Khái niệm cháy được hiểu như thế nào năm 2024

Xuất bản: 03/11/2020 - Cập nhật: 03/11/2020 - Tác giả: Nguyễn Hưng

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Câu Hỏi:

Trong Luật phòng cháy và chữa cháy, khái niệm “cháy” được hiểu như thế nào?

  1. Là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng.
  1. Là trường hợp xảy ra cháy ngoài ý muốn của con người có thể gây thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến môi trường.
  1. Là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường.
  1. Là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người và tài sản.

Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm An toàn điện đề số 7 (có đáp án)

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Nguyễn Hưng (Tổng hợp)

các câu hỏi khác

  • Khi nào quyết định dừng việc cứu chữa nạn nhân bị điện giật:
  • Tại Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội quy định: người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế ban hành, thì thời giờ làm việc bình thường không .....
  • Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ qui định: thời gian huấn luyện định kỳ đối với nhóm 4 như thế nào?
  • Theo Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội quy định: thời hạn điều tra đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động như thế nào?
  • Theo Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 quy định: Sơ đồ chỉ dẫn về PCCC phải thể hiện các nội dung cơ bản nào sau đây:
  • Luật PC&CC qui định Trách nhiệm PCCC là của ai?
  • Theo Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội quy định: người lao động không có nghĩa vụ làm việc gì sau đây:
  • Theo Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 quy định: về giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do ai cấp, có giá trị và thời hạn thế nào?
  • Theo Quy định của Luật AT-VSLĐ quy định về tổ chức Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động như thế nào?
  • Khi nhận được lệnh huy động tham gia cứu chữa đám cháy. Bạn sẽ thực hiện như thế nào?

đề trắc nghiệm khoa học- kỹ thuật học mới nhất

Khái niệm cháy được hiểu như thế nào năm 2024

Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đề số 78 (có đáp án)

Khái niệm cháy được hiểu như thế nào năm 2024

Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đề số 77 (có đáp án)

Khái niệm cháy được hiểu như thế nào năm 2024

Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đề số 76 (có đáp án)

Khái niệm cháy được hiểu như thế nào năm 2024

Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đề số 75 (có đáp án)

Khái niệm cháy được hiểu như thế nào năm 2024

Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đề số 74 (có đáp án)

Khái niệm cháy được hiểu như thế nào năm 2024

Trắc nghiệm sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đề số 73 (có đáp án)

Trước đây, do sự hiểu biết của con người về tự nhiên và xã hội thấp, mà cháy lại xảy ra rất đa dạng và phức tạp. Do vậy, người ta quan niệm cháy là do thần linh, ma quỷ tạo nên. Từ khi khoa học kỹ thuật phát triển, bản chất của sự cháy đã được các nhà khoa học đề cập, nghiên cứu

CHẤT CHÁY LÀ GÌ?

Cháy chính là phản ứng hóa học, phản ứng đó là phản ứng cháy khi nó có tỏa nhiệt và phát sáng.

Để tạo nên sự cháy cần có 3 yếu tố: chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt. Trong đó chất cháy và chất oxy hóa đóng vai trò là những chất tham gia phản ứng, còn nguồn nhiệt đóng vai trò là tác nhân cung cấp năng lượng cho các chất tham gia phản ứng.

Chất cháy là gì?

Chất cháy là những chất có khả năng tham gia phản ứng cháy với chất oxy hóa. Chất cháy trong tự nhiên rất phong phú, đa dạng. Người ta có thể phân loại chất cháy theo khả năng cháy hoặc theo trạng thái tồn tại của chúng.

- Phân loại theo khả năng cháy, thì chúng ta chia chúng ra làm 3 loại:

Chất dễ cháy: là những chất có khả năng bắt lửa và cháy ngay trong điều kiện bình thường của môi trường. Ví dụ như: bông vải, giấy, xăng dầu, rượu...

Chất khó cháy: là những chất chỉ có khả năng cháy được ở những nơi có nhiệt độ cao. Ví dụ như kim loại đồng, hợp kim thép, dung dịch rượu etylic loãng...

Chất không cháy: là những chất không có khả năng cháy khi được đốt nóng. Ví dụ như: gạch, đá, bêtông...

Phân loại theo trạng thái tồn tại, thì chất cháy chia làm ba loại:

Chất cháy khí: là những chất cháy tồn tại ở dạng khí như: hyđrô, axêtylen, khí gas..

Chất lỏng cháy: là những chất cháy tồn tại ở dạng lỏng như: xăng, dầu, các axit hữu cơ, rượu...

Chất rắn cháy: là những chất cháy tồn tại ở dạng rắn như: gỗ, vải, sợi, cao su...

Chất oxy hóa là gì?

Chất oxy hóa là những chất tham gia phản ứng hóa học với chất cháy để tạo nên sự cháy.

Chất oxy hóa trong phản ứng cháy có thể là oxy nguyên chất, oxy trong không khí, oxy sinh ra do các hợp chất chứa oxy bị phân hủy, hoặc các chất oxy hóa khác có khả năng oxy hóa chất cháy như: các chất thuộc nhóm Halogen( Clo, Flo, Brôm, Iốt), H2SO4 đặc nóng...

Trong thực tế, ta thường gặp đám cháy xảy ra trong môi trường không khí, chất oxy hóa là oxy của không khí.

* Nguồn nhiệt

Trong phản ứng cháy, nguồn nhiệt là nguồn cung cấp năng lượng cho phản ứng cháy xảy ra, nó là một yếu tố không thể thiếu để sự cháy xảy ra và tồn tại.

Nguồn nhiệt của sự cháy có thể là: nguồn nhiệt từ ngọn lửa trần; nguồn nhiệt do ma sát; nguồn nhiệt do phản ứng hóa học; nguồn nhiệt do phản ứng sinh hóa; nguồn nhiệt từ năng lượng mặt trời.

Khi có đầy đủ 3 yếu tố cần thiết cho sự cháy nói trên, sự cháy chưa chắc đã xảy ra mà muốn cháy được thì phải cần thêm 4 điều kiện nữa. Đó là:

- Chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt phải trực tiếp tiếp xúc với nhau.

- Thời gian tiếp xúc phải đủ lớn.

- Năng lượng của nguồn nhiệt phải đủ lớn.

- Nồng độ của chất cháy và chất oxy hóa phải nằm trong giới hạn nồng độ bốc cháy.

Sản phẩm chủ yếu sau khi cháy:

  • Than cacbon (C);
  • Khí cacbonic (CO2);
  • Hơi nước (H2O).

MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY CHÁY

Cháy do con người gây nên

- Do sơ suất, bất cẩn gây cháy. Nguyên nhân này là do chính con người thiếu kiến thức PC&CC, không hiểu biết về cháy, các tính chất nguy hiểm cháy nổ của các chất cháy... dẫn đến việc sử dụng lửa, điện, xăng dầu không an toàn gây cháy. Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ rất cao ( bình quân 65%) trong tổng số vụ cháy hàng năm.

- Do vi phạm các quy định an toàn về PCCC, tức là đã có những quy định an toàn PCCC, nhưng do không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc dẫn đến cháy.

Khái niệm cháy được hiểu như thế nào năm 2024

Ví dụ: ngày 12/4/1999, xe khách chạy từ Cam Đường đi Lào Cai, trên xe có 40 hành khách. Xe đang chạy thì bất ngờ bị bốc cháy. Hậu quả làm 2 người chết, 38 người bị thương. Nguyên nhân là do tên Vũ Văn Khoái quê Lào Cai mang 0,5 kg thuốc súng lên xe. Khi xe chạy gây ma sát và bốc cháy.

- Do trẻ em nghịch lửa gây cháy.

- Đốt phá do tư thù cá nhân, đốt để phi tang dấu vết, đốt để phá hoại, gây tác động xấu đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội

Ví dụ như Đặng Văn Quang ở Tây Ninh yêu cô Nguyễn Thị Kim Hồng là con bà Gái ở ấp Bình Chánh - Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng không được gia đình bà Gái chấp nhận, bởi tên Quang là một thanh niên bất hảo, nghiện thuốc phiện. Ngày 11/9/1998, Quang đến tìm cô Hồng nhưng không gặp bèn gây sự với bà Gái. Sau đó hắn đã lấy 10 lít xăng tưới vào nhà bà Gái và châm lửa đốt. Hậu quả là bà Gái và tên Quang bị bỏng nặng, toàn bộ căn nhà của bà Gái bị thiêu rụi.

Cháy do thiên tai

Do sét đánh, núi lửa hoạt động gây ra cháy.

Bão lụt cũng gây ra cháy: khi các chất lỏng cháy nhẹ hơn nước, chúng sẽ nổi lên trên mặt nước, sau đó có đủ điều kiện cháy thì sẽ gây cháy.

Do tự cháy

Là trường hợp ở nhiệt độ nhất định, chất cháy tiếp xúc với môi trường không khí và tự cháy, hoặc do chất cháy đó gặp một chất khác sinh ra phản ứng hóa học có thể tự bốc cháy mà không cần cung cấp nhiệt từ bên ngoài. Một số chất kiềm như Na, Ca, Ba, K... khi gặp nước sẽ tự bốc cháy.

Ngoài ra, tự cháy còn do quá trình tích nhiệt: giẻ lau thấm dầu mỡ chất thành đống, bị oxy hóa, tích nhiệt dẫn đến tự bốc cháy...

Hiện nay, hầu như các cơ quan, nhà máy, xí nghệp, các cơ sở văn hóa, các phương tiện giao thông vận tải đều được trang bị các bình chữa cháy xách tay. Ưu điểm của loại thiết bị này là: nhỏ, gọn, dễ thao tác, hiệu quả dập cháy đối với các đám cháy mới phát sinh cao...

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Để hạn chế và ngăn chặn sự cố cháy, nổ xảy ra thì cần lưu ý một số biện pháp đơn giản như sau:

- Không để đồ dùng là các chất dễ cháy gần nơi có nguồn nhiệt

- Không dùng các chất dễ cháy như: gỗ, tấm nhựa, mút, xốp….để ốp trần tường, làm vách ngăn

- Lắp thêm các thiết bị bảo vệ hệ thống điện: Aptomat, cầu chì

- Nơi đun nấu phải ngăn bằng vật liệu không cháy, có biện pháp chống côn trùng cắn đường ống dẫn khí gas

- Trước khi ra khỏi phòng phải tắt điện. Hết giờ làm việc trước khi ra về phải kiểm tra, và tắt hết các thiết bị điện không cần thiết

- Trang bị một số dụng cụ, phương tiện chữa cháy tại chỗ và phải biết cách sử dụng thành thạo

Xem thêm: Mua bình chữa cháy tại Thanh Hóa giá rẻ, uy tín, chất lượng

Hướng dẫn sử dụng một số phương tiện chữa cháy tại chỗ

Nếu như không may xảy ra cháy thì chúng ta cần làm một số công việc sau:

- Bình tĩnh, huy động mọi người sử dụng các phương tiện chữa cháy hiện có để dập tắt đám cháy khi đám cháy đang còn nhỏ, mới phát triển.

Nếu đám cháy đã phát triển lớn và không thể dập tắt thì:

Thông báo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp, theo số điện thoại 114

Trong khi chờ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến thì mọi người phải tiếp tục dùng các phương tiện hiện có để khống chế đám cháy. Cứu người và di rời tài sản chống cháy lan.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về CHÁY. Chúc các bạn luôn có một cuộc sống an toàn. An toàn của các bạn là hạnh phúc của chúng tôi.

Khái niệm đám cháy là gì?

4. Khái niệm về đám cháy: Đám cháy là sự cháy xảy ra ngòi sự kiểm soát của con người, gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người và tài sản.

Luật phòng cháy, chữa cháy quy định một trong những biện pháp cơ bản đầu tiên trong công tác phòng cháy, chữa cháy là gì?

Theo điều 30 luật PCCC,biện pháp cơ bản trong chữa cháy: – Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy. – Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan. – Thông nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.

Sự cháy được hình thành như thế nào?

Ba yếu tố chính tạo nên sự cháy bao gồm: chất gây cháy, chất cháy và phần năng lượng kích thích ban đầu cho sự cháy. Nếu thiếu một trong ba yếu tố trên thì sự cháy sẽ không thể xảy ra.

Chất dễ cháy nổ là chất như thế nào?

Chất dễ cháy: là những chất có khả năng bắt lửa và cháy ngay trong điều kiện bình thường của môi trường. Ví dụ như: bông vải, giấy, xăng dầu, rượu... Chất khó cháy: là những chất chỉ có khả năng cháy được ở những nơi có nhiệt độ cao. Ví dụ như kim loại đồng, hợp kim thép, dung dịch rượu etylic loãng...