Xử phạt bán hàng rong Nghị định 100

Xử phạt bán hàng rong Nghị định 100
Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage

Ngày hỏi: 14/02/2020

Theo Nghị định 100 thì việc bán hàng rong trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng bị phạt bao nhiêu?

  • Theo Khoản 1a Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì nội dung này được quy định như sau:

    Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Căn cứ pháp lý của tình huống

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Ban biên tập LawNet

  • Xử phạt bán hàng rong Nghị định 100

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để Xem thêm


  • Xử phạt bán hàng rong Nghị định 100
  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail:

Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd. Business license No. 32/GP-TTĐT issued by Department of Information and Communications of Ho Chi Minh City on May 15, 2019 Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079

Tình trạng làm mất mỹ quan đô thị, từ việc sử dụng lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, giao dịch diễn ra ngày càng nhiều ở các nơi. Đây là hành vi trái quy định của pháp luật, gây mất mỹ quan và có thể là gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Vì vậy, các giải pháp như tuần tra, xử phạt nặng là cần thiết để giảm thiểu tình trạng trên. Nếu bạn chưa hiểu rõ mức xử phạt khi lấn chiếm vỉa hè là bao nhiêu? Lấn chiếm vỉa hè để buôn bán bị xử lý ra sao theo quy định? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Lấn chiếm vỉa hè để buôn bán là hành vi bị cấm

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông (Khoản 1, Điều 36), nghiêm cấm việc sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn cho phép tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội theo quy định tại Khoản 1, Điều 35 Luật giao thông đường bộ năm 2008

Luật Giao thông đường bộ 2008 còn quy định không được họp chợ, mua, bán hàng hóa; phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ; đặt biển quảng cáo, xây, đặt bục, bệ trái phép… trên đường bộ. Trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác phải do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.

Những hành vi lấn chiếm vỉa hè phổ biến hiện nay

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ ngày càng phổ biến; với nhiều hành vi khác nhau. Cụ thể hành vi được cho là lấn chiếm vỉa hè được quy định tại khoản 2 Điều 35 văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH Luật giao thông đường bộ; như sau:

  • Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
  • Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
  • Thả rông súc vật trên đường bộ;
  • Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
  • Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
  • Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
  • Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
  • Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
  • Hành vi khác gây cản trở giao thông.

Trên đây là những hành vi lấn chiếm vỉa hè trái phép; pháp luật nghiêm cấm thực hiện các hành vi trên. Việc thực hiện các hành vi này là trái với quy định; bên cạnh đó gây cản trở giao thông; nhiều trường hợp còn gây ra những nguy hiểm không nên có đối với người tham gia giao thông.

Xử phạt bán hàng rong Nghị định 100
Lấn chiếm vỉa hè để buôn bán bị xử lý ra sao theo quy định?

Lấn chiếm vỉa hè để buôn bán bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;

b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông;

b) Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông;

c) Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5; điểm d, điểm e khoản 6 Điều này;

d) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5; điểm d, điểm i khoản 6 Điều này;

đ) Xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 6 Điều này.

Đặt biển quảng cáo lấn chiếm vỉa hè bị phạt bao nhiêu?

Tại Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định về vấn đề bạn thắc mắc như sau:

Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;

Như vậy, theo quy định nêu trên thì hành vi buôn bán đặt biển quảng cáo lấn chiếm vỉa hè sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Lấn chiếm vỉa hè để buôn bán bị xử lý ra sao theo quy định?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới Giải thể công ty Tp Hồ Chí Minh…. thì hãy liên hệ ngay tới LSX để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Liên hệ hotline: 0833.102.102

Mời bạn xem thêm

  • Tự ý tăng giá bán hàng hóa vào ngày tết bị xử phạt bao nhiêu tiền?
  • Xử lý hành vi bạo lực học đường như thế nào?
  • Bán xăng dầu qua chai lọ trên vỉa hè bị xử lý như thế nào?

Câu hỏi thường gặp

Ai là người có thẩm quyền xử phạt hành vi lấn chiếm vỉa hè?

Căn cứ quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì Cảnh sát trật tự trong quy định về phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình được giao mà có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ và đường sắt thì sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm về việc lấn chiếm vỉa hè theo quy định tại Điều 12 Nghị định này trừ các hành vi dựng rạp, cổng ra vào, lều quán, các loại tường rào và công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trong khu vực đô thị tại các cầu vượt, gầm cầu vượt, hầm đường bộ, hầm dành cho người đi bộ.

Lấn chiếm vỉa hè làm nơi trông xe bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Điều 12 quy định về mức xử phạt khác nhau đối với diện tích đất bị lấn chiếm để làm nơi trông giữ xe trái phép. Mức xử phạt có thể kế đến như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân nếu hành vi vi phạm của bạn là dưới 05 m2
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân nếu hành vi vi phạm của bạn từ 05 m2 đến dưới 10 m2
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân nếu hành vi vi phạm từ 10 m2 đến dưới 20 m2
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân nếu hành vi vi phạm từ 20 m2 trở lên.
Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm trên sẽ bị phạt gấp 2 lần mức phạt áp dụng đối với cá nhân.