Tại sao phải kích trứng

Kích trứng [kích thích buồng trứng] là một khái niệm không xa lạ đối với những cặp vợ chồng gặp phải tình trạng vô sinh hiếm muộn. Đây là một bước quan trọng được sử dụng trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là thụ tinh trong ống nghiệm [IVF] để giúp người phụ nữ có đủ trứng/ nang noãn để tạo phôi trong IVF hoặc để sẵn sàng đón nhận tinh trùng trong IUI. Để IVF có tỷ lệ thành công cao thì ngay từ bước kích trứng, chị em cần sinh hoạt điều độ và sử dụng thuốc đúng theo phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định.

1. Thuốc kích trứng là gì?

Thuốc kích trứng là các loại thuốc nội tiết giúp trứng phát triển đến trưởng thành, chín và sau đó rụng. Thuốc rụng trứng có hai dạng là dạng uống và dạng tiêm, tùy vào từng trường hợp bệnh lý mà bác sĩ chỉ định cho chị em.

2. Tại sao các mẹ vô sinh hiếm muộn cần sử dụng thuốc kích trứng?

Mỗi chu kỳ kinh nguyệt, chị em trong độ tuổi sinh sản sẽ rụng một trứng. Khi đó có vài chục đến hàng trăm nang noãn cạnh tranh phát triển nhưng chỉ có duy nhất một nang noãn trong buồng trứng phát triển vượt trội và phóng noãn. Các nang còn lại sẽ bị thoái hóa. Trong trường hợp có thai tự nhiên, tứng rụng trong cơ thể kết hợp với tinh trùng tạo thành phôi thai.

Sử dụng thuốc kích trứng nhắm tăng khả năn thành công khi điều trị vô sinh hiếm muộn với mục đích làm tăng nội tiết tố trong cơ thể kích thích nhiều nang noãn trưởng thành giúp tăng khả năng tinh trùng gặp trứng, tỷ lệ phôi thai hình thành cũng tăng lên.

3. Thời điểm tiêm thuốc kích trứng

Thuốc kích trứng được sử dụng vào ngày thứ 2 chu kỳ kinh nguyệt. Dựa vào mục đích, tình trạng sức khỏe, bệnh lý, độ tuổi… mà bác sĩ sẽ chọn một phác đồ điều trị riêng cho mỗi người.

Chị em cần dùng thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để an toàn và đạt hiệu quả cao. Không tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc gây tác hại xấu cho sức khỏe.

4. Quá trình tiêm thuốc kích trứng

Thời gian tiêm thuốc kích trứng thường kéo dài khoảng 10 – 12 ngày và được cố định tại một thời điểm trong ngày. Vào ngày thứ 6 – ngày 8 – ngày 10 dùng thuốc, các mẹ sẽ được hẹn thăm khám siêu âm, xét nghiệm, khám tiền gây mê để bác sĩ theo dõi sự phát triển của các mang trứng.

Sau khi dùng thuốc kích trứng 5 ngày, chị em sẽ dùng thêm thuốc ngăn rụng trứng song song.

Khi số lượng trứng trưởng thành đạt kích thước yêu cầu, chị em được tiêm thuốc rụng trứng cách thời điểm lấy trứng khoảng 35-36 giờ. Chị em sẽ được thông báo để quan hệ tự nhiên hoặc tiến hành thụ tinh nhân tạo hay tiến hành thủ thuật chọc trứng chuẩn bị cho quá trình thụ tinh trong ống nghiệm IVF.

5. Các loại thuốc được dùng trong quá trình kích trứng

Thuốc kích thích nang noãn phát triển: bổ sung nội tiết FSH và LH giúp phát triển nhiều nang noãn cùng lúc. Phụ thuộc vào đặc điểm từng bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định thành phần và liều thuốc.

Thuốc ức chế phóng noãn có tác dụng kiểm soát hiện tượng phóng noãn trong quá trình kích thích buồng trứng, không để hiện tượng này xảy ra sớm khi noãng chưa đạt kích thước tiêu chuẩn.

Thuốc gây trưởng thành và phóng noãn: nhằm gây trưởng thành và phóng noãn, sử dụng khi nang noãn đã đạt kích thước.

6. Cách sử dụng thuốc kích trứng

Chủ yếu các loại thuốc kích thích buồng trứng hiện tại được dùng qua 3 đường: đường uống, tiêm dưới da [tiêm quanh rốn cách rốn 3 – 5cm], tiêm bắp [tiêm mặt trong đùi hoặc tiêm mông].

Bạn cần tiêm thuốc đúng buổi để đạt hiệu quả cao nhất [tiêm vào buổi sáng hoặc tiêm vào buổi chiều]. Nếu có thể có định vào một khung giờ trong ngày thì tốt nhất. Tuy nhiên thời gian tiêm thuốc có thể dao động muộn hơn hoặc sớm hơn trong khoảng 2 tiếng so với mũi tiêm của ngày hôm trước.

Đối với các mẹ làm thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm, mũi tiêm rụng trứng cần tiêm đúng giờ hoặc có thể chênh lệch trong vòng 30 phút. Nếu bạn tiêm thuốc chênh lệch nhiều giờ so với giờ quy định, bạn cần báo cho bác sĩ điều trị.

Tiêm kích trứng là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản được sử dụng phổ biến trên lâm sàng hiện nay, nhất là ở những trường hợp vô sinh hiếm muộn có chỉ định thụ tinh nhân tạo IUI hay thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Vậy điều gì sẽ xảy ra sau khi được tiêm thuốc kích trứng?

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ vô sinh hiếm muộn ngày càng tăng cao. Trung bình cứ 6 - 7 cặp vợ chồng sẽ có một cặp hiếm muộn. Vô sinh hiếm muộn có thể xảy ra tần suất khác nhau giữa các vùng miền với nhiều nguyên nhân. Ở Việt Nam, đa phần vô sinh nữ giới do vấn đề về rối loạn rụng trứng và tắc ống dẫn trứng, còn ở nam giới chủ yếu do các bất thường ở tinh trùng. Bởi vậy, tiêm kích trứng là phương pháp tăng cơ hội thụ thai đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn.

Ở những phương pháp cũ, mỗi bệnh nhân sẽ phải tiêm khoảng từ 15 - 35 mũi tiêm tùy theo phương pháp và loại thuốc sử dụng cũng như đáp ứng của cơ thể với thuốc. Để giảm gánh nặng cho điều trị do tiêm thuốc cho bệnh nhân, hiện nay đã có những loại thuốc tiêm kích trứng mới phù hợp với từng cá thể, số lượng mũi tiêm cũng giảm xuống còn khoảng 7 mũi tiêm trong một chu kỳ kích trứng.

Phương pháp tiêm thuốc kích trứng cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định

Những lưu ý khi tiêm kích thích buồng trứng mà bạn cần biết:

  • Thời gian tiêm kích trứng lý tưởng nhất là khoảng thời gian bắt đầu từ ngày thứ 2 cho đến ngày thứ 11 của chu kỳ kinh nguyệt. Bệnh nhân cần được theo dõi và thăm khám vào những ngày thứ 6, ngày thứ 8 và ngày thứ 10 sau khi tiêm kích trứng, rồi đến khoảng ngày thứ 13 của chu kỳ, bệnh nhân sẽ được hẹn đến để chọc trứng.
  • Quan hệ tự nhiên hoặc thực hiện IVF hay IUI sẽ được chỉ định khi nang trứng đã được phát triển đến mức phù hợp, độ dày của niêm mạc tử cung cũng ở mức phù hợp.

Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:

  • Vấn đề về sinh hoạt: sau khi tiêm kích trứng, bệnh nhân vẫn sinh hoạt bình thường. Lưu ý không vận động mạnh, không làm việc quá sức, hạn chế quan hệ tình dục với tần suất cao hay hoạt động mạnh vì dễ gây nguy cơ xoắn buồng trứng, vỡ nang buồng trứng.
  • Chế độ dinh dưỡng: ăn uống đủ chất dinh dưỡng, chế độ ăn khoa học theo hướng dẫn của bác sĩ trị liệu. Nên ăn bổ sung các loại vitamin, khoáng chất từ các loại rau củ xanh, cá, trứng, thịt bò, sữa... Tránh sử dụng các chất kích thích, đồ uống chứa cồn vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng trứng. Uống đủ nước, tối thiểu 2 lít/ngày.
  • Lưu ý về lịch hẹn thăm khám để đi khám đúng định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ.

Nếu trong quá trình theo dõi sau tiêm kích thích buồng trứng có thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường gì, không tự ý xử lý, không tự ý ra ngoài mua thuốc sử dụng mà phải đến gặp trực tiếp bác sĩ trị liệu để thăm khám và có lời khuyên cũng như phương pháp xử trí tốt nhất.

Ở mỗi bệnh nhân khác nhau, bác sĩ sẽ có chỉ định những phương pháp kích trứng khác nhau, sử dụng với các loại thuốc kích trứng khác nhau. Sau khi tiêm kích trứng, buồng trứng sẽ to hơn gây cảm giác nặng bụng dưới, căng tức 2 bên ngực và đôi khi bệnh nhân sẽ có cảm giác buồn nôn. Những thay đổi này bệnh nhân có thể cảm nhận được trong 2 - 3 ngày cuối cùng của quá trình kích trứng và sẽ mất đi sau khi chọc hút trứng.

Tiêm kích trứng là một thủ thuật hỗ trợ để nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thụ thai, hỗ trợ cho quá trình thụ tinh nhân tạo IUI hay thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Tuy nhiên, do cơ chế tiêm kích trứng có thể dẫn tới việc rụng nhiều trứng trong cùng một khoảng thời gian, điều này có thể gây nguy cơ đa thai, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. Để hạn chế nguy cơ sinh non trong trường hợp đa thai, hiện nay trong y học đã cho áp dụng thường quy phương pháp giảm thai qua siêu âm đầu dò âm đạo. Ở những trường hợp này, phôi thai sẽ được hút ra trong tuần thứ 7 - 8 của thai kỳ, số phôi thai được giữ lại là 2 phôi.

Một trong nguy cơ khác cũng có thể xảy ra sau tiêm thuốc kích trứng đó là hiện tượng quá kích buồng trứng. Do vậy, trong suốt quá trình kể từ khi tiêm kích trứng, bệnh nhân cần được theo dõi rất sát xao, phải yêu cầu đi khám theo đúng lịch hẹn để đảm bảo phát hiện được sớm các bất thường trong cơ thể, từ đó có hướng xử lý kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm như suy thận, vỡ nang noãn, xoắn nang noãn, nhiễm độc thai nghén, băng huyết, sảy thai...

Chị em phụ nữ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Cần đi khám bác sĩ ngay khi cơ thể có những biểu hiện như sau:

  • Đau bụng dưới: có thể đau âm ỉ hoặc đau quặn thành từng cơn.
  • Căng tức bụng quá mức dẫn đến khó chịu.
  • Nôn, buồn nôn nhiều và thường xuyên.
  • Có dấu hiệu của tiêu chảy.
  • Rối loạn nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, khó thở.
  • Có sự thay đổi về trọng lượng cơ thể một cách nhanh chóng, thường là tăng cân sau khi tiêm.

Tiêm thuốc kích trứng là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản cần thiết và có lợi trong y học. Tuy nhiên, theo cơ chế tự bảo vệ cơ thể, thuốc tiêm kích trứng cũng như một loại kháng nguyên lạ đối với cơ thể. Do đó, sau khi tiêm thuốc vẫn có thể xảy ra những phản ứng thay đổi của cơ thể nên bệnh nhân cần được theo dõi sát để phát hiện kịp thời những biến chứng hay dấu hiệu bất thường. Hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề kích thích buồng trứng cũng như các phương pháp sử dụng.

Sau tiêm thuốc kích trứng, người bệnh thấy bất thường cần đến gặp bác sĩ ngay

Trung tâm hỗ trợ sinh sản IVF Vinmec là địa chỉ điều trị vô sinh - hiếm muộn được nhiều cặp vợ chồng chọn lựa. Cho đến nay Trung tâm đã thực hiện hỗ trợ sinh sản cho trên 1000 cặp vợ chồng hiếm muộn với tỷ lệ thành công 45%-50%. Tỷ lệ này tương đương với các nước phát triển như Anh, Mỹ, Australia,...

Trung tâm quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản phụ khoa trong nước và quốc tế, được đào tạo tại những trung tâm hàng đầu trên thế giới như tại Mỹ, Singapore, Nhật, Úc và các trung tâm Hỗ trợ sinh sản nổi tiếng trên thế giới.

Với trình độ chuyên môn cao cùng bề dày kinh nghiệm, đội ngũ chuyên gia của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF Vinmec có khả năng triển khai đồng bộ và toàn diện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất hiện nay, giúp hiện thực hóa ước mơ làm cha mẹ của hàng trăm gia đình trên khắp Việt Nam.

Để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.

Người vợ nên:

Người chồng nên:

Vinmec hiện có nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các cặp vợ chồng, bà mẹ mang thai và thai nhi, gồm các gói khám tiền hôn nhân cơ bản, gói khám tiền hôn nhân nâng cao, chương trình thai sản trọn gói. Vinmec có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, IVF, tế bào gốc, công nghệ Gen, có khả năng triển khai đồng bộ và toàn diện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất hiện nay.

Mọi thông tin cụ thể về các gói khám sinh sản, thai sản tại Vinmec, Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám của hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nên chuyển phôi vào ngày thứ bao nhiêu của chu kỳ IVF?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề