Sảy thai xong bao lâu có thai lại

Sảy thai xong bao lâu có thai lại

Sảy thai là một việc hết sức đau lòng và không hề mong muốn của rất nhiều cặp vợ chồng. Việc mong chờ có thai sau sảy thai là mong muốn của rất nhiều cặp vợ chồng để giúp giảm bớt những đau buồn và lo lắng do sảy thai gây ra. Vậy sảy thai sau bao lâu thì có thai lại được?

1. Sảy thai là gì?

Sẩy thai là hiện tượng thai bị tống ra khỏi buồng tử cung trước tuần thứ 22 của thai kỳ. Sảy thai sớm là trường hợp sảy thai trước 12 tuần và sẩy thai muộn là từ 12-20 tuần.Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu, 85% phụ nữ đã từng sảy thai một lần sẽ có một thai kỳ an toàn trong những lần tiếp, 75% phụ nữ đã từng Sảy thai 2, 3 lần sẽ Mang thai thành công ở những lần tiếp theo.

2. Sảy thai bao lâu thì có thai lại được?

Sau khi sảy thai, cơ thể cần thời gian từ 2-3 tuần để cho tử cung ra hết dịch và máu đọng còn sót lại cũng như để cổ tử cung đóng lại sau sảy. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại sau 4-8 tuần tính từ ngày sảy thai.

2.1 Trường hợp sảy một lần

  • Theo như tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo rằng, vợ chồng bạn nên chờ ít nhất 6 tháng mới nên Mang thai trở lại. Quãng thời gian này sẽ giúp cơ thể chị em có thời gian hồi phục lại, lớp niêm mạc tử cung được khỏe lại và sẵn sàng cho một thời kỳ thai nghén mới.
  • Tuy nhiên, theo công bố trên tạp chí Obstetrics and Gynecology cho thấy, rút ngắn thời gian chờ đợi để có thai lại sau lần sảy thai trước sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và thai nhi. Theo đó, những cặp vợ chồng thử có thai lại trong vòng 3 tháng sau sảy thai cơ hội thụ thai tăng 71%..

Như vậy, mẹ cũng không cần tuân theo mốc thời gian này một cách cứng nhắc. Không có tài liệu chính xác nào về việc mẹ nên đợi bao lâu, tuy nhiên cần ít nhất từ 3 đến 6 tháng là thời gian hợp lý để mẹ có em bé khác sau sảy thai.

2.2 Trường hợp sẩy thai hai lần trở lên

Nếu bạn đã từng sảy thai hai lần trở lên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và đưa ra lựa chọn thích hợp nhất.

Mang thai trứng: Mang thai trứng là tình trạng một phần hay toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành những túi dịch to nhỏ, dính vào nhau thành chùm giống như chùm nho chiếm toàn bộ diện tích tử cung lấn át sự phát triển của bào thai. Nếu xác định chính xác là thai trứng thì cần xử trí càng sớm càng tốt. Trường hợp trứng chưa sảy thì nạo hoặc hút. Đối với những phụ nữ trên 40 tuổi hoặc không muốn có con nữa thì có thể chỉ định cắt bỏ tử cung nhằm dự phòng biến chứng ác tính. Sau khi hút thai trứng, người bệnh được theo dõi sự co hồi của tử cung, nang hoàng tuyến và nhân di căn.

Sảy thai xong bao lâu có thai lại

Nếu xác định chính xác là thai trứng để tránh nguy cơ sảy thai cần xử trí càng sớm càng tốt

Theo dõi sau nạo trứng: Lâm sàng: Toàn trạng, tình trạng nghén, máu ra âm đạo, co hồi của tử cung, nang hoàng tuyến và nhân di căn.Cận lâm sàng:

  • Định lượng Beta- HCG mỗi tuần cho đến khi âm tính 3 lần liên tiếp sau đó định lượng định lượng mỗi tháng một lần cho đến hết 12 tháng. Từ năm thứ 2: 2 tháng một lần trong 6 tháng đầu và 3 tháng 1 lần trong 6 tháng tiếp theo.
  • Siêu âm: Tìm nhân di căn và theo dõi nang hoàng tuyến.

Sau nạo trứng cần theo dõi Beta- HCG mỗi tuần, đến khi âm tính 3 lần là được. Thời gian HCG trở về âm tính thường sau 60-70 ngày. Sau xuất viện, người bệnh phải được theo dõi liên tục 2 tuần 1 lần trong 3 tháng đầu, 4 tuần 1 lần trong 6 tháng kế tiếp và 8 tuần 1 lần trong 8 tháng tiếp theo.Trong thời gian theo dõi, người bệnh không được có thai, vì có thể bị thai trứng trong những những lần có thai tiếp theo. Nhất thiết phải kiểm tra nồng độ HCG trong nước tiểu khi muốn có thai trở lại. Và tốt nhất cần thực hiện tránh thai trong vòng ít nhất 12-18 tháng để có đủ thời gian theo dõi và tiên lượng nguy cơ chuyển thành ác tính.

3. Nguy cơ cho mẹ khi vỡ kế hoạch có thai sớm hơn so với khuyến cáo của bác sĩ

Thông thường, các cặp vợ chồng đều muốn có con lại ngay sau khi sảy thai. Tuy nhiên, cơ thể mẹ cần một thời gian để hồi phục lại sức khỏe. Việc có thai ngay sau sảy thai có thể khiến cho mẹ gặp phải một số rủi ro như:

  • Không đảm bảo được tình trạng sức khỏe chưa kịp hồi phục dẫn đến tình trạng thai nhi bị thiếu máu, cơ thể mẹ bầu dễ bị suy nhược và sự phát triển của thai Nhi không đảm bảo được an toàn.
  • Tâm lý của mẹ có thể chưa sẵn sàng ngay cho lần mang thai tiếp theo.
  • Nếu trước khi kỳ kinh quay trở lại, mẹ đã có thai thì mẹ sẽ không xác định được các mốc trong chu kỳ của mình, bao gồm cả thời gian rụng trứng. Như vậy, mẹ sẽ không định hình được thời điểm thụ thai hay phát hiện những dấu hiệu có thai sớm.

4. Trường hợp nếu vỡ kế hoạch có thai sớm hơn so với khuyến cáo của bác sĩ thì mẹ bầu cần làm gì?

Trường hợp mẹ bầu có sức đề kháng tốt và tâm lý hoàn toàn ổn định, mẹ vẫn có thể có thai trở lại nhưng điều này là không hề khuyến khích. Tuy nhiên, trong trường hợp có thai ngoài ý muốn khi vừa sảy thai, để an toàn mẹ bầu nên chăm chút cho bản thân nhiều hơn bằng cách bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, củng cố tinh thần và thăm khám đều đặn theo lịch của bác sĩ.

5. Những lưu ý khi có thai sau sảy thai

Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đều đặn và lành mạnh.

  • Tránh hút thuốc và uống rượu.
  • Kiểm tra cân nặng: chỉ số BMI từ 22 đến 24 là điều kiện lý tưởng để thụ thai.
  • Tránh hấp thụ nhiều cafein: 2 cốc cafe mỗi ngày có nguy cơ làm tăng khả năng sảy thai.
  • Bổ sung đầy đủ axit folic.
  • Có thể bổ sung thêm các loại cá như: cá hồi, cá ngừ, cá thu... vào thực đơn hàng ngày vì trong cá có chứa nhiều omega - 3 giúp cải thiện lưu lượng máu và ngăn ngừa đông máu bất thường.
  • Cung cấp đủ vitamin D, sắt, kẽm và canxi cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hoặc bổ sung trực tiếp qua viên uống theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ngoài ra, mẹ nên tránh một số việc như: Kiêng lạnh, không làm việc nặng, kiêng quan hệ trong 3 tháng đầu vì có nguy cơ làm tăng khả năng sảy thai.
  • Quan trọng hơn hết là mẹ bầu nên giữ một tinh thần thoải mái nhất, nhanh chóng loại bỏ nỗi đau cũ để thai kỳ được an toàn nhất có thể.

Hy vọng thông tin trên đây đã trả lời cho bạn câu hỏi “ sảy thai sau bao lâu thì có thai lại được ”. Việc không may mắn bị sảy thai không có nghĩa là từ bây giờ trở đi bạn có nguy cơ sảy thai cao. Điều mẹ cần làm sau khi sảy thai là đảm bảo sức khỏe, giữ cho mình tâm lý thoải mái nhất sẽ thuận lợi cho sự phát triển của thai nhi ở lần mang thai tiếp theo và đặc biệt sẽ hạn chế khả năng sảy thai.

Để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.

Người vợ nên:

  • Tiêm chủng trước khi mang thai (đặc biệt là ngừa rubella vì Rubella trong thai kỳ cực kỳ nguy hiểm)
  • Xét nghiệm gen để sàng lọc các bệnh lý di truyền trước khi mang thai
  • Kiểm tra Tình trạng viêm nhiễm Phụ khoa tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi
  • Đặc biệt là phụ nữ trên 35 tuổi nếu muốn mang thai (nhất là chưa mang thai lần nào) sẽ phải kiểm tra sức khỏe rất chi tiết do mang thai ở tuổi này thường gặp các vấn đề: Suy buồng trứng, sinh non, nguy cơ dị tật thai nhi, rau tiền đạo, tiền Sản giật cao hơn.

Người chồng nên:

  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản, phát hiện các bệnh lý teo tinh hoàn, yếu sinh lý, tinh trùng yếu...
  • Các bệnh lây qua đường Tình dục nhất là những bệnh không thể chữa khỏi vô cùng nguy hiểm

Sảy thai là một việc buồn không mong muốn của các mẹ bầu. Tuy nhiên, các chị em cũng nên tìm hiểu cơ thể sau khi sảy thai để có kế hoạch hồi phục tốt nhất.

Sảy thai bao lâu thì có kinh lại và khi nào thì mang thai lại được là câu hỏi mà rất nhiều chị em quan tâm. MarryBaby sẽ giúp các chị em chia sẻ về các vấn đề sau khi sảy thai. Hy vọng, bài viết sẽ giúp các chị em có thêm động lực để hồi phục về tinh thần lẫn sức khỏe.

Việc sảy thai bao lâu thì có kinh lại sẽ khác nhau ở mỗi người phụ nữ. Điều này phụ thuộc vào sức khỏe cũng như khả năng hồi phục của họ. Thông thường khoảng thời gian phụ nữ có kinh lại sau sảy thai là từ 4 – 6 tuần và có thể chênh lệch nhau:

  • Nồng độ hCG: Đây là chỉ mang thai trở lại khi nồng độ của hormone thai kỳ hCG đã trở về mức 0 để bắt đầu một chu kỳ kinh mới. Khi bị sẩy thai càng lớn thì thời gian để trở lại về 0 càng lâu.
  • Kinh nguyệt trước khi mang thai không đều: Nếu trước khi thụ thai, kinh nguyệt của mẹ không đều. Thì sau khi sảy thai, khả năng kinh nguyệt vẫn sẽ không đều trở lại. Do đó thời gian có thai tuỳ chiều dài của chu kỳ kinh quyết định sẽ có thể bị kéo dài hơn.
  • Thai đã sảy hoàn toàn chưa: Có nhiều trường hợp bà bầu sảy thai đã lâu nhưng sảy thai không hoàn toàn, mô nhau thai còn sót trong tử cung. Một khi còn sót mô thai trong bụng thì người mẹ không thể có kinh trở lại. Lúc này, bác sĩ phải dùng thủ thuật hút các mô thai ra khỏi tử cung hoặc cho mẹ bầu uống thuốc để thai sảy hoàn toàn.

Như vậy, không thể dự đoán chính xác rằng sảy thai bao lâu thì có kinh lại bình thường. Mỗi người sẽ mất khoảng thời gian khác nhau để cơ thể hồi phục hoàn toàn. Nếu kinh nguyệt về chậm, chị em cũng đừng quá lo lắng. Nếu không yên tâm về tình trạng của mình, hãy đến bác sĩ để được tư vấn và thăm khám kỹ hơn.

Ngoài câu hỏi, sảy thai bao lâu thì có kinh lại? Thì đây cũng là cau hỏi khiến nhiều chị em băn khoăn. Sau sảy thai, cơ thể người phụ nữ thường rất yếu cả về thể chất lẫn tinh thần. Vợ chồng nên tránh quan hệ trong giai đoạn này. Hãy để đến khi người phụ nữ cảm thấy cơ thể hồi phục hoàn toàn. Vậy sảy thai bao lâu thì quan hệ được?

Theo các chuyên gia bác sĩ, trong tuần đầu tiên sau sảy thai, âm đạo người phụ nữ sẽ vẫn còn chảy máu. Quan hệ trong giai đoạn này sẽ rất dễ dẫn đến nhiễm trùng tử cung.

Ngoài ra, phụ nữ sảy thai thường sẽ rơi vào trạng thái đau khổ, dằn vặt, trầm cảm. Người chồng cần cảm thông và cho cô ấy thời gian được bình ổn.

Sảy thai xong bao lâu có thai lại

Thời điểm tốt nhất để vợ chồng quan hệ trở lại đó là 2 – 3 tuần. Hoặc đến khi người vợ thấy cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu người vợ có can thiệp phẫu thuật để loại bỏ mô thai thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn.

>> Xem thêm: Sảy thai ra máu trong bao lâu? Mẹ cần biết để tránh nguy hiểm tính mạng

Sảy thai bao lâu thì có thể mang thai lại?

Bên cạnh câu hỏi, sảy thai bao lâu thì có kinh lại? Rất nhiều chị em cũng muốn biết sảy thai bao lâu thì nên có thai lại? Cơ thể cần một khoảng thời gian dài để tử cung lành và chu kỳ trở lại bình thường.

Kinh nguyệt trở lại là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy cơ thể bạn đã sẵn sàng để mang thai. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ cần chờ ít nhất 6 tháng sau sảy thai mới nên tiếp tục mang thai. Vậy có thực sự phải chờ đến tận 6 tháng hay không?

Tin vui là, con số này có thể rút ngắn lại. Nếu mẹ sảy thai sớm trong 3 tháng đầu thai kỳ và không có biến chứng có thể mang thai lại sau 2 – 3 tháng.

Chị em không nên nôn nóng mà có thai lại quá sớm vì nguy cơ cao sẽ gặp nhiều biến chứng trong thai kỳ tiếp theo. Hãy dành lại khoảng thời gian này để bồi bổ cơ thể, làm việc vừa phải, thư giãn để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Sảy thai bao lâu thì có kinh lại? Để có thai, người phụ nữ cần phải rụng trứng. Thực tế, trong 2 – 4 tuần đầu tiên sau sảy thai, cơ thể người phụ nữ sẽ bắt đầu rụng trứng. Vì vậy, chưa có kinh lại quan hệ thì vẫn có thai nhé chị em.

Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong 3 tháng đầu sau khi sảy thai các chị em còn dễ thụ thai hơn bình thường. Chị em sau khi sảy thai nên chủ động tránh thai nếu có quan hệ trước kỳ kinh đầu tiên.

Sảy thai xong bao lâu có thai lại

>> Xem thêm: Nạo hút thai xong cần kiêng những gì? Những thông tin cần biết

Có thai lại sau khi sảy thai tự nhiên 1 tháng: Cơ thể mẹ liệu đã sẵn sàng?

Nhiều trường hợp các mẹ lỡ có thai lại sau khi sảy thai tự nhiên 1 tháng. Vậy có giữ thai lại được không? Mẹ bầu phải làm sao nếu lỡ mang thai quá sớm sau sảy thai?

Với sảy thai tự nhiên, mẹ có khả năng giữ lại thai khá cao. Tốt nhất là mẹ vẫn phải đến bệnh viện thăm khám và thực hiện các xét nghiệm.

Các bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của mẹ. Đồng thời biết được thai nhi có đang phát triển bình thường không.

Như vậy, việc sảy thai bao lâu thì có kinh lại còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Vợ chồng có quan hệ thì nên tránh thai trong giai đoạn từ 2 – 3 tháng sau sảy thai. Việc có thai lại quá sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.