Nhược điểm của lý thuyết quản trị khoa học

Lịch sử của công việc quản trị đã tồn tại từ những năm 1970. Trong suốt quá trình lịch sử, có nhiều quan niệm về quản trị ra đời và phát triển. Những lý thuyết quan trọng nhất đã xuất hiện trong những năm của thế kỷ 20, trong đó có lý thuyết quản trị theo khoa học của Frederick Taylor.Vậy Nhược điểm của lý thuyết quản trị khoa học là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Danh mục bài viết

  • Lịch sử phát triển
  • 4 quy tắc quản trị theo khoa học
  • Những hạn chế, phê bình dành cho thuyết quản trị theo khoa học

Lịch sử phát triển

Frederick Taylor (Frederick Winslow Taylor; 1856-1915) đã nghiên cứu và đưa ra lý thuyết Quản trị theo khoa học. Theo đó, ông và các cộng sự là những người đầu tiên nghiên cứu quy trình làm việc một cách có khoa học. Họ nghiên cứu cách thức thực hiện công việc và xem điều này ảnh hưởng đến năng suất của các công nhân như thế nào. Triết lý của Taylor tập trung vào niềm tin rằng việc khiến mọi người làm việc chăm chỉ nhất có thể không hiệu quả bằng việc tối ưu hóa cách thức hoàn thành công việc.

Năm 1909, Taylor xuất bản cuốn The Principles of Scientific Management Trong đó, ông đề xuất rằng bằng cách tối ưu hóa và đơn giản hóa công việc, năng suất sẽ tăng lên. Ông cũng cho rằng người lao động và người quản lý cần hợp tác với nhau. Điều này rất khác với cách làm việc thường được thực hiện trong các doanh nghiệp trước đây. Một giám đốc nhà máy vào thời điểm đó rất ít quan tâm tới công nhân, thay vào đó để họ tự thực hiện công việc. Lúc này, các nhà quản trị chưa có các khái niệm về động lực làm việc, không có những tiêu chuẩn công việc hoặc động lực cho nhân viên, dẫn đến công việc thường thực hiện chậm và không có hiệu quả.

Taylor cho rằng:

  • Công nhân không biết phương pháp làm việc
  • Công nhân làm việc thiếu hăng hái, nhiệt tình
  • Quản trị là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, sau đó có thể hiểu được họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.

Taylor tin rằng tất cả người lao động đều được thúc đẩy bởi tiền, có nghĩa là nếu một công nhân làm việc không hiệu quả thì người đó không xứng đáng được trả lương cao như những công nhân có hiệu suất làm việc cao. Trong quá trình làm việc, ông đã áp dụng một vài nghiên cứu vào trong công việc để tìm ra cách thức tối ưu để thực hiện tốt công việc. Ông nhận thấy rằng bằng cách tính toán thời gian cần thiết cho các yếu tố khác nhau của 1 công việc, chúng ta có thể tìm ra và phát triển cách thức tốt nhất để hoàn thành.

Những nghiên cứu này đã khiến Taylor kết luận rằng một số người nhất định có thể làm việc hiệu quả hơn những người khác. Đây là những người mà các nhà quản lý nên tìm cách thuê nếu có thể. Do đó, lựa chọn đúng người cho công việc là một phần quan trọng của hiệu quả. Lấy những gì học được từ những thí nghiệm, Taylor đã phát triển bốn nguyên tắc quản trị theo khoa học.

4 quy tắc quản trị theo khoa học

  1. Sử dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu công việc và xác định cách thức hiệu quả nhất để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.
  2. Sắp xếp người lao động dựa trên năng lực và động lực. Song song đó đào tạo để họ có thể làm việc có hiệu quả tối đa.
  3. Theo dõi thường xuyên hiệu suất của nhân viên, giám sát và hướng dẫn họ. Đảm bảo nhân viên sử dụng các cách thức làm việc hiệu quả nhất. Ngoài ra quản lý phải gương mẫu, tác phong làm việc khẩn trương, khoa học, hiệu quả.
  4. Phân chia công việc bằng nhiệm vụ và trách nhiệm, đề cao kỷ luật, kèm theo khuyến khích, động lực xứng đáng.

Những hạn chế, phê bình dành cho thuyết quản trị theo khoa học

Lý thuyết quản trị theo khoa học của Taylor chỉ áp dụng tốt trong môi trường quản trị có tính chất ổn định. Tuy vậy khi môi trường phức tạp hơn, thường xuyên có những thay đổi xảy ra thì lý thuyết này rất khó áp dụng.

Quản trị theo khoa học tập trung quá nhiều vào chuyên môn, có thể coi là máy móc hoá con người, mà bỏ qua những khía cạnh liên quan đến tâm lý và cảm xúc của họ. Ngày nay, một số nghiên cứu chỉ ra rằng động lực và sự hài lòng trong công việc mới là chìa khoá cho một tổ chức làm việc hiệu quả và năng suất cao.

Làm việc theo nhóm cũng là hạn chế rất lớn trong thuyết quản trị theo khoa học. Có thể thấy học thuyết này tập trung vào sự chuyên môn hoá của từng cá nhân, từng nhân viên. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp thường chú trọng vào việc thiết lập một môi trường làm việc nhóm, năng động, sáng tạo nhiều hơn là chuyên môn của 1 cá nhân nào đó.