Bệnh viện y hoọc cổ truyền chuyên khoa là gì năm 2024

Bệnh viện y hoọc cổ truyền chuyên khoa là gì năm 2024

TS.BS Lương Thị Kỳ Thủy

Chủ nhiệm Khoa

Chức năng, nhiệm vụ:

Là khoa lâm sàng thực hiện khám chữa bệnh bằng các kỹ thuật đặc thù của y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại cho các đối tượng bệnh nhân là bộ đội, chính sách, BHYT và bệnh nhân nhân dân. Tham gia công tác huấn luyện đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến.

Hoạt động chuyên môn:

- Khoa được biên chế thành 3 bộ phận: Bộ phận khám và chữa bệnh ngoại trú, bộ phận điều trị nội trú và tổ đông dược. Đảm bảo duy trì thường xuyên từ 30-50 giường bệnh.

- Các mặt bệnh nhận điều trị: Cao huyết áp giai đoạn I và II, rối loạn thần kinh tim, viêm tắc tĩnh mạch mức độ nhẹ và vừa, suy tĩnh mạch, viêm tắc động mạch, viêm phế quản mạn tính đơn thuần và có tắc nghẽn mức độ nhẹ, hen phế quản mức độ nhẹ và vừa, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan mạn tính, hội chứng đại tràng kích thích, viêm đại tràng mạn tính không đặc hiệu, viêm đường tiết niệu, sỏi thận mức đường kính nhỏ <1 cm, u phì đại tuyến tiền liệt lành tính giai đoạn I và II, tai biến mạch máu não giai đoạn hồi phục và di chứng, liệt mặt do lạnh, liệt các dây thần kinh ngoại vi, hư xương sụn cột sống, đau dây thần kinh hông to, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hoá khớp gối, vai, hội chứng thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn bài tiết mồ hôi, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, hội chứng rối loạn lipid máu, đái đường túyp II mức độ nhẹ, gout giai đoạn bán cấp và mạn tính, thiểu năng sinh dục, rối loạn cương dương, viêm da dị ứng, viêm niêm mạc miệng, rụng tóc, zona, chắp lẹo, rối loạn kinh nguyệt, động thai, sản phụ thiếu sữa, hiếm muộn, trĩ.

- Đào tạo: Tham gia huấn luyện cho các lớp chuyên khoa, tập huấn, công tác tuyến và một số nhiệm vụ huấn luyện khác theo yêu cầu của Bệnh viện, Cục Quân y và Bộ Y tế.

- Phát triển kỹ thuật: Hiện nay đã và đang triển khai các kỹ thuật mới như điện từ châm, trường châm, laser châm, cấy chỉ cát gút vào huyệt có cải tiến, xoa bóp bấm huyệt trị liệu thoát vị đĩa đệm, tập luyện dưỡng sinh trị liệu hư xương sụn cột sống.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Bích Ngọc - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông

Khám đông y là phương pháp được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý hiện nay. Khi đến khám tại phòng khám đông y, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn những địa chỉ thăm khám Y Học Cổ Truyền uy tín để bệnh được chữa trị hiệu quả.

Các nghiên cứu từ xưa đã chỉ ra rằng phương pháp khám đông y xuất phát từ nền y học phương Đông. Ngày nay, Đông y được dùng giống như Y Học Cổ Truyền để chỉ nền y học xuất phát từ Việt Nam và Trung Quốc để phân biệt với Tây y.

Nền Y Học Cổ Truyền, còn gọi nôm na là Đông y có nhiều bài thuốc được lưu truyền của nhiều dân tộc, trong đó các phương pháp trị liệu như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt... cũng đã được chứng minh về tính hiệu quả và an toàn trong chữa trị bệnh.

Có thể nói, tính độc đáo nhất của Đông y nằm ở cách sử dụng thuốc. Phương pháp Y Học Cổ Truyền hầu như chỉ sử dụng thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên, dựa trên dược tính, hiệu quả của từng vị, phối hợp với nhau thành một bài thuốc hoàn chỉnh và luôn biện chứng dựa trên từng ca bệnh cụ thể.

2. Khám chữa bệnh bằng Đông Y

2.1. Chẩn đoán Y Học Cổ Truyền

Chẩn đoán Đông y sử dụng các phương pháp bao gồm:

  • Vọng chẩn: Quan sát tình trạng bệnh nhân.
  • Văn chẩn: Lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tính chất của các âm thanh như tiếng thở, tiếng ho, tiếng rên hay ngửi mùi phát ra từ người bệnh.
  • Vấn chẩn: Hỏi người bệnh hoặc người thân của người bệnh về tiền sử bệnh, diễn tiến bệnh từ lúc khởi bệnh đến lúc thăm khám, tính chất bệnh lý.
  • Thiết chẩn: Sờ nắn đề xem vị trí và tính chất của bệnh, thường xem tại da, thịt, tay chân và bụng. Xem mạch để biết được tình trạng thịnh suy của các tạng phủ, vị trí nông sâu, tính chất hàn nhiệt của bệnh.

2.2. Điều trị Y Học Cổ Truyền

Hiện nay các phòng khám đông y thường vận dụng phương pháp châm cứu, các thuốc uống hoặc dùng ngoài da và cả xoa bóp trong điều trị bệnh. Trong đó, việc châm cứu cho bệnh nhân dựa trên hoạt động của hệ thống kinh mạch với hàng trăm huyệt đạo trên cơ thể.

Hệ thống huyệt và đường kinh mạch có mối liên hệ mật thiết với các tạng, phủ trong cơ thể. Người thầy thuốc sẽ dựa trên nguyên lý này để điều trị, các rối loạn ở tạng phủ nào, rối loạn kiểu nào thì sẽ thực hiện can thiệp vào các huyệt tương ứng và một số huyệt khác liên quan để hỗ trợ nếu cần thiết.

Điểm khác biệt là hệ thống các huyệt, kinh mạch đó không thể sử dụng những phương pháp giải phẫu, sinh lý của Tây y để miêu tả được, mặc dù trong thời đại ngày nay, liệu pháp châm cứu được sử dụng như một cách để gây giảm cảm giác (gây tê) trong một số phẫu thuật (Đông Tây y kết hợp).

Bệnh viện y hoọc cổ truyền chuyên khoa là gì năm 2024

Khám đông y thường áp dụng phương pháp châm cứu trong điều trị bệnh

3. Điểm mạnh của Y Học Cổ Truyền

  • Hạn chế tác dụng không mong muốn: Nhiều phương pháp, nguyên liệu Y Học Cổ Truyền được sử dụng trong việc khám đông y cho người bệnh thường có tính an toàn cao. Các loại thuốc chủ yếu đều đến từ thiên nhiên, ví dụ như quả, hoa, thân cây, rễ cây, lá cây... Điều này sẽ hạn chế được tác dụng phụ đối với cơ thể bệnh nhân.
  • Điều trị hiệu quả: Y Học Cổ Truyền giúp mang lại hiệu quả cho bệnh nhân trong việc hỗ trợ điều trị bệnh mãn tính, do tính chất bệnh cần được chữa trị lâu dài song song hạn chế tác dụng phụ. Ngoài ra, khám đông y không chỉ đẩy lùi được bệnh mà còn giúp bổ sung dưỡng chất, mang lại tác dụng trong tốt trong thẩm mỹ.

4. Nhược điểm của khám đông y

  • Thời gian tác dụng chậm: Đa số thuốc uống trong Y Học Cổ Truyền tuy mang lại hiệu quả cao nhưng tác dụng thường đến chậm, không nhanh như đối với Tây y. Ngoài ra, khâu bào chế thuốc thường khá kỳ công và mất nhiều thời gian. Nhiều loại thuốc trong phòng khám đông y thường có mùi đặc trưng và khá khó uống, đặc biệt với người bệnh chưa quen.
  • Nguồn nhân lực Y Học Cổ Truyền còn hạn chế: Bác sĩ Y Học Cổ Truyền sau khi tốt nghiệp tại trường phải trải qua một quá trình học hỏi lâu dài sau đó, tích lũy kinh nghiệm, thực hành liên tục rồi mới được hành nghề. Hiện tại, nềnY Học Cổ Truyền vẫn chưa thật sự đầu tư nhiều về số lượng cơ sở khám đông y cũng như chất lượng nhân viên y tế và trình độ hiểu biết từ phía bệnh nhân.

Y Học Cổ Truyền có thể mang lại hiệu quả chữa trị bệnh một cách an toàn và lâu dài. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham vấn thầy thuốc về việc kết hợp liệu pháp Tây y và Y Học Cổ Truyền đúng cách để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Tìm hiểu về các huyệt ở bàn chân
  • Tác dụng của bấm huyệt nhân trung
  • Cách bấm huyệt tăng cường trí nhớ

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Bệnh viện y học cổ truyền có những khoa gì?

Bệnh viện có các khoa lâm sàng Nội, Ngoại, Phụ, Nội Nhi, Châm cứu dưỡng sinh, Lão, Hồi sức cấp cứu, Da liễu, Kiểm soát và Điều trị Ung bướu, Khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao, Khoa khám bệnh, Khoa thận tiết niệu và nam học, Khoa đa khoa ngũ quan, Khoa cơ xương khớp; với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để phục ...

Bệnh viện Y học cổ truyền TP HCM chuyên khoa gì?

- Bệnh viện Y học cổ truyền Tp. HCM là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về YHCT của thành phố và là bệnh viện tuyến cuối về YHCT ở các tỉnh phía Nam. Bệnh viện nhận khám và điều trị cho cán bộ, nhân dân của thành phố và tỉnh khu vực phía Nam.

Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội là bệnh viện tuyến gì?

Như vậy, theo quy định trên Viện Y học cổ truyền Quân đội là bệnh viện tuyến trung ương thuộc Bộ Quốc phòng.

Y học cổ truyền bao nhiêu điểm?

Năm 2022, điểm chuẩn của Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam dao động từ 21- 25,55 điểm. Trong đó, ngành Y khoa có mức điểm chuẩn cao nhất là 25,55 điểm. Mức điểm này giảm 0,75 điểm so với năm 2021. Ngành Y học cổ truyền có điểm chuẩn là 21 điểm, giảm 3,5 điểm với năm 2021.