Tác dụng phụ của thuốc phì đại tuyến tiền liệt

Khi bị phì đại tuyến tiền liệt nên uống thuốc gì? Có những loại thuốc gì giúp điều trị phì đại tiền liệt tuyến lành tính? Nên chọn thuốc Tây y hay thuốc Đông y chữa phì đại tuyến tiền liệt?… là những câu hỏi và quan tâm chung của nam giới khi bị mắc phì đại tuyến tiền liệt. Mời bạn cùng tuyentienliet.com.vn tìm câu trả lời ngay dưới đây nhé. 

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới

Tuyến tiền liệt là gì?

Tuyến tiền liệt ở nam giới là một tuyến nằm dưới đáy bàng quang, nằm ở phía trước túi tinh và đầu thừng tinh đồng thời nằm sau ống niệu đạo. Chức năng tuyến tiền liệt chủ yếu tiết ra dịch nhầy hòa lẫn cùng tinh dịch, nuôi dưỡng và bảo vệ tinh dịch khỏi các tác nhân gây hại.

Kích thước tuyến tiền liệt phát triển đều từ khi nam giới mới sinh ra đến lúc trưởng thành (khoảng 18 – 20 tuổi) thì giữ nguyên với mức trọng lượng khoảng 20g – 25g, hình dạng gần giống như quả óc chó.

Tác dụng phụ của thuốc phì đại tuyến tiền liệt

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt là gì?

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt là căn bệnh do các tế bào tuyến tiền liệt lành tính tiếp tục phình to gây ra. Các tế bào này lớn dần theo từng ngày và liên kết tạo thành khối u phì đại (khối u xơ lành tính) bên trong tuyến tiền liệt. Đây không phải là bệnh ung thư.

Phì đại tuyến tiền liệt còn có các tên gọi Y khoa khác như: bệnh phì đại tiền liệt tuyến, phì đại tuyến tiền liệt lành tính, u xơ tiền liệt tuyến, u xơ tuyến tiền liệt; bệnh xuất hiện từ trước nhưng thường biểu hiện ra bên ngoài khi nam giới bước vào độ tuổi trung niên ngoài 50 tuổi.

Tác dụng phụ của thuốc phì đại tuyến tiền liệt

Các dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt dễ gặp nhất là chứng rối loạn tiểu tiện. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng như: tổn thương thận, bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh.

Chi tiết: Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới

Nguyên tắc điều trị u xơ – phì đại tuyến tiền liệt

Để điều trị u xơ – phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả từ bên trong, các loại thuốc điều trị cần tác động vào cả 2 yếu tố chính gây bệnh đó là:

  • Yếu tố 1: trọng lượng và kích thước của tuyến tiền liệt lớn => chèn ép vào các bộ phận xung quanh.
  • Yếu tố 2: trương lực của cơ trơn trong tuyến tiền liệt và cổ bàng quang không đều (hoặc bị mất kiểm soát khi bệnh nặng) => gây rối loạn đường tiểu tiện, các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.

Uống thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt ngoài việc hỗ trợ điều trị bệnh từ bên trong, làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh, nó còn giúp người bệnh “né” được các ca phẫu thuật mổ khối u phì đại tuyến tiền liệt đau đớn, tổn hại sức khỏe. Đây là phương pháp được đa số người bệnh ở giai đoạn nhẹ, kích thước khối u phì đại chưa quá lớn lựa chọn điều trị.

Tác dụng phụ của thuốc phì đại tuyến tiền liệt

Thuốc Tây chữa trị phì đại tuyến tiền liệt

Uống thuốc theo toa (đơn) thuốc

Thuốc theo toa (đơn) thuốc là các loại thuốc do bác sĩ chuyên khoa kê đơn để điều trị bệnh phù hợp với từng bệnh nhân sau khi đã thăm khám. Đây thường là các loại dược phẩm có dược tính mạnh nên cần phải uống đúng theo liều lượng, chỉ định khuyên dùng nhằm tránh gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh (mục 28 – Điều 2 – Luật Dược năm 2016).

1.Thuốc kháng Androgen (ức chế 5 Alpha)

Thuốc kháng Androgen thường dùng là:

  • Finasterid (Proscar, Propecia).
  • Có tài liệu ghi chép loại thuốc Dutasteride (Avodart) có tác dụng tương đương Finasterid (Proscar). Tuy nhiên, trên thực tế Dutasteride (Avodart) được dùng trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt phổ biến hơn.

Kháng Androgen có tác dụng:

Tác dụng phụ của thuốc phì đại tuyến tiền liệt
Thuốc Finasterid (Proscar)
  • Hạn chế sự chuyển hóa từ hormone testosterol sang DHT (Dihydrotetosterone) => từ đó ức chế làm chậm sự phát triển của các tế bào tuyến tiền liệt lành tính và đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại.
  • Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh nhờ việc làm giãn các mô cơ trơn tuyến tiền liệt.

Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự dư thừa Dihydrotetosterone (DHT) ở nam giới tuổi trung niên là yếu tố chính kích thích các tế bào tuyến tiền liệt lành tính phì đại mạnh mẽ. (DHT là hormone được chuyển hóa từ hornmone testesterol, tập trung khoảng 70% ở tuyến tiền liệt). Vì vậy, việc dùng kháng Androgen vào chữa trị phì đại tuyến tiền liệt có thể coi như điều trị từ chính căn nguyên bệnh.

Tác dụng phụ: đau đầu, mệt mỏi, làm giảm cương dương, có thể làm giảm ham muốn tình dục, gây xuất tinh ngược dòng. Thuốc chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai vì có khả năng gây dị tật bẩm sinh.

2. Thuốc kháng Alpha 1 (ức chế Alpha blockes)

Một số loại thuốc Alpha 1 thường chỉ định:

Tác dụng phụ của thuốc phì đại tuyến tiền liệt
Thuốc Alfuzosin (Xatral)
  • Alfuzosin (Xatral, Uroxatral)
  • Terazosin (Hytrin)
  • Doxazosin (Cardura)
  • Tamsulosin (Flomax)
  • Prazosin.

Tác dụng của Alpha blockes:

  • Làm giãn các cơ trơn thành mạch tuyến tiền liệt và các cơ cổ bàng quang => mở rộng kích thước ống niệu đạo giúp dòng nước tiểu thoát dễ dàng hơn.
  • Thuốc Alpha 1 làm giảm đáng kể các triệu chứng bệnh như: tiểu rắt, tiểu đêm, tiểu són, khó tiểu, bí tiểu, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm… giúp người bệnh dễ chịu hơn nhưng chúng không thể làm chậm sự phát triển khối u xơ – phì đại tuyến tiền liệt. Vì vậy, thuốc Alpha 1 thường được dùng kết hợp với Finasterid trong chữa trị bệnh.

Tác dụng phụ: có thể là đau đầu, đôi khi choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, làm hạ huyết áp, ngạt mũi.

3. Thuốc làm giảm triệu chứng bệnh

Phì đại tuyến tiền liệt kèm theo các triệu chứng rối loạn tiểu tiện khiến công việc, cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh bị đảo lộn. Vì vậy, một số đơn thuốc thường kê kèm thêm các loại dược phẩm giúp người bệnh giảm các triệu chứng bệnh.

  • Desmopressin: là thành phần thuốc làm hạn chế tiểu đêm nhiều lần. Nó hoạt động bằng cách làm chậm quá trình lọc nước tiểu của thận từ 6 – 8 giờ; đồng thời hạn chế cảm giác mót tiểu về đêm giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
  • Tác dụng phụ của thuốc phì đại tuyến tiền liệt
    Thuốc Tadalafil (Cialis)

    Thuốc ức chế PDE-5 (phosphodiesterase-5): Tadalafil có khả năng làm thư giãn các cơ tuyến tiền liệt gần cổ bàng quang, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận Tadalafil (Cialis) là thành phần duy nhất trong nhóm PDE-5 được phép dùng vào việc điều trị phì đại tuyến tiền liệt.

  • Mirabegron (Betmiga): Đây là loại thuốc có tác dụng cải thiện chứng đi tiểu nhiều lần hoặc tiểu gấp, tiểu vội nhưng khi đi tiểu chỉ rặn được rất ít nước tiểu.
  • Nhóm kháng cholinergic: thuốc dùng trong trường hợp người bệnh gặp các chứng tiểu đột ngột, bí tiểu, khó tiểu hoặc rò rỉ nước tiểu.

Thuốc không bán theo đơn

Thuốc không theo toa có thể được quảng cáo, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các nhà thuốc. Tuy nhiên, để chắc chắn về tác dụng thuốc cũng như sự an toàn sức khỏe, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

  • Tadenal: là dịch chiết cây mận châu Phi Pygeum africanum có tác dụng chống tăng sinh ở nguyên bào sợi tế bào tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì (FDA) nó vẫn cần nhiều thử nghiệm lâm sàng hơn để xác định hiệu quả điều trị bệnh.
  • Permixon: là dịch chiết lipidosterol của cây Serenoa repens (cây cọ lùn) chứa acid béo tự do hoặc ester hoá (97%), có tác dụng cải thiện các chứng rối loạn của tiểu tiện liên quan đến phì đại tiền liệt tuyến.

Chữa trị phì đại tiền liệt tuyến bằng thuốc Đông Y

Hiện tại có 2 loại thuốc Đông Y người Việt thường lựa chọn là:

  • Thuốc Nam: các cây thuốc mọc tại Việt Nam và được nghiên cứu và ứng dụng vào trị bệnh.
  • Thuốc Bắc: các bài thuốc y học cổ truyền có xuất xứ từ Trung Quốc.

Lý do khiến nhiều người lựa chọn thuốc Đông y chữa phì đại tuyến tiền liệt là vì:

  • Thuốc Đông y có độ lành tính cao, ít tác dụng phụ nên phù hợp với nhiều người, đặc biệt là người bệnh có sức khỏe yếu.
  • Từng chữa khỏi nhiều bệnh thông thường bằng thuốc Đông y nên có độ tin tưởng cao.
  • Cơ địa người bệnh không hợp thuốc Tây bệnh thuyên giảm chậm hoặc do không chịu được tác dụng phụ của thuốc Tây.

Uống thuốc Nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt

Dùng cây trinh nữ hoàng cung 

Cách làm: lấy 3 lá trinh nữ hoàng cung tươi, rửa sạch, thái nhỏ và sao khô đến khi lá hơi vàng thì bắc xuống. Dùng thành phẩm này pha với nước nóng và uống liên tục trong vòng 1 tuần và nghỉ dừng uống 1 tuần. Sau đó lại tiếp tục uống ở tuần thứ 3. Uống luân phiên như vậy trong vòng 2 tháng và chờ kết quả.

Từ khoảng năm 1989-1990, Trinh nữ hoàng cung được sử dụng trong điều trị u xơ tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền tiền liệt, u xơ cổ tử cung. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, Trinh nữ hoàng cung có chứa đến 32 loại alkaloids. Các loại Alkaloid này đều có tác dụng ức chế phân bào, hạn chế được sự phát triển của khối u xơ tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt.

Uống Náng hoa trắng điều trị phì đại tuyến tiền liệt

Tác dụng phụ của thuốc phì đại tuyến tiền liệt
Cây Náng hoa trắng

Bài thuốc từ cây Náng hoa trắng:

Chuẩn bị:

  • Lá náng hoa trắng khô: 6g
  • Cây xạ đen: 40g
  • Ké đầu ngựa: 10g

Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu trên và cho vào sắc với khoảng 1,5 lit nước lọc. Khi nồi sôi vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng 20 phút rồi bắc xuống. Để nước sắc nguội, dùng uống sau bữa ăn 3 lần/ngày. Không uống nước sắc khi đã để qua đêm. Thực hiện liên tục 6 tuần và theo dõi kết quả.

Hoặc người bệnh cũng có thể dùng lá náng hoa trắng (đã sao vàng) hãm nước trà uống hàng ngày và chờ kết quả.

Năm 2008, đề tài nghiên cứu dùng cây Náng hoa trắng điều trị phì đại tuyến tiền liệt của tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt (Nguyên Viện phó Viện Dược Liệu TW ) được công bố kết quả cho thấy:

  • Trong cây Náng hoa trắng có chứa lượng Alkaloid cao gấp 2 lần so với Trinh nữ hoàng cung.
  • Hàm lượng chất xanh trong Náng hoa trắng cũng cao hơn Trinh nữ hoàng cung, chỉ cần 1 lá Náng hoa trắng đã nặng bằng cả 1 cây trinh nữ hoàng cung.

Tìm hiểu: Cây náng hoa trắng

Với nam giới mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt nhưng do nhiều yếu tố không thể sắc uống cây Náng hoa trắng nguyên chất thì có thể tham khảo thêm thực phẩm chức năng được chiết xuất từ cây náng hoa trắng giúp hỗ trợ điều trị bệnh phì đại tiền liệt tuyến như sản phẩm Vương Bảo.

Với công dụng:

  • Ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt. Cải thiện các các triệu chứng tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết…
  • Hỗ trợ trong điều trị bệnh phì đại lành tính tiền liệt tuyến.

Vương Bảo là sản phẩm kết hợp đặc điểm của bài thuốc Nam từ Náng hoa trắng và có ưu điểm tiện lợi, dễ dàng sử dụng. Hơn nữa, do công nghệ bào chế hiện đại, sản phẩm đã được loại bỏ các thành phần không cần thiết, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu hơn.

Tác dụng phụ của thuốc phì đại tuyến tiền liệt
Vương bảo hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt

Hạt bí đỏ

Cách dùng: mỗi ngày nam giới nên ăn khoảng 50g – 100g hạt bí đỏ để điều trị cũng như phòng ngừa bệnh phì đại tuyến tiền liệt.

Hạt bí đỏ cũng được chứng minh có khả năng hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Hoạt chất delta 7 -phytosterol trong hạt bí đỏ có tác dụng hỗ trợ làm giảm nồng độ DHT, giúp ức chế và làm chậm quá trình phát triển khối u xơ tiền liệt tuyến.

Dùng thuốc Bắc chữa u xơ tiền liệt tuyến

Bài thuốc 1: Hoàng liên giải độc thang

Tác dụng phụ của thuốc phì đại tuyến tiền liệt
Ngân hoa

Nguyên liệu:

  • Sơn chi, xích linh, hoàng thạch, hoàng liên, ngân hoa, ngưu tất: mỗi vị 12g
  • Hoàng bá, hoàng cầm, sa tiền, biển xúc: mỗi vị 12g
  • Đăng tâm: 4g
  • Đại hoàng, địa, đinh, mộc thông, cù mạch: mỗi vị 10g
  • Cam thảo: 6g

Cách sắc thuốc và cách dùng:

  • Cho thang thuốc trên vào ấm thuốc (tốt nhất là loại ấm bằng đất sét, hoặc có thể dùng các loại ấm sắc điện hiện nay).
  • Đổ 3 bát nước con vào ấm và sắc.
  • Khi ấm thuốc sôi, đun nhỏ lửa đến khi còn khoảng 1 bát thuốc thì chắt ra một bát lớn.
  • Tiếp tục thực 5 lần sắc tiếp theo cho đến khi nước thuốc chỉ còn nhạt (giống như lần đầu).
  • Khi thu được 6 bát nước thuốc, đổ lẫn vào nhau và để nguội, sau đó bảo quản vào tủ lạnh uống dần.
  • Ngày uống 3 bát chia làm 3 lần sau các bữa ăn khoảng 30 phút. Hâm lại thuốc cho ấm trước khi uống.
  • Một thang (6 bát) thuốc uống trong 2 ngày thì sắc thang mới. Hoặc dùng theo chỉ định của thầy thuốc

Đối tượng: Người bệnh có các triệu chứng: tiểu rắt kèm tiểu buốt, đi tiểu không thoải mái, có cảm giác tiểu không hết, đi tiểu nhiều lần, đi tiểu ra máu, đau bụng dưới, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.

Bài thuốc 2: Tả qui hoàn

Nguyên liệu:

  • Thục địa: 32g
  • Kỉ tử, thỏ ti tử: mỗi vị 26g
  • Quy giao, hoài sơn,  lộc giao: mỗi vị 16g
  • Long cốt, mẫu lệ, thục địa, hoài sơn, ngưu tất: mỗi vị 12g
  • Sơn thù, sa uyển, quy đầu, khiếm thực, đỗ trọng, liên tu: mỗi vị 10g
  • Lộc giác: 8g
  • Phụ tử, nhục quế: mỗi vị 8g

Cách sắc thuốc và cách dùng: tham khảo ở bài thuốc 1.

Đối tượng: Áp dụng cho người bệnh có các triệu chứng: tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần,  đi tiểu có lẫn tinh, chân lạnh, đau mỏi lưng, người mệt, đắng lưỡi, tinh thần uể oải, mặt trắng nhợt nhạt, lưỡi nhạt, thiếu sức sống.

Bài thuốc 3: Bổ trung ích khí.

Tác dụng phụ của thuốc phì đại tuyến tiền liệt
Hạt kỷ tử

Nguyên liệu:

  • Trần bì, cam thảo: mỗi vị 6g
  • Chích thảo: 4g
  • Hoàng kì: 20g
  • Thăng ma, kỷ tử, trần bì, phục linh, hoàng kỳ, hoài sơn  : mỗi vị 12g
  • Bạch truật, qui đầu: mỗi vị 24g
  •  Đẳng sâm: mỗi vị 36g
  • Sài hồ: 16g
  • Liên nhục, thỏ ti tử: mỗi vị 10g

Cách sắc thuốc và cách dùng: tham khảo ở bài thuốc 1.

Đối tượng: Dùng khi người bệnh bị triệu chứng: khó tiểu, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần, tiểu có kèm dịch đục, chân tay lạnh, mồ hôi chảy nhiều, người yếu, hay mệt mỏi, không có sức, hơi thở ngắn, sắc mặt không tươi, lưỡi nhạt bệu, béo bệu.

Bài thuốc 4: Tri bá địa hoàng hoàn

Nguyên liệu:

  • Đan bì, hoàng bá, bạch linh, trạch tả: mỗi vị 9g
  • Bạch linh, tì giải, ô dược, ích trí nhân: mỗi vị 20g
  • Thục địa: 24g
  • Hoài sơn, sơn thù: mỗi vị 12g
  • Cam thảo: 6g
  • Tri mẫu: 10g

Cách sắc thuốc và cách dùng: tham khảo ở bài thuốc 1.

Đối tượng: Dùng cho người bệnh có các triệu chứng rối loạn, sinh dục, tiểu ít, nước tiểu đỏ, tiểu không tự chủ, tiểu rắt, tiểu tiện và đại tiện đều có dịch đục, ra mồ hôi nhiều, di tinh, đau lưng, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, lưỡi đỏ, chân tay mỏi.

Các phương pháp điều trị khác

Tác dụng phụ của thuốc phì đại tuyến tiền liệt
Châm cứu bấm huyệt (hình ảnh minh họa)

Châm cứu bấm huyệt

  • Châm cứu: Dùng kim châm vào các huyệt dũng tuyền, tam âm giao, huyệt huyết hải. Thực hiện 1 – 2 lần/ngày. Điều trị 10-15 ngày thì nghỉ 5 ngày.
  • Cách tự bấm huyệt: dùng ngón tay cái bấm thẳng vào huyệt dũng tuyền, tam âm giao, huyết hải để đạt được hiệu quả tốt. Ngày xoa bấm 1-2 lần. Nên làm thường xuyên hàng ngày.
  • Điện châm: phương pháp này giúp tăng cường kích thích các huyệt vị. Nên chọn chế độ xung liên tục, cường độ dòng xung vừa phải để bệnh nhân chịu đựng được. Thời gian lưu kim khoảng 15 phút. Ngày châm 1 lần, 10-15 ngày thực hiện một liệu trình điện châm. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém vì người bệnh phải mua máy điện châm.

Điều trị từ bên ngoài

Ngoài các biện pháp điều trị nội khoa bên trong bằng thuốc, người bệnh cùng tham khảo thêm một số cách bôi dán từ bên ngoài như:

  • Dùng 2 củ tỏi to và một lượng diêm tiêu thích hợp. Giã nát tỏi và diêm tiêu, trộn đều, đắp vào rốn. Thực hiện mỗi ngày 2 lần sáng – tối, mỗi lần đắp từ 3 – 4 tiếng rồi bỏ đi.
  • Chuẩn bị một nhánh tỏi + 1/6 thìa cafe chi tử + vài hạt muối trắng đem trộn đều. Sau đó đắp vào rốn và dùng băng gạc băng lại. Thực hiện ngày 2 lần.
  • Dùng 300g muối trắng (loại hạt to) cho nên chảo sao nóng già. Đổ ra bọc vào 2 lớp vải sạch, buộc túm miệng rồi đem chườm bụng dưới. Khi muối nguội lại đem rang và chườm tiếp tục. Thực hiện ngày 1 lần, mỗi lần khoảng 30 phút.
  • Lấy 2 con ốc rửa sạch, 2 nhánh hành, giã nát, bôi vào huyệt quan nguyên (nằm dưới rốn khoảng 7 – 8 cm)

Người bệnh phì đại tuyến tiền liệt nên ăn gì?

Thực phẩm nên ăn

Tác dụng phụ của thuốc phì đại tuyến tiền liệt
Cà chua rất có lợi cho người mắc phì đại tuyến tiền liệt
  • Cá và các loại hải sản: cá hồi, cá basa, cá chích, cá mòi, tôm, cua, hàu… là các loại thực phẩm chứa nhiều Omega3 giúp làm giảm tình trạng viêm sưng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
  • Cà chua: Với hàm lượng vitamin A, C, K, B6, kali, folate… và chất chống oxy hóa dồi dào, cà chua là thực phẩm giúp làm giảm sự tăng sinh tuyến tiền liệt và phòng ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt rất tốt.
  • Các loại đậu, đặc biệt là đậu nành và đậu xanh: trong các loại đậu có chứa nhóm flavonoid giúp ngăn ngừa u xơ tuyến tiền liệt rất tốt.
  • Các loại rau cải: giúp tăng cường chất xơ và điều trị tổn thương, viêm sưng ở bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
  • Thực phẩm cần hạn chế

Thực phẩm nên tránh

  • Bên cạnh các loại thực phẩm tốt giúp hỗ trợ điều trị bệnh, người bệnh nên hạn chế một số ăn các loại gan, mỡ động vật và các loại gia vị có tính cay nóng như: hạt tiêu, ớt, tỏi, gừng…
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. Các loại đồ uống này ngoài làm mất tác dụng của thuốc, khiến bệnh trầm trọng thêm, nó còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và là nguyên nhân gây phát sinh nhiều bệnh.

Có lẽ bạn sẽ cần: