Vụ nổ dự đoán năm 2023

Chính phủ Na Uy kỳ vọng thu nhập kỷ lục từ ngành dầu khí vào năm 2023, dự báo mức tăng 18% so với năm 2022 và tăng gấp 5 lần so với năm 2021 khi sản lượng tăng, trong khi giá tiếp tục tăng vọt.

Theo dự thảo ngân sách năm 2023, Bộ Tài chính Na Uy dự kiến ​​doanh thu từ dầu khí trong năm tới sẽ tăng lên mức kỷ lục 131 tỷ USD, tăng từ 110 tỷ USD vào năm 2022. Năm 2021, còn số này chỉ là 27 tỷ USD.

Vụ nổ dự đoán năm 2023

Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu dầu khí của Na Uy dự kiến đạt con số kỷ lục năm 2023. (Ảnh: Getty)

Na Uy hiện là nhà cung cấp khí đốt số một châu Âu và là nhà sản xuất dầu thô lớn trên toàn cầu. Dự kiến ​​sản lượng dầu nước này sẽ tăng 15% vào năm 2023 trong bối cảnh mở thêm các dự án khai thác mới. Còn sản lượng khí đốt tự nhiên ở Na Uy dự kiến ​​sẽ tăng 8% vào năm 2022.

Bộ trưởng Năng lượng và Dầu khí Na Uy Terje Aasland cho biết, các dự án phát triển dầu khí mới sẽ giúp Na Uy duy trì mức sản xuất dầu khí tương đối cao cho đến năm 2030. Nước này sẽ tiếp tục là nhà cung cấp năng lượng ổn định cho châu Âu.

Na Uy thu được nguồn lợi khổng lồ từ việc cung cấp năng lượng cho châu Âu sau khi lấp khoảng trống do Nga để lại. Một số nước EU, trong đó có Đức, Ba Lan lên tiếng kêu gọi Na Uy giảm giá. 

Trong khi đó, giá khí đốt của châu Âu đã tăng gần gấp ba lần vào năm 2022, sau khi châu Âu quyết định cắt nguồn cung từ Nga để trừng phạt chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine. Giá khí đốt tăng cao làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt khắp châu Âu, thúc đẩy lạm phát ở châu lục này. Nhiều nước châu Âu phải thực thi chính sách "thắt lưng buộc bụng" để đối phó với khó khăn về kinh tế do giá cả tăng cao.

Thời gian tới, việc cung cấp khí đốt cho châu Âu từ Nga chắc chắn vẫn còn hạn chế do các đường ống dẫn khí Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1) và Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) ở biển Baltic đã bị hư hại nặng do các vụ nổ vào tuần trước.

Ngày 20/9, FiinRatings phát hành báo cáo đánh giá tác động của Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế (Nghị định số 65), với thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

BẬT TĂNG SAU THỜI GIAN "DỒN NÉN"

Qua nhiều tháng chờ đợi thì Nghị định 65 chính thức được ban hành. Với nhiều quy định mới, Nghị định được kỳ vọng sẽ góp phần gỡ khó cho các nhà phát hành và khai thông dòng vốn từ kênh huy động này cho các hoạt động kinh tế - xã hội.

Theo đánh giá của nhóm chuyên gia đến từ FiinRatings, một trong những tác động lớn nhất tới tổ chức phát hành là không siết điều kiện chào bán nhưng quy định về hồ sơ chào bán và phương thức phát hành chặt chẽ hơn trước rất nhiều.

Vì vậy, chỉ những doanh nghiệp có năng lực và hồ sơ minh bạch mới có "cửa" tiếp tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Mặt khác, vẫn sẽ có những doanh nghiệp tiếp tục gặp khó trong việc cơ cấu lại nợ và dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Tuy nhiên, "đây là vấn đề thị trường và thông lệ quốc tế mà thị trường Việt Nam cần phải chấp nhận để phát triển lành mạnh và bền vững", FiinRatings khẳng định.

Chỉ những doanh nghiệp có năng lực và hồ sơ minh bạch mới có "cửa" tiếp tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Mặt khác, vẫn sẽ có những doanh nghiệp tiếp tục gặp khó trong việc cơ cấu lại nợ và dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Chia sẻ tại buổi họp báo vừa qua, ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cũng lưu ý các doanh nghiệp phát hành phải bảo đảm tính trung thực của hồ sơ chào bán trái phiếu, sử dụng vốn đúng mục đích. 

Đồng thời, có trách nhiệm giải thích cho nhà đầu tư các thông tin liên quan đến phương án phát hành, các rủi ro pháp lý, rủi ro đầu tư, rủi ro sử dụng vốn, quyền, lợi ích và trách nhiệm pháp lý của các bên khi phát hành và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Với góc nhìn lạc quan về nghị định mới, FiinRatings cho rằng nhu cầu phát hành trái phiếu được giải tỏa, khối lượng phát hành dự kiến sẽ gia tăng trở lại, đặc biệt sau tình trạng "dồn nén" và chờ đợi định hướng chính sách trong nhiều tháng.

Bởi hiện dù kênh vốn tín dụng ngân hàng cũng được "nới" ở mức độ nhất định nhưng không thể đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, nhất là các ngành có nhu cầu vốn trung và dài hạn như bất động sản và năng lượng.

Hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp của ngành cũng đang rất yếu, đặc biệt sau rúng động từ vụ trái phiếu Tân Hoàng Minh, thị trường trái phiếu doanh nghiệp trải qua giai đoạn "trầm lắng" từ đầu quý 2 đến nay. Thậm chí có những tháng chỉ có 1, 2 đợt phát hành của ngành.

Bởi vậy Nghị định 65 ra đời sẽ tạo động lực cho các nhà phát hành đủ điều kiện nhanh chóng xây dựng phương án chào bán trái phiếu.

Bên cạnh đó, Nghị định 65 có sửa đổi bổ sung những quy định nhằm đảm bảo sự phát triển của thị trường trong dài hạn, trong đó, Điều 15 và Điều 16 bổ sung điều kiện doanh nghiệp chào bán riêng lẻ phải đăng ký lưu ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSD) và đăng ký giao dịch trái phiếu phát hành trên hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán.

"Đây là phương án khả thi để cải thiện mức thanh khoản của thị trường hiện tại. Ước tính có khoảng hơn 1,5 triệu tỷ đồng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành vào thời điểm cuối năm 2023 sẽ được đưa vào hệ thống mới", FiinRatings đánh giá.

Nghị định cũng ấn định thời gian vận hành của hệ thống lưu ký và giao dịch là giữa năm 2023.

"Đây là nỗ lực đúng đắn để quản lý hoạt động giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thành một thị trường giao dịch có tổ chức, có bài bản, từ đó có thể kiểm soát được từ đầu đến cuối quy trình phát hành trái phiếu riêng lẻ. Tập trung lưu ký tại VSD cũng sẽ giúp quản lý tốt hơn, nhất là trong công tác xác định nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng như đảm bảo quyền lợi của họ", FiinRatings phân tích. 

Việc thành lập thị trường giao dịch trái phiếu riêng lẻ cũng sẽ lành mạnh hóa hoạt động phân phối trái phiếu doanh nghiệp, hạn chế các hành vi chào bán tràn lan, vi phạm quy định.

Mặc dù vậy, FiinRatings dự báo mức tăng sẽ không quá cao do thiếu hụt nguồn cầu, bởi các điều kiện chặt chẽ hơn trong việc xét nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp.

Vì vậy, để phát triển lâu dài, thị trường vẫn nên ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp chào bán ra công chúng thay vì tập trung vào hình thức phát hành riêng lẻ.

CHƯA THOÁT KHỎI ÁP LỰC ĐẢO NỢ

Khác với các dự thảo trước đó, Nghị định 65 ban hành vẫn cho phép các doanh nghiệp được phát hành trái phiếu doanh nghiệp để đảo nợ nhưng chỉ cho chính doanh nghiệp đó.

"Quy định mới giải tỏa nỗi lo của thị trường khi các doanh nghiệp được phát hành trái phiếu để cơ cấu lại nợ, đây là một hướng đi đúng đắn và phù hợp với thông lệ quốc tế về trái phiếu", FiinRatings nhìn nhận.

Đồng thời, điều này sẽ củng cố thêm nhu cầu tìm kiếm các kênh vốn khác để đảo nợ của các doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp bất động sản vốn sở hữu nhiều công ty con/liên kết để phát triển dự án.

"Chỉ tính riêng ngành bất động sản chiếm 59% tổng giá trị đáo hạn, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tính riêng trong năm nay đạt 35,56 nghìn tỷ đồng và sẽ tăng mạnh lên mức 61,37 nghìn tỷ đồng vào năm 2023. Có thể thấy, dù giá trị trái phiếu đáo hạn giảm xuống đáng kể nhờ hoạt động mua lại, song áp lực đảo nợ vẫn rất lớn", chuyên gia FiinRatings nhấn mạnh.

Theo quan điểm của FiinRatings, các quý sắp tới được dự kiến sẽ là giai đoạn khó khăn để các doanh nghiệp "xoay sở" dòng tiền trả nợ gốc và lãi trái phiếu do hai lý do.

Thứ nhất,thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã thu hẹp đáng kể từ đầu năm đến nay.

Thứ hai,dòng tiền chảy vào các công ty con đang bị kiểm soát bởi Thông tư 16, Thông tư 39 và tiếp theo là Nghị định 65.

"Việc đáp ứng nghĩa vụ nợ sắp tới sẽ khó khăn hơn trong bối cảnh lãi suất được kỳ vọng sẽ tiếp tục leo thang, làm gia tăng gánh nặng chi phí lãi vay của nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thâm dụng vốn nhưng gặp trở ngại tiếp cận dòng vốn tín dụng như bất động sản", FiinRatings lo ngại.

Ngoài các điều kiện trên, các doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ra thị trường sẽ chịu thêm nhiều ràng buộc khác về trách nhiệm công bố thông tin.

Cụ thể, khoản 1 Điều 13 sửa đổi yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng phương án phát hành cần bổ sung các chỉ tiêu tài chính trong 3 năm liền kề và sự thay đổi sau khi phát hành (nếu có), bao gồm tối thiểu 15 chỉ tiêu thay vì chỉ 5 chỉ tiêu ở Nghị định 153 trước đây.

Ngoài ra, Nghị định có sửa đổi và bổ sung khoản 2 Điều 21, yêu cầu các doanh nghiệp phát hành phải báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm với Uỷ ban Chứng khoán về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ và được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện; báo cáo tình hình thực hiện các cam kết với người sở hữu trái phiếu.

Do thị trường cần có đủ thời gian để làm quen với quy định và khẩn trương thực hiện các hoạt động phát hành nhằm đáp ứng nhu cầu vốn nên FiinRatings dự báo quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ chỉ tăng mạnh trở lại kể từ năm sau, đặc biệt là trong giai đoạn nửa cuối năm 2023.