Sách Y học cho người mới bắt đầu

Một số bạn bắt đầu đọc tài liệu y khoa từ những năm rất sớm nên sau một thời gian đã làm quen được cách đọc dịch bài. Tuy nhiên, một số các bạn khác gặp khó khăn và không biết nên phải bắt đầu từ đâu. Đây là 7 lời khuyên cho người bắt đầu đọc tài liệu y khoa.1. Đừng tưởng bạn không làm được, bạn hoàn toàn có thể TỰ làm được.

2. Đừng so sánh tốc độ đọc của bạn và của người khác, họ đã mất hàng năm để đi qua trình độ mới bắt đầu như bạn, không ai mới bắt đầu mà làm được tất cả. Nên so sánh tốc độ cải thiện, họ mất hàng năm, còn bạn có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn?!?

3. Đừng nên giấu diếm chuyện bạn tập đọc dịch tài liệu y khoa, ngược lại nên tranh thủ lúc bạn đi lâm sàng, gặp khó khăn có thể nhờ bạn bè hoặc các bậc đàn anh giúp đỡ.

4. Đừng nên lựa chọn cuốn textbook chuyên khoa nào để đọc chuyên vào nó, thay vì làm vậy nên chọn một vài bệnh mà bạn rành nhất-thích học nhất và tìm đọc các bài viết phổ thông về nó đọc trước, khi thấy dễ dàng sẽ tạo hứng thú và động lực cho bạn đọc tiếp hơn. Sách chuyên khoa tốt cho bạn nào đã có gốc và có ích cho chuyên khoa hơn.

5. Đừng nên đổ đốn toàn bộ thời gian vào mỗi việc đọc sách chuyên ngành ngoại văn, thay vào đó mỗi khoa lâm sàng đi qua bạn chỉ cần chọn 1-2 bệnh điển hình và đọc, đọc không để nhằm mục đích bổ kiến thức dành cho người mới bắt đầu. Đọc chẳng qua chỉ là hành động ôn các từ thường gặp trong chuyên khoa đó, sau này gặp lại sẽ dễ dàng đọc tiếp hơn.

6. Đừng tưởng mấy bạn đọc sách ngoại văn là để kiếm điểm, họ cũng phải đọc sách của trường để thi cử này nọ. Họ còn có thể nhận điểm thấp hơn những bạn suốt ngày chỉ biết cày sách ấn bản trong nước. Họ chỉ mong có cơ hội tốt hơn để tiếp cận nền y khoa hiện đại về sau này.

7. Lời khuyên cuối: Step by step thôi các bạn nhé!

Sách Y học cho người mới bắt đầu

Ths. Bs Nguyễn Thái Duy.

Anh Văn Y Khoa DR.DUY  anhvanyds

Video liên quan