Cách hâm nóng đồ an dặm cho be

Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín cho bé đúng cách, an toàn

Các bà mẹ bận rộn thường chuẩn bị nhiều hơn lượng thức ăn của con mình sau đó cất đông để bé có thể sử dụng trong nhiều ngày kế tiếp.Cần có những phương pháp để khiến thức ăn được bảo quản tốt nhất. Đặc biệt là cách bảo quản thức ăn đã nấu chín cho bé như thế nào thì không hẳn bậc phụ huynh nào cũng hiểu rõ.

Đã cập nhật 9 tháng 11 năm 2021

Bởi Đội Cleanipedia

Chia sẻLưuChia sẻ
Cách hâm nóng đồ an dặm cho be
Sự bền vững

Cách bảo quản đồ ăn cho bé

Cho dù bạn mua thức ăn cho trẻ ở chợ hay tự chế biến, điều quan trọng là bạn phải biết cách bảo quản thực phẩm đúng cách, chế biến và hâm nóng thức ăn một cách chính xác và an toàn. Có một số cách bảo quản thực phẩm và đồ ăn cho trẻ sau đây - Hãy cùng xem chúng có nằm trong danh sách của bạn không nhé và lưu ý để đảm bảo thức ăn được bảo quản tốt nhất cho bé yêu nhà bạn:

  • Rau và trái cây xay nhuyễn có thể để ở ngăn mát trong tủ lạnh từ 48 đến 72 giờ và trong ngăn đá từ 6 đến 8 tháng như cách bảo quản bơ cho bé ăn dặm.

  • Các loại thịt hoặc cá xay nhuyễn được bảo quản lạnh trong 24 giờ sau khi nấu và đông lạnh trong 1 đến 2 tháng.

  • Thức ăn cho trẻ đã chế biến sẽ giữ được từ 24 đến 48 giờ trong tủ mát và từ 1 đến 2 tháng trong tủ đông.

  • Vì vi khuẩn sẽ bắt đầu phát triển sau 2 giờ trên thực phẩm ở nhiệt độ thường, nên tốt nhất là thức ăn của trẻ sau khi được chế biến nên được bảo quản trong tủ lạnh trước khoảng thời gian này.

Lưu ý rằng tủ lạnh của bạn nên được giữ ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn 5. Đây là nhiệt độ thích hợp để tránh sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn không có lợi.

Các lưu ý khi hâm nóng thức ăn cho bé

1. Các cách rã đông đồ ăn

Cách 1: Lò vi sóng

Hâm nóng thực phẩm trong lọ thủy tinh hoặc hộp đựng chuyên dụng cho lò vi sóng - bao gồm cả thức ăn xay nhuyễn đã đông lạnh trước đó.

  • Giảm công suất của lò vi sóng xuống 50% (hoặc sử dụng tính năng rã đông) và sau đó hâm nóng thức ăn xay nhuyễn trong 15 giây.

  • Kiểm tra lại để đảm bảo hâm nóng đều và tránh làm trẻ bị bỏng bởi nhiệt độ quá cao.

Cách 2: Dùng bếp

  • Làm ấm thức ăn của bé hoặc rã đông thức ăn đông lạnh trên bếp bằng cách cho thức ăn vào nồi nhỏ và hâm lửa nhỏ cho đến khi thức ăn nhuyễn có độ sệt và không còn đông cứng.

  • Để bảo toàn các chất dinh dưỡng, chỉ đun nóng ở mức cần thiết.

Cách 3: Phương pháp ngâm rã đông

Rã đông thực phẩm đông lạnh dành cho trẻ bằng cách đặt các khối đã xay nhuyễn vào túi nhựa rồi cho vào bát chứa đầy nước nóng hoặc ấm. Phương pháp này cho phép hâm nóng đồng đều nhưng mất nhiều thời gian hơn một chút - khoảng 10-20 phút để thực phẩm rã đông hoàn toàn.

Nhiều bậc cha mẹ cũng sử dụng phương pháp nhúng chìm để rã đông sữa mẹ đông lạnh.

Cách 4: Tủ lạnh

Rã đông thực phẩm đông lạnh của trẻ đơn giản bằng cách chuyển nó vào ngăn mát của tủ lạnh.

  • Quá trình này sẽ mất 4-12 giờ vì vậy hãy bỏ phần thực phẩm bạn cần dùng vào hôm sau xuống tủ mát từ đêm hôm trước nhé. Thực phẩm đã đông lạnh được đảm bảo ở ngăn mát trong khoảng 48 tiếng.

  • Đảm bảo giữ thức ăn của trẻ đã rã đông trong hộp kín để tránh bị nhiễm khuẩn.

2. Những lưu ý khi hâm nóng hoặc rã đông đồ ăn cho trẻ

  • Không bao giờ hâm nóng thức ăn đã xay nhuyễn trong hộp hoặc túi nhựa. Hạn chế việc trộn chung các loại thức ăn vào cùng 1 bát hay hộp để hâm nóng hoặc rã đông.

  • Không để thức ăn của trẻ rã đông trong thời gian dài ở nhiệt độ phòng. Điều này sẽ cho phép vi khuẩn phát triển và thâm nhập vào thức ăn.

  • Đảm bảo tủ lạnh hoặc lò vi sóng của bạn được vệ sinh thường xuyên và sạch sẽ. Việc này sẽ giúp bảo quản thức ăn đã nấu chín cho bé và các loại thực phẩm khác an toàn hơn.

  • Ghi nhãn các loại thực phẩm cũng như ngày tháng chế biến chúng trên túi. Việc này đảm bảo bạn có thể lấy thức ăn một cách dễ dàng và tuân thủ quy tắc thời gian của thức ăn.

  • Nên tách các lượng thức ăn vừa với một lần ăn của bé. Bạn sẽ không mất thời gian rã đông hay hâm nóng một lượng lớn đồ ăn, hơn nữa hâm nóng nhiều lần đồ ăn là điều bạn nên tránh. Bạn có thể sử dụng khay đá để phân chia thức ăn dễ dàng

  • Không đông lạnh thực phẩm trong hộp thủy tinh: Khi đựng thức ăn trẻ em bằng hộp thủy tinh, việc đông lạnh có thể làm vỡ hoặc gây ra những vết nứt nhỏ trên thủy tinh. Việc này để lại những mảnh vụn thủy tinh cực nhỏ mà bạn có thể không nhìn thấy bằng mắt thường.Thay vào đó, hãy đông lạnh thức ăn trẻ em trong các hộp nhựa an toàn chuyên dụng để đông lạnh.

  • Bạn không thể hâm nóng lại (hoặc đông lạnh lại) thức ăn cho trẻ nhiều lần, vì vậy khi đã rã đông thức ăn nhuyễn đã đông lạnh, hãy vứt bỏ bất kỳ thức ăn thừa nào. Quy tắc này cũng áp dụng cho sữa mẹ.

Vì hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ nên thức ăn cho trẻ em - đặc biệt là trẻ chuẩn bị ăn dặm phải được bảo quản và chế biến đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất. Hy vọng với những chia sẻ về cách bảo quản thực phẩm đã nấu chín cho bé và các loại thức ăn khác Cleanipedia đã giúp ích được cho bạn. Ghé trang để cập nhật thêm nhiều mẹo hay khác nhé.

>>> Xem thêm:

  • Cách bảo quản thức ăn thực phẩm nấu chín không cần tủ lạnh

  • Bảo quản thực phẩm tươi sống

  • Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.