Vì sao nhà Nguyễn lại thi hành chính sách bế quan tỏa cảng

Chính sách “bế quan tỏa cảng” do nhà Nguyễn thực hiện có bản chất là


A.

tập trung phát triển các hoạt động nội thương.

B.

 nghiêm cấm buôn bán các mặt hàng quân sự.

C.

 không giao thương với thương nhân phương Tây

D.

cấm buôn bán vũ khí chiến tranh.

A. Vì lo sợ nguy cơ xâm lược từ các nước tư bản phương Tây.

Đáp án chính xác

B. Vì các nước trong khu vực cũng đều đóng cửa, không giao thiệp với phương Tây.

C. Vì nhà Nguyễn chỉ muốn buôn bán và quan hệ với những nước trong khu vực.

D. Vì các nhà buôn phương Tây không trung thực trong buôn bán.

Xem lời giải

18/11/2020 460

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Câu Hỏi:

Đâu là nguyên nhân chính khiến nhà Nguyễn thi hành chính sách "bế quan tỏa cảng", đóng cửa thậm chí là cự tuyệt các nước phương Tây ?

A. Vì lo sợ nguy cơ xâm lược từ các nước tư bản phương Tây. B. Vì các nước trong khu vực cũng đều đóng cửa, không giao thiệp với phương Tây. C. Vì nhà Nguyễn chỉ muốn buôn bán và quan hệ với những nước trong khu vực. D. Vì các nhà buôn phương Tây không trung thực trong buôn bán.

Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Sử 7 bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: A

Bởi vì thông qua hoạt động truyền giáo và buôn bán, phương Tây thực hiện thăm dò tình hình Việt Nam để phục vụ âm mưu xâm lược

Giang [Tổng hợp]

Báo đáp án sai

Đang xử lý...

Cảm ơn Quý khách đã gửi thông báo.

Quý khách vui lòng thử lại sau.

Đâu là nguyên nhân chính khiến nhà Nguyễn thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”, đóng cửa thậm chí là cự tuyệt các nước phương Tây ?

A. Vì lo sợ nguy cơ xâm lược từ các nước tư bản phương Tây.

B. Vì các nước trong khu vực cũng đều đóng cửa, không giao thiệp với phương Tây.

C. Vì nhà Nguyễn chỉ muốn buôn bán và quan hệ với những nước trong khu vực.

D. Vì các nhà buôn phương Tây không trung thực trong buôn bán.

Hướng dẫn

Chọn đáp án: A
Giải thích: Bởi vì thông qua hoạt động truyền giáo và buôn bán, phương Tây thực hiện thăm dò tình hình Việt Nam để phục vụ âm mưu xâm lược

Ngân hàng trắc nghiệm lịch sử

Video liên quan

Câu hỏi: Vì sao nhà Thanh thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng?

A. Ngăn chặn sự thâm nhập của phương Tây.

B. Bảo vệ lợi ích cho nhân dân Trung Quốc.

C. Thể hiện độc lập, tự chủ của Trung Quốc.

D. Kiểm soát phong trào dân chúng

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Ngăn chặn sự thâm nhập của phương Tây.

Nhà Thanh thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” nhằm ngăn chặn sự thâm nhập của phương Tây. Tuy nhiên, chính sách này không những không hạn chế được việc thương nhân châu Âu đưa nhiều hàng lậu vào Trung Quốc mà còn gây nên cuộc xung đột kịch liệt, dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Trung Quốc thời Minh, Thanh và chính sách bế quan tỏa cảng nhé.

1.Trung Quốc thời Minh, Thanh

a.Nhà Minh ( 1368 – 1644)

- Năm 1368 Chu Nguyên Chương lãnh đạo khởi nghĩa nông dân thắng lợi, lên ngôi vua lập ra nhà Minh.

- Về kinh tế:

+ Xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.

+ Nông nghiệp: Kĩ thuật canh tác có nhiều tiến bộ, diện tích mở rộng, sản lượng tăng, hình thức bỏ vốn trước thu sản phẩm sau.

+ Thủ công nghiệp: Xuất hiện công thương thủ công (giấy, dệt, gốm…)

+ Thương nghiệp: Phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh, trung tâm chính trị và kinh tế lớn nhất đó chính là Bắc Kinh và Nam Kinh.

- Về chính trị:

+ Bỏ chức Thái úy và Thừa tướng, vua nắm quyền chỉ huy quân đội.

+ Lập ra 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công (Quan Thượng Thư phụ trách)

+ Các bộ chỉ đạo trực tiếp quan ở các tỉnh.

- Về đối ngoại: Mở rộng xâm lược ra bên ngoài.

b.Nhà Thanh (1644 – 1911).

- 1644 Lý Tự Thành lật đổ triều Minh và lập ra nhà Thanh.

- Các chính sách:

+ Về đối nội, áp bức dân tộc, mua chuộc địa chủ người Việt.

+ Về đối ngoại: Thanh hành chính sách “bế quan tỏa cảng”, gây chiến tranh xâm lược.

+ Năm 1911, chế độ phong kiến nhà Thanh sụp đổ.

2. Chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Thanh.

- Dưới quyền cai trị của vua Thuận Trị và Khang Hy đời nhà Thanh, Trung Quốc đã bắt đầu thi hành chính sách cấm giao thương bằng đường biển.

- Đến năm 1757, ngoại trừ Quảng Châu, các cảng ở Hạ Môn và Ninh Ba đều buộc phải ngừng giao thương buôn bán với các nước phương Tây. Đây có thể coi là phát súng đầu tiên cho chính sách "thương mại một cảng" (chỉ mở một cảng để trao đổi hàng hóa với bên ngoài) của nhà Thanh. Cả nước cũng từ đó mà bước sâu hơn vào giai đoạn "bế quan tỏa cảng".

- Vào cuối thời nhà Thanh, mượn cớ Trung Quốc áp dụng chính sách nhằm hạn chế sự phát triển giao thương của mình, các nước phương Tây liên tục tìm cách xâm lược Trung Quốc.

2.1 Các nguyên nhân khiến nhà Thanh phải lựa chọn chính sách bế quan tỏa cảng

a. Để củng cố quyền lực.

- Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhà Thanh phải áp chính sách này một cách bảo thủ, đó là để có thời gian củng cố vương triều.

- Khi nhà Thanh tiến vào chiếm đóng và cai trị vùng đồng bằng miền Trung Trung Quốc, bộ máy cai trị còn lỏng lẻo, tàn dư từ phía chính quyền nhà Minh còn lăm le đe dọa đến an nguy của nhà Thanh.

- Hơn nữa sự thành công của Trịnh Thành Công (danh tướng kiệt xuất thời kỳ cuối nhà Minh đầu nhà Thanh, trong nỗ lực phản Thanh phục Minh thất bại, ông đưa tướng sĩ và gia quyến vượt biển di cư sang Đài Loan) tại Đài Loan cũng khiến nhà Thanh lo sợ kẻ phản bội sẽ âm thầm cấu kết với các thế lực ngoại lai hòng lật đổ chính quyền còn non trẻ của mình.

Tranh minh họa

- Xung quanh có quá nhiều mối đe dọa, mà vào thời điểm ấy nhà Thanh chỉ vừa mới thống trị Trung Nguyên, sức mạnh của Thanh triều khó có thể cùng một lúc chống đỡ được tất cả các thế lực nên họ đã nghĩ đến việc cấm biển, chính sách "bế quan tỏa cảng" được đưa ra được xem như một thượng sách, cắt đứt liên hệ với thế giới bên ngoài để cố định hoàng quyền.

- Vào cuối thời nhà Thanh, một số nước phương Tây liên tục xâm lược và chiếm đóng lãnh thổ Trung Quốc. Trước tình hình ấy, chính quyền nhà Thanh lo lắng rằng người dân ven biển dễ có giao lưu trao đổi với bên ngoài, như vậy sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia.

- Trên thực tế, chính sách "bế quan toả cảng" tuy phát huy được hiệu quả tự vệ tạm thời nhưng lại để lại hậu quả khôn lường về sau.

- Sở dĩ nhà Thanh áp dụng chính sách "bế quan tỏa cảng" trên phạm vi cả nước là vì muốn khống chế hệ thống tư tưởng đang không ngừng lớn mạnh của người Hán. Lúc bấy giờ, xét về dân số hay trình độ văn hóa, người Hán đều chiếm ưu thế hơn hẳn, điều này là mối lo lớn đối với chính quyền nhà Thanh, khiến nhà Thanh luôn trong tâm thế lo sợ chính quyền của họ sẽ không thể cai trị đất nước lâu dài.

- Vì thế, để loại bỏ sự ảnh hưởng của tư duy người Hán, chính quyền nhà Thanh đã ban hành chính sách "bế quan tỏa cảng", đóng cửa đất nước, cắt đứt mọi mối liên hệ của người Hán với thế giới bên ngoài.

- Cụ thể, nhà Thanh từng ra lệnh "cắt tóc, cạo đầu" và "giản hóa y phục" buộc người Hán phải tuân theo, kẻ nào làm trái sẽ bị đem ra chém đầu ngay lập tức. Thời vua Càn Long, nhà Thanh còn thực hiện chính sách "thương mại một cảng", cắt đứt hoàn toàn mối liên hệ giữa nhà Thanh với thế giới bên ngoài.

- Điều đáng chú ý hơn nữa là, chính phủ nhà Thanh tin rằng chính sách này có thể giúp ích cho việc cai trị và củng cố quyền lực của chính quyền mình.

Tranh minh họa cho việc các thế lực bên ngoài xâu xé Trung Quốc cuối thời Thanh.

b. Sự ngạo mạn của Thanh triều

- Một nguyên nhân nữa xuất phát từ chính sự ngạo mạn của nhà Thanh.

- Chính quyền nhà Thanh cho rằng, Trung Quốc đương thời là một quốc gia có nền công nghiệp phát triển, lãnh thổ rộng lớn, dân số đông đúc, vì thế mọi việc đều có thể tự cung tự cấp.

- Hơn nữa, việc mở cửa giao lưu với nước ngoài lại tiềm tàng những yếu tố rủi ro, bất cập đe dọa quyền lực quốc gia, vì thế nhà Thanh mới kiên quyết thực hiện chính sách "bế quan toả cảng" bất chấp những hệ luỵ kéo theo.

→ Suy cho cùng, "bế quan toả cảng" là một chính sách bất lợi đầy bất cập, là thủ phạm chính gây ra những sóng gió cuối thời nhà Thanh. Tuy nhiên vì tham vọng củng cố vương quyền, nhà Thanh vẫn kiên quyết duy trì chính sách "bế quan toả cảng" trong chiến lược trị nước của mình.