Những lỗi đo sai phương pháp của thước cặp

Càng ngày các vật dụng, linh kiện cơ khí càng cần độ chính xác cao hơn. Thước cặp ra đời là bản nâng cấp của các loại thước truyền thống độ chính xác x 10 lần. Thước cặp được xem là tiền đề của các thiết bị đo hiện đại sau này

Thước cặp là gì?

Thước cặp hay còn gọi là thước kẹp tên tiếng anh là Calipers. Tên của nó nghĩa là thước đo bằng cách kẹp một vật gì đó. Thước dạng này ra đời rất lâu từ thời La Mã được tìm thấy ở xác tàu cổ. Thước cặp hiện đại được phát minh bởi Pierre Vernier nên rất nhiều nơi vẫn gọi thước cặp là Vernicer calipers.

Các dạng thước cặp

Thước cặp cơ khí: chia làm 2 thang đo. Thang chính mỗi vạch 1mm, thang đo phụ chia làm 10 vạch, mỗi vạch 1/10mm. Đọc thước cặp cơ cần rèn luyện kỹ năng, độ chính xác 0.05mm.

Thước cặp đồng hồ: thang đo chính được khắc trên thanh ray. Đồng hồ chia làm 100 vạch, mỗi vòng đồng hồ tượng trưng 1mm. Độ chính xác 0.01mm, kiểu dáng khá cổ điển dễ dùng hơn thước cặp cơ khí.

Thước cặp điện tử: dựa vào công nghệ hiện đại để đưa độ chính xác lên mức cao hơn. Kết quả hiển thị trực tiếp trên màn hình hiển thị, không cần nhiều kỹ năng đo đạc.

Dựa vào ngàm (đầu đo) lại chia ra thước cặp đo trong, thước cặp đo ngoài, đo ở vị trí đặc biệt…

Những lỗi đo sai phương pháp của thước cặp

Một số sai lầm khi đo thước cặp

Độ chính xác của thước cặp phụ thuộc lớn vào kỹ năng người dùng. Bất kể loại nào ngàm cũng phải tiếp xúc với bộ phận cần đo. Được thiết kế với ngàm cứng chắc chống mài mòn, chịu áp lực, co dãn nhẹ.

Tuy nhiên nếu dùng lực nhẹ kết quả sẽ không chính xác. Dùng lực mạnh sẽ làm biến dạng ngàm đo. Các thước cặp không dễ bị sai lệch trong điều kiện bình thường. Nhưng một rơi vỡ, va chạm mạnh có thể làm sai số tăng lên đáng kể.

Thước cặp kỹ thuật số có khả năng khôi phục lại trạng thái ban đầu. Càng sử dụng lâu thước cặp càng có độ sai số cao, cần hiệu chuẩn lại để tiếp tục sử dụng.

Dưỡng chuẩn cho thước cặp

Là các khối chuẩn có kích thước chính xác ở mức cao nhất. Dùng để kiểm tra thước cặp của bạn có chính xác không từ đó đưa ra quyết định có cần hiệu chuẩn hay không.

Các khối này thường bằng thép đặc biệt, siêu cứng, không bị mài mòn ăn mòn bởi vật lý là hóa học. Bộ dưỡng chuẩn này dành cho nhà máy, phòng hiệu chuẩn, chuyên gia đo đạc… mỗi bộ này có giá không hề rẻ.

Sau khi kiểm định thước cặp hoặc sử dụng quá lâu, đánh rơi, va đập thì thước cặp cần hiệu chuẩn lại. Thường gửi ngược về hãng sản xuất mới có đủ công cụ làm điều này.

Các thành phần của thước cặp hiện đại

Những lỗi đo sai phương pháp của thước cặp

  • Ngàm lớn: dùng đo đường kính ngoài của vật như hình trụ, thiết diện của thanh, đường kính hình cầu… Ngàm này có thể thay đổi để hữu dụng hơn trong nhiều trường hợp, tùy thuộc vào nhà sản xuất.
  • Ngàm trên: nhỏ và nhọn hơn dùng đo đường kính bên trong của vật thể như hình trụ hoặc ống rỗng.
  • Chuôi đo độ sâu: nằm ở cuối cùng của thanh ray dùng đo độ sâu của lỗ.
  • Thang đo chính: thanh ray dài đánh dấu từng mm, thang đo được khắc sâu vào bề mặt. Có các chiều dài phổ biến là 150mm, 200mm, 300mm… Thường làm bằng thép cứng ít bị thay đổi bởi nhiệt độ và biến dạng bởi va chạm.
  • Thang đo Vernier: tên của người phát minh ra thước cặp. Là phần quan trọng nhất để suy đến 0.1mm hoặc cao hơn của mỗi phép đo.
  • Bộ phận giữ: ngăn chặn sự di chuyển để tiến hành so sánh phép đo.
  • Ngàm và đầu đo được làm vật liệu cứng, chống mài mòn, chống biến dạng… Vật liệu thường là crom, titanium, vanadium… hoặc là hợp kim của chúng.

Các thông số cần quan tâm

  • Thang đo: thường là 0-150mm, 0-200mm, 0-300mm.. Bạn cần kiểm tra phôi kích thước trong khoảng nào, thang đo càng lớn độ sai lệch phép đo càng cao. Có 2 cách thể hiện giá trị thang đo là hệ met hoặc hệ inch. Trên thước luôn có nút chuyển đổi đơn vị đo.
  • Độ chính xác: thường là ±0.01mm, ±0.1mm, ±0.05mm… độ chính xác càng nhỏ càng tốt. Thể hiện sự chính xác của phép đo. Độ chính xác thường liên quan đến công nghệ được ứng dụng.
  • Dung sai max: thể hiện sự sai số cho phép mà nhà sản xuất cam kết. Nó có giá trị với các sản phẩm mới, sử dụng càng lâu dung sai càng lớn. Dung sai càng lớn khi thang đo càng mở rộng. Mỗi thước kẹp đều có trị số dung sai toàn tầm đo. Cũng như độ chính xác, giá trị này luôn là ±.
  • Vật liệu: vật liệu càng tốt thì độ bền sản phẩm sẽ cao hơn. Thường là nhôm (nhẹ), thép trắng (cứng, không gỉ), tinanium (cứng + đẹp). Một số thước kẹp có phần ngàm bằng hợp kim carbide hoặc Tungsteng, siêu cứng. Cũng có thước kẹp chuyên dùng có phần thân bằng sợi thủy tinh, hiếm gặp.
  • Cấp bảo vệ IP: các sản phẩm điện tử sẽ cần thông số này để hoạt động tốt trong nước, hơi nước, dầu nhớt…
  • Truyền dữ liệu: giờ đây các nhà máy sản xuất cần đo đạc, so sánh nhiều. Thước cặp có thể hỗ trợ giao tiếp với PC, smartphone, table… bằng cáp hoặc không dây.

Thương hiệu đề xuất

  • Starrett USA
  • Mitutoyo Japan
  • Vogel Germany
  • Sylvac – Thụy Sỹ

Bài viết liên quan:

  • Đồng hồ so là gì? Mua đồng hồ so ở đâu?
  • Chrome vanadium là gì?

Định kỳ hiệu chuẩn thước cặp là cách tốt nhất để đảm bảo những kết quả đo đáng tin cậy. Hơn nữa, thước cặp là dụng cụ đo rất dễ xảy ra sai số, do vậy hiệu chuẩn cũng là một công việc vô cùng cần thiết và nên được thực hiện thường xuyên.

Những lỗi đo sai phương pháp của thước cặp

Cách tốt nhất để hiệu chuẩn thước kẹp là sử dụng các dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị đo từ những phòng hiệu chuẩn uy tín. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự hiệu chuẩn ngay tại văn phòng làm việc của mình bằng những dụng cụ hiệu chuẩn đơn giản. Trong bài viết này, Tinh Hà – Đại lý ủy quyền Mitutoyo tại Việt Nam sẽ hướng dẫn các bạn cách hiệu chuẩn thước cặp điện tử. Những dòng thước cặp cơ khí và thước cặp đồng hồ các bạn cũng có thể áp dụng theo cách này.

Quy trình hiệu chuẩn thước kẹp sẽ được thực hiện bằng cách kiểm tra bên ngoài, kiểm tra kỹ thuật và kiểm tra đo lường. Hầu hết các thước kẹp đều có nhiều hơn hàm đo ngoài, nên hãy nhớ kiểm tra cả các hàm đo trong và que đo sâu trên thước. Tất cả quy trình hiệu chuẩn thước kẹp sẽ được trình bày chi tiết hơn ở phần tiếp theo.

Cần chuẩn bị những gì trước khi hiệu chuẩn thước cặp

Trước khi bước vào thực hiện việc kiểm tra và hiệu chuẩn, các bạn cần chuẩn bị những vật dụng, dụng cụ và thiết bị dưới đây để quá trình hiệu chuẩn được diễn ra một cách hiệu quả nhất.

  • Khăn hoặc giấy lau chuyên dụng, gang tay cao su, dung dịch làm sạch để vệ sinh làm sạch thước kẹp và các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ hiệu chuẩn. Có thể chuẩn bị thêm kính lúp để kiểm tra thước được tốt hơn.
  • Bộ căn mẫu cấp 1, 2 gồm các khối chuẩn với các tiêu chuẩn chiều dài khác nhau hoặc thiết bị hiệu chuẩn thước cặp (xem sản phẩm này của Mitutoyo).
  • Master ring gauge để kiểm tra độ chính xác của các hàm đo trong.
  • Một pin gauge để kiểm tra độ song song của các hàm đo ngoài.
  • Panme đo ngoài để kiểm tra độ song song của hàm đo trong.

Một điều cần chú ý là khi hiệu chuẩn bất kỳ thiết bị đo nào, hãy đảm bảo kiểm tra toàn bộ dải đo của thiết bị, chẳng hạn như 25, 50, 75 và 100% dải đo và xem đây là những điểm hiệu chuẩn. Đối với thước cặp cũng vậy, cho nên bạn cần chuẩn bị các khối căn mẫu đạt được đủ những kích thước trên. Ngoài ra, với những phiên bản dụng cụ đo có dải đo ngắn, hãy đảm bảo thực hiện một số kiểm tra trong phạm vi nhỏ của nó.

  • Điều kiện hiệu chuẩn: nhiệt độ phòng trong khoảng 10 ÷ 30 ºC, độ ẩm khoảng 50 ± 15 %RH.
  • Đặt thước cặp và các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ hiệu chuẩn trong điều kiện hiệu chuẩn không ít hơn 1 giờ.

Tiến hành hiệu chuẩn thước cặp

Trước khi tiến hành các bước trong quy trình hiệu chuẩn thước cặp, cần vệ sinh sạch thước cặp, đặc biệt là ở các hàm đo, đồng thời làm sạch các khối căn mẫu, ring gauge, pin gauge, mặt bàn map để chuẩn bị cho việc kiểm tra.

Kiểm tra bên ngoài

Sử dụng kính lúp hoặc mắt thường để kiểm tra ngoại quan bên ngoài của của thước cặp để xem thước có đảm bảo các yêu cầu như sau hay không:

  • Với thước cặp điện tử: các chữ số trên mặt hiển thị điện tử phải rõ ràng, không mất đứt nét.
  • Với thước cặp cơ khí: trên mặt đo của thước không được có những vết xước, han gỉ, lồi lõm và những hư hỏng khác làm ảnh hưởng đến tính năng sử dụng của thước. Các vạch khắc trên thang thước phải rõ ràng, đều đặn và vuông góc với mép thước. Trên thân thước cần ghi rõ giá trị độ chia và ký hiệu hãng chế tạo.

Kiểm tra kỹ thuật

Trong bước này, bạn cần kiểm tra một số yếu tố kỹ thuật của thước kẹp, và chúng cần phải đáp ứng được những tiêu chí sau:

  • Với thước cặp điện tử: bộ phận hiển thị kết quả phải hoạt động bình thường, các chức năng của thước hoạt động tốt.
  • Với thước cặp cơ khí: khung trượt và khung điều chỉnh tế vi phải di chuyển nhẹ nhàng trên toàn bộ phạm vi thước. Vít hãm phải giữ chặt khung trượt trên thước chính ở bất kỳ vị trí nào. Khi xiết chặt vít hãm khe sáng giữa hai mỏ đo không được thay đổi.

Kiểm tra đo lường

Khi đã bảo đảm thước kẹp của bạn đáp ứng được những tiêu chí như ở hai phần trên, chúng ta sẽ bước vào quá trình hiệu chuẩn đơn giản theo trình tự như sau đây:

Kiểm tra vị trí “0” 

Đưa hai mỏ đo ngoài của thước cặp ép sát với nhau về vị trí 0, cài đặt lại điểm 0 của thước và kiểm tra độ lặp lại.

Kiểm tra độ phẳng của mặt đo

Cách tốt nhất là dùng thước tóc đặt lần lượt theo chiều dài và đường chéo của mặt đo, đồng thời quan sát khe sáng giữa thước tóc với mặt đo. Tuy nhiên bạn cũng có thể dùng cách đơn giản hơn là đưa hai mỏ đo ngoài về sát nhau nhưng không chạm nhau, bằng cách quan sát khe sáng giữa hai mỏ đo này, các bạn cũng sẽ phát hiện ra được những điểm bị cong trên mặt đo của hai mỏ kẹp.

Kiểm tra độ song song của các mặt đo

Đối với mỏ đo ngoài: đặt pin gauge giữa hai mỏ đo bắt đầu từ phía trong cùng của mỏ đo, ép sát hai mỏ đo vào pin gauge và set 0. Di chuyển thanh pin gauge ra dần phía đầu của mỏ đo, nhìn xem sự thay đổi giá trị trên mặt hiển thị kết quả của thước kẹp. Nếu tại mọi vị trí thước kẹp đều báo giá trị 0 nghĩa là hai mặt đo phẳng và song song với nhau. 

Đối với thước cặp cơ khí và thước kẹp đồng hồ bạn hoàn toàn có thể dùng cách này để kiểm tra độ song song của hai mỏ đo ngoài bằng cách đo kích thước của pin gauge tại 2 vị trí trở lên tại mỏ đo ngoài của thước cặp.

Đối với mỏ đo trong: đặt hai mỏ đo sát với nhau rồi xiết chặt vít hãm, dùng panme đo kích thước của hai mỏ đo tại từ 2 vị trí trở lên theo chiều dài của mỏ đo, hiệu số giữa số đo lớn nhất và nhỏ nhất tại hai vị trí là độ song song của mỏ.

Kiểm tra số chỉ của thước

  • Đối với thước cặp khi đo ngoài:

Sử dụng các khối căn mẫu hoặc dụng cụ hiệu chuẩn thước kẹp để kiểm tra điểm đo tại 25, 50, 75 và 100% trên dải đo của thước. Chẳng hạn thước cặp 100mm, bạn cần đo các kích thước của khối căn chuẩn là 25mm, 50mm, 75mm và 100mm.

Thực hiện kiểm tra: đặt căn mẫu vào giữa hai mặt đo hoặc đặt các mỏ đo của thước lên dụng cụ hiệu chuẩn tại kích thước phù hợp, đo tại 3 vị trí dọc theo chiều dài của mặt đo, ghi chỉ số nhỏ nhất và gần nhất của thước cặp với kích thước chuẩn cần kiểm tra.

  • Đối với thước cặp khi đo trong:

Sử dụng dụng cụ hiệu chuẩn thước cặp hoặc vòng chuẩn – master ring gauge để kiểm tra kích thước đo trong của thước cặp, cần đo kích thước tại cả hai vị trí đầu và cuối của mỏ đo trong. Ghi số chỉ tương ứng của thước đo được so với kích thước cần kiểm tra.

  • Đối với thước cặp khi đo sâu:

Sử dụng khối căn mẫu đặt trên bàn map để đo kích thước đo sâu của que đo độ sâu trên thước kẹp. Ghi lại chỉ số đo được so với kích thước cần kiểm tra.

So sánh những kết quả đo được với kích thước chuẩn, xác định sai lệch của phép đo thực tế với dung sai của thước để đưa ra kết luận về chất lượng và khả năng sử dụng của thước kẹp.

Xem video hướng dẫn hiệu chuẩn từ Mitutoyo America Corporation:

Phía trên là quy trình hiệu chuẩn đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện nội bộ tại công ty bạn. Đương nhiên tại những phòng hiệu chuẩn uy tín, những kỹ thuật viên chuyên nghiệp và những dụng cụ hiệu chuẩn có độ chính xác cao sẽ mang đến kết quả có độ tin cậy cao hơn. Lời khuyên của chúng tôi là các bạn nên hiệu chuẩn thước kẹp tại các phòng hiệu chuẩn uy tín mỗi năm một lần.

Tại sao cần phải hiệu chuẩn thước kẹp?

Trong các ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo, đặc biệt là trong gia công cơ khí chính xác thì quá trình đo lường kiểm tra, đánh giá kích thước của sản phẩm là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm gia công, và nếu như dụng cụ đo nói chung và thước cặp nói riêng không thể đảm bảo độ chính xác của chính nó thì những phép đo sản phẩm sẽ có sai số. 

Điều này sẽ khiến chúng ta đánh giá không chính xác về chất lượng của sản phẩm được sản xuất, từ đó gây ra những thiệt hại về kinh tế, chẳng hạn như sản phẩm mang tới khách hàng không đạt yêu cầu dung sai quy định. 

Chính vì thế việc hiệu chuẩn định kỳ thước kẹp hay các dụng cụ đo lường khác sẽ giúp chúng ta đánh giá được chính xác khả năng đo lường của dụng cụ, đảm bảo sự chính xác và tin cậy trong các phép đo, đồng thời nó còn giúp phát hiện các thiết bị lỗi, hư hỏng để tránh ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp của bạn.