Yoga là gì Wikipedia

Hatha yoga là nền tảng của tất cả các môn yoga. Hatha có nghĩa là Mặt Trời (hat) và Mặt Trăng (ha), là cân bằng giữa căng và giãn, vận động và nghỉ ngơi.

Một yogi (người tập luyện yoga) muốn đi đến đỉnh cao phải qua ngưỡng cửa này. Ai muốn sống hoàn hảo trong cuộc đời với mọi chu toàn bổn phận thì đây là đường đi lý tưởng nhất. Gọi Hatha yoga là dưỡng sinh tức là đánh thấp giá trị của nó vì trong Hatha yoga có các môn khác và trong các môn khác đều có Hatha yoga.

Dù ở vào pháp môn nào, các bước căn bản mà một yogi phải theo là:

  1. Giới (Yama)
  2. Luật (Niyama)
  3. Điều thân (Asana)
  4. Điều khí (Pranayama)
  5. Điều tâm (Pratyahara)
  6. Tập trung (Dharana)
  7. Thiền (Dhyana)
  8. Định (Samadhi)

Mục lục

  • 1 Giới và Luật
  • 2 Điều thân
  • 3 Điều khí
  • 4 Điều tâm
  • 5 Tập trung
  • 6 Thiền
  • 7 Định
  • 8 Xem thêm
  • 9 Tham khảo

Giới và LuậtSửa đổi

Chúng ta tạm hiểu chung chung giới và luật như quy ước của mọi xã hội, mọi thời đại, mọi tôn giáo. Một yogi muốn đi tới thành công tuyệt đối (chuyện này hiếm hoi) thì những điều phải tuân theo thêm là:

  • Bất bạo động (trong bất cứ hoàn cảnh nào).
  • Không nói dối, nếu khi sự thật có thể làm hại ai, nhà yogi có quyền im lặng.
  • Thường xuyên học hỏi, nghiên cứu.
  • Không uống rượu, tuyệt dục.
  • Không nhận tặng vật, không tích góp của cải. Nếu có dư hơn nhu cầu mà không bố thí tức là đồng nghĩa với ăn cắp.
  • Không làm quấy đã đành, chỉ nghĩ tới điều trái cũng là tội lỗi.
  • Đặt hết tinh thần, tình cảm vào đấng tối cao hay "Tâm thức vũ trụ".
  • Phải trọn vẹn với "Dâng hiến, phụng sự, minh triết".
  • Hướng về mục đích nhưng không đặt nặng sự thành đạt, kiên cường, từ tốn đi tới dù cho mọi người phê phán, giống như "xe cát biển Đông".

Điều thânSửa đổi

Điều thân là điều nói về các tư thế, chẳng những làm chủ cơ thể mà còn phục hồi lại tất cả lệch lạc do đời sống mang lại đối với thể chất, tinh thần và tình cảm.

Có đến nhiều trăm, thậm chí nhiều ngàn tư thế, nhưng trên thực tế mỗi vị thầy yoga chỉ đưa ra vài chục và môn sinh chỉ cần tập luyện từ 6 đến 10 tư thế hay chỉ một tư thế duy nhất (ví dụ tư thế Hoa sen - Padmasana) tùy theo từng mục tiêu của họ.

Các tư thế này có từ đâu? Từ thời xa xưa, các vị yogi đã nghiên cứu ở loài vật, thậm chí ở cây cỏ. Họ thấy rằng các quan năng đã khai mở (ngoài ngũ quan con người) sẽ kích thích, xoa nắn các tuyến hạch nằm sâu trong cơ thể, cộng với sự mềm dẻo của gân cốt, làm cho chúng ta lấy lại được cái vốn quý báu mà tạo hóa đã ban tặng. Sức khỏe càng tăng tiến thì mọi tính xấu như bi quan, mặc cảm, lo sợ dần dần bị xóa tan.

Điều chú ý về tư thế: Một tư thế dù khó nhất cũng sẽ làm được, hãy chọn cách nào thích hợp với lứa tuổi mình, tập tuần tự và kiên trì, không nôn nóng, nếu chưa thực hiện hoàn hảo cũng có tác dụng tốt như đã làm được.

Điều khíSửa đổi

Nên hiểu "khí" nơi đây trên cả dưỡng khí, là năng lượng vi tế chỉ có thể dẫn dắt bằng tâm trí đến một nơi hay toàn cơ thể.

Luyện khí khá phức tạp và đa dạng. Môn sinh nên theo hướng dẫn của chân sư, vị thầy sẽ đưa ra từng cách vì lộ trình của người này tốt nhưng với kẻ khác thì không, và cũng tùy theo từng mục tiêu theo đuổi của mỗi cá nhân.

Bước đầu cơ bản là:

  • Hít, thở: Chậm, đều và sâu.
  • Thở ra: Hóp bụng dưới vào (phần rún).
  • Hít vào: Phình bụng dưới ra.
  • Giai đoạn từ hít qua thở, từ thở qua hít: Nín hơi (vừa đủ ở mức không thấy khó chịu).

Chú ý về điều thân và điều khí:

  • Cố gắng nhưng không quá sức.
  • Phải chuyên chú vào động tác đang thực hiện.
  • Thời gian một buổi tập trung cả điều thân và điều khí: Khoảng 30 phút (sáng hoặc chiều) cho mỗi ngày, và 5 hay 6 ngày trong một tuần.
  • Khi ốm đau hay cơ thể có vấn đề nên tạm ngưng.

Tập luyện đúng sẽ thấy tinh thần phấn chấn, cơ thể khoan khoái, sắc diện tươi hồng. Tập sai sẽ tác dụng ngược lại.

Điều tâmSửa đổi

Điều tâm còn gọi là chế cảm vì phần này kiểm soát và làm chủ các giác quan. Người ta đã thường kiểm soát một cách không có ý thức như khi mải mê bàn luận về điều gì mọi thứ chung quanh như tiếng ồn, cảnh vật, thời gian... không còn tác động nữa. Điều này sẽ tăng cao độ khi theo đúng phương pháp.

Những người "bắt cá hai tay" thì chẳng làm được việc gì tốt. Giai đoạn thứ 5 này sẽ trợ thủ đắc lực cho bước kế tiếp là tập trung. Đó là chế cảm về cảm giác, còn về tình cảm như nóng giận, ham muốn, thương ghét quá đáng người ta có thể áp dụng một phương pháp như sau. Đặt ra và tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Nơi nào trong cơ thể mình sinh ra nhũng xúc cảm đó? Trí óc? Trái tim? Hay một bộ phận nào khác? Hay tất cả nhũng thứ này? Hay do một "thứ" nào khác? Khi suy xét sâu xa, những xúc cảm này sẽ lắng dịu đi, và vô tình đã ở vào bậc 7: Thiền "Quán nội quan".

Tập trungSửa đổi

Ý nghĩa phần này không khác bao nhiêu với chính tên gọi của nó: chuyên chú vào một vấn đề, một đối tượng, không để chi phối bởi việc gì khác.

Chú ý phần tập trung:

  • Không áp đặt tâm trí đến mức căng thẳng. Trạng thái phải nhẹ nhàng khoan thai.
  • Thời gian khoảng 2 phút.
  • Bậc 6 này phải kết hợp với các bậc chế cảm, điều khí (nhưng đừng để việc hô hấp chi phối tinh thần), điều thân (tư thế tốt nhất là hoa sen, nếu không thực hiện được tư thế này, cứ chọn cách nào cảm thấy được "nhẹ nhàng và thoải mái" - theo Yoga Sutra).

Ngoài ra, giai đoạn này là phần khởi đầu cho nhóm sau (6, 7, 8) có tên là Samyama (chung một cỗ xe), việc mà nhà yogi sẽ đi tới tuyệt đỉnh.

ThiềnSửa đổi

Vì tính diệu dụng của nó nên chẳng những ở bậc 7 của các môn pháp yoga, thiền cũng là một pháp môn yoga: Dhyana yoga. Thiền là trạng thái kéo dài của tập trung (gấp 12 lần) cộng thêm sự suy nghiệm đối tượng, sống với đối tượng đó, hay nói chính xác hơn là cá nhân thẩm thấu trong đối tượng hoặc đối tượng thẩm thấu trong cá nhân đến mức độ không còn là hai vật thể riêng biệt. Thiền có hai loại:

  1. Thiền có đề mục: Bằng cách có một đối tượng như vật thể, ý tưởng, một phần của cơ thể hay toàn bộ cơ thể của mình (quán nội quan).
    Nhìn về mặt thực dụng thì hình thức này là chìa khóa cho sự tiến hóa của nền văn minh nhân loại. Những phát minh, những bế tắc được tháo gỡ đều phải bằng hình thức tư duy, suy nghiệm kéo dài hay là thiền có đề mục vậy.
  2. Thiền không đề mục: Tức là không còn đề tài hay đối tượng nữa. Điều lầm lẫn ở đây là không phải trạng thái tâm thức rỗng không mà phải suy nghiệm về cái trống không đó. Điều đó hiểu như thế nào? Lão Tử cho đó là "Đạo" trong câu: "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật."
    Phải chăng đó là nguồn gốc, là quá trình bùng nổ ban đầu của vũ trụ?

ĐịnhSửa đổi

Giai đoạn này là niềm mơ ước không những của các yogi mà còn của các tín đồ các tôn giáo khác. Gọi đó là hòa nhập vào "tâm thức của vũ trụ" hay "nhập Niết bàn" hay "trở về bản lai diện mục" đều có ý nghĩa là đạt đạo. Trên thực tế ít có người đi tới đỉnh cao này.

Trạng thái này do sự chín mùi của thiền. Điều chúng ta không bao giờ hiểu được vì các vị đạt được đã không nói gì về trạng thái này, nếu có chỉ là bóng gió. Có lẽ khi nhận xét với lề thói "nhị nguyên", chúng ta sẽ hiểu sai lầm chăng? Cho nên Lão Tử đã nói trong câu: "Đạo khả đạo, phi thường đạo. Danh khả danh, phi thường danh." Một vấn đề làm không ít người ngạc nhiên là do sai lạc, do ảo giác một số hành giả cũng tới trạng thái này nhưng về mặt đối nghịch và tai hại hơn họ cũng có những quyền năng tương đương, để đi tới điều mọi người cho là "tà đạo".

Xem thêmSửa đổi Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hatha yoga.

  • Du-già
  • Du-già tăng
  • Triết học Yoga

Tham khảoSửa đổi

Video liên quan