Việt Nam Quốc dân đảng là một chính đảng cách mạng theo

VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG

Từ sau chiến tranh thế giới thứ I, giai cấp tư sản và tiểu tư sản Việt Nam đã ra đời. Họ đã tha, gia vào phong trào yêu nước dân chủ công khai trong những năm 1919 - 1926. Trên cơ sở đó đã đưa đến sự ra đời của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng - đây là một tổ chức chính trị tiêu biểu cho khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam.

Trong khi chủ nghĩa Mác - Lê nin chưa có điều kiện truyền bá vào nước ta thì những tư tưởng của chut nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam mà chủ yếu là tư sản và tiểu tư sản Việt Nam. Từ trong hoàn cảnh nói trên đã đưa đến sự ra đời của Việt Nam Quốc dân Đảng.

Việt Nam Quốc dân Đảng là 1 trong những sự kiện rất chú ý trong cách mạng Việt Nam nhất là trong sự hình thành và phát triển của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam mà mở đầu là phong trào dân tộc tư sản của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh thì Việt Nam Quốc dân Đảng là 1 tổ chức chính trị tiêu biểu nhất trong khuynh hướng này.

Bộ phận hạt nhân đầu tiên của Việt Nam Quốc dân Đảng là Nam Đồng thư xã. Đây là 1 nhà xuất bản tiến bộ do Phạm Tuấn Tài sáng lập vào đầu năm 1927 nhằm tuyên truyền tư tưởng yêu nước. Dần dần nơi đây đã thu hút và tụ họp của 1 số tri thức thanh niên, sinh viên yêu nước hồi đó trong đó có Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính.

Lúc đầu nhóm này chưa có 1 đường lối chính trị rõ rệt nhưng về sau do sự phát triển của PT dân tộc dân chủ ở trong nước khẳng định ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng bên ngoài dội vào nhất là chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn. Từ đó đã dần dần đến sự ra đời của Việt Nam Quốc dân Đảng (25/12/1927).

Những người đã sáng lập ra Việt Nam Quốc dân Đảng là Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phạm Tuấn Tài, Phó Đức Chính. Đảng viên của Đảng bao gồm học sinh, sinh viên, công chức, tư sản lớp dưới, những người làm nghề tự do, 1 số nông dân khá giả, thân hào địa chủ ở nông thôn và binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

Nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng là chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, 1 trào lưu tư tưởng tư sản ở Trung Quốc, cương lĩnh cách mạng đề ra chung chung, rất mơ hồ, thiếu cơ sở giai cấp xã hội là đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.

Việt Nam Quốc dân Đảng có 4 cấp: tổng bộ, kỳ bộ, tỉnh bộ, chi bộ nhưng chưa bao giờ trở thành hệ thống trong cả nước, ít có cơ sở trong quần chúng nên chỉ hoạt động được ở 1 địa phương nhỏ không phát triển thành 1 phong trào rộng lớn.

Trong công tác tuyên truyền giáo dục của Việt Nam Quốc dân Đảng càng non yếu. Ngoài chương trình điều lệ cùng 1 số văn thơ khêu gợi tinh thần yêu nước, Việt Nam Quốc dân Đảng không có 1 chương trình huấn luyện nào để đào tạo cán bộ, giác ngộ Đảng viên. Tờ báo bí mật Hồn cách mạng là cơ quan tổng bộ Việt Nam quốc dân Đảng cho đến trước ngày Đảng này bị lộ cũng chỉ mới đưa ra được 1 số hình thức rất thô sơ.

Vì thiếu 1 lý luận cách mạng tiên tiến làm cơ sở cho đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn lại không có chỗ dựa vững chắc trong quần chúng công - nông cho nên Việt Nam quốc dân Đảng thiên về manh động và khủng bố cá nhân. Tuy nhiên, do giai cấp tư sản Việt Nam vốn rất nhỏ yếu đặc biệt là không có cơ sở trong quần chúng nhân dân lao động. Một số những người tiến bộ ở thành thị thì ngày càng hoạt động theo con đường Cm vô sản dưới ảnh hưởng của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Mặt khác lại ra đời trong lúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ theo chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc đã thất bại và phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo xu thế chung của thời đại mới đã vượt qua giai đoạn cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ bước sang giai đoạn cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới nên Việt Nam Quốc dân Đảng không thể tạo ra cho mình 1 lực lượng hùng hậu được. Hơn nữa lý thuyết của Việt Nam Quốc dân Đảng thì mơ hồ, nặng về sao chép và luôn luôn thay đổi, làm Đảng bí mật mà tổ chức không khoa học, lỏng lẻo, kết nạp ồ ạt, bừa bãi, thiếu 2 giai cấp cơ bản là nông dân và công dân, huấn luyện thì sơ sài. Vì thế, bon cơ hội mật thám Pháp chui vào được vào tổ chức đã theo dõi được hoạt động của Đảng chờ cho bộc lộ lực lượng sẽ ra tay đàn áp.

Do bị khủng bố đàn áp đã làm cho Đảng lâm vào tình thế bị động. Đầu năm 1930, do địch khủng bố cơ sở của Việt Nam Quốc dân Đảng bị tan vỡ nhiều. Trước tình hình đó để cứu vãn sự tan rã hoàn toàn. Việt Nam Quốc dân Đảng đã tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) nhưng cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã bị thất bại nhanh chóng. Sau khi khởi nghĩa này thất bại hầu hết các chiến sĩ của quốc dân đảng bị Pháp bắt. Việt Nam quốc dân Đảng về cơ bản đã tan vỡ.

Như vậy, Việt Nam Quốc dân Đảng về cơ bản là 1 tổ chức phỏng theo mô hình cách mạng Quốc dân Đảng Trung Quốc. Nó đại diện cho quyền lợi và tư tưởng của tư sản dân tộc và tiểu tư sản lớp trên ở Việt Nam. Vì thiếu 1 cơ sở kinh tế và giai cấp chưa đủ mạnh làm chỗ dựa nên Việt Nam Quốc dân Đảng không đưa được đường lối chính trị độc lập thêm vào đó do sự yếu kém về tổ chức, lãnh đạo khiến cho tổ chức này không đủ khả năng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng với đỉnh cao là khởi nghĩa Yên Bái biểu thị tinh thần phản kháng dân tộc của 1 bộ phận tiến bộ trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản chống lại sự chà đạp về kinh tế, chính trị, văn hóa của Pháp. Đồng thời, nó còn phản ánh tính non yếu không vững chức của phong trào dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam. Chứng tỏ khuynh hướng này không đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc không đử sức vượt qua được sự đánh phá của kẻ thù để tồn tại và phát triển. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã chấm dứt vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân Đảng với tư cách là 1 chính Đảng của nước ta.