So sánh Kim Vân Kiều truyện và Đoạn trường tân thanh

Từ hoạn thư trong kim vân kiều truyệncủa thanh tâm tài nhân đến hoạn thư trong đoạn trường tân thanh của nguyễn du

  • pdf
  • 80 trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN

---o0o---

NGÔ MINH TÂN
MSSV: 6095812

TỪ HOẠN THƯ TRONG KIM VÂN KIỀU TRUYỆNCỦA
THANH TÂM TÀI NHÂN ĐẾN HOẠN THƯ TRONG ĐOẠN
TRƯỜNG TÂN THANH CỦA NGUYỄN DU

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV. LÊ THỊ NGỌC BÍCH

Cần Thơ, Tháng 11/2012

1

LỜI TRI ÂN!
Gần bốn năm dài gắn bó với mái trường Đại Học Cần Thơ thân yêu, cùng thầy
cô, bạn bè thắm thoát cũng sắp trôi qua. Đó là một khoảng thời gian không dài của một
đời người, càng không phải quá nhiều với năm tháng hồn nhiên của tuổi học trò. Rời xa
đại gia đình thân yêu, em phải bước chân vào đời với nhiều bỡ ngỡ. Thầy cô đã cho em
kiến thức, bạn bè góp cho em niềm tin, gia đình cho em động lực, đối với em có lẽ đó đã
quá đủ hạnh phúc. Nhưng mai sau, cho dù con thuyền tương lai của em có gặp nhiều
sóng gió, nhiều biến đổi thì em vẫn giữ bên mình lòng biết ơn đến tất cả những tấm
lòng vàng, những người lái đò tận tuỵ miệt mài đưa lớp trẻ sang sông bước vào bến bờ
mới, bến bờ tri thức thầy cô kính yêu của trường Đại Học Cần Thơ.
Năm cuối của thời sinh viên là khoảng thời gian bận rộn với bao lo toan, luận
văn tốt nghiệp là thử thách sau cùng để chứng tỏ khả năng của mỗi người.Riêng em,
khoảng thời gian qua mặc dù gặp không ít khó khăn và trở ngại lớn về việc thực hiện đề
tài luận văn nhưng nhờ nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của cô hướng dẫn
em đã hoàn thành được yêu cầu đặt ra.
Em xin chân thành biết ơn và gửi những lời tri ân sâu sắc nhất đến cô Lê Thị
Ngọc Bích là người luôn đồng hành sát cánh bên em và tạo moị điều kiện thuận lợi
nhất để em hoàn thành tốt luận văn này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy Cô Bộ Môn Ngữ Văn đã dành thời
gian quý báu nhận xét và đánh giá Luận Văn Tốt Nghiệp của em.
Cuối cùng em cũng xin cảm ơn tất cả người thân và bạn bè đã động viên giúp đỡ
em trong suốt thời gian qua để em hoàn thành tốt luận văn này.
Cần Thơ, ngày 16 tháng 11 năm 2012.
Sinh viên thực hiện
Ngô Minh Tân

2

MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 2
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 8
5. . Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 8
B PHẦN NỘI DUNG CHÍNH ................................................................................10
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN CỦA
THANH TÂM TÀI NHÂN VÀ ĐOẠN

TRƯỜNG TÂN THANH CỦA

NGUYỄN DU .............................................................................................................11
1.1 Thanh Tâm tài nhân và tác phẩm Kim Vân Kiều truyện....................................11
1.1.1 Sơ lược về tác giả Thanh Tâm tài nhân .......................................................11
1.1.2 Tác phẩm Kim Vân Kiều truyện ..............................................................11
1.1.3 Giá trị Kim Vân Kiều truyện .......................................................................14
1.2

Nguyễn Du và tác phẩm Đoạn Trường tân thanh ............................................15
1.1.2 Sơ lược về tác giả Nguyễn Du ....................................................................15
1.1.3 Tác phẩm Đoạn Trường tân thanh ...........................................................17
1.1.4 Giá trị Đoạn Trường tân thanh ....................................................................18
1.2.3.1 Giá trị nội dung ......................................................................................18
1.2.3.2 Giá trị nghệ thuật ....................................................................................21

CHƯƠNG 2. NGÔN NGỮ GIỚI THIỆU NHÂN VẬT ..........................................23
2.1 Ngôn ngữ giới thiệu nhân vật ................................................................................23
2.1.1 Nhân vật văn học là gì? .................................................................................23
2.1.2 Ngôn ngữ giới thiệu nhân vật trong tác phẩm văn học ...................................24
2.2 Ngôn ngữ giới thiệu nhân vật Hoạn Thư của Thanh Tâm tài nhân ........................25
2.3 Ngôn ngữ giới thiệu nhân vật Hoạn Thư của Nguyễn Du ......................................26

3

CHƯƠNG 3. TỪ HOẠN THƯ TRONG KIM VÂN KIỀU TRUYỆN CỦA
THANH TÂM TÀI NHÂN ĐẾN HOẠN THƯ TRONG ĐOẠN TRƯỜNG TÂN
THANH CỦA NGUYỄN DU ..................................................................................32
3.1 Nhận diện Hoạn Thư từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân đến Hoạn
Thư trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du ...................................................32
3.1.1 Hành động và tính cách Hoạn Thư ...............................................................32
3.1.2 Đòn ghen của Hoạn Thư ..............................................................................48
3.1.3 Vẻ đẹp Hoạn Thư .........................................................................................56
3.2 Tương quan giá trị giữa Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân và
Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du .....................................................................67
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................73

4

A. PHẦN MỞ ĐẦU

5

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thơ như tiếng mẹ ru những ngày.
(Kính Gửi Cụ Nguyễn Du_Tố Hữu)
Đó chính là những áng thơ bất hủ của Nguyễn Du với một kiệt tác nghệ
thuật đạt giá trị cao. Đoạn trường tân thanh ( Truyện Kiều) có sức thu hút đặc biệt
đối với giới nghiên cứu, phê bình văn học trong và ngoài nước. Bởi trong kiệt tác
này, Nguyễn Du đã tái hiện được cả một thế giới với những nhân vật hơn cả người
thật. Hoạn Thư là một trong số đó. Sự phức tạp và tính đa diện của nhân vật này có
phải là mâu thuẫn trong thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả? Đã có rất nhiều
nhận xét, đánh giá khác nhau và nhiều khi mâu thuẫn, đối lập nhau về Hoạn Thư.
Nhìn chung, những nghiên cứu này có thể có thể chia làm hai hướng. Thứ nhất,
Hoạn Thư được nhìn nhận như là một nhân vật phản diện và cùng với một số nhân
vật phản diện khác, Hoạn Thư là nguyên nhân làm cho Kiều phải ghánh chịu bao
nỗi bất hạnh. Như vậy thì về cơ bản, Hoạn Thư trong Đoạn trường tân thanh chỉ là
một bản sao từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Trài Nhân. Các tác giả đều
thống nhất với nhau rằng, Hoạn Thư là biểu thượng của cái ghen khủng khiếp, một
con người lắm mưu, nhiều kế, một kẻ độc ác đến tàn nhẫn, sẵn sàng chà đạp lên
phẩm giá con người để trả mối tư thù. Ngược lại với cái nhìn trên, có một số nhà
nghiên cứu lại coi Hoạn Thư cũng chỉ là một nhân vật bi kịch, một nạn nhân trong
tác phẩm. Điều này được họ chứng minh khi chỉ ra sự sáng tạo của Nguyễn Du
trong các tình tiết, sự thay đổi tính chất mối quan hệ giữa Hoạn Thư, Thúy Kiều và
Thúc Sinh trong Đoạn trường tân thanh. Đặc biệt, giữa Hoạn Thư và Thúy Kiều
không tồn tại mối quan hệ đối lập mà họ là những người tri âm, tri kỉ của nhau.
Như thế bước sang Đoạn trường tân thanh, Hoạn Thư đã trở thành một con người
mới. Nguyễn Du đã thể hiện tài năng xuất sắc của mình trong việc xây dựng thành
công nhân vật này. Vậy thì cuối cùng, Hoạn Thư là nhân vật phản diện hay bi
6

kịch? Và điều đó có ý nghĩa như thế nào khi nghiên cứu Đoạn trường tân thanh
của Nguyễn Du trong tương quan so sánh với Kim Vân Kiều truyện của Thanh
Tâm Tài Nhân? Đó là lí do người viết chọn đề tài Từ Hoạn Thư trong Kim Vân
Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân đến Hoạn Thư trong Đoạn trường tân thanh
của Nguyễn Du để làm sáng tỏ những ý kiến xung quanh nhân vật này.

2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.

Các nhà nghiên cứu đã khẳng định Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều )
của Nguyễn Du có nguồn gốc từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân.
Chỉ có một điều rất lạ là trong khi Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du nổi
tiếng khắp nơi mà Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân thì về sau không
riêng gì quần chúng mà ngay các học giả Trung Quốc cũng ít người biết đến. Theo
giáo sư Đổng Văn Thành cho biết: Cuốn sách của tác giả Thanh Tâm tài nhân bị
vùi lấp hàng mấy thế kỷ trong văn học sử Trung Quốc, từ cuối đời Thanh cho tới
những năm 50 của thế kỷ XX, cuốn tiểu thuyết ấy hầu như được ít người biết đến.
Trong tất cả các sách về lịch sử tiểu thuyết, lịch sử văn học, kể từ cuốn Sơ lược
lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc của Lỗ Tấn đến nay, đều không có đến nửa chữ
giới thiệu về nó. Thứ hai, ông Tôn Khải Đệ, chuyên gia nghiên cứu tiểu thuyết
Trung Quốc, người sớm nhất nhắc đến nó trong sách Thư mục tiểu thuyết, được
thấy ở Tokyo Nhật Bản, xuất bản năm 1932, lại coi nó là điển hình của những
tác phẩm kém cỏi. Ông nghiêm khắc chê bai: Dựa vào sự việc của Thúy Kiều mà
viết cho sáng rõ ra vốn có thể mở một thế giới khác ngoài lối tiểu thuyết cũ rích
in hệt nhau, tiếc rằng lực hút của tác giả quá yếu, không thể mang lại sức sống cho
Thúy Kiều. Còn việc Thúy Kiều nhảy xuống sông tự trầm vốn là kết cục rất tự
nhiên, có thể viết rất hay, thế mà tác giả lại cố ý xóa nhòa sự thực, cho nàng được
người cứu sống, trả lại đoàn viên. Nhân đấy than thở cho kẻ tục trong đời, thật là
muốn chữa chạy cũng chữa không nổi. Người xưa tiết hạnh lạ kỳ đến thế, không
may lạc vào sách của kẻ tầm thường nên cảnh tượng mới ra như vậy.

7

Cuốn sách hầu như bị sổ toẹt, từ đó tiếng xấu lan xa trong ngoài nước.
Lúc được phát hiện thì đồng thời cũng là lúc dường như bị phán quyết án tử hình.
Truyện Kim Vân Kiều khó mà thay đổi được số phận đáng buồn là bị vứt bỏ.
Sau khi người Trung Quốc tự đẩy cuốn tiểu thuyết của mình xuống vực,
học giả nước ngoài nghiên cứu văn học Trung Quốc càng không thèm để ý đến
nữa. Nếu không có Nhà xuất bản Xuân Phong Văn Nghệ in lại tiểu thuyết đời
MinhThanh, hẳn bộ tiểu thuyết này còn bị ngăn cách với bạn đọc lâu hơn nữa.
Phải chăng tác giả Trung Quốc Thanh Tâm tài nhân con người tầm thường,
không thể cứu chữa đã làm hỏng đề tài Vương Thúy Kiều đến nỗi không một
chỗ nào coi được, phải hoàn toàn nhờ sự gia công thiên tài của tác giả Việt Nam
Nguyễn Du mới biến miếng sắt bỏ đi thành vàng ròng lấp lánh?...
Ở Trung Quốc, trải qua mấy trăm năm Kim Vân Kiều truyện ít được phổ
biến. Các học giả cũng chẳng mấy ai biết vậy mà ở nước ta, 62 năm trước khi
GS. Đổng Văn Thành phát hiện ra Kim Vân Kiều truyện, học giả Phạm Quỳnh đã
từng đọc truyện này và viết trên tạp chí Nam Phong số 30, tháng 12 năm 1919.
Trái lại, khi Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du ra đời đã làm dấy lên
một loạt các hình thức văn học,từ phê bình đến sáng tác một cách sâu rộng lâu dài,
mang lại cho nhân dân ta một đời sống văn học mới, phong phú và đa dạng hơn.
Từ tầng lớp trí thức đến những người bình dân, tất cả đều say mê nghiên cứu
Truyện Kiều. Các hình thức bình Kiều, đố Kiều, bói Kiều, lẩy Kiều,diễn ra sôi
nổi. Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu, phê bình Truyện Kiều ra đời là
một bộ phận quan trọng chứng minh cho ảnh hưởng và sức sống vĩnh cửu của tác
phẩm.Việc nghiên cứu Truyện Kiều vẫn đang diễn ra và vẫn còn tiếp tục. Thư mục
nghiên cứu Truyện Kiều đã lên đến hàng mấy trăm, trong đó có cả các công trình
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài. Đó là chưa kể đến các bài báo, tạp chí, và
cả những ý định của nhiều người vẫn còn dang dở.
Nói về nghiên cứu Đoạn trường tân thanh, từ xưa đến nay chia thành
nhiều giai đoạn với những ý kiến khác nhau. Từ năm 1952 trở về trước, các tác giả
chủ yếu bàn về nội dung tác phẩm và dựa trên nền tảng đạo đứcvới các ý kiến khác
nhau. Nhưng từ năm 1952 trở về sau, khi đi vào nghiên cứu Đoạn trường tân
thanh, các nhà nghiên cứu đi vào phân tích , đánh giá nội dung lẫn nghệ thuật của
8

tác phẩm. Các tác giả giai đoạn này thể hiện tư tưởng mới mẻ hơn so với các tác
giả trước đây, đó là do họ không đặt tác phẩm trong mối quan hệ với đạo đức để
đánh giá phẩm chất nhân vật, hay tư tưởng của Nguyễn Du trong tác phẩm mà
xoáy sâu vào từng câu chữ để tìm cái hay trong nghệ thuật. Nhìn chung, vấn đề
bình luận xoay quanh Đoạn trường tân thanh trước cách mạng tháng Tám khá
phức tạp. Các nhà bình luận đứng trên những quan điểm khác nhau để nhận xét,
đánh giá tác phẩm, vì thế tạo thành những khuynh hướng đánh giá khác nhau. Có
những quan điểm mang tính chủ quan, máy móc. Ngô Đức Kế nhận xét: Kẻ khen
người chê, kẻ yêu người ghét ồn ào [17;tr.7].
Trong quá trình tiến hành những nghiên cứu đó, các nhà nghiên cứu chắc
chắn không ít thì nhiều đều từng làm công việc so sánh. Tất cả đều được nhận
thức bằng so sánh, câu cách ngôn cổ đó đã trở nên phổ biến. Tất nhiên không phải
tất cả mọi sự vật đều có thể đem ra so sánh được, thật vô nghĩa khi chúng ta đem
so sánh hai sự vật hoàn toàn chẳng liên quan gì với nhau, chẳng có một mối tương
đồng nào. Tuy nhiên khi sự so sánh là hợp lý và chính đáng, nó có thể trở thành
phương tiện nhận thức thật sự, giúp người ta xác định các đặc tính của những hiện
tượng có liên quan đến nhau và từ đó đánh giá được các giá trị hay tìm ra những
quy luật phát triển chung hay đặc thù. Việc so sánh được tiến hành với Đoạn
trường tân thanh cũng không nằm ngoài mục đích đó.
Đoạn trường tân thanh được so sánh về nhiều mặt và ở những mức độ
khác nhau. Đoạn trường tân thanh có thể được nghiên cứu trong mối quan hệ với
các lĩnh vực như triết học, tôn giáo, xã hội học, tâm lý học. Nhưng ở đây chúng tôi
chỉ nói đến nghiên cứu so sánh Đoạn trường tân thanh trong phạm vi của văn học,
tức là so sánh Đoạn trường tân thanh như một hiện tượng văn học, với một hay
nhiều hiện tượng văn học khác. Có ba hướng chủ yếu trong việc so sánh này:
Nghiên cứu so sánh Đoạn trường tân thanh với chính nó: Thực chất, đây
là vấn đề liên quan đến văn bản, vấn đề khảo đính và chú giải Đoạn trường tân
thanh. Từ trước đến nay có hàng chục bản Đoạn trường tân thanh bằng chữ nôm
và chữ quốc ngữ, và khi so sánh đối chiếu với nhau thì mỗi bản đều có chỗ khác
biệt. Việc so sánh đối chiếu các bản Đoạn trường tân thanh giúp cho các nhà

9

nghiên cứu khảo đính và chú giải Đoạn trường tân thanh được chính xác hơn và từ
đó cũng giúp hiểu Truyện Kiều được đúng đắn hơn.
Nghiên cứu so sánh Đoạn trường tân thanh với các hiện tượng văn học
Việt Nam: Việc so sánh Đoạn trường tân thanh với các tác phẩm văn học của dân
tộc vừa cho thấy sự phát huy truyền thống trong sáng tác của Nguyễn Du, vừa cho
thấy những nét độc đáo đặc sắc của riêng nhà thơ và Đoạn trường tân thanh. Đặc
biệt, Đoạn trường tân thanh thường được đem so sánh với các tác phẩm văn học
trung đại Việt Nam, nhất là với các truyện Nôm cùng thời về cả nội dung tư tưởng
lẫn hình thức nghệ thuật để đi đến kết luận: Đoạn trường tân thanh là đỉnh cao
sáng tạo nghệ thuật, là tập đại thành của văn chương trung đại Việt Nam.
Nghiên cứu so sánh với các hiện tượng văn học ngoài dân tộc cũng là điều
rất cần thiết cho việc tìm hiểu và đánh giá Đoạn trường tân thanh. Trước hết là
việc so sánh Đoạn trường tân thanh với nguyên tác của nó - tiểu thuyết Kim Vân
Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XVI- đầu thế
kỷ XVII ở Trung Hoa. Nguyễn Du đã dựa trên Kim Vân Kiều truyện mà viết thành
thiên tiểu thuyết bằng thơ dài 3254 câu thơ lục bát với tên Đoạn trường tân thanh.
Việc so sánh Đoạn trường tân thanh với Kim Vân Kiều truyện cho thấy nguồn gốc
của Đoạn trường tân thanh, nhưng chủ yếu cho thấy Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du không phải là bản dịch từ văn xuôi sang văn vần, mà là một sáng tạo
của Nguyễn Du cả về mặt hình thức lẫn nội dung tác phẩm.
Có nhiều vấn đề để so sánh xoay quanh hai tác phẩm này. Tuy nhiên ở
mỗi góc độ và mỗi vấn đề đều có những lí giải khác nhau. Nói về nhân vật thì đều
có những điểm tương đồng và những điểm khác biệt. Từ Hoạn Thư trong Kim Vân
Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân đến Hoạn Thư trong Đoạn trường tân thanh
của Nguyễn Du có thể xem đây là một đề tài khá mới mẻ. Nhìn chung, viết về
Hoạn Thư có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Nghiên cứu của Nguyễn
trí Tích trong quyển Viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều- Nhà Xuất Bản Thanh
Niên 2001 [22;tr.526], Lê Quế với quyển Tìm hiểu Truyện Kiều-Nhà Xuất Bản
Nghệ An 2004 Hoạn Thư là một nhân vật bản lĩnh và thông minh sắc sảo xứng
đáng là một nhân vật tiêu biểu trong Đoạn trường tân thanh [18;tr.147], Đến
với chân dung Thuý Kiều của nhiều tác giả do Ngô Viết Dinh tuyển chọn và biên
10

tập-Nhà Xuất Bản Thanh Niên, Đỗ Đức Hiểu khẳng định: Hoạn Thư là một chân
dung hết sức sắc sảo của thiên tài Nguyễn Du [3;tr.755]. Nhìn chung các nhà
nghiên cứu này đã làm bật lên rất nhiều vấn đề xoay quanh nhân vật Hoạn Thư, từ
hành động, tính cách cho đến ngôn ngữ riêng của nhân vật, ở mỗi bài nghiên cứu
có sự nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, việc đi vào tìm hiểu đề tài Từ
Hoạn Thư trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân đến Hoạn Thư
trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du hầu như chưa có một công trình thật
chuyên sâu, có chăng cũng chỉ là những nhận xét lẻ tẻ để góp phần nghiên cứu
Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khi thực hiện đề tài này, người viết vươn tới đạt được những mục đích
sau:
-

Tìm hiểu một cách khái quát về tác phẩm Kim Vân Kiều

truyện của Thanh Tâm tài nhân và Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, bên
cạnh đó người viết muốn khám phá, phát hiện ra những cái hay, cái đẹp trong tác
phẩm.Đồng thời đi sâu tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của nhân vật Hoạn THư
để dễ dàng đối chiếu so sánh nhân vật này trong hai cách sáng tạo của Thanh Tâm
tài nhân và Nguyễn Du.
- Khái quát chung hai tác giả Thanh Tâm tài nhân và Nguyễn Du,
về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác. Đồng thời khái quát một cách chính xác
nhất về hai tác phẩm này để thấy được sự khác biệt và tài năng kiệt xuất của
Nguyễn Du.
- Trình bày bao quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của hai
tác phẩm này nhằm khẳng định vị trí của hai tác phẩm này trong nền văn học
Trung Quốc và kho tàng văn học Việt Nam.
- Tìm hiểu sơ lược về ngôn ngữ giới thiệu nhân vật để có cơ sở
phân tích ngôn ngữ giới thiệu nhân vật Hoạn Thư của Thanh Tâm tài nhân và
Nguyễn Du trong tác phẩm của mình, qua đó giúp người đọc có cái nhìn toàn diện
hơn về tài năng sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du.

11

- Đi sâu vào tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài
nhân và Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du để hiểu sâu hơn về nhân vật Hoạn
Thư- một trong những nhân vật có nhiều sự tranh cãi và nhìn nhận khác nhau giữa
các nhà nghiên cứu. Từ đó đối chiếu so sánh sự khác biệt của nhân vật để tìm ra
những nét đẹp riêng ẩn sâu trong con người qua ngòi bút của tác giả để độc giả có
cái nhìn đúng đắn hơn về Hoạn Thư.
- Xác định mối tương quan về giá trị của hai tác phẩm Kim Vân
Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân và Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Từ Hoạn Thư trong Kim Vân
Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân đến Hoạn Thư trong Đoạn trường tân thanh
của Nguyễn Du. Từ những gợi ý của các nhà nghiên cứu, những tài liệu tìm được
người viết sẽ chọn ra những phương thức so sánh tiêu biểu để nghiên cứu và làm
nổi bật vấn đề.
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, người viết đã dựa trên văn bản Kim
Vân Kiều truyện của hai tác giả Nguyễn Đức Vân, Nguyễn Khắc Hanh dịch, do
Nguyễn Đăng Na giới thiệu-NXB Đại Học Sư Phạm, Nguyễn Du- Truyện Kiềuđối chiếu chữ Nôm và chữ quốc ngữ do Vũ Văn Kính khảo lục- Viện bảo tàng
lịch sử TPHCM 1993 và văn bản Truyện Kiều của hai tác giả Nguyễn Thạch
Giang, Trương Chính, trong quyển Nguyễn Du- tác phẩm và lịch sử văn bảnNXB Thành Phố Hồ Chí Minh- 2000.
Do hạn chế về thời gian và tài liệu tham khảo cho nên người viết chỉ phân
tích một cách khái quát, chưa được sâu sắc lắm về đề tài Từ Hoạn Thư trong Kim
Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân đến Hoạn Thư trong Đoạn trường tân
thanh của Nguyễn Du, chỉ mong góp phần làm phong phú thêm các nghiên cứu
về nhân vật Hoạn Thư và những điểm khác biệt của nhân vật này qua hai tác phẩm
để thấy được sự sáng tạo nghệ thuật thật tài tình của Nguyễn Du.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
12

Để đi vào nghiên cứu đề tài Từ Hoạn Thư trong Kim Vân Kiều truyện
của Thanh Tâm tài nhân đến Hoạn Thư trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn
Du, người viết phải sử dụng rất nhiều phương pháp như: phương pháp lịch sử,
phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh,tổng hợp
-

Phương pháp lịch sử:

Để đi vào nghiên cứu nhân vật Hoạn Thư trong hai tác phẩm Kim Vân
Kiều truyện và Đoạn trường tân thanh, theo người viết trước hết chúng ta phải tìm
hiểu rõ về hai tác phẩm này,về nguồn gốc, cũng như hoàn cảnh ra đời để có cơ sở
chính xác trình bày những nội dung cơ bản về nhân vật này trong bài nghiên cứu
này.
-

Phương pháp phân tích:
Phương pháp này được người viết sử dụng để đi vào phân

tích các đặc điểm về tính cách, ngoại hình, hành động của Hoạn Thư để tìm ra
sự khác biệt cơ bản của nhân vật qua hai ngòi bút của hai tác giả cũng như những
nhận định của các nhà nghiên cứu xoay quanh nhân vật này.
-

Phương pháp đối chiếu so sánh:
Đây là phương pháp quan trọng nhất mà trong quá trình

nghiên cứu người viết sử dụng để so sánh những nét khác biệt cơ bản của nhân vật,
đồng thời cũng đối chiếu so sánh với nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu khác để
có được những đánh giá chính xác nhất về Hoạn Thư.
-

Phương pháp tổng hợp:
Sau khi đã phân tích, chọn lọc, đối chiếu sao sánh, người

viết tổng hợp để khẳng định lại vấn đề mình đã trình bày.

13

B. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH

14

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN CỦA
THANH TÂM TÀI NHÂN VÀ ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH CỦA
NGUYỄN DU.

1.1

Thanh Tâm tài nhân và tác phẩm Kim Vân Kiều truyện.

1.1.1 Sơ lược về tác giả Thanh Tâm Tài Nhân .
Thanh Tâm tài nhân (1521 1593) tên thật là Từ Văn Trường, tức Từ Vị,
ông còn có một số bút danh khác là Thiện Tri, Thanh Đằng, Điền Thủy Nguyệt
quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Ông học giỏi hiểu biết rộng
nhưng lận đận chốn quan trường, bèn làm mặc khách của Hồ Tôn Hiến. Sinh thời
đã có lần Thanh Tâm tài nhân thảo tờ biểu "Dâng hươu trắng" cho vua nên trở
thành nổi tiếng.
Ngoài Kim Vân Kiều, ông còn viết bộ kịch Tứ thanh viên gồm bốn vở.
1.1.2 Tác phẩm Kim Vân Kiều truyện.
Kim Vân Kiều truyện là tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, một tác giả
sống vào đời nhà Thanh. Nội dung của Kim Vân Kiều truyện bắt nguồn từ một câu
chuyện có thật xảy ra từ thời nhà Minh. Tại vùng quê phía Đông Trung Quốc, một
toán cướp biển do Từ Hải cầm đầu thường xuyên đánh phá vùng Giang Đông.
Triều đình cử quan Tổng Đốc Hồ Tôn Hiến cầm quân đánh dẹp toán giặc biển này.
Câu chuyện được Mao Khôn, một người trong quân đội Hồ Tôn Hiến ghi lại trong
sách: Ký tiểu trừ Từ Hải bản mật. Câu chuyện này về sau được nhiều người viết đi
viết lại. Đới Sĩ Lâm viết: Lý Thuý Kiều truyện, Dư Hoài viết: Vương Thuý Kiều
truyện, Trần Thụ Cơ viết: Hồ Thiếu Bảo bình nguy tấu tích, Mộng Giác Đạo Nhân
viết: Từ tạ Từ Hải Nghĩa...
Nhìn chung, những tác phẩm này tình tiết có thay đổi ít nhiều so với sách
của Mao Khôn. Nhưng tuyến chính của câu chuyện là mối quan hệ giữa Thuý Kiều
và Từ Hải. Thuý Kiều là một kỹ nữ thông minh, xinh đẹp, lại có tài đàn hay, thơ
15

giỏi. Từ Hải khi đánh phá vùng Giang Nam bắt được nàng, Từ Hải hết lòng yêu
mến Thuý Kiều, về sau Thuý Kiều bị Hồ Tôn Hiến mua chuộc để dụ Từ Hải ra
hàng.
Kết quả Từ Hải bị Hồ Tôn Hiến giết, Thuý Kiều bị bắt. Trong tiệc mừng
công, Thuý Kiều phải đánh đàn hầu hạ Hồ Tôn Hiến. Sau đó Hồ Tôn Hiến gả nàng
cho một tên Tù trưởng người dân tộc thiểu số, Thuý Kiều đau khổ, nhục nhã nhảy
xuống sông tự tử.
Câu chuyện này về cuối đời Minh, Thanh Tâm Tài Nhân viết lại một lần
nữa, lần này câu chuyện được viết công phu hơn. Tác phẩm không còn là một câu
chuyện ngắn đơn giản nữa mà trở thành một tiểu thuyết chương hồi. Toàn bộ tác
phẩm chia làm 24 hồi. Đầu mỗi hồi có hai câu thơ tóm tắt đại ý, với một đoạn phê
phán theo kiểu văn bạch thoại. Thỉnh thoảng xen vào những đoạn văn đàm luận.
Kim Vân Kiều truyện có nhiều tình tiết phức tạp, nhiều nhân vật, nhiều sự kiện, lối
miêu tả quá tỉ mỉ, vụn vặt dài dòng. Đặc biệt trong Kim Vân Kiều truyện quan hệ
giữa Thuý Kiều và Từ Hải không phải là tuyến chính, mà tuyến chính là 15 năm
lưu lạc của Thuý Kiều. Kết thúc tác phẩm không phải là Kiều tự tử trên sông Tiền
Đường, mà còn có đoạn Kiều được vớt lên, được cứu sống về sau đoàn tụ với Kim
Trọng.
Ở Trung Quốc, Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân không
phải là một tác phẩm văn học cổ xuất sắc, không được mọi người ưa chuộng như
tác phẩm Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du. Chỉ khi Đoạn trường tân thanh
của Nguyễn Du ra đời, được nhân dân ta yêu thích và thế giới ca ngợi thì ở Trung
Quốc mới quan tâm tới tác phẩm Kim Vân Kiều truyện.
Kim Vân Kiều là một bộ tiểu thuyết chương hồi có lối kết cấu truyền
thống theo kiểu văn xuôi cổ điển Trung Quốc. Sách gồm 20 hồi, trước mỗi hồi
đều có phần giới thiệu tóm lược nội dung, lời bình phẩm mà người đời sau thường
xem là lời củaKim Thánh Thán. Cuối mỗi hồi đều có câu: muốn biết sự việc thế
nào, xin xem hồi sau phân giải
Mục lục 20 hồi như sau:
Hồi 1: Vô tình hữu tình lộ điếu Đạm Tiên; Hữu duyên vô duyên không ngộ
Kim Trọng
16

Hồi 2: Vương Thuý Kiều toạ si tưởng, mộng đề đoạn trường thi; Kim
Thiên Lý miến đông tường, dao định đồng tâm ngữ
Hồi 3: Lưỡng ý kiên, Lam kiều hữu lộ; Thông tiêu lạc, bạch bích vô hà
Hồi 4: Hiếu niệm thâm nhi thân khả xả, bất nhận tôn nhân; Nhân duyên
đoạn nhi tình nan vong, do tư muội tục
Hồi 5: Cam tâm thụ bách mang lý, mãnh khí sinh tử; Xả bất đắc nhất gia
nhân, khốc đoạn can trường
Hồi 6: Thiếu nữ xả thân hành hiếu, do phí chu toàn; Kim phu tiêu khuất
đắc kim, toàn bất phí lực
Hồi 7: Hàm tu cáo phụ mẫu, dụng tình chi chung; Nhẫn xỉ phú cuồng thư,
thất thân chi thuỷ
Hồi 8: Vương hiếu nữ cam tâm bạch nhận; Mã Tú má kế trạm hồng nhan
Hồi 9: Tích đa tài nhận tác tặc tử; Khanh bạc mệnh tá hiệp đồ tài
Hồi 10: Phá lạc hộ phản diện vô tình; Lão xướng nương yên hoa giáo
huấn
Hồi 11: Khốc hoàng thiên Bình khang ký hận; Tuý phong lưu Kim ốc mưu
Kiều
Hồi 12: Vệ Hoa Dương trí phục Mã xương; Thúc Sinh viên hỷ liên Vương
mỹ
Hồi 13: Biệt tâm khổ hà nhẫn phân ly; Thố ý tâm toàn bát thuyết phá
Hồi 14: Hoạn Ưng Khuyển di hoa tiếp mộc; Vương mỹ nhân bách chiết
thiên ma
Hồi 15: Hoạt địa ngục nhẫn khí thôn thanh; Giã từ bi tả kinh liễu nguyện
Hồi 16: Quan Âm các mạo hiểm tương thân; Am Vân Thù thoả tình đề
vịnh
Hồi 17: Vu Lan hội đột ngộ ma đầu tao truỵ lạc; Yên Hoa trại trùng thi
phong nguyệt ngộ anh hùng
Hồi 18: Vương Mỹ nhân kiếm tru vô nghĩa hán; Từ Minh Sơn kim tặng
hữu ân nhân
Hồi 19: Giả chiêu an, Minh Sơn vẫn mạng; Chân đoạn trường, Thuý Kiều
tiêu kiếp
17

Hồi 20: Kim Thiên Lý khổ ai ai chiêu sinh hồn; Vương Thuý Kiều hỷ tư tư
hoàn túc nguyện
Kết cấu của tác phẩm Kim Vân Kiều được miêu tả theo tuyến tính thời
gian, trình tự diễn biến của sự kiện và quá trình hành động của nhân vật chính. Tác
phẩm kèm nhiều lời bình giảng, giáo huấn đạo lý, bên cạnh đó là việc sử dụng rất
nhiều điển tích, điển cố, nhân vật gặp cảnh ngộ vui buồn, éo le đều thường làm
thơ, tứ, kệ, hoạ đàn nhân đó mà bày tỏ tâm trạng, tình cảm của mình khiến cho
văn chương trong Kim Vân Kiều càng đậm nét cổ.

1.1.3 Giá trị Kim Vân Kiều truyện
Trong cuốn Nguyễn Du- tác phẩm và lịch sử văn bản, NXB Thành Phố
Hồ Chí Minh- 2000, có viết: Trong biết bao nhiêu cuốn truyện của Trung Quốc,
Nguyễn Du đã chọn một cuốn truyện thường, ít người chú ý đến là Kim Vân Kiều
truyện của Thanh Tâm Tài nhân, để rồi dựa vào đó sáng tạo theo quan điểm của
mình nên Đoạn trường tân thanh, một tác phẩm vĩ đại của nền văn học cổ điển
nước ta. Đó không phải là một việc làm ngẫu nhiên[5].
Đoạn trường tân thanh của đại thi hào Nguyễn Du là tác phẩm văn
chương bất hủ trong kho tàng văn hóa dân tộc. Nhiều người biết rằng, để viết nên
tác phẩm này, Nguyễn Du đã dựa vào cốt chuyện của một cuốn sách bên Trung
Quốc: cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân. Và lâu nay chúng ta
từng được đọc hoặc nghe ở đâu đó lời đánh giá cuốn Kim Vân Kiều truyện này là
một tác phẩm tầm thường, không mấy giá trị, sự đánh giá đó rất cần sự xem xét
lại
Trong thực tế, trước hết chúng ta cần biết Kim Vân Kiều truyện truyện là
sách do Thanh Tâm Tài tử thuộc loại Kim Thánh Thán ngoại thư và do Quán Hoa
Đường bình luận. Nguyễn Du ngay từ đầu quyển truyện thơ Đoạn trường tân
thanh lừng lẫy của mình đã xưng tụng:
Cảo thơm lần giở trước đèn
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
Cảo thơm là cuốn sách hay có giá trị không chỉ về văn chương mà còn là
thực lục được lưu truyền trong sử sách, riêng hai câu ấy cũng tóm tắt quan điểm
18

của bậc thi hào khi chọn Kim Vân Kiều truyện để biến nó thành tập thơ lớn, cuốn
truyện bất hủ của Việt Nam.
Truyện của Thanh Tâm Tài nhân tức Kim Vân Kiều truyện không phải khi
Nguyễn Du sang Trung Quốc mới mang về. Sách ấy đã nổi tiếng từ lâu được nhiều
nhà trí thức ưa chuộng ấy một phần nào mà phóng tác ra Đoạn trường tân thanh có
đủ chương hồi với một nội dung gần như trọn vẹn theo nguyên tắc. Ông đã có tài
lớn ở chỗ Việt hóa nó, biến thành một tập thơ vĩ đại sau khi đã châm chước cho
hợp tình, hợp lẽ và cô đọng. Cũng không quên là ngoài cốt truyện, ông còn mang
cái tinh hoa của thơ Đường, của văn học dân gian Việt Nam vào để biến bộ sách
cũ của Trung Quốc thành một tập thơ dài, tạo thành một điều kỳ diệu ít khi thấy
trong lịch sử văn học, không chỉ chính người Việt Nam thích mà cả những trí thức
Trung Quốc cũng ham thích.Vì vậy, dù có một thời gian dài Kim Vân Kiều truyện
bị lãng quên và bị coi rẻ nhưng xét cho cùng tác phẩm này vẫn có giá trị riêng của
nó. Chính vì thế mà trong kho tàng văn học Việt Nam ta mới có được một viên
ngọc sáng như Đoạn trường tân thanh của cụ Tố Như.

1.2

Nguyễn Du và tác phẩm Đoạn trường tân thanh.

1.2.1 Sơ lược về tác giả Nguyễn Du ( 阮 攸)
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮 攸; 17651820) tên tự Tố Như (素 如), hiệu
Thanh Hiên (清 軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻 山 獵 戶), là một nhà thơ nổi
tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam,
được người Việt kính trọng gọi ông là Đại thi hào dân tộc. Năm 1965, Nguyễn
Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra
quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinh của ông. Là một con
người Việt Nam không ai không biết đến và mến mộ tài năng của ông. Cũng trong
bài thơ Nhớ Nguyễn Du của mình, Chế Lan Viên đã để Nguyễn Du trở thành
người anh của mọi người, của cả dân tộc. Người anh ấy đã trở thành thi nhân,
và anh đã dốc lòng cống hiến tất cả cho đời hơn cả những gì đời đã dành tặng
cho anh. Và người anh thi nhân ấy đã trở thành đại thi hào của dân tộc, một
danh nhân văn hóa của thế giới. Và tài sản mà người cống hiến đó là cả một sự
19

nghiệp sáng tác phong phú, sâu sắc cả về nội dung và độc đáo cả về nghệ thuật.
Những lời thơ của Nguyễn Du thể hiện một trái tim nhân đạo cao cả và một tài
nghệ thuật sáng ngời, những tác phẩm của ông đã trở thành kiệt tác văn chương mà
người đời sau còn nhắc mãi. Tài năng của Nguyễn Du với những kiệt tác văn
chương như nhũng viên ngọc lấp lánh đã làm rực sáng cả một giai đoạn văn học
trung đại Việt Nam, để rồi sáng mãi trong lòng dân tộc và nhân loại.
Sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng
ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn
nộ trước những điều trông thấy khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và
ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương,
thi ca. Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông
đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình của ông đối với các số
phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn
chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm
đượm chất dân ca xứ Nghệ.
Sinh ra trong thời kì xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ XVIII nửa
đầu thế kỉ XIX đầy biến động nên Nguyễn Du đã chứng kiến biết bao nhiêu sự
thay đổi cũng như nếm trải bao nhiêu dâu bể của cuộc đời. Cùng với sự rối ren
trong đời sống xã hội là sự biến động sâu sắc trong đời sống văn học. Chính sự
phát triển của chủ nghĩa nhân văn và trào lưu nhân đạo chủ nghĩa đã tác động đến
thế giới quan của một thế hệ nhà nho học trí thức giàu tinh thần dân tộc trong đó
có Nguyễn Du. Trong suốt sự nghiệp sáng tác văn học của mình, Nguyễn Du đã để
lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị lớn bắng cả chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ
Hán của ông hiện còn 249 bài, thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của nhà thơ,
được viết vào các thời kì khác nhau: Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài viết chủ yếu
trong những năm trước khi ra làm quan nhà Nguyễn; Nam trung tạp ngâm có 40
bài viết trong thời gian ông làm quan ở Huế và Quảng Bình; Bắc hành tạp lục
gồm 131 bài sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc. Các bài thơ trong Thanh
Hiên thi tập và Nam trung tập ngâm tuy biểu hiện một tâm trạng buồn đau, day
dứt nhưng đã cho thấy rõ khuynh hướng quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về xã hội
của tác giả. Thơ Nguyễn Du viết khi đi sứ có ba nhóm đáng chú ý: ca ngợi, đồng
20

Tải về bản full