Phương pháp làm quen với toán mầm non

 Trong các hoạt động tại trường mầm non thì hoạt động làm quen với toán là một trong những hoạt động quan trọng của chương trình học mầm non đặc biệt đối với các bé lớp mẫu giáo 5-6 tuổi.  Việc hình thành các biểu tượng toán từ nhỏ giúp các bé làm quen với thế giới xung quanh, giải quyết được một số khó khăn trong cuộc sống hằng ngày đồng thời giúp trẻ diễn đạt dễ dàng hơn với ngôn ngữ nói. Học toán giúp các bé phát triển trí tuệ, tư duy, hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh, rèn luyện các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa… góp phần phát triển ngôn ngữ: cung cấp vốn từ về các biểu tượng toán cho trẻ. Từ đó cũng góp phần giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, ý thức lao động ngay từ khi còn bé ở trẻ. Vì vậy hình thành các biểu tượng toán cho trẻ từ lứa tuổi mầm non là rất cần thiết.

 Và hoạt động làm quen với toán được các cô dạy theo chương trình học hàng ngày trên lớp là không thể thiếu.

 Trong giờ học, trẻ được cô giáo hướng dẫn cụ thể, chính xác về cách đếm, số lượng, chữ số hay nhận biết các hình dạng hay nhận biết về không gian thời gian. Sau đó, trẻ còn được tham gia vào các trò chơi vui nhộn, bằng phương pháp học bằng chơi, chơi mà học như vậy trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gò bó, làm tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ, đồng thời trẻ thể hiện vốn hiểu biết giúp giáo viên lựa chọn nội dung, củng cố kiến thức phù hợp với khả năng của trẻ.

  Ngoài hình thức cho trẻ làm quen với toán qua hoạt động học có chủ đích, thì có nhiều hình thức để các bé làm quen với toán, như cô tạo cơ hội hứng thú cho trẻ qua các hoạt động mọi lúc, mọi nơi:  hoạt động ngoài trời, hoạt động học khác, hoạt động chơi, giờ ăn...để trẻ sử dụng các hiểu biết đã có giải quyết các tình huống trong thực tế để đếm, nhận biết số lượng, hình dạng từ đó nâng cao khả năng nhận thức làm quen với toán của trẻ.

  Dạy trẻ mầm non học toán thực chất là việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán học sơ đẳng, hình thành ở trẻ nền tảng kiến thức cũng như kỹ năng giải toán cơ bản nhất, giúp trẻ học tốt ở những cấp học sau này. Phương pháp dạy toán cho trẻ mầm non cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định, giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức mới đồng thời biết cách vận dụng linh hoạt trong cuộc sống.

Sau đây là một số hnhf ảnh về hoạt động cho trẻ làm quen với toán tại lớp mẫu giáo 5 tuổi C

Phương pháp làm quen với toán mầm non

Phương pháp làm quen với toán mầm non

Phương pháp làm quen với toán mầm non

Phương pháp làm quen với toán mầm non

Phương pháp làm quen với toán mầm non

Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là khâu quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ và cho trẻ bước vào học phổ thông.

Phương pháp làm quen với toán mầm non
Ảnh minh họa

Tầm quan trọng của việc làm quen biểu tượng Toán

Thế giới đang bước vào thời kì thay đổi mạnh mẽ về mọi mặt để tiếp thu một nền văn minh phát triển cao, đó là nền văn minh trí tuệ, trong đó con người đứng ở vị trí trung tâm. Trong nền văn minh ấy, trình độ khoa học phát triển cao cùng với sự bùng nổ thông tin, đòi hỏi con người phải có những phẩm chất nhân cách phù hợp, đặc biệt phải tích cực nhận thức để cải tạo thế giới, cải tạo chính mình.

Việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục trẻ thông qua quá trình hình thành các biểu tượng toán. Dạy biểu tượng toán cho trẻ không nhằm đào tạo cho trẻ thành những nhà toán học, mà nhằm phát triển ở trẻ khả năng nhanh nhạy, trí thông minh, sự phán đoán phân tích, so sánh tổng hợp. Giúp trẻ có được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm, về kích thước, hình dạng, khả năng định hướng không gian và thời gian.

 Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non, không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động làm quen với toán cho trẻ ở trường mầm non. Làm thế nào để cho trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên không  bị gò ép phù hợp với sự nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này là: “Học mà chơi, chơi mà học”.

Thực trạng hoạt động làm quen với toán

Quá trình dạy học áp dụng hình thức dạy học truyền thống, khả năng tích cực, chủ động tư duy của trẻ bị hạn chế. Trẻ thường quan sát giáo viên làm mẫu và sau đó làm theo giáo viên một cách thụ động và thiếu tự lập. Nguyên nhân của thực trạng  này là do khả năng hứng thú và tính tích cực  của trẻ chưa được phát huy và kết quả trẻ nắm kiến thức còn thấp, một phần do những nguyên nhân như giáo viên chưa tạo ra được môi trường toán học cho trẻ, chưa có nhiều đồ dùng đẹp và mới lạ, hay chưa gây được sự tập trung chú ý tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình dạy.

Một môi trường học tập tốt có hiệu quả là môt trường gây hứng thú cho trẻ, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ. Chính vì vậy giáo viên cần luôn cố gắng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn trang trí xung quanh lớp, tạo cho trẻ một tâm lý thật thoải mái, coi lớp học như ngôi nhà thân yêu của mình và trong ngôi nhà đó trẻ được tham gia dọn dẹp, trang trí, sáng tạo theo ý mình.

Cùng với đó, không chỉ tạo môi trường toán học cho trẻ ở trong lớp học mà còn cần tạo cho trẻ bất kỳ thời điểm nào có thể. Toán học không phải là thứ cứng nhắc khô khan mà toán học có thể là bất kỳ thứ gì ở xung quanh trẻ.

Việc linh hoạt tích hợp hoạt động làm quen với toán với nhiều môn học khác nhau để gây hứng thú cho trẻ. Trẻ nhỏ không học các khái niệm toán học bằng cách học vẹt hay bằng các quy tắc khô khan cứng nhắc. Trẻ được khuyến khích trong quá trình học, biết tìm kiếm các chuẩn mực. Giải quyết các vấn đề nếu giáo viên chỉ đơn thuần dạy trẻ xác định vị trí trong không gian, nhận biết hình thông thường, hay một số tiết học về số lượng nội dung lại lặp đi lặp lại như thế sẽ rất nhàm chán và đơn điệu, cứng nhắc, sự hứng thú của trẻ sẽ giảm đi, do vậy giáo viên cần có sự linh hoạt thay đổi các hình thức tiết học để trẻ học không nhàm chán.

Trong một tiết học người giáo viên có thể lồng ghép và tích hợp các môn học khác như thế để tận dụng được tối đa đồ dùng đã chuẩn bị, củng cố kiến thức cho trẻ trong quá trình cung cấp kiến thức cho trẻ, mặt khác nên linh hoạt thay đổi hình thức để trẻ khỏi nhàm chán và hứng thú học tập, không nên gò ép trẻ theo một khuôn mẫu nhất định, trẻ cần được học mà chơi, chơi mà học.

Đơn cử như tích hợp với hoạt động làm quen với văn học bằng những câu truyện, bài thơ, bài vè cũng là phương tiện hiệu quả để giúp trẻ hình thành các biểu tượng toán. Giáo viên nên đưa các câu chuyện có yếu tố toán học vào, sau đó đàm thoại cùng trẻ, hoặc sử dụng rối hoặc các hình ảnh minh họa truyện để lồng ghép dạy trẻ học toán.

Hay tích hợp với hoạt động tạo hình bởi các hoạt động tạo hình luôn mang lại cho trẻ sự thích thú. Trẻ được thỏa sức sáng tạo với đôi bàn tay và trí tưởng tượng phong phú của mình. Giáo viên có thể thiết kế một số hoạt động tạo hình qua đó giúp trẻ hình thành các biểu tượng toán.      

Cùng với đó là tích hợp với hoạt động thể chất làm quen với toán thường được xem là hoạt động phát triển nhận thức, trong đó chủ yếu  hoạt động tĩnh. Song nếu khéo léo lồng ghép các trò chơi vận động sẽ khiến hoạt động làm quen với toán trở nên sinh động và gây hứng thú cho trẻ.

Tích hợp với hoạt động âm nhạc rất quan trọng,  nó sẽ giúp mang lại cho trẻ cảm giác thoải mái, thư giãn khi học toán. Giáo viên đàm thoại hoặc có thể tạo ra các trò chơi âm nhạc thú vị vừa để trẻ phát triển tai nghe âm nhạc vừa giúp trẻ hình thành biểu tượng toán.

Song song với đó là tích hợp với hoạt động khám phá khoa học, khi giáo viên có thể lồng ghép các hoạt động khám phá khoa học với toán theo từng chủ đề. Có thể sử dụng lô tô hình ảnh trong chủ đề để dạy trẻ học toán. Trẻ vừa có những hiểu biết về thế giới xung quanh vừa hình thành biểu tượng toán một cách tự nhiên.

Từ những nghiên cứu về lí luận cũng như thực tiễn đã khẳng định được vai trò của việc gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động học mà đặc biệt là hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non. Trẻ hứng thú trong học tập mới thì mới tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng.

Chính vì vậy tạo hứng thú cho trẻ là một vấn đề quan trọng và rất cần thiết. Điều này không phải là một vấn đề đơn giản mà các nhà giáo dục cần có sự đầu tư, tìm tòi, cần dành thời gian và sự sáng tạo để tạo điều kiện tốt nhất có thể. Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động phải chính xác và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, tăng hứng thú học tập.

Lê Hòa

nhìn cơ làm hành động mẫu, lắng nghe cơ giảng giải và sau đó mới thực hiện lại hànhđộng để đo đối tượng.- Đôi khi GV hướng dẫn, gợi ý cho trẻ hành động bằng lời nói mà khơng cầnhành động mẫu.b) Câu hỏi: Đóng vai trò đặc biệt trong q trình cho trẻ MN LQVT. Có 3nhóm câu hỏi sau:+ Câu hỏi dựa trên sự tri giác và trí nhớ tái tạo của trẻ: nhằm ghi nhận nhữngđặc điểm bên ngồi của đối tượng. Ví dụ: Trên bàn cơ có mấy bơng hoa?+ Câu hỏi tái tạo có nhận thức: nhằm giúp trẻ nắm và củng cố những kiến thứcmột cách sâu sắc hơn. Ví dụ: Số hoa trên bàn của cô sẽ là mấy bông nếu cô thêm mộtbơng nữa?+ Câu hỏi sáng tạo có nhận thức: nhằm giúp trẻ sử dụng những kiến thức đãnắm được để giải quyết các tình huống hay các nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ: làm thếnào để số lượng hai nhóm bông hoa trên bàn của cô trở nên bằng nhau?- Khi dạy trẻ mẫu giáo bé, giáo viên thường dùng các câu hỏi dựa trên sự trigiác và trí nhớ tái tạo và các câu hỏi tái tạo có nhận thức. Với trẻ lớn giáo viên tăngcường sử dụng các câu hỏi sáng tạo có nhận thức nhằm phát triển khả năng vận dụngkiến thức, kĩ năng đã học của trẻ để độc lập nắm bắt các thông tin mới.- Khi sử dụng câu hỏi giáo viên cần chú ý đặt câu hỏi ngắn gọn, cụ thể, đủ ý,vừa sức với trẻ.- Với trẻ nhỡ và lớn cần đặt nhiều dạng câu hỏi cho một vấn đề, ví dụ: chiều dàicủa hai băng giấy xanh và đỏ như thế nào so với nhau? Băng giấy xanh dài hơn hayngắn hơn băng giấy đỏ?- Các câu hỏi phải có tính hệ thống, kích thích trẻ suy nghĩ, khơng dùng câu hỏimà đáp án trả lời có hoặc khơng, khơng nên sử dụng các câu hỏi ép mớm. Hơn nữagiáo viên nên tập cho trẻ biết đặt câu hỏi, đặt vấn đề.c) Đàm thoại: sử dụng hệ thống các câu hỏi của giáo viên và câu trả lời của trẻ,ví dụ: Giáo viên đàm thoại với trẻ về dấu hiệu thiên nhiên, dấu hiệu cuộc sống conngười đặc trưng cho các buổi trong ngày. Trong quá trình đàm thoại giáo viên cần chúý cho trẻ sử dụng đúng thuật ngữ toán học, giáo viên có thể kết hợp giảng giải lại chotrẻ trong lúc đàm thoại.d) Sử dụng yếu tố văn học: Sử dụng truyện, thơ, đồng dao, bài hát, trong đóchứa đựng các yếu tố toán học và chúng gắn liền với sự kiện, nhân vật, hiện tượng.Khi trẻ nghe hay thuộc câu chuyện, bài hát, giáo viên hướng trẻ đến các yếu tố tốnhọc có trong đó, như: Trong câu chuyện có mấy con vật? Có mấy quả...góp phần củngcố kiến thức cho trẻ.9.3. Các phương pháp dạy học thực hànha) Luyện tập: Chính là việc vận dụng các kiến thức vào các hành động, nhằmmục đích:- Giúp trẻ củng cố kiến thức làm chúng trở nên vững chắc và có ý thức hơn.- Giúp hình thành ở trẻ các kĩ năng trí tuệ, kĩ năng thực hành và nhờ đó chúngtrở thành kĩ xảo.14 - Qua kết quả thực hiện bài tập được thể hiện qua lời nói, hành động và sảnphẩm... của trẻ, giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá mức độ nắm kiến thức, kĩ năng củatừng trẻ.- Giáo viên tổ chức cho tất cả trẻ được tham gia luyện tập bằng việc thực hiệncác bài tập: bài tập tái tạo và bài tập sáng tạo.- Bài tập tái tạo và là dạng bài tập chỉ dựa vào hành động mẫu hay vật mẫu làtrẻ dễ dàng thực hiện được. Ví dụ: Sau khi đã dạy trẻ kĩ năng đếm số lượng các nhómvật, giáo viên giao nhiệm vụ cho trẻ đếm số lượng các nhóm đối tượng khác nhau.- Để giải bài tập sáng tạo đòi hỏi trẻ phải nắm chắc những kiến thức, kĩ năng vàphải biết vận dụng chúng vào những hoàn cảnh, điều kiện mới. Ví dụ: Khi trẻ đã nắmđược kĩ năng đếm số lượng các nhóm đối tượng xếp theo hàng, giáo viên giao cho trẻnhiệm vụ đếm số lượng các nhóm đối tượng xếp theo các cách khác nhau. Hình vngvà hình chữ nhật có điểm gì giống và khác nhau?- Với trẻ mẫu giáo bé thường giao bài tập nhằm củng cố về một nội dung nhấtđịnh, như: số lượng, kích thước, hình dạng...Ví dụ: nhặt hình vng giơ lên, chỉ quảbóng to, chỉ quả bóng nhỏ...- Trẻ càng lớn, nội dung bài tập càng phức tạp và mang tính tổng hợp. Việc giảiquyết các bài tập này góp phần củng cố cho trẻ các kiến thức kĩ năng của nhiều lĩnhvực khác nhau. Ví dụ: tay phải cầm hình vng, tay trái cầm hình tròn. Trẻ bé hướngvào luyện kĩ năng, đòi hỏi trẻ phải thực hiện các nhiệm vụ: cầm, nắm, nhặt, sờ...trẻ lớnhướng vào luyện kĩ năng tư duy cho trẻ như: so sánh, khái quát hóa...trẻ lớn sử dụngrộng rãi các bài tập dùng lời nói.- Ngồi ra các bài tập vui chơi cũng thường xuyên được sử dụng tạo cho trẻnhững cảm xúc tích cực, giảm căng thẳng trong giờ học. Ví dụ: các chú vịt vỗ cánh 2lần, dậm chân phải 3 lần...b) Trò chơi- Các trò chơi vận động, trò chơi đóng vai, trò chơi học tập... đều được sử dụngvới mục đích củng cố, ứng dụng những kiến thức, kĩ năng tốn học của trẻ.- Trò chơi được sử dụng với chức năng là phương pháp dạy học khi toàn bộ tiếthọc được lồng vào một trò chơi mà trẻ là người tham gia chính. Ví dụ: Cả hoạt độnghọc có chủ đích dạy trẻ so sánh số lượng các nhóm đối tượng được diễn ra trong tròchơi ”Sinh nhật búp bê LiLi”, khi tham gia trò chơi, trẻ phải so sánh số lượng cácnhóm khác nhau đến dự sinh nhật của búp bê, so sánh số lượng quả, bánh, kẹo vớinhau...- Trò chơi được sử dụng như một biện pháp dạy học khi chỉ một hoạt động họccụ thể được lồng vào nội dung chơi. Ví dụ: Trò chơi ”Tìm nhà”, ”Thuyền về bến”được sử dụng ở hoạt động học nhằm củng cố và ứng dụng kiến thức, kĩ năng cho trẻ.- Phương pháp dùng trò chơi trong dạy trẻ LQVT là một loại hình của phươngpháp hoạt động thực hành.- Đặc điểm của phương pháp này là đưa các trò chơi hoặc những yếu tố tròchơi, thủ thuật chơi làm hình thức để tổ chức dạy trẻ LQVT.- Trong mỗi tiến trình hoạt động LQVT đều được thiết kế dưới hình thức mộthoạt động có mang yếu tố vui chơi.15 - Các thủ thuật chơi được đưa ra nhằm làm xuất hiện các “tình huống có vấnđề” để kích thích, lơi cuốn trẻ vào hoạt động (tìm tòi cách giải quyết nhiệm vụ họctập).- Sử dụng rộng rãi và đa dạng các trò chơi học tập, nhằm củng cố luyện tập, làmchính xác hố, hệ thống các kiến thức kĩ năng đã học.c) Tình huống có vấn đềLà một hồn cảnh có mâu thuẫn và trẻ phải suy nghĩ tích cực để giải quyết mâuthuẫn đó.d) Sử dụng các vật giúp định hướngCác vật phát ra âm thanh hay các vật đặt sẵn ở một vị trí nhất định để giúp trẻđịnh hướng khi di chuyển. Ví dụ: Sử dung vỗ tay.10. Đổi mới phương pháp cho trẻ làm quen với toán theo quan điểm giáodục lấy trẻ làm trung tâm- Q trình cho trẻ LQVT cần góp phần đặt cơ sở hình thành những phẩm chấtvà năng lực của trẻ.- Nhằm phát triển các năng lực của từng trẻ theo đúng mức độ, tốc độ phát triển.- Nhằm tích cực hóa hoạt động nhận biết của trẻ bảo đảm để trẻ được quan sát,xem xét khám phá bằng nhiều giác quan.- Trong quá trình cho trẻ LQVT, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn các hoạtđộng của trẻ:- Vai trò của GV: Tổ chức mơi trường học tập cho trẻ, tạo cơ hội, tình huống,thách thức mới, hướng dẫn trẻ huy động vốn hiểu biết tham gia vào các trò chơi, khámphá để chiếm lĩnh tri thức. Giáo viên linh hoạt tổ chức các hình thức dạy học với từngtrẻ, từng nhóm trẻ, linh hoạt giải quyết các tình huống- Vai trò của trẻ: Tích cực tham gia vào các hoạt động, trải nghiệm các tìnhhuống của cuộc sống. Thực hiện chủ động dưới sự hướng dẫn, tổ chức của GV.- Đổi mới phương pháp cho trẻ LQVT khơng có nghĩa là loại bỏ các phươngpháp dạy học truyền thống, mà phải vận dụng linh hoạt các phương pháp đó tạo điềukiện cho từng trẻ tham gia giải quyết tình huống có vấn đề, trẻ được nói nhiều, thựchành nhiều phù hợp với quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm11. Các hình thức tổ chức dạy trẻ làm quen với toán- Cho trẻ làm quen với tốn trong hoạt động có chủ đích- Cho trẻ làm quen với tốn ngồi hoạt động có chủ đích11.1. Cấu trúc một tiết cho trẻ làm quen với toán trong hoạt động có chủ đíchGIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨCHOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁNChủ đề lớn:Chủ đề nhỏ:Đề tài: Dạy biểu tượng gìLứa tuổi: Trẻ mấy tuổiLoại tiết: Tiết thứ mấy16 Ngày soạn: Ngày dạyNgười dạy:I. Mục đích yêu cầu: (trả lời các câu hỏi).1, Mục đích: Dạy trẻ cái gì?2, Yêu cầu:- Kiến thức: Trẻ cần biết cái gì?- Kỹ năng: Trẻ phải làm được cái gì?- Nội dung kết hợp: Kết hợp củng cố kiến thức của chủ điểm gì? Mơn học nào?II. Chuẩn bị:- Đồ dùng giảng dạy của cô.- Đồ dùng học tập của trẻ.- Đồ dùng cho trẻ thực hành ( mỗi loại đồ dùng này phải ghi rõ tên gọi, sốlượng, kích thước, mầu sắc).III. Cách tiến hành:Hoạt động của côHoạt động của trẻ1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài2. Hoạt động 2: Phát triển bài3. Hoạt động 3: Kết thúcGhi đầy đủ:- Hệ thống các thao tác, lời hướng dẫn,- Ghi đầy đủ mọi hoạt động của trẻ, cáchành động mẫu của cô.câu trả lời.- Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và - Dự kiến các tình huống có thể xảy ra.cách xử lý tình huống.Chú ý: Trong phần hướng dẫn trẻ học nếu có các tranh ảnh hoặc phải mơ tảcách sắp xếp đặt đồ dùng thì cơ phải vẽ mơ phỏng tranh ảnh hoặc vẽ theo mơ hìnhcách xếp đặt.GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨCHOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁNChủ đề lớn: Nước và một số hiện tượng tự nhiênChủ đề nhỏ: NướcĐề tài: Đếm đến 7, nhận biết nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7Lứa tuổi: mẫu giáo lớnNgày soạn:Ngày dạy:Thời gian dạy: 30 phútI. Mục đích yêu cầu:1, Mục đích: Dạy trẻ đếm đến 7, nhận biết nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 72, Yêu cầu:- Kiến thức: Trẻ đếm đến 7, tạo nhóm và nhận biết số lượng trong phạm vi 7,nhận biết số 7.- Kỹ năng: Trẻ đếm được và tạo nhóm được- Thái độ: trẻ có ý thức và chú ý học, chia sẻ, hợp tác và yêu thích môn học.- Nội dung kết hợp:II. Chuẩn bị:- Mỗi trẻ 7 chậu, 7 cây xanh, thẻ số từ 1 – 7- Đồ dùng của cơ tương tự trẻ nhưng có KT lớn hơn.- Các nhóm cây, hoa có số lượng 5,6,7 xung quanh lớp17