Hội nghị vécxai oasinhtơn được tổ chức khi nào

Hội nghị Véc-xai – Oasinhtơn diễn ra trong hoàn cả...

Câu hỏi: Hội nghị Véc-xai – Oasinhtơn diễn ra trong hoàn cảnh nào?

A Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra quyết liệt.

B Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.

C Chiến tranh thế giới thứ nhất bước sang giai đoạn thứ hai.

D Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc.

Đáp án

B

- Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

sgk trang 59.

Giải chi tiết:

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vecxai (1919 – 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 – 1922) để kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.

Chọn đáp án: B

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Đề thi HK1 môn Lịch Sử lớp 11 Trường THPT Ngô Lê Tân - Bình Định - Năm 2017 - 2018 (có lời giải chi tiết)

Lớp 11 Lịch sử Lớp 11 - Lịch sử

Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là

Đâu không phải là ý kiến đúng khi nhận xét về trật tự Vécxai-Oasinhtơn?

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự Véc-xai – Oa-sinh-tơn là

Tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là

Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản đã tổ chứcHội nghịhòa bình ởVécxaimvàOa-sinh-tơn để phân chia quyền lợi.Vậy hội nghị Vécxai Oasinhtơndiễn ra trong hoàn cảnh nào? Mời các bạn trả lời câu hỏi sau cùng Top lời giải nhé:

Trắc nghiệm: Hội nghị Vécxai - Oa-sinh-tơn diễn ra trong hoàn cảnh

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc.

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra quyết liệt.

D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bước sang giai đoạn thứ hai.

Trả lời

Đáp án đúng: B. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.

Hội nghị Vécxai - Oa-sinh-tơn diễn ra trong hoàn cảnh chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.

Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án B:

Hội nghị Vécxai - Oa-sinh-tơn diễn ra trong hoàn cảnh chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc. Các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình để kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.

Hệ thốngVécxai Oasinhtơnđược thiết lập phản ánh tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản. Các nước thắng trận, trước hết là Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận, đặc biệt là các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc năm 1918. Ngày 28 tháng 6 năm 1919, các nước thắng trận và bại trận đã họp Hội nghị tại Vecxai, Pháp, để ký kết các hòa ước chính thức, cũng như phân chia các quyền lợi cho các nước thắng trận.

Các nước thắng trận bao gồm Anh, Pháp, Nga, Ytalia, Mỹ. Các nước bại trận bao gồm Đức, Áo, Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau khi kết thúc hội nghị, mối quan hệ giữa các nước tư bản đã xảy ra một số vấn đề như:

- Làm sâu sắc hơn những mâu thuẫn giữa các nước tư bản:

+ Mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với nhau vì việc phân chia quyền lợi chưa thỏa đáng.

+ Mâu thuẫn giữa các nước thắng trận với các nước bại trận.

=> Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời kì này chỉ mang tính tạm thời, mỏng manh.

- Để duy trì trật tự thế giới mới, năm 1920, Hội Quốc Liên được thành lập với sự tham gia của 44 nước.

Vậy nên mục đích cuối cùng của Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 – 1920) và Washington (1921- 1922) chính là Ký kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về hội nghị Vescxai- Oasinhton

Câu 1:Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc các nước thắng trận đã họp nhau ở Véc-xai (Pháp) nhằm:

A. Kí kết một loạt các hiệp ước và hoà ước để phân chia quyền lợi.

B. Bàn cách đối phó chống lại Liên Xô.

C. Bàn cách nhằm phát triển kinh tế ở châu Âu

D. Bàn cách hợp tác về quân sự.

Đáp án : A. Kí kết một loạt các hiệp ước và hoà ước để phân chia quyền lợi.

Câu 2:Nhằm duy trì một trật tự thế giới mới bảo vệ quyền lợi cho mình, các nước thắng trận, đã thành lập một tổ chức quốc tế mới có tên gọi là:

A. Tổ chức Liên hợp quốc.

B. Hội Quốc liên.

C. Hội Liên hiệp quốc tế mới.

D. Hội Tư bản.

Đáp án: B. Hội Quốc liên.

Câu 3:Trật tự thế gIới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là:

A. Trật tự hai cực l-an-ta.

B. trật tự đa cực.

C. Trật tự Véc-xai - Oasinhtơn.

D. Trật tự hai cực.

Đáp án: C. Trật tự Véc-xai - Oasinhtơn.

Câu 4:Trật tự thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oasinhtơn được thiết lập vào thời điểm nào:

A. Sau khí Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

B. Sau khí Chiến tranh thể giới thứ hai kết thúc.

C. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.

D. Sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công.

Đáp án: A. Sau khí Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

Câu 5:Văn kiện kí kết từ các hội nghị hòa hình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đưa đến hình thành một trật tự thế giới mới, đó là

A. Trật tự đa cực

B. Trật tự Oasinhtơn

C. Trật tự Vécxai

D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn

Đáp án: D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Hội nghị Vecxai - Oasinhtơn diễn ra trong hoàn cảnh?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Lịch sử hay và hữu ích.

Trắc nghiệm:Hội nghị Vecxai – Oasinhtơn diễn ra trong hoàn cảnh?

A.Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc.

B.Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.

C.Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra quyết liệt.

D.Chiến tranh thế giới thứ nhất bước sang giai đoạn thứ hai

Trả lời:

Đáp án đúng:B. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.

Hội nghị Vecxai - Oasinhtơn diễn ra trong hoàn cảnh chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.

Giải thích:

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vecxai (1919 - 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922) để kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.

Kiến thức tham khảo vềTình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc năm 1918. Ngày 28 tháng 6 năm 1919, các nước thắng trận và bại trận đã họp Hội nghị tại Versailles, Pháp, để ký kết các hòa ước chính thức, cũng như phân chia các quyền lợi cho các nước thắng trận.

Các nước thắng trận bao gồm Anh, Pháp, Nga, Ytalia, Mỹ. Các nước bại trận bao gồm Đức, Áo, Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ.

2. Nguyễn Ái Quốc đã gửi gì đến hội nghị Vecxai?

Tại Hội nghị Versailles này, bên cạnh các đoàn đại biểu chính thức, còn có đại diện các dân tộc bị áp bức, đến dự Hội nghị để yêu cầu độc lập và tự do cho dân tộc mình, như đại diện cho người Aixơlen, người Ấn Độ, người Triều Tiên, người Arập… Khi đó người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Pháp, đã tự tổ chức nhóm người Việt Nam yêu nước tại Pa-ri, và tại các tỉnh ở Pháp. Ông Nguyễn Ái Quốc đã đến Hội nghị Versailles với danh nghĩa đại diện cho tổ chức này.

Tại Hội nghị Versailles, ông Nguyễn Ái Quốc đã phát cho các đại biểu dự Hội nghị “Bản yêu sách của dân tộc Việt Nam gửi đến Hội nghị Versailles”. “Bản yêu sách” này bao gồm 8 điểm rất ôn hòa, yêu cầu Chính phủ Pháp trao trả một số quyền tự do, dân chủ cơ bản tối thiểu cho nhân dân Việt Nam.

“Bản yêu sách” nổi tiếng của người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốcgửi Hội nghị Versaillé năm 1919 đó, bao gồm 8 điểm là:

1. Ân xá toàn thể chính trị phạm Việt Nam.

2. Cải cách nền pháp lý Đông Dương, cho người Việt Nam cũng được bảo đảm về mặt pháp lý như người Âu, bỏ hẳn Tòa án đặc biệt, công cụ để khủng bố những người Việt Nam lương thiện nhất.

3. Tự do báo chí và tự do tư tưởng.

4. Tự do lập hội và tự do hội họp.

5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do ra nước ngoài.

6. Tự do học tập và mở các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp cho người bản xứ ở khắp các tỉnh.

7. Thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật pháp.

8. Phải có đại biểu thường trực người Việt Nam do người bản xứ bầu ra, ở bên cạnh Nghị viện Pháp để trình bày nguyện vọng của người bản xứ.

Sau “Bản yêu sách 8 điểm” gửi Hội nghị Versailles, lần đầu tiên dư luận ở Pháp, và ở Việt Nam biết đến cái tên Nguyễn Ái Quốc, một thanh niên Việt Nam trẻ tuổi đấu tranh cho độc lập, tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam.

Và cũng từ đó, mật thám Pháp bắt đầu để ý, theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của ông Nguyễn Ái Quốc. Bởi vì, với Nhà nước thực dân độc tài, phản dân chủ, thì mọi tiếng nói đòi tự do, dân chủ cho người dân Việt Nam đều bị coi là nguy hiểm cho Nhà nước thực dân.

Nhưng tất cả những yêu sách ôn hòa đó của Nhóm người Việt Nam yêu nước của ông Nguyễn Ái Quốc đều không được Chính phủ Pháp, cũng như các nước trong Hội nghị Versailles quan tâm, để ý. Từ đó, ông Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận quan trọng rằng không thể trông cậy vào các nước khác, “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”.

3. Cao trào cách mạng 1918 - 1922 ở các nước tư bản, Quốc tế Cộng sản

- Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở hầu hết các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918 - 1923.

- Đỉnh cao là sự thành lập Cộng hòaXô viết Hung-ga-ri (3/1919), ở Ba-vi-e (Đức, tháng 4/1919).

- Nhiều Đảng Cộng sản ra đời ở các nước (Đức, Áo, Hung-ga-ri, Ba Lan, Phần Lan, Ác-hen-ti-na.) đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn.

- Với vai trò tích cực của Lê-nin, ngày 2/3/1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập.

- Từ 1919 - 1943, Quốc tế Cộng sản tiến hành 7 lần Đại hội, vạch ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới.

+ Tại đại hội lần II (1920), Quốc tế Cộng sản đã thông qua “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” do Lê-nin khởi thảo.

+ Tại đại hội VII (1935), Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các Đảng Cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các Mặt trận thống nhất công nhân nhằm mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.

- Năm 1943, Quốc tế Cộng sản tự giải tán do tình hình thế giới thay đổi nhưng Quốc tế Cộng sản đã có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.

- Tháng 2/1936, ở Tây Ban Nha, Mặt trận nhân dân giành thắng lợi trong tổng tuyển cử nhưng các thế lực phát xít do Phran-cô cầm đầu đã gây nội chiến, thủ tiêu nền cộng hòa.