Sán la gan kí sinh ở đâu gây tác hại gì

Bệnh sán lá gan lớn là gì?

Bệnh sán lá gan lớn (fascioliasis) do loài sán lá Fasciola hepatica hoặc Fasciola gigantica gây nên. Nó có hình lá dẹt chiều dài từ 20-30mm, rộng từ 8-13mmm. Loài sán này chủ yếu ký sinh ở động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê…và có thể ký sinh gây bệnh ở người.

Sán la gan kí sinh ở đâu gây tác hại gì

Hình ảnh Sán lá gan lớn trưởng thành.

Ở Việt Nam, Viện Sốt Rét – Kí sinh trùng – Côn trùng Trung ương cho biết, đến nay bệnh sán lá gan lớn đã xuất hiện ở 47 tỉnh, thành phố; tỷ lệ nhiễm cao nhất ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên (Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Gia Lai và TP. Đà Nẵng).

Đối với khu vực Hà Nội và một số vùng xung quanh Hà Nội, mỗi năm tiếp nhận khoảng 300 – 400 trường hợp tại các viện điều trị chuyên ngành. Tỉnh Bắc Ninh là một trong các địa phương có bệnh lưu hành, hiện nay đang có bệnh nhân điều trị.

1. Chu kỳ phát triển:

Sán la gan kí sinh ở đâu gây tác hại gì

Sán lá gan lớn ký sinh trong hệ thống gan mật, chúng đẻ trứng theo dịch mật xuống ruột và theo phân ra ngoài môi trường. Ở ngoài môi trường, trứng sán rơi xuống nước, nở ấu trùng lông chui vào ốc thích hợp (ốc Lymnae) phát triển từ 20- 30 ngày thành ấu trùng đuôi . Sau một thời gian ấu trùng đuôi bơi tự do trong nước và bám vào rau cỏ thuỷ sinh như: Rau cần, rau muống, cải soong, rau ngổ …

Người và động vật ăn phải thực vật thuỷ sinh (còn sống) hoặc uống nước lã có ấu trùng sán lá gan lớn sẽ bị nhiễm sán lá gan lớn. Tuổi thọ của sán lá gan lớn ở người từ 9-13.5 năm.

Như vậy, nguồn bệnh từ động vật ăn cỏ và người bệnh gây ô nhiễm rau, cỏ và nguồn nước bởi các ấu trùng sán lá gan lớn và tạo nên chu kỳ khép kín.

2. Triệu chứng:

Giai đoạn xâm nhiễm: Là thời kỳ mà ấu trùng từ ruột vào gan và trưởng thành trong đó. Bệnh xuất hiện sau 2 tuần sau khi ăn thực vật thủy sinh với các triệu chứng: đau bụng hoặc đầy vùng thượng vị, đi ngoài phân lỏng, trướng bụng. Bệnh nhân có thể có sốt, người gầy sút cân, gan to đau, nếu nặng có thể có tràn dịch màng phổi, lách có thể sưng. Các triệu chứng này có thể nặng, nhẹ tùy theo mức độ nhiễm sán hoặc cơ địa bệnh nhân. Giai đoạn này xét nghiệm chưa thấy trứng sán trong phân.

Thời kỳ mạn tính: xuất hiện từ tháng thứ ba, sán lá trưởng thành xâm nhập vào gan mật và xuất hiện trứng sán trong phân. Bệnh nhân tiếp tục mệt mỏi chán ăn, nhức đầu, thỉnh thoảng nổi mề đay, đi ngoài phân lỏng.

Xét nghiệm thấy thiếu máu, bạch cầu ái toan tăng.

Trong thời kỳ này có thể xuất hiện các biến chứng nặng như những cơn đau bụng gan như đau do sỏi, có thể có tắc mật gây sốt, vàng da, đặc biệt sán có thể gây những ổ hoại tử lớn ở gan. Sán có thể di chuyển ra ngoài gan (chui ra khớp gối, dưới da ngực, áp xe đại tràng…).

3. Chẩn đoán:

– Dựa vào các triệu chứng trên lâm sàng.

– Yếu tố dịch tễ như vùng đó có động vật ăn cỏ bị bệnh, bệnh nhân hay ăn thực vật thủy sinh không nấu chín…

– Xét nghiệm phân tìm trứng sán lá gan

4. Thuốc đặc trị sán lá gan:

Hiện nay đã có thuốc điều trị đặc hiệu như: Triclabendasole (biệt dược là Egaten do Hãng Novartis, Thuỵ Sỹ sản xuất) có tác dụng tốt trong điều trị cho người bệnh nhiễm sán lá gan lớn. Liều 10 mg/kg chia 2 lần cách nhau 6 – 8 giờ (uống sau khi ăn no). Có một số bệnh nhân dùng liều 20mg/kg, khỏi bệnh đạt 100%. Tác dụng phụ của Egaten không đáng kể và thuốc an toàn với người bệnh. Thuốc hiện chỉ có và sử dụng ở các cơ sở y tế chuyên khoa.

5. Phòng bệnh:

– Nguyên tắc phòng chống sán lá gan lớn là cắt đứt các mắt xích trong vòng đời của sán.

– Các  loại rau như:  rau cần, rau muống, rau cải soong, rau ngổ thường chứa các loại động vật thủy sinh, trong đó có Sán lá gan. Nếu như các loại rau này không được nấu chín, khi ăn rất dễ bị nhiễm sán lá gan. Do vậy, biện pháp hữu hiệu nhất là phối hợp giáo dục truyền thông “không ăn sống rau thuỷ sinh” kết hợp với phát hiện bệnh nhân điều trị đặc hiệu.

– Quản lý phân người và phân trâu bò tốt.

– Diệt mầm bệnh trên súc vật bằng cách tẩy sán lá gan lớn định kỳ cho trâu, bò.

BS Ngô Văn Sản

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh

nhóm động nào thuộc ngành giun dẹp sống kí sinh gây hại cho người và động vật

a) Sán lá máu, sán bã trầu, sán dây, sán lá gan.

b) Sán lá gan, giun đũa, giun kim, sán lá máu.

c) Giun móc câu, sán dây, sán lá gan, giun kim,.

d) Sán bã trầu, giun chỉ, giun đũa, giun móc câu.

Có lẽ chúng ta đã không lạ gì với bệnh sán lá gan. Bởi theo như những số liệu của Bộ y tế công bố thì loại bệnh này rất phổ biến ở Việt Nam. Vậy bệnh sán lá gan là gì? Sán lá gan kí sinh ở đâu?... Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết này để đưa ra đáp án cho câu hỏi trên các bạn nhé.

Bệnh sán lá gan là bệnh gì?

Trước khi cùng nhau trả lời câu hỏi sán lá gan kí sinh ở đâu thì chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua về căn bệnh này một chút các bạn nhé. Theo các nhà khoa học phân tích và đưa ra kết quả thì sán lá gan là một loại bệnh do 1 loại ký sinh trùng gây lên. Loại ký sinh này có hình dáng khá giống một chiếc lá, có thân dẹt và mỏng.

Sán la gan kí sinh ở đâu gây tác hại gì

Bệnh sán lá gan là bệnh gì?

Một điểm đặc biệt nữa đó là loại này có cả bộ phận sinh dục cái và đực trên 1 cá thế. Chúng được xếp vào nhóm các sinh vật lưỡng tính. Thường thì sán lá gan sống ký sinh trong ống mật và lá gan của người và động vật bị nhiễm bệnh. Cụ thể thì sán lá gan được chia làm 2 loại đó là:

  • Loại thứ nhất là sán lá gan nhỏ: Loại sán này bao gồm 3 loài có tên khoa học là: Opisthorchis viverrini, Clonorchis sinensis, Opisthorchis felineus.
  • Loại thứ hai là sán lá gan lớn bao gồm có 2 loại với tên khoa học là: Fasciola hepatica, Fasciola gigantica.

Sán lá gan kí sinh ở đâu? Vòng đời của chúng như thế nào?

Dù là bệnh sán lá gan nhỏ hay bệnh sán lá gan lớn thì chung quy vòng đời của chúng rất phức tạp. Cả 2 loại này đều sống ký sinh ở gan, ở mật của người và các động vật ăn cỏ như: Dê, cừu, trâu, bò… Chu trình vòng đời của chúng cụ thể như sau:

  • Khi sán lá gan ở giai đoạn trưởng thành, chúng sẽ bắt đầu đẻ trứng. Trứng của sán lá gan sẽ đi theo đường mật xuống ruột và đi ra môi trường bên ngoài qua phân và nước tiểu.

Sán la gan kí sinh ở đâu gây tác hại gì

Sán lá gan kí sinh ở đâu?

  • Khi trứng ra ngoài, gặp môi trường nước chúng sẽ nở thành các ấu trùng lông. Thường thì giai đoạn này sẽ mất từ 9-21 ngày mới hoàn thiện.
  • Sau khi đã hình thành ấu trùng lông, chúng sẽ di chuyển tới các loại ốc giống Limnea. Loại ốc này sẽ là môi trường trung gian để ấu trùng lông cư trú.
  • Sau thời gian khoảng 6-7 tuần, chúng sẽ rời khỏi ốc và bơi tự do trong nước hoặc cũng có thể bám vào các loại thực vật sống thủy sinh hoặc trên các loại cá nước ngọt. Đồng thời chúng sẽ phát triển thành nang ấu trùng.
  • Khi con người và những động vật ăn cỏ, ăn phải những động vật thủy sinh, ăn cá chưa chín hoặc cũng có thể uống nước có sán lá gan sẽ bị nhiễm bệnh.
  • Nang ấu trùng xâm nhập thông qua đường miệng và thoát kén sau 1 giờ vào cơ thể. Sau đó chúng sẽ xuyên qua thành ruột trong khoảng 2 tiếng rồi nằm gọn trong ổ bụng.
  • Nhiệm vụ tiếp theo của chúng là xuyên qua màng Glisson để đi vào gan và di hành đến đường mật để ký sinh ở đó. Theo như nghiên cứu khoa học thì tính từ thời gian tính từ khi thoát kén đến khi đến đường mật rơi vào khoảng 6 ngày.

Như vậy, đến đây độc giả đã có thể trả lời được câu hỏi: Sán lá gan kí sinh ở đâu rồi đúng không nào? Tuy với các nghiên cứu khoa học thì vòng đời của sán lá gan ký sinh ở người và ký sinh ở động vật có sự khác nhau rất lớn.

Thường thì ở người sán lá gan sẽ phát triển qua 3 đến 4 tháng. Còn ở động vật ăn cỏ thì chúng chỉ trải qua thời gian là 6 đến 13 tuần. Tuy nhiên, thời gian dài hay ngắn còn phụ thuộc vào số lượng sán lá gan trong cá thể. Thường thì với số lượng nhiều thì thời gian sẽ dài hơn. Ước tính tuổi thọ của sán lá gan trong cơ thể người giao động từ 9-13,5 năm.

Triệu chứng của những người bị bệnh sán lá gan

Khi đã trả lời được câu hỏi: Sán lá gan kí sinh ở đâu thì điêu đương nhiên ai cũng muốn biết đó là triệu chứng của căn bệnh này. Thường thì khi mới xâm nhập vào cơ thể, bệnh nhân sẽ rất khó phát hiện. Bởi đây chính là giai đoạn ủ bệnh của chúng. Khi chúng ở giai đoạn trưởng thành thì lúc này chúng ta mới có các triệu chứng rõ rệt. Cụ thể là:

Sán la gan kí sinh ở đâu gây tác hại gì

Triệu chứng của những người bị bệnh sán lá gan

  • Màu da của người bệnh sẽ thay đổi, thường thì da sẽ chuyển sang màu vàng, màu xanh và trông khá nhợt nhạt.
  • Một triệu chứng cũng thường gặp ở những bệnh nhân bị sán lá gan đó là bị buồn nôn, đau bụng, khó chịu, bị ói mửa và kèm theo cả tiêu chảy…
  • Với những tình trạng trên thì đương nhiên người bệnh sẽ không tránh khỏi dấu hiệu bị sụt cân, mất cảm giác trong ăn uống.
  • Do người bệnh gặp vấn đề về gan nên chức năng đào thải chất độc sẽ bị hạn chế. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ bị mẩn ngứa, nổi ban và sốt…

Hy vọng, với những thông tin trên các bạn không những tìm cho mình được một đáp án chính xác cho câu hỏi: Sán lá gan kí sinh ở đâu? Mà hơn thế nữa là biết cách để chính bản thân mình tránh xa được căn bệnh này.