Khái niệm kế toán tiền gửi ngân hàng

Tìm hiểu tài khoản 112 Tiền gửi ngân hàng theo thông tư 133

Tổng đài tư vấn pháp luật

Tài khoản 112 Tiền gửi ngân hàng thường được sử dụng trong doanh nghiệp. Hệ thống ngân hàng đang phát triển. Kế toán cần phải hiểu về tài khoản này. Sau đây, Lawkey sẽ giới thiệu cho quý khách hàng một cách khái quát nhất về tài khoản này.

Căn cứ pháp lý: Thông tư 133/2016/TT-BTC

1. Ý nghĩa tài khoản 112- Tiền gửi ngân hàng

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng của doanh nghiệp.

Căn cứ để hạch toán trên Tài khoản 112 Tiền gửi ngân hàng: Các giấy báo Có, báo Nợ; hoặc bản sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc. Như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,

>>>Xem thêm: Nghiệp vụ kế toán hạch toán tài khoản 112 Tiền gửi ngân hàng

2. Nguyên tắc hạch toán tài khoản 112 Tiền gửi ngân hàng

Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi đến:

Kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo.

Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời.

Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch: Kế toán ghi sổ theo số liệu của ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 Phải thu khác (1381) (nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của ngân hàng). Hoặc ghi vào bên Có TK 338 Phải trả, phải nộp khác (3381) (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của ngân hàng). Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ.

Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở từng ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.

Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm trên tài khoản tiền gửi ngân hàng mà được phản ánh tương tự như khoản vay ngân hàng.

>>>Xem thêm:Nghiệp vụ kế toán về rút tiền gửi ngân hàng là ngoại tệ

3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 112 Tiền gửi ngân hàng

Bên Nợ:

Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ gửi vào ngân hàng.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng là ngoại tệ tại thời điểm báo cáo. Áp dụng trong trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán.

Bên Có:

Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ rút ra từ ngân hàng.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng là ngoại tệ tại thời điểm báo cáo. Áp dụng trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá ghi sổ kế toán.

Số dư bên Nợ:

Số tiền Việt Nam, ngoại tệ hiện còn gửi tại ngân hàng tại thời điểm báo cáo.

Tài khoản 112 Tiền gửi Ngân hàng, có 2 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 1121 Tiền Việt Nam:Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng là Đồng Việt Nam.

Tài khoản 1122 Ngoại tệ:Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng là ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Việt Nam đồng ghi sổ kế toán.

>>>Xem thêm:

Kết chuyển thuế giá trị gia tăng vào cuối kỳ trong doanh nghiệp

Tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trên đây là những thông tin cơ bản về Tìm hiểu tài khoản 112 Tiền gửi ngân hàng theo thông tư 133. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey đơn vị cung cấpdịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ.

Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128

Email: Facebook: LawKey

Tổng đài tư vấn pháp luật

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC Kế toán - Thuế

Khái niệm kế toán tiền gửi ngân hàng

Hóa đơn tự in là gì? Quy định pháp luật về hóa đơn tự in

Hóa đơn tự in là gì? Hiện nay quy định pháp luật về hóa đơn tự in thế nào? Trong bài viết này, LawKey sẽ giúp độc giả [...]

  • Các đối tượng không chịu thuế GTGT hiện nay
  • Quy định về dự phòng hợp đồng có rủi ro lớn theo pháp luật
  • Khoản trả lãi vay đầu tư vào doanh nghiệp khác khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Khái niệm kế toán tiền gửi ngân hàng

Dịch vụ báo cáo thuế giá rẻ nhưng lại chất lượng uy tín ?

Dịch vụ báo cáo thuế giá rẻ nhưng lại chất lượng uy tín ? Nội dung dịch vụ báo cáo thuế mà một công ty phải làm theo [...]

  • Cách xử lý chi phí nhân công trong xây dựng
  • Xử lý hóa đơn khi thay đổi địa chỉ, tên công ty
  • Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Tiền gửi ngân hàng (bank deposit) là tiền được gửi trong các tài khoản ở ngân hàng (theo nghĩa đơn giản)

QUY TRÌNH KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG

Nguyễn Thị Mỹ Hồng - SV Khoa Kế toán Đại Nam

MỞ ĐẦU

Hiện nay, đối với những doanh nghiệp nhỏ giao dịch ngân hàng chủ yếu liên quan đến việc Rút tiền và Gửi tiền, vì thế nghiệp vụ ngân hàng diễn ra rất ít và không thường xuyên.Tuy nhiên, đối với các Doanh nghiệp lớn liên quan đến hoạt động Xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản, hoạt động về Phân phốithì nghiệp vụ ngân hàng diễn ra thường xuyên, có thể liên quan đến một hoặc nhiều ngân hàng, liên quan đến hoạt động thanh toán L/C hoặc vay vốn kinh doanhchính vì thế mà công việc diễn ra thường xuyên liên tục đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát dòng tiền trong các hoạt động tài chính trong công ty. Nhận thấy tầm quan trọng của kế toán tiền gửi ngân hàng đối với doanh nghiệp nên em đã lựa chọn để tìm hiểu sâu hơn.

NỘI DUNG

I . Quy trình kế toán tiền gửi ngân hàng :

· Kế toán thu tiền gửi

Quy trình kế toán thu tiền gửi ngân hàng

Quy trình kế toán chi tiền gửi ngân hàng

II . Nguyên tắc, nội dung, phương pháp kế toán tiền gửi ngân hàng :

· Nguyên tắc :

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp. Căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 tiền gửi Ngân hàng là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,).

a) Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 Phải thu khác (1388) (nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 Phải trả, phải nộp khác (3388) (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng). Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ.

b) Ở những doanh nghiệp có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc không tổ chức kế toán riêng, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng loại tiền gửi (Đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại).

c) Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở Ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.

d) Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm trên tài khoản tiền gửi ngân hàng mà được phản ánh tương tự như khoản vay ngân hàng.

đ) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:

- Bên Nợ TK 1122 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế. Riêng trường hợp rút quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ gửi vào Ngân hàng thì phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ kế toán của tài khoản 1112.

- Bên Có TK 1122 áp dụng tỷ giá ghi sổ Bình quân gia quyền

Việc xác định tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định tại phần hướng dẫn tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái và các tài khoản có liên quan.

e) Vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản này là vàng được sử dụng với các chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại là hàng tồn kho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc


hàng hoá để bán. Việc quản lý và sử dụng vàng tiền tệ phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

g) Tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyên tắc:

- Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của chính ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tài khoản ngoại tệ ở nhiều ngân hàng khác nhau và tỷ giá mua của các ngân hàng không có chênh lệch đáng kể thì có thể lựa chọn tỷ giá mua của một trong số các ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ làm căn cứ đánh giá lại.

- Vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nước tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Giá mua trên thị trường trong nước là giá mua được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không công bố giá mua vàng thì tính theo giá mua công bố bởi các đơn vị được phép kinh doanh vàng theo luật định.


Kết cấu và nội dungTK 112

Nội dung kết cấu của TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng, có 3 tài khoản cấp 2:

-Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam.

-Tài khoản 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.

-Tài khoản 1123 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ của doanh nghiệp đang gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo.

Sơ đồ kế toán tiền gửi ngân hàng

· Phương pháp kế toán tiền gửi ngân hàng :

1. Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi nhận doanh thu, ghi:

a) Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế gián thu (thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường), kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp được tách riêng theo từng loại thuế ngay khi ghi nhận doanh thu (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

b) Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

2. Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán về khoản trợ cấp, trợ giá bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).

3. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (tổng giá thanh toán)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 711 - Thu nhập khác (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

4.Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 111 - Tiền mặt.

5. Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, căn cứ giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 113 - Tiền đang chuyển.

6. Thu hồi các khoản nợ phải thu, cho vay, ký cược, ký quỹ bằng tiền gửi ngân hàng; Nhận ký quỹ, ký cược của các doanh nghiệp khác bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122)

Có các TK 128, 131, 136, 141, 244, 344.

7. Khi bán các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn thu bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi nhận chênh lệch giữa số tiền thu được và giá vốn khoản đầu tư (được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền) vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (giá vốn)

Có các TK 221, 222, 228 (giá vốn)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

8. Khi nhận được vốn góp của chủ sở hữu bằng tiền mặt, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

9. Khi nhận tiền của các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân để trang trải cho các hoạt động chung, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.

10. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, chuyển tiền gửi Ngân hàng đi ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược.

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.

11. Mua chứng khoán, cho vay hoặc đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết... bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:

Nợ các TK 121, 128, 221, 222, 228

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.

12. Mua hàng tồn kho (theo phương pháp kê khai thường xuyên), mua TSCĐ, chi cho hoạt động đầu tư XDCB bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:

- Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán phản ánh giá mua không bao gồm thuế GTGT, ghi:

Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 241

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.

- Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán phản ánh giá mua bao gồm cả thuế GTGT.

13. Mua hàng tồn kho bằng tiền gửi ngân hàng (theo phương pháp kiểm kê định kỳ), nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 611 - Mua hàng (6111, 6112)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.

Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán phản ánh giá mua bao gồm cả thuế GTGT.

14. Khi mua nguyên vật liệu thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng sử dụng ngay vào sản xuất, kinh doanh, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642,...

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.

Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán phản ánh chi phí bao gồm cả thuế GTGT.

15. Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:

Nợ các TK 331, 333, 334, 335, 336, 338, 341

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.

16. Chi phí tài chính, chi phí khácbằng tiền gửi ngân hàng, ghi:

Nợ các TK 635, 811,

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.

17. Trả vốn góp hoặc trả cổ tức, lợi nhuận cho các bên góp vốn, chi các quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng tiền gửi Ngân hàng, ghi:

Nợ TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.

18. Thanh toán các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:

Nợ TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu

Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.

19. Kế toán hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ: Thực hiện theo quy định tại phần hướng dẫn tài khoản 171 - Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ.

20. Các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến ngoại tệ: Phương pháp kế toán các giao dịch liên quan đến ngoại tệ là tiền gửi ngân hàng thực hiện tương tự như ngoại tệ là tiền mặt (tài khoản 111).

21. Kế toán đánh giá lại vàng tiền tệ

- Trường hợp giá đánh giá lại vàng tiền tệ phát sinh lãi, kế toán ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 1123 - Vàng tiền tệ (theo giá mua trong nước)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Trường hợp giá đánh giá lại vàng tiền tệ phát sinh lỗ, kế toán ghi nhận chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 1123 - Vàng tiền tệ (theo giá mua trong nước).



III. Ví dụ minh họa và chứng từ sử dụng :

Ngày 11/12/2018 Công ty TNHH Hồng Sơn thanh toán tiền hàng kỳ trước cho nhà cung cấp bằng tiền gửi ngân hàng số tiền 200.000.000 đồng, kế toán ghi :

Nợ TK 331 : 200.000.000

Có TK 112 : 200.000.000

Chứng từ sử dụng : Ủy nhiệm chi, giấy báo nợ.

Ngày 15/12/2018 Công ty CP Xuân Chung thanh toán trước tiền hàng cho Công ty TNHH Hồng Sơn bằng chuyển khoản số tiền 50.000.000 đồng, kế toán ghi :

Nợ TK 112 : 50.000.000

Có TK 131 : 50.000.000

Chứng từ sử dụng : Giấy báo có

KẾT LUẬN

Bài tiểu luận mô tả quy trình kế toán tiền gửi ngân hàng bằng sơ đồ; cũng như đã trình bày nguyên tắc, nội dung, phương pháp kế toán, một số ví dụ về kế toán tiền gửi ngân hàng theo thông tư 200/2014/BTC để chính bản thân em cũng như mọi người có thể hiểu rõ hơn về quy trình kế toán tiền gửi ngân hàng.

Với điều kiện và vốn kiến thức còn hạn chế, bài tiều luận này không thể tránh được những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy để em nâng cao thêm kiến thức phục vụ tốt cho quá trình công tác của em sau này.

Hạnh phúc lớn nhất là mang lại giá trị cho cộng đồng

Khuyến nghị:

Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các chuyên gia kế toán của Kế toán 68 qua Tổng đài tư vấn:
Mr Thế Anh : 0981 940 117
Email: