bản vẽ thiết kế kỹ thuật để tính toán khối lượng và định mức của các công việc. Từ các thông tin đó để lập bảng danh mục liệt kê khối lượng các công tác cần phải thực hiện và đơn vị tính tương ứng.

Ví dụ, khi đo khối lượng một cái móng bê tông cần có bảng phải liệt kê công tác sau: Đào đất, lắp đặt và tháo dỡ ván khuôn, lắp đặt cốt thép, đổ bê tông và cuối cùng là lấp đất, đầm chặt.

Để hạn chế tình trạng liệt kê thiếu, kể sót các đầu việc, tốt nhất bạn nên liệt kê đầy đủ các hạng mục theo trình tự xây dựng.

Ví dụ:

  • Phần móng.
  • Phần thân.
  • Phần mái.
  • Phần điện.
  • Phần nước.
  • Phần hoàn thiện.

Sau khi đã liệt kê đầy đủ các hạng mục của công trình, ta tiến hành chia nhỏ các đầu việc trong các hạng mục của dự toán công trình.

Ví dụ:

– Phần móng bao gồm các công việc: Đào đất, bê tông lót, ván khuôn móng, cốt thép móng, bê tông móng,…

– Phần thân bao gồm các công việc:

  • Cốt thép + ván khuôn + bê tông cột tầng 1.
  • Cốt thép + ván khuôn + bê tông dầm, sàn tầng 1, xây tường tầng 1,…

Đơn giá

Dự toán giá trị hạng mục bê tông cốt thép
Đơn giá dự toán công trình

Sau khi đã xác định được danh mục khối lượng và định mức của các công việc, bạn cần tính thêm đơn giá. Để tính được đơn giá trong dự toán công trình, chúng ta cần các loại số liệu sau:

Định mức

Định mức là hao phí tối đa để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc xây dựng và được quy định trên các thông tư của Bộ Xây dựng.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không có công tác tương ứng hoặc công tác của định mức không hoàn toàn phù hợp. Lúc này, bạn cần thực hiện công tác tạm tính, điều chỉnh công tác gốc của định mức.

Chi phí trực tiếp

Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí thiết bị thi công. Cụ thể như sau:

Chi phí vật liệu

Dự toán giá trị hạng mục bê tông cốt thép
Chi phí dự toán công trình

Chi phí vật liệu trong dự toán công trình được xác định dựa vào định mức sử dụng vật tư và mức giá vật liệu của từng khu vực tại thời điểm hiện tại. Cụ thể, chi phí vật liệu trong dự toán xây dựng được xác định bằng cách lấy khối lượng xây dựng theo thiết kế được duyệt nhân với chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng cơ bản của từng loại công tác xây dựng.

Khi có thay đổi về giá cả và cước phí vận tải, phần chênh lệch sẽ được xác định dựa vào mức giá bình quân khu vực ở từng thời kỳ và đưa trực tiếp vào chi phí vật liệu trong dự toán.

Chi phí nhân công

Chi phí cho nhân công được quy định chặt chẽ và có cách tính cụ thể trên thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Trong dự toán công trình xây dựng, chi phí nhân công trong đơn giá dự toán xây dựng được xác định như sau:

  • Đối với đơn giá của các tỉnh, thành phố: Chỉ tính các khoản lương cơ bản, lương phụ cấp và các chi phí theo chế độ đối với công nhân để khoản trực tiếp cho người lao động. Theo quy định hiện hành của Bộ xây dựng, các khoản chi phí này được tính bằng 2 lần so với chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng hiện hành của các địa phương.
  • Đối với đơn giá công trình: Được đưa trực tiếp vào đơn giá các khoản lương cơ bản, lương phụ cấp và các chế độ đối với công nhân.

Chi phí thiết bị thi công

Chi phí thiết bị thi công được xác định như sau:

  • Chi phí mua sắm thiết bị được xác định dựa theo số lượng, khối lượng, chủng loại thiết bị, danh mục thiết bị trong dự án được duyệt và giá mua thiết bị tương ứng.
  • Chi phí gia công, chế tạo thiết bị (nếu có) được xác định bằng cách lập dự toán trên cơ sở số lượng, khối lượng thiết bị cần gia công, chế tạo và đơn giá gia công, chế tạo tương ứng; hoặc dựa theo hợp đồng báo giá của đơn vị sản xuất, cung ứng.

Bên cạnh đó, trong quá trình xác định đơn giá cho từng danh mục trong bản dự toán công trình, bạn nên tham khảo thêm các tài liệu văn bản pháp luật sau:

  • Thông tư số 10/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng về áp dụng định mức dự toán xây dựng công trình.
  • Thông tư số 15/2019/TT-BXD ban hành ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định đơn giá nhân công xây dựng.

Thành tiền

Sau khi đã xác định được chi phí trực tiếp, ta cần xác định thêm các hệ số chi phí khác để có được chi phí cuối cùng.

Dự toán giá trị hạng mục bê tông cốt thép
Một số chi phí dự toán công trình

Một số chi phí khác được tính trong dự toán bao gồm:

  • Chi phí gián tiếp bao gồm các khoản chi phí chung, chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công,…
  • Chi phí sửa chữa sự cố thiết bị xây dựng.
  • Thu nhập chịu thuế tính trước.
  • Chi phí quản lý dự án.
  • Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
  • Chi phí dự phòng.

Như vậy, bài viết này đã hướng dẫn các bước lập dự toán công trình cơ bản để bạn đọc tham khảo. Bên cạnh đó, trong quá trình lập dự toán cần chú ý các văn bản, quyết định đơn giá nhân công và bảng giá ca máy tại địa bàn thi công để xác định chi phí dự toán phù hợp cho công trình xây dựng.

Nếu cần tư vấn chi tiết hơn về quy trình lập dự toán công trình, bạn đọc vui lòng liên hệ tới Nam Trung Cons theo các cách sau: