Kế về một di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mà em biệt

Kế về một di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mà em biệt

Di tích đình Đại Nam ở Đà Nẵng

Đình Đại Nam khu di tích lịch sử – văn hoá tiêu biểu nhất của thành phố Đà Nẵng. Cùng Du Lịch Việt Nam tìm hiểu về di tích lịch sử Đà Nẵng này ngay nhé.

11/03/2015

Kế về một di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mà em biệt

Di tích đình cổ Hải Châu

Đình cổ Hải Châu – di tích lịch sử ở Đà Nẵng nổi tiếng luôn nằm trong lịch trình tham quan của du khách khi đến Đà Nẵng.

11/03/2015

Kế về một di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mà em biệt

Di tích thành Điện Hải

Thành Điện Hải, một di tích lịch sử quan trọng của thành phố Đà Nẵng. Cùng Du Lịch Việt Nam tìm hiểu thông tin về di tích lịch sử ở Đà Nẵng này nhé.

11/03/2015

Kế về một di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mà em biệt

Kế về một di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mà em biệt

Kế về một di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mà em biệt

Kế về một di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mà em biệt

Kế về một di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mà em biệt

Kế về một di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mà em biệt

Kế về một di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mà em biệt

Hải Châu là một phần đất của thành phố Đà Nẵng không ngừng phát huy truyền truyền thống dựng nước, giữ nước đã viết lên những trang sử huy hoàng góp phần to lớn vào công cuộc chống ngoại xâm oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Hải Châu còn là một quận có bề dày về lịch sử có nhiều di tích Lịch sử - Văn hoá. Trên địa bàn quận Hải Châu hiện nay có 19 di tích (theo Quyết định số 8108/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng ngày 24/11/2016 về viecj phê duyệt và công bố Danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn thành phố Đà Nẵng bao gồm 05 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 01 di tích được xếp hạng cấp thành phố và 13 di tích trong danh mục kiểm kê như sau:

I. Di tích Lịch sử  - Văn hóa cấp Quốc gia: có 05 di tích, bao gồm:

1, Thành Điện Hải:

+ Loại hình: di tích lịch sử. 

+ Địa điểm: 1A Lý Tự Trọng, Đà Nẵng-  thuộc phường Thạch Thang (đã gắn bia).

+ Tóm tắt sự kiện: Đồn Điện Hải được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 12 (1813), đến năm Minh Mạng thứ 4 (1823) Đồn được xây dựng lại và dời vào bên trong (chỗ di tích hiện nay) để kiểm soát tàu thuyền ra vào trên sông Hàn và trấn giữ Đà Nẵng, về sau gọi là Thành Điện Hải.

Thành Điện Hải là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp ở Đà Nẵng vào những năm (1858-1860).

+ Hiện trạng di tích: Hiện nay các góc lồi của Thành Điện Hải đã được Sở VHTTDL Đà Nẵng trùng tu, tôn tạo. Thành phố đã xây dựng Bảo tàng Đà Nẵng trong khu vực I của di tích (khu vực bất khả xâm phạm, không xây dựng các công trình trên khu vực này) đã ảnh hưởng đến hệ thống tường thành và khu vực phía trong thành Điện Hải.

2, Đình và Nhà thờ Chư phái tộc Hải Châu:

+ Loại hình: di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật.

+ Địa điểm : K 48/46, phường Hải Châu I(đã gắn bia).

+ Tóm tắt sự kiện : Vào năm Gia Long Thứ 3 (1804), các hương chức làng Hải Châu xin vua cho lập đình thờ Thành hoàng làng và các vị Tiền hiền, Hậu hiền tại khu đất Nghĩa Lợi bên bờ sông Hàn (xây dựng lần thứ nhất). Năm 1860, nhân dân Hải Châu di dời đình làng đến xây dựng lại đình (lần thứ hai) tại khu đất nay thuộc địa phận trường Cao đẳng Y tế Trung Ương II ngày nay. Đến năm 1903, do nạn dịch đậu mùa, người Pháp sử dụng ngôi đình làng Hải Châu làm trạm y tế để điều trị bệnh nhân đậu mùa. Năm 1904, thể theo đơn xin của dân làng, người Pháp trả lại đình. Tuy nhiên, nhân dân Hải Châu quan niệm cho rằng ngôi đình làng bị ô uế nặng nên một lần nữa làm đơn thỉnh nguyện dâng lên vua Thành Thái xin cho xây dựng lại ngôi đình làng tại vị trí hiện nay và tồn tại cho đến ngày nay. Đình làng Hải Châu là một cụm kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng được xây dựng sớm ở nội thành Đà Nẵng và là một trong những cái nôi văn hóa của quận Hải Châu ngày nay. Đình đã phản ánh quá trình xây dựng và phát triển của làng Hải Châu từ xưa đến nay theo những chặng đường lịch sử của dân tộc.

Đình làng Hải Châu trước đây đã qua nhiều lần tu sửa kể từ lần đầu tiên vào năm 1937 dẫn đến tình trạng chắp vá.

Hiện trong đình có 06 hoành phi và 06 liễn đối bằng chữ Hán, được sơn son thép vàng, có niên đại đã hàng mấy trăm năm và ba tấm bia ký. Những hiện vật còn lại là những tư liệu quý, là minh chứng lịch sử giúp cho những nhà nghiên cứu, nhân dân và du khách hiểu thêm về lịch sử, văn hóa địa phương.

+ Hiện trạng di tích: Năm 2005, được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, Đình và Nhà thờ Chư phái tộc Hải Châu được tu sửa với quy mô lớn làm cho ngôi đình có một số thay đổi nhưng vẫn giữ được kiểu kiến trúc ban đầu và đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho di tích. Không gian khu di tích rộng và thoáng hơn (trước khi tu sửa khu di tích và hồ nước có tổng diện tích 2.212m2, sau khi tu sửa khu di tích và hồ nước có tổng diện tích 3.900m2). Năm 2009 đến nay đã khôi phục lại lễ hội đình làng Hải Châu vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương.

3, Nghĩa trủng Phước Ninh:

+ Loại hình: di tích lịch sử .

+ Địa điểm: ngã ba đường Huỳnh Thúc Kháng- Nguyễn văn Linh , phường Nam Dương (đã gắn bia).

+ Tóm tắt sự kiện: Nghĩa trủng Phước Ninh là nơi tụ hài cốt chiến sĩ và đồng bào ta đã hy sinh trong buổi đầu chống Pháp (1868-1860). Số người chết này không có thân nhân, nhưng có quê quán ở các tỉnh miền trung như: Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Đình...Năm 1876 được tập trung về nghĩa trủng Phước Ninh, lần cải táng này gồm có 1500 ngôi mộ.

+ Hiện trạng di tích: Do mở đường nên hiện nay chỉ còn lại một tấm bia ghi công của các anh hùng liệt sĩ và 2 ngôi mộ của 2 vị tướng được đặt trong nhà bia để bảo vệ bia.

4, Bia Chùa Long Thủ:

+ Loại hình: di tích lịch sử .  

+ Địa điểm: Nằm trong khuôn viên chùa An Long thuộc phường Bình Hiên (đã gắn bia).

+ Tóm tắt sự kiện: Bia chùa Long Thủ được dựng vào năm Thịnh Đức thứ 5, triều vua Lê Thần Tông (1654) do ông Lê Gia Phước, Pháp danh Pháp Giám người làng Hải Châu viết  Trong thời chiến tranh Tây Sơn - Gia Long, tấm bia bị chôn vùi dưới đất . Đến năm 1903 nhân dân mới tìm thấy bia, nhưng bia đã vỡ làm đôi và được gắn lại trên một bệ xi-măng đặt ở trước cổng Tam quan của chùa .

Qua tấm bia cho chúng ta biết được từ năm 1653 chùa Long Thủ đã được xây dựng trên địa phận làng Hải Châu xưa gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố đà Nẵng. Đây còn là một văn bản quan trọng góp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của địa phương.

+ Hiện trạng di tích: Tấm bia đã bị bể đôi, một số chữ mòn không còn nhìn rõ, ngày nay bia đã được gắn lại đã xây nhà bia để bảo vệ, tránh sự xóa mòn cho di tích.

5, Đình Nại Nam:

+ Loại hình: di tích kiến trúc nghệ thuật.

+ Địa điểm: Nằm trong Cung Tiên Sơn, phường Hòa Cường Nam(đã gắn bia).

+ Tóm tắt sự kiện: Đình Nại Nam được xây dựng vào năm 1905, do nhân dân địa phương lúc bấy giờ đóng góp để thờ Thần Hoàng bổn xứ ( thần giữ đất làng) và thờ vọng lại 18 Chư phái tộc. Đình Nại Nam hiện nay vẫn giữ được nét kiến trúc xưa, các bộ vì kèo, cột được chạm trổ chi tiết chi tiết mang đậm nét văn hoá của thời Nguyễn, là một trong những ngôi đình  còn khá nguyên vẹn có giá trị về kiến trúc nghệ thuật.

Ngoài ra Đình Nại Nam còn là nơi nhân dân địa phương dùng nơi hội họp, hoạt động cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

+ Hiện trạng di tích: Đình qua 3 lần tu sữa vẫn giữ nguyên trạng thái vốn có của ban đầu, kỹ thuật sửa chữa, không làm sai lệch di tích. Hiện nay ngôi đình khá nguyên vẹn, kiên cố và giao cho Cung Thể thao Tiên Sơn trực tiếp trông nôm và quản lý. Hằng năm tại Đình diễn ra 02 lễ cúng: Cúng tế xuân vào rằm tháng 2 âm lịch và cúng Tiền hiền vào ngày mồng 10 tháng 8 âm lịch (Các lễ cúng thường đơn giản do con cháu 8 chư phái tộc tổ chức).   

II. Di tích lịch sử cấp thành phố: có 01di tích:

Nhà thờ Tiền Hiền làng Nại Hiên (hay còn gọi đình Nại Hiên, Nhà thờ 12 Chư phái tộc làng Nại Hiên):

+ Loại hình : di tích lịch sử- văn hóa.

+ Địa điểm : tại tổ 32, phường Bình Hiên(đã gắn bia).

+ Tóm tắt sự kiện: Hòa trong cuộc Nam tiến mở mang bờ cõi, các lớp cư dân Nghệ An-Thanh Hóa vào khai khẩn lập nghiệp và hình thành những làng xã ở vùng đất Quảng. Thuở ban đầu có 12 chư phái tộc lập nên làng Nại Hiên. Khi cuộc sống ổn định và dân số ngày càng đông, làng Nại Hiên phát triển thành ba làng : Nại Hiên Đông, Nại Hiên Tây, Nại Hiên Nam. Làng Nại Hiên được coi là một trong những làng đầu tiên của cư dân Đại Việt trên vùng đất Đà Nẵng ngày xưa. Hiện nay trong nhà thờ còn lại nhiều hiện vật: 07 hoành phi, 03câu đối, 03 bài vị, 01 chuông đồng.

Trong kháng chiến chống Pháp, nhà thờ Tiền hiền làng Nại Hiên đã trở thành trụ sở của Ủy ban hành chính xã; trong thời kỹ chống Mỹ đây cũng là cơ sở cách mạng của làng Nại Hiên.

+ Hiện trạng di tích: năm 1990, ban đại diện chư phái tộc đã vận động nhân dân làng góp công, góp sức tu sữa lại nên nhà thờ được khang trang sạch đẹp. Hằng năm tổ chức các ngày kỵ, giỗ để tưởng nhớ các bậc tiền nhân (Ngày 10/3 âm lịch cúng âm linh, tức là cúng vong hồn các nghĩa sỹ, mộ âm linh vô chủ…Ngày 10/8 âm lịch kỵ Tiền Hiền làng Nại Hiên).

III. Di tích Lịch sử - Cách mạng được UBND thành phố đăng ký bảo vệ: có 13 di tích, bao gồm:

  1. Đầu cầu Nguyễn Văn Trỗi:

+ Loại hình: Di tích lịch sử.

          + Địa điểm:  phường Hòa Cường Bắc (đã gắn bia)

(đã xây dựng bệ gắn bia đá ghi công anh Nguyễn Văn Dự - Người hy sinh cuối cùng trong ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng 29/3/1975)

+ Tóm tắt sự kiện : Lúc 8 giờ 30 phút ngày 29/3, tổ biệt động do đồng chí Trần Tiến chỉ huy có chiến sĩ Nguyễn Văn Dự được lệnh chốt giữ ngã tư Quân đoàn (nay là ngã tư Núi Thành - Duy Tân) và đầu cầu Trịnh Minh Thế (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), với nhiệm vụ đánh chặn địch không cho bọn chúng rút chạy sang phía đông (qua cầu Trịnh Minh Thế sang Đông Giang). Đúng theo dự đoán của ta, trong thất bại và hỗn loạn, một cánh quân thuộc lực lượng thủy quân lục chiến ngụy tháo chạy về phía cầu, tìm mọi cách thoát sang bãi biển Mỹ Khê chờ tàu đến cứu viện. Tại đầu cầu Trịnh Minh Thế, lực lượng thủy quân lục chiến ngụy bị đội biệt động của Nguyễn Văn Dự nổ súng chặn đánh quyết liệt, một số tên bị tiêu diệt, số còn lại khiếp hãi quẳn súng, vứt mũ, cởi cả áo quần lẫn trốn trong dân. Đại đội biệt động của Nguyễn Văn Dự quyết tâm đánh giữ ngã tư đầu cầu, làm tan rã cánh quân thủy quân lục chiến ngụy, đồng thời tạo điều kiện cho các lực lượng của ta đánh chiếm các mục tiêu Quân đoàn I, Tòa thị chính, Quân vị thị trấn, Đài phát thanh, nhà đèn, Ty Gia long...

Về phía biệt động, đồng chí Nguyễn Văn Dự đã là người chiến sỹ hy sinh cuối cùng trong chiến dịch giải phóng thành phố Đà Nẵng.

+ Hiện trạng di tích: Di tích chỉ là địa điểm ghi dấu sự kiện.

2, Địa điểm trận đánh đài phát thanh và phản kích địch tại hẻm Chuồng bò:

+ Loại hình: di tích lịch sử.

+ Địa điểm: di tích đã được gắn bia tại ngã tư Quang Trung - Đống Đa thuộc phường Thạch Thang.

+ Tóm tắt sự kiện: Đêm 22/8/1968, 10 chiến sĩ biệt động Đà Nẵng đánh vào đài phát thanh ngụy nhưng không chiếm được vì địch phát hiện được địa điểm tập trung quân. Rạng sáng ngày 23/8/1968 các chiến sĩ biệt động kiên quyết đánh phản kích lại khu hẽm chuồng bò Xương Bình đến cùng, diệt được nhiều tên địch. Các chiến sĩ của ta đã đánh thọc sâu vào đầu não của địch, gây hoang mang trong hàng ngũ địch mà địch cho là bất khả xâm phạm. Trận đánh đã gây tiêng vang lớn trong lòng nhân dân.

+ Hiện trạng di tích: Di tích chỉ là địa điểm ghi dấu sự kiện.

  1. Hiệu sách Việt Quảng:

+ Loại hình : di tích lịch sử .

+ Địa điểm: nay là nhà 114 Bạch Đằng, Đà Nẵng thuộc phường Hải Châu I (đã gắn bia).

+ Tóm tắt sự kiện: Đầu năm 1936, mặt trận Bình dân ở Pháp lên nắm chính quyền, có chính sách nới lỏng ách thống trị ở các nước thuộc địa, phóng thích nhiều tù chính trị được phongd thích có các đ/c Lê Văn Hiến, Nguyễn Sơn Trà, Hà Văn Tính, Thái Thị Bôi ở Đà Nẵng, là những đ/c sáng lập mở hiệu sách Việt Quảng để vừa làm công tác tuyên truyền vừa làm tài chính.

Hiệu sách Việt Quảng là nơi tạm trú, là nơi hoạt động của các đ/c cán bộ lãnh đạo chủ chốt đã tổ chức phong trào đấu tranh tại Đà Nẵng, là cơ quan bí mật của Thành ủy từ những năm 1937đến tháng 7/1940.

+ Hiện trạng di tích: Ngôi nhà được xây dựng trước năm 1930 đã thay chủ và xây lại mới hoàn toàn, di tích nay chỉ còn lại địa điểm.

4.Ngã tư chợ Cồn:

+ Loại hình: di tích lịch sử.

+ Địa điểm: ngã tư đường Hùng Vương - Ông Ích Khiêm) (phường Hải Châu II) (đã gắn bia).

+ Tóm tắt sự kiện: Ngày 09/02/ 1971, Đội trinh sát vũ trang hợp pháp quận III Đà Nẵng gồm 4 đ/c: Hồ Thị Phương, Mai Thị Luận, Chín, Mười đã mưu trí, khéo léo, luồn sâu, lốt sát nắm chăc tình hình, gài mìn hẹn giờ diệt tên Hồ Điệp- sĩ quan cao cấp, một nhân viên CIA. Tên Hồ Điệp đền tội, từ thành phố đến quận, phường, xã, bộ máy kèm kẹp của địch bị hoang mang lo sợ.

+ Hiện trạng di tích: Di tích chỉ là địa điểm ghi dấu sự kiện.

5. Nhà bà Hùng Thạnh:

+ Loại hình: di tích lịch sử.

+ Địa điểm: nay là nhà 105, 107, 109 Trưng Nữ Vương,  Đà Nẵng thuộc phường Bình Hiên (đã gắn bia).

+ Tóm tắt sự kiện: Tại nhà bà Hùng Thạnh đây, cuối tháng 5/1928, cuộc họp kỳ bộ VNTNCMĐCH được tổ chức về dự họp có các đại biểu Quảng Ngãi, Quảng Trị, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa và các ủy viên kỳ bộ.

Cũng tại di tích này để đẩy mạnh công tác tuyên truyền tỉnh bộ thuê căn nhà của bà để làm cơ quan án loát truyền đơn tài liệu. Sách "Đường cách mệnh" của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; tài liệu phục vụ công tác huấn luyện, thơ ca cách mạng, bài ca quốc tế ca đều được in tại đây.   

+ Hiện trạng di tích: Di tích đã thay đổi hoàn toàn. Địa điểm khu di tích hiện nay là nhà số 105, 107 Trưng Nữ Vương làm nơi bán chè của nông trường Quyết Thắng, 109 Trưng Nữ Vương làm trường Mẫu giáo Ánh Hồng và 109/1 Trưng Nữ Vương là nhà ông Lê Thanh Hồng.

6. Nhà bà Phạm Thị Dung

+ Loại hình: di tích lịch sử.

+ Địa điểm: 14/14 Hải Phòng, Đà Nẵng thuộc phường Hải Châu I (đã gắn bia).

+ Tóm tắt sự kiện: Nhà bà Phạm Thị Dung là cơ sở hoạt động cách mạng của Chi hội VNTNCMĐCH; Năm 1926 là cơ sở của cốt cán trong Hội ái Hữu xe Trung Kỳ; Năm 1927 là cơ sở liên lạc của Hội VNTNCMĐCH từ Bắc vào Nam và nội tỉnh; Năm 1930 là nơi bí mật in ấn phát hành tài liệu truyền đơn của phân Ban Xứ ủy Trung kỳ và Thị ủy Đà Nẵng.

+ Hiện trạng di tích: Di tích xưa kia là nhà phên tranh tre nay đã chuyển chủ và xây dựng lại nhà cấp 4.

7. Nhà bà Nguyễn Thị Sự

+ Loại hình: di tích lịch sử.

+ Địa điểm: 191/17 Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng thuộc phường Thạch Thang (đã gắn bia).

+ Tóm tắt sự kiện: Vào những năm 1966-1968, gia đình bà Nguyễn Thị Sự thường nuôi giấu nhiều cán bộ cách mạng ở trong nhà để hoạt động như Đ/c Hà Kỳ Ngộ, Đ/c Thế Vinh và tổ đặc công Tỉnh đội, bà đã cho Thành ủy Đà Nẵng, dùng ngôi nhà mình làm cơ quan làm việc. Bà thiết kế hầm bí mật ngay trên la phông trần nhà (ở tầng hai) để cất dấu tài liệu, vũ khí. Đặc biệt đ/c Hà Kỳ Ngộ (tức Đ/c Lê Thành) - Cán bộ Thành ủy  đã trực tiếp lãnh đạo nhân dân đấu tranhh chống Mỹ và tay sai Thiệu, Kỳ trong 76 ngày và đêm (10/3/1966 - 24/5/1966).

+ Hiện trạng di tích: Chủ sở hữu di tích- bà Nguyễn Thị Sự vẫn đang ở tai đây; Tầng gác gỗ được ngụy trang làm hầm bí mật hiện nay đang xuống cấp trầm trọng.

8, Nhà ông Trần Bá

+ Loại hình: di tích lịch sử.

+ Địa điểm:  317 Phan Chu Trinh, Đà Nẵng thuộc phường Bình Hiên (đã gắn bia).

+ Tóm tắt sự kiện: Ngôi nhà của ông Trần Bá là cơ sở của cách mạng từ những năm 1972-1975. Nơi đây đồng chí Trần Hưng Thừa - Bí thư quận I dùng làm địa điểm chỉ đạo cuộc tổng tiến công và  nổi dậy mùa xuân 1975. Đêm ngày 28 tháng 3 năm 1975 nhận được tin Ngô Quang Trưởng - tư lệnh vùng I chiến thuật đã bỏ chạy ra Hạm đội bảy, đồng chí Trần Hưng Thừa đã báo cáo khẩn cấp về thường vụ Đặc khu ủy, đề nghi nổ súng tấn công ngay, không chờ đến ngày 30 tháng 3 năm 1975 như kế hoạch đã định. Sau khi nhận được lệnh khởi nghĩa của Thường vụ Đặc khu ủy, sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975, Ban thường vụ Quận ủy Quận I đã họp và phát lệnh tổng khởi nghĩa kêu gọi nhân dân trong toàn thành phố nổi dậy giành chính quyền, cũng tại đây trưa ngày 29 tháng 3 năm 1975 đồng chí Trần Thận - Bí thư Đặc khu ủy Quảng Đà đã vào đây trực tiếp chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trong toàn thành phố.

+ Hiện trạng di tích: Ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn.

9, Nhà 52-54 Trần Bình Trọng, Đà Nẵng

+ Loại hình: di tích lịch sử.

+ Địa điểm: phường Hải Châu II (đã gắn bia).

+ Tóm tắt sự kiện: Tháng 8/1937, viện dân biểu Trung Kỳ tổ chức tuyển cử dân biểu khóa III. Đây là cơ hội thuận lợi cho Đảng mở rộng hoạt động tuyên truyền đường lối chính sách và chủ trương của Đảng trong nhân dân Đảng quyết định tham gia cuộc tuyển cử nhằm mở rộng trận tuyến. Mặt trận dân chủ thông qua những người có tư tưởng tiến bộ, đấu tranh...

Trường tư thục Cự Tùng và ngôi nhà của ông đã trở thành trụ sở bí mật của Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên Quảng Nam, là nơi gặp gỡ liên lạc hoạt động với các đồng chí hoạt động ở Trung kỳ

+ Hiện trạng di tích: Di tích bao gồm 2 địa điểm không thể tách; hiện nay đất tại 54 Trần Bình Trọng thuộc quyền sở hữu nhà nước do Sở VHTTDL quản lý theo Quyets định số 6572/QĐ-UB ngày 26/8/2002 của UBND thành phố Đà nẵng; Còn nhà 52 thuộc quyền sở hữu tư nhân của bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp-cháu ông Cự Tùng. Như vậy, Nhà nước và tư nhân đồng sở hữu di tích này. Năm 2009 UBND thành phố chỉ đạo Bảo tàng Đà Nẵng tiến hành lập thủ tục, hồ sơ toàn bộ diện tích nhà đất tại 52-54 Trần Bình Trọng để xếp hạng cấp thành phố, song có nhiều khó khăn khăn, vướng mắc về quyền lợi đất đai của những người hiện đang sống trong ngôi nhà này nên tạm hoãn việc lập hồ sơ khoa học, cũng như tất cả các kế hoạch mở rộng, tu bổ di tích cho đến khi những khó khăn và vướng mắc trên được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

10, Quân vụ thị trấn

+ Loại hình: di tích lịch sử.

+ Địa điểm: Nằm ở ngã tư đường Trần Phú-Lê Duẫn thuộc phường Hải Châu I) (đã gắn bia).

+ Tóm tắt sự kiện: Nơi đây, trước ngày giải phóng là Quân vụ thị trấn- cơ quan quân sự đầu não của địch. Ngày 23/8/1968, bảy chiến sĩ của đại đội biệt động Lê Độ do đồng chí Thái Thanh A đại đội trưởng và đồng chí Nguyễn Văn Cư- chính trị viên chỉ huy đã tấn công địch ở đây diệt nhiều tên, phá hủy nhiều phương tiên chiến tranh, phối hợp với toàn chiến trường, giành thắng lợi trong cuộc tấn công và nổi dậy năm 1968.

+ Hiện trạng di tích:  Sau giải phóng (29/3/1973) ta chiếm đóng làm cơ quan là Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh QN-ĐN, sau khi thành phố tách tỉnh trực thuộc TƯ thì nơi đây là cơ quan của Bộ chỉ huy Quân sự thành phố Đà Nẵng.

Hiện nay khu A ở phía đường Trần Phú các phòng làm việc đã sửa chữa, hệ thống hầm ngầm vẫn còn. Khu B ở phía đường Lê Duẫn đã san bằng xây dựng mới lại phòng làm việc và nhà truyền thống của lực lượng vũ trang.  

11,Rạp Chiếu bóng Lạc Khoanh

+ Loại hình: di tích lịch sử.

+ Địa điểm: 68 Phan Chu Trinh, Đà Nẵng thuộc  phường Hải Châu I.

+ Tóm tắt sự kiện: Nơi đây nguyên là rạp chiếu bóng Lạc Khoanh. Vào tối ngày 30 tháng 4 năm 1930, giữa buổi chiếu bóng, Chi bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam trực thuộc Thị Uỷ Đà Nẵng do đồng chí Nguyễn Sơn Trà làm bí thư đã treo cờ búa liềm ngay trên màn ảnh và rải truyền đơn kêu gọi nhân dân đấu tranh.

+ Hiện trạng di tích: Nay là khách sạn Sanouva.

12, Sân Vận động Chi Lăng

+ Loại hình: di tích lịch sử.

+ Địa điểm:  30 Ngô Gia Tự, Đà Nẵng thuộc phường Hải Châu II (đã gắn bia).

+ Tóm tắt sự kiện: Tại sân vận động Chi Lăng ngày 28/8/1945 Ủy ban nhân dân cách mạng Lâm thời thành phố Đà Nẵng do đồng chí Lê Văn Hiến làm chủ tịch đã tổ chức mít-tinh ra mắt hàng vạn đồng bào thành phố, mừng ngày khởi nghĩa cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập và tự do. Đây là một ngày hội lớn của nhân dân lao động đã cởi bỏ được xiềng xích nô lệ từ tay phát xít Nhật và thực dân Pháp.

+ Hiện trạng di tích: UBND thành phố đã giao sân vận động Chi lăng cho tập đoàn Thiên Thanh đầu tư xây dựng khu phức hợp cao tầng. Di tích nay chỉ còn là địa điểm lịch sử.

13, Tòa thị chính Đà Nẵng  

+ Loại hình: di tích lịch sử.

+ Địa điểm: 24 Bạch Đằng, Đà Nẵng thuộc phường Hải Châu I  (đã gắn bia).

+ Tóm tắt sự kiện: Tháng 02/1937 hàng ngàn người kéo về gặp đại diện chính phủ Pháp đòi quyền dân sinh dân chủ; Ngày 26/8/1945 nhân dân nổi dậy treo cờ đỏ sao vàng giành chính quyền thắng lợi; Ngày 20/12/1946 Trung đoàn 96 đã chiến đấu kiên cường chống thực dân Pháp xâm lược; 11giờ ngày 29/3/1975 biệt động Thành Đà Nẵng và tiếp theo là Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 96 đã tấn công , chiếm lĩnh và cắm cờ chiến thắng.18 giờ 30 phút cùng ngày  các đồng chí Võ Chí Công, Đ/c Hồ Nghinh, và các đ/c trong bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Quảng Đà đã vào tiếp quản cơ quan đầu não của nguỵ quyền bị đánh chiếm, Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng.

+ Hiện trạng di tích: Di tích nay là trụ sở UBND thành phố Đà Nẵng đã được tu sửa lại năm 1994.

Ngoài ra, quận còn có 01 bia "Kỷ niệm Cuộc tổng tấn công và nổi dậy năm Mậu Thân - 1968" ((đường ven sông Trung Lương gần siêu thị Metro thuộc phường Hòa Cường Nam) (đã gắn bia).

Thực hiện chủ trương của UBND thành phố, tháng 12năm 2016, quận Hải Châu đã tái xây dựng bia di tích "Đồn Võ Tánh và  Phòng tuyến Cổ Viện Chàm" (Khuôn viên vườn hoa ngã tư Trần Phú- Nguyễn Văn Linh- thuộc phường Bình Hiên)