Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3

Sắt là chất không thể thiếu đối với mẹ bầu, tuy nhiên nếu thừa sắt sẽ tổn hại đến mẹ bầu và thai nhi.

ThS.BSCKII. Diêm Thị Thanh Thủy - Trưởng khoa khám Sản tự nguyện Bệnh viện phụ sản Hà Nội và PGS.TS Lê Bạch Mai - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia sẽ cho bạn đọc thêm thông tin về vấn đề này cũng như bổ sung sắt an toàn là như thế nào?

*Khi thiếu sắt hoặc thừa sắt bà bầu bị ảnh hưởng gì và cách khắc phục?

Trong chương trình tư vấn trực tuyến Giúp mẹ bầu khỏe- sinh nở an toàn, ThS.BSCKII. Diêm Thị Thanh Thủy cho biết:

- Khi có thai người phụ nữ nuôi thêm em bé nên cung lượng tim, lượng máu trong cơ thể tăng lên liên quan đến việc chúng ta tăng sản xuất hồng cầu và cơ thể mẹ cần dinh dưỡng, oxy nhiều hơn nên lượng máu trong cơ thể cần tăng lên vì thế chúng ta cũng biết sắt là cái nhân để tạo nên hồng cầu nên khi không có sắt sẽ không tạo được hồng cầu.

Khi bà mẹ có thai, nhu cầu sắt tăng hơn khoảng 1/3 so với người bình thường nên khi có thai thường thiếu máu và triệu chúng dễ nhận biết nhất là chóng mặt, lúc đứng lên ngồi xuống (lượng máu lên não không kịp), da xanh xao, mệt mỏi, buồn ngủ…

Khi thiếu máu ảnh hưởng nhiều nhất là đến em bé, thai dễ chết lưu, đẻ non, chậm phát triển.

Còn về vấn đề thừa sắt, chúng tôi theo dõi và thấy hiện nay rất nhiều mẹ bầu thừa sắt và bệnh thalasemi nhiều. Khi thừa sắt thì việc thải loại sắt còn khó khăn hơn nhiều việc bổ sung sắt khi thiếu, thừa sắt làm tổn thương các cơ quan của bà mẹ khá nghiêm trọng.

Để khắc phục thừa sắt hay thiếu sắt, các bà mẹ cần đi khám thai sớm, bà mẹ được làm các xét nghiệm để phòng thiếu máu ngay từ ba tháng đầu, nhưng không phải tất cả các bà mẹ đều phải bồi dưỡng, bồi bổ sắt vì chế độ ăn hiện nay quá nhiều.

Các mẹ bầu nên nhớ rằng dùng thuốc sắt phải có bằng chứng thiếu máu thiếu sắt, không nên tự ý bổ sung, không tự ý tăng liều để tránh thừa sắt.

Cùng câu hỏi này PGS.TS Lê Bạch Mai bổ sung:

- Hiện nay tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai khoảng 33% và thiếu sắt 47%, nếu chúng ta cung cấp đủ sắt thì cũng chỉ giải quyết xấp xỉ ½ phụ nữ mang thai vì thiếu máu còn liên quan đến chất dinh dưỡng khác (thiếu máu dinh dưỡng), thiếu máu do nhiễm ký sinh trùng.

Hiện nay trong điều kiện phát triển khi mang thai phụ nữ cần có xét nghiệm thalasemi vì tỉ lệ này nhiều. Cần xem xét thấu đáo nguyên nhân thiếu máu, tuy nhiên tỉ lệ thiếu máu khá cao và cũng đáng để chúng ta quan tâm.

Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3

PGS.TS Lê Bạch Mai

Nếu thiếu sắt thì bổ sung là 60ml gam sắt nguyên tố trong một ngày cộng với 400mcg axit folic (khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới) nếu không thiếu máu có thể sử dụng viên đa vi chất trong đó có sắt để bổ sung trong đó có axit folic vừa bổ sung vitamin vừa đa vi chất khác.

Đề cập thêm về vấn đề thừa sắt, ThS.BSCKII. Diêm Thị Thanh Thủy chia sẻ:

Hiện nay có rất nhiều loại sắt mà các bà mẹ thông thái cũng biết, đó là có sắt II và sắt III.

Sắt II là loại sắt hấp thu trực tiếp vào và chuyển hóa ngay, đến khi thừa cũng đào thải ngay. Khi sắt II bị thừa và đào thải sẽ gây tổn thương ruột và táo bón.Trong khi đó sắt III là sắt phải qua một quá trình chuyển hóa mới hấp thu và dùng sắt III ít bị táo bón hơn sắt II.

Cũng nhắc các bà mẹ, bất cứ khi nào dùng bất kì loại thuốc nào thấy bất thường nên dừng lại và thông báo với bác sĩ, như vậy sẽ an toàn cho cả mẹ và bé.

Tóm tắt lại, để bổ sung sắt an toàn phụ nữ mang thai cần lưu ý đi khám thai sớm và làm xét nghiệm máu để biết nhu cầu thực sự của mỗi bà mẹ, bổ sung sắt theo nhu cầu, đồng thời cân bằng lượng sắt trong thuốc và thực phẩm hằng ngày, khi dùng thuốc sắt dùng đúng liều theo hướng dẫn.

Nếu trong quá trình dùng thuốc sắt gặp phải tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy hoặc bất kì dấu hiệu bất thường khác nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi cách dùng hoặc đổi loại thuốc sắt cho phù hợp.

Thuốc sắt Fogyma - sắt hữu cơ dạng nước giúp phòng ngừa và điều trị thiếu máu thiếu sắt, trợ thủ cho các siêu nhân bầu

Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3

Thành phần: Sắt nguyên tố (dưới dạng phức hợp sắt III hydorxyd polymantose) … 50 mg

FOGYMA là thuốc, số đăng kí: VD - 22658- 15

Sắt III hydroxide polymaltose dạng nước trong thuốc sắt Fogyma có cấu tạo bao gồm nhân sắt III hydroxide và màng polymantose, giống ferritin dự trữ sắt trong cơ thể.

Màng polymaltose tạo sự ổn định và khả năng hòa tan của phức hợp trong môi trường pH biến thiên. Việc giải phóng có kiểm soát của sắt III từ nhân sắt III hydroxide ổn định, nguy cơ gây độc tính thấp và khả năng dung nạp tốt.

Sắt III hydroxide polymantose có kênh hấp thu chủ động và cấu tạo đặc biệt nên không bị cản trở hấp thu bởi thức ăn, tăng hiệu quả phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, đồng thời ít gây táo bón, nóng trong, an toàn với dạ dày.

Fogyma được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, nguyên liệu nhập khẩu từ châu Âu. Mỗi ống thuốc chứa 50 mg sắt nguyên tố, thơm ngon, dễ uống. Ống nhựa cao cấp an toàn, tiện lợi, phù hợp sử dụng với mẹ bầu và trẻ em.

Bạn đọc xem thông tin chi tiết tại fogyma.vn.

Fogyma được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm CPC1 Hà Nội, địa chỉ: Cụm công nghiệp Hà Bình Phương, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH dược phẩm VNP, văn phòng đại diện có địa chỉ số 91, 92 lô A3, khu đô thị Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Nên bổ sung sắt III hay sắt II

Tất cả các sản phẩm bổ máu trên thị trường được chia làm 2 nhóm chính: bổ sung sắt III và bổ sung sắt II. Vậy khác biệt giữa chúng là gì? Bổ sung loại sắt nào mới tốt cho cơ thể?

Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3

Đầu tiên, sau khi uống vào cơ thể sắt được hòa tan ở dạ dày (vì thế nên uống sắt khi đói. Những người bị cắt bỏ 1 phần dạ dày thường mắc bệnh lý thiếu sắt do nguyên nhân này), sau đó được hấp thu hầu hết ở tá tràng và đoạn đầu ruột non

Tại tá tràng:

Sắt II

  • Ví dụ: TARDYFERON B9, SẮT FUMARATE, FUMAFER CORBIERE, MASON NATURE FERROUS GLUCONATE
  • Các loại sắt II hấp thu theo cơ chế bị động, có nghĩa, sắt được hấp thu nhờ sự chênh lệch nồng độ, từ nơi cao (dạ dày ,ruột sau khi uống thuốc) đến nơi thấp
  • => Làm lượng ion sắt trong máu tăng cao, gây lắng đọng sắt

Sắt III

  • Ví dụ: FOGYMA, MALTOFER FOL, FERRUMPLUS
  • Sắt dạng phức hợp sắt III (ferric iron) ít gây ra tác dụng phụ hơn loại sắt II.
  • Tuy nhiên, sắt III cần phải chuyển thành dạng sắt II trước khi hấp thu nên sự hấp thu sắt III xảy ra chậm.
  • Để quá trình chuyển đổi này diễn ra nhanh chóng hơn, bạn nên bổ sung thêm vitamin C từ thuốc bổ sung hay rau quả.

Cơ chế hấp thu sắt III

Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3

  • Sắt III được chuyển thành Fe2+ bởi hệ thống ferric reductase, sau khi khử thành Fe2+
  • Các ion sắt vận chuyển chủ động vào tế bào ruột bởi kênh vận chuyển sắt ở màng đỉnh DMT1.
  • Chính vì quá trình này là chủ động => Lượng sắt được đưa vào máu luôn dưới sự kiểm soát của cơ thế => Không gây quá liều

Kết luận

Sắt III là dạng sắt an toàn hơn cho cơ thể do cơ chế tự kiểm soát của cơ thể. Thực tế cũng cho thấy hiện nay đa phần các sản phẩm bổ máu là sắt III. Các sản phẩm sắt II thường là thuốc và đã được đăng kí từ lâu

So sánh các chế phẩm bổ sung sắt hiện nay

Tháng Mười Một 6, 2017

50% các trường hợp thiếu máu là do thiếu sắt, vậy trong trường hợp này thiếu máu uống thuốc gì thì tốt? Thuốc sắtnào sẽ phù hợp với bạn?

Viên sắt bổ sung thường chứa dạng hoạt chất thuộc 2 dạng: muối sắt II và muối sắt III. Các dạng hoạt chất của muối sắt II và sắt III cũng khá đa dạng trên thị trường, tuy nhiên 2 đại diện của 2 nhóm là Sắt (II) sulfate (FS) và Sắt (III) hydroxide polymaltose complex( IPC) được quan tâm và nghiên cứu nhiều nhất. Vậy thiếu máu uống thuốc gì? Chỉ cần đánh giá qua 6 điểm sau đây, chúng tôi tin, bạn sẽ hoàn toàn lựa chọn được sản phẩm bổ sung sắt phù hợp với mình

Về hiệu quả: Nhiều nghiên cứu trên phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em đã chứng minh hiệu quả của 2 dạng muối sắt II và sắt III này đều tương đương trong việc điều trị bệnh thiếu máu.Theo một số nghiêm cứu, các chỉ số huyết học như HGB, PVC, MCV, MCH, MCHC, nồng độ sắt trong huyết thanh, nồng độ ferritin huyết thanh có vẻ nhỉnh hơn ở nhóm sử dụng IPC, tuy nhiên sự khác biệt là không quá lớn. Có thể nói, cả 2 nhóm khi sử dụng cùng một liều (tính theo sắt nguyên tố) đều cho hiệu quả điều trị ngang nhau. Thế nên, nói về hiệu quả thì bạn không cần phải phân vân về việc thiếu máu uống thuốc gì trong trường hợp này nhé.

Về khả năng hấp thu: Muối sắt II sẽ hấp thu trực tiếp vào cơ thể nhưng theo cơ chế thụ động không kiểm soát nên dễ gây dư thừa. Sắt III hấp thu từ từ do có cấu trúc tương tự ferritin dự trữ trong cơ thể không gây quá liều sắt. Muối sắt IPC được cho là dạng muối sắt III có độ ổn định tốt và khả năng vận chuyển ion sắt qua niêm mạc ruột tốt hơn so với các muối sắt III thông thường.

Về tác dụng phụ: Tác dụng phụ khi sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt là một vấn đề rất thường gặp. Các rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, ợ nóng, đau, táo bón và tiêu chảy là những phản ứng phụ thường gặp nhất, bất kể bạn sử dụng các loại sắt nào. Điểm trừ này là một yếu tố làm cản trở bệnh nhân tuân thủ lộ trình điều trị. Tỉ lệ các tác dụng phụ đường tiêu hóa dường như thường liên quan đến việc sử dụng các liều cao không cần thiết của sắt cũng được báo cáo. Có thể cần liều lượng sắt cao trong trường hợp thiếu máu.

Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3

Tỷ lệ các phản ứng phụ trên đường tiêu hóa của nhóm bệnh nhân sử dụng sắt II sulfat cao gấp đôi so với ở nhóm sử dụng IPC 50.9% với 26.5%. Tần suất buồn nôn, đau bụng và táo bón là như nhau ở 2 nhóm nhưng 25% bệnh nhân sử dụng sắt II sulfate phải trải qua tất cả các tác dụng phụ này trong khi tỷ lệ này là 1,9% ở nhóm bệnh nhân sử dụng IPC.

Vậy bệnh nhân thiếu máu uống thuốc gì? Rõ ràng là việc sử dụng chế phẩm sắt III (IPC) sẽ giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn cũng như giảm được nhiều tác dụng phụ khó chịu so với khi sử dụng chế phẩm sắt II.

Về cách dùng: Sử dụng sắt sulfat nên tránh xa bữa ăn, sau ăn 2h hoặc trước ăn 1h vì thức ăn có thể làm cản trở hấp thu sắt II. Ngược lại, IPC không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên khi sử dụng các chế phẩm có IPC, bạn không cần quá quan tâm xem nên sử dụng sản phẩm vào lúc nào.

Về dạng bào chế: hiện nay trên thị trường, viên uống bổ sung sắt thường có 3 dạng bào chế phổ biến: dạng viên nang, viên nén và dạng lỏng. Dạng lỏng thích hợp với trẻ em và người cao tuổi vì nó thường dễ uống, và tránh được những tác dụng phụ như dính thực quản, còn ở người già, phản xạ nuốt có thể giảm cộng thêm có hiện tượng giảm tiết nên đường uống cũng được ưu tiên hơn. Dạng viên nang và viên nén có đặc điểm là tiện dụng, độ ổn định cao, vì thế, nếu bạn không gặp vấn đề về cả 2 dạng bào chế này đều có thể sử dụng được.

Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3

Về giá cả: Các sản phẩm bổ sung sắt II thường có giá thấp hơn vì nguồn nguyên liệu rẻ tiền, trong khi sắt III như IPC là một nguồn nguyên liệu mới có sử dụng công nghệ cao để bào chế, vì thế sẽ có giá đắt hơn một chút. Trong một nghiên cứu so sánh chi phí khi bệnh nhân sử dụng IPC với nhóm bệnh nhân sử dụng Sắt II sulfat, tổng chi phí của 2 nhóm là như nhau vì chi phí để khắc phục những tác dụng không mong muốn của muối sắt II cao hơn hẳn ở nhóm sử dụng IPC.

Như vậy, đều có hiệu quả như nhau, chi phí điều trị như nhau, bạn sẽ chọn một sản phẩm tiện dùng, ít tác dụng phụ hơn hay là một sản phẩm mà phải luôn lo nghĩ trong đầu rằng giờ nào mình sẽ ăn uống thuốc và kèm theo đó là phải chịu đựng thêm vài cơn táo bón hay đau bụng? Thiếu máu uống thuốc gì đây? Hãy là một người tiêu dùng thông thái. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800 0016, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn giải đáp.

  • Share
  • Tweet
  • Pin
  • LinkedIn
0shares
ĐẶT MUA ONLINE

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVISURE SAFOLI có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0065 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3

Avisure safoli là thuốcgiúp điều trị và dự phòng thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai:

– Sản phẩm bổ sung 50mg sắt nguyên tố (dưới dạng sắt (III) hydroxyd polymaltose) và 350mcg acid folic, đáp ứng đủ lượng sắt và acid folic theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới cho phụ nữ có thai.(*)

- IPC khác biệt với dạng sắt (II) sullfate nhờ có độ an toàn cao, độc tính thấp do không có ion sắt tự do. Dạng sắt không ion hóa của IPC làm giảm kích ứng dạ dày, giúp bệnh nhân dung nạp tốt hơn khi điều trị các triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt trong thời gian dài.

– Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nang mềm, tiện dùng, gọn nhẹ.

(*)WHO recommendations on antenatal care for a positive pregnancy experience,2016

Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.



Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3
Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3


ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt,...Tức ngực, khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực,...Chán ăn, tiêu chảy,...Móng tay khô dễ gãy, tóc khô, dễ rụng...Phụ nữ mang thai,...Đã có kết quả xét nghiệm máu,...

TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Gọi cho chúng tôi để nhận những chia sẻ hữu ích về bệnh thiếu máu

ĐẶT CÂU HỎI

HOTLINE MIỄN CƯỚC

1800.0065

ĐIỂM BÁN

  • Hà Nội
  • TP.Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng
  • Các Tỉnh Khác

VIDEOS

TIN TỨC NỔI BẬT

  • Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3
    Bổ sung axit folic cho bà bầu đúng khuyến cáo WHO | Avisure Safoli
  • Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3
    Chóng mặt khi mang thai – Dấu hiệu không thể xem thường | Avisure Safoli
  • Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3
    Thời điểm uống sắt hợp lý nhất mẹ bầu nào cũng nên biết
  • Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3
    Loại sắt Tốt, Đáp ứng Đủ nhu cầu theo từng giai đoạn mang thai
  • Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3
    Loại sắt tốt cho bà bầu nào được tin dùng? | Avisure Safoli

Vì sao mẹ bầu cần bổ sung chất sắt?

Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3

Thành phần sắt cần thiết trong quá trình mang thai

Sắt là thành phần tổng hợp nên hemoglobin, một chất trong hồng cầu nắm nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể mẹ và thai nhi. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ sẽ phải cung cấp máu và oxy để nuôi em bé. Do đó, nhu cầu về chất sắt cũng cần tăng lên để có thể cung cấp đủ lượng máu cho cơ thể mẹ, đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe. Bên cạnh đó, sắt còn giúp hệ thống miễn dịch duy trì sự khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm khuẩn.

Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ cũng có thể gây nên các biến chứng như sinh non, sinh con nhẹ cân, thai chết lưu… Vì vậy, nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, hãy nhanh chóng điều trị và bổ sung thêm chất sắt, tránh để tình trạng này kéo dài và gây nên những mối nguy hiểm đến mẹ và bé.

Mẹ bầu hãy lưu ý đến các dấu hiệu thiếu sắt như mệt mỏi, uể oải, thường xuyên cảm thấy choáng váng và hoa mắt. Nếu thấy các triệu chứng này xuất hiện, thai phụ nên gặp bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Xem ngay: Bệnh thiếu máu thiếu sắt là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Lựa chọn Sắt (II) hay sắt (III)

Ion sắt tồn tại ở hai hóa trị phổ biến là Sắt (III) (ferric) và Sắt (II) (ferrous). Quá trình hấp thu sắt trong cơ thể bắt đầu ở dạ dày nhưng chủ yếu là tại hành tá tràng và đoạn đầu ruột non. Khi đi vào đường ruột, Fe2+ được hấp thu trực tiếp, còn Fe3+ phải được khử thành Fe2+ rồi mới được hấp thu qua niêm mạc ruột vào máu. Do đó, các thuốc chứa Fe2+ có khả năng hòa tan và hiệu suất hấp thu tốt hơn hẳn so với Fe3+ (một số nghiên cứu đánh giá là gấp đôi so với Fe3+). Tuy nhiên nhược điểm của Sắt (II) là khả năng hấp thu bị ảnh hưởng mạnh bởi các loại thực phẩm và các loại thuốc khác (điều đó lí giải tại sao nên uống sắt lúc đói), và gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như mình đã đề cập ở Phần 2.

Sắt (II) thường có trong một số hoạt chất sau đây:

Sắt sulfat

Loại này chứa khoảng 20% sắt nguyên tố. Là loại sắt vô cơ, có độ pH thấp nên dễ gây tác dụng phụ lên dạ dày. Ưu điểm của loại này là được hấp thu nhanh với tỉ lệ cao (cao nhất trong số các hợp chất sắt II). Một số sản phẩm chứa sắt sulfat như:

Tardyferon B9

Xuất xứ từ Pháp. Trong 1 viên Tardyferon B9 có chứa 50mg sắt nguyên tố.

Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3

Nature Made Iron 65mg

Xuất xứ từ Mỹ. Như tên gọi, trong mỗi viên thuốc có chứa 65mg sắt nguyên tố. Sản phẩm đóng lọ từ 180-365 viên, đủ uống từ vài tháng đến cả năm.

Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3

Sắt fumarate

Hàm lượng sắt nguyên tố trong sắt fumarate là 33%. Trong một liều 325mg sắt fumarate có khoảng 106mg sắt nguyên tố. Một số sản phẩm chứa sắt fumarate như:

Vitabiotic Feroglobin

Xuất từ từ Anh. Mỗi viên thuốc có chứa 24mg sắt nguyên tố.

Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3

Fumafer Corbiere

Xuất từ từ Pháp, cùng một hãng sản xuất với sản phẩm Calcium Corbiere nổi tiếng. Trong một viên thuốc có chứa 60mg sắt nguyên tố.

Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3

Hematoferol SR

Xuất xừ từ Anh, mỗi viên thuốc có chứa 28mg sắt nguyên tố.

Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3

Iron Melts

Xuất xứ Thụy Sĩ. Là viên nén nhai (nhai kĩ trước khi nuốt), hàm lượng sắt nguyên tố trong mỗi viên khá thấp, chỉ khoảng 5mg.

Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3

Ferrovit

Thương hiệu xuất xứ từ Thái Lan. Mỗi viên Ferrovit có chứa khoảng 53mg sắt nguyên tố.

Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3

Sắt gluconate

Là loại sắt hữu cơ có chứa 12% sắt nguyên tố trong thành phần, thấp nhất trong số các loại Sắt (II) phổ biến. Loại này có pH trung tính hơn nên ít gây kích ứng dạ dày hơn. Một số sản phẩm chứa Sắt gluconat như:

Mason Nature Ferrous gluconate

Xuất xứ từ Mỹ. Lọ 100 viên với mỗi viên chứa 27mg sắt nguyên tố.

Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3

Dactus

Xuất xứ từ Cộng hòa Ship. Mỗi viên chứa 35mg sắt nguyên tố.

Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3

Sắt (III) tuy không có lợi thế về khả năng hấp thu như Fe (II) nhưng chúng lại có lợi thế là không độc, ít gây tác dụng phụ và khả năng tương thích sinh học cao. Từ cuối thế kỉ XX, với sự tiến bộ của công nghệ vật liệu, các chế phẩm chứa Sắt (III) đã được nghiên cứu nhiều và dần đưa vào thực tiễn. Hiện nay, các chế phẩm chứa Sắt (III) trên thị trường hầu hết là sắt hữu cơ trong đó phân tử sắt được kết hợp với các phân tử hữu cơ như Polysaccharide, Lipid, Protein.

Một số sản phẩm Sắt (III) trên thị trường hiện nay như:

Fogyma

Có hoạt chất là Sắt (III) hydroxyd polymaltose, được bào chế dưới dạng dung dịch, mỗi ống chứa 50mg sắt nguyên tố.

Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3

Maltofer Fol

Xuất xứ Thụy Sĩ. Maltofer cũng chứa thành phần Sắt (III) hydroxyd polymaltose, dạng viên nén nhai, trong mỗi viên có 100mg sắt nguyên tố.

Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3

Ferrumplus

Xuất xứ Châu Âu. Là sản phẩm sắt (III) Pyrophostphate được bọc trong một lớp màng chất béo gọi là liposome. Cấu trúc này được công bố là có khả năng hấp thu cao gấp 5 lần sắt fumarate. Sản phẩm bào chế dưới dạng viên nang với mỗi viên chứa 30mg sắt nguyên tố, dạng siro có 30mg sắt nguyên tố trong 5ml.

Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3

Ferlatum

Xuất xứ từ Italia. Thành phần có chứa Sắt (III) Protein Succinylat, được bào chế dạng dung dịch uống với mỗi 15ml dung dịch có chứa 40mg sắt nguyên tố.

Sự khác nhau giữa sắt 2 và sắt 3