Cách làm quen với chuột lang

Các bước

Phần 1 Phần 1 của 2:Dạy Chuột Lang Những lệnh Đơn giản

  1. Cách làm quen với chuột lang
    Cách làm quen với chuột lang
    1
    Dạy chúng chạy đến khi được gọi. Giống như hầu hết các loài thú cưng khác, chuột lang có thể chạy đến khi bạn gọi thông qua luyện tập với động lực dưới hình thức là thức ăn. Dùng tên bạn thường gọi nó khi nói chuyện, lúc cho ăn và khi thưởng cho nó.[2]
    • Bạn cũng có thể dạy chuột lang đến gần khi được gọi bằng cách bế nó ra khỏi lồng và đặt cách xa bạn vài mét. Sau đó, giữ trên tay loại thức ăn yêu thích của nó và bắt đầu gọi tên chuột lang.
    • Cần có động lực để chuột lang chạy đến bên bạn. Khi chuột làm đúng, hãy cho nó thức ăn yêu thích như một phần thưởng. Luyện tập điều này ít nhất một lần trong ngày và theo thời gian, chuột lang sẽ chạy đến khi nghe bạn gọi bằng tên dù là đang ở bên ngoài hay ở trong lồng.
  2. Cách làm quen với chuột lang
    Cách làm quen với chuột lang
    2
    Dạy chuột lang đứng lên. Đây cũng là một lệnh cơ bản khác mà bạn có thể dạy cho thú cưng của mình khi sử dụng thức ăn.[3]
    • Giữ thức ăn ở phía trên đầu để nhử chuột đứng lên bằng 2 chân sau để lấy thức ăn. Dùng hiệu lệnh “Đứng lên” và sau đó để nó lấy được thức ăn khi đã đứng trên 2 chân sau.
    • Lặp lại hiệu lệnh một lần mỗi ngày vào lúc thích hợp. Dần dần chuột lang sẽ đứng trên 2 chân khi bạn ra lệnh, kể cả khi lúc đó bạn không giữ thức ăn trên tay.
  3. Cách làm quen với chuột lang
    Cách làm quen với chuột lang
    3
    Chạy theo vòng tròn. Bạn có thể tập cho chuột lang chạy theo vòng tròn khi nó ở bên trong hoặc ngoài lồng.[4]
    • Giữ thức ăn trên tay và để chú chuột lang tiến sát tới bạn. Khi nó đã đến trước mặt, di chuyển tay theo vòng tròn và nói hiệu lệnh “Đi vòng tròn”.
    • Chuột lang sẽ đi theo chuyển động của tay bạn vì thức ăn và tạo thành vòng tròn. Một khi đi hết vòng tròn, thưởng cho nó thức ăn. Lặp lại điều này mỗi ngày đến khi nó có thể đi vòng tròn theo hiệu lệnh của bạn mà không cần thức ăn.

Phần 2 Phần 2 của 2:Dạy Chuột Lang Những lệnh Nâng cao

  1. Cách làm quen với chuột lang
    Cách làm quen với chuột lang
    1
    Dạy chuột lang đẩy trái banh. Trái banh với kích thước nhỏ và không quá nặng như quả bóng tennis là phù hợp, như vậy lũ chuột lang mới có thể di chuyển nó một cách dễ dàng. Bạn cũng sẽ cần loại thức ăn có dạng dài và phẳng, có thể là một lát cà rốt.[5]
    • Đặt miếng cà rốt xuống đất và sau đó đặt quả bóng lên trên miếng cà rốt đó.
    • Nói “Đẩy bóng” và khuyến khích chuột lang cố gắng đẩy quả bóng ra để lấy được thức ăn.
    • Lặp lại những bước này và dần dần bạn có thể lấy thức ăn ra để chúng học cách tự đẩy trái banh mà không cần thức ăn nữa.
  2. Cách làm quen với chuột lang
    Cách làm quen với chuột lang
    2
    Dạy chuột lang nhảy qua vòng. Dùng một cái vòng có đường kính 6-10 cm, hoặc bạn cũng có thể tận dụng ống nước sạch để tạo chiếc vòng có đường kính tương đương. Nắp hũ kem hoặc vợt tennis không có lưới cũng có thể áp dụng được. Hãy đảm bảo rằng bất cứ thứ gì bạn dùng làm vòng đều không có cạnh sắc nhọn hoặc có nguy cơ khiến chuột lang bị mắc kẹt. [6]
    • Dựng đứng chiếc vòng cho nó chạm vào mặt đất hoặc đáy lồng. Giữ thức ăn ở phía bên kia của vòng, hoặc nhờ ai đó cầm hộ thức ăn khi bạn giữ vòng.
    • Cầm thức ăn sao cho chú chuột lang có thể thấy thức ăn ở phía bên kia vòng, sau đó gọi tên nó cùng với hiệu lệnh: “Nhảy qua vòng”. Bạn có thể cần phải cho chuột lang một cú hích hoặc đẩy nhẹ để thúc đẩy chú ta nhảy qua vòng. Qua thời gian chuột lang của bạn sẽ có đủ động lực để vượt qua vòng và lấy thức ăn.
    • Khen ngợi và thưởng thức ăn khi nó đi xuyên qua vòng. Lặp lại nhiều lần đến khi chuột lang có thể bắt đầu tự đi qua vòng mà không cần thức ăn làm động lực.
  3. Cách làm quen với chuột lang
    Cách làm quen với chuột lang
    3
    Tập cho chuột lang đi vệ sinh trong hộp. Nhiều người nuôi chuột lang dạy cho chúng vào nhà tắm và đi vệ sinh trong môt chiếc hộp nhỏ. Tuy nhiên, điều này cần rất nhiều sự luyện tập và kiên nhẫn. Nếu bạn chỉ mới tập cho chuột lang đi vệ sinh đúng chỗ, hãy chuẩn bị tinh thần cho một số tai nạn và đừng mắng hay phạt nó nếu điều đó xảy ra. Chuột lang sẽ tỏ ra hưởng ứng hơn đối với những lời nói tích cực và sự hoan nghênh, công nhận.[7]
    • Để dạy chuột lang đi vệ sinh đúng chỗ, hãy đặt chiếc hộp trong lồng ở nơi nó hay đi vệ sinh. Cho vào hộp ít rơm và vài mẫu phân của nó.
    • Khi hướng dẫn cho chuột lang đi vệ sinh trong hộp, hãy cho chúng một ít thức ăn như là phần thưởng. Dần dần chuột lang sẽ hiểu rằng sử dụng chiếc hộp là việc tốt để nó có được thức ăn và thú cưng của bạn sẽ bắt đầu thực hiện điều đó như một thói quen bình thường.

Cách làm thân với chuột lang

Ai cũng biết rằng chuột lang là một loài động vật nhút nhát, vậy làm sao để chúng có thể thân thiết với chúng ta hơn? Hãy cùng tìm hiểu những điều sau đây nhé.

  1. Xây dựng niềm tin

Trong một môi trường mới, thú cưng mới của bạn sẽ khá nhút nhát, vì vậy ngay từ đầu hãy đảm bảo rằng xung quanh lồng càng yên tĩnh càng tốt, sau đó chuột lang sẽ nhanh chóng làm quen với môi trường mới.

Không thay nên thay đổi sang thức ăn mới trong giai đoạn làm quen.

Không nên đặt nhà gỗ, vòm, nơi chui rúc vào chuồng cho chuột lang, vì như vậy bé sẽ chủ yếu trốn tránh bạn.

  1. Cách nuôi và chăm sóc bọ ú tại nhà

    Những năm gần đây, bọ ú (chuột lang) là loài thú kiểng được giới trẻ yêu thích. Nuôi bọ ú sẽ trở nên đơn giản nếu như bạn hiểu và biết về cách chăm sóc chúng. Hôm nay mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm nuôi bọ ú mà mình đã học, sưu tầm, tích lũy và tổng hợp sau quá trình nuôi những bé ú của mình.

    Với những ai mới bắt đầu nuôi thì nên chọn các bé độ tuổi từ 1-2 tháng tuổi, không nên chọn mua các bé độ tuổi nhỏ hơn hoặc lớn hơn. Lí do của sự lựa chọn này vì nếu mua các bé nhỏ tuổi hơn thì sức khoẻ của chúng sẽ không bảo đảm, rất dễ mắc phải các loại bệnh tật, sẽ tử vong, còn đối với các bé quá lớn tuổi cũng hạn chế sự làm quen, tương tác rất khó (nhát hơn nếu tiếp xúc với người lạ) cũng như mua nhầm hàng “gần hết đát”.

    Cách làm quen với chuột lang

    Lời khuyên chân thành: các bạn nên đến tận các trang trại để tham khảo, chọn mua. Tại sao ư, 1 điều rất đơn giản hầu hết các cửa hàng, shop đều nhập hàng từ các trại này, bên cạnh đó, khi đến tận nơi sinh sản, các bạn có thể tự do trao đổi với chính người chăn nuôi về các thông tin: sức khoẻ, dinh dưỡng, bệnh tật của các bé. Điều này thì rất khó thực hiện đối với shop, cửa hàng vì họ chỉ là nhà phân phối hàng nên sẽ không nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên sâu về các loại thú cưng.

    Cách chọn mua bé bọ ú

    Một bé bọ ú được xem chất lượng, hoàn hảo để làm chú thú nuôi đúng nghĩa phải hội tụ đủ các yếu tố:

    • Lông mọc đầy đủ, không lõm lông cũng như rụng lông bất thường.
    • Mắt sáng, mắt mở to, không đóng lớp màng mỏng (bé chưa mở mắt ra hết hoặc bé bị mù).
    • Đầy đủ tứ chi, chiều dài các chi bằng nhau cũng như không mắc phải ghẻ chóc trên thân hình.
    • Cân nặng vừa phải, thân hình cân đối theo từng độ tuổi thích hợp.
    • Không mắc phải vài loại bệnh thường gặp như: sổ mũi, tiêu chảy, bị thương ngoài ý muốn.
    Cách làm quen với chuột lang

    Thức ăn của bé bọ ú

    Đối với môi trường nuôi nhốt, thức ăn chính của chuột lang: pellets (hình ảnh), đừng nhầm lẫn loại thức ăn này với gỗ nén lót chuồng nhé, có màu xanh xẫm hơn, còn gỗ nén thì màu vàng của gỗ. Thực chất thức ăn này là cỏ được nén lại, trên thị trường hiện nay rất nhiều loại xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau, cho nên hãy căn cứ vào thành phần dinh dưỡng của từng loại mà chọn (chứa ít nhất 8% protein, 16% xơ, 1 gram vitamin C). Lưu ý nên bảo quản thức ăn nơi khô ráo, thoáng mát, không nên mua tích trữ quá nhiều vì theo thời gian, thức ăn sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cũng nên bổ sung thêm cỏ khô nguyên cọng cho bé.

    Cách làm quen với chuột lang

    Thỉnh thoảng cũng nên cho bé ăn một số loại rau củ khác để cung cấp đầy đủ dưỡng chất, loại rau, củ mà chuột lang ăn như: bông cải xanh, rau bina, cỏ ba lá, cây mã đề, cây me đất….Nói chung bất cứ thứ gì con người ăn được thì Guinea Pig cũng ăn được. Lưu ý khi mua, nên chọn mua các loại rau tươi, sạch sẽ, cũng phải chú ý rửa thật sạch trước khi cho bé xơi. Bên cạnh đó, cũng nên bổ sung vào thực đơn của Guinea Pig mỗi tuần 1 lần các loại trái cây: táo, lê, dâu tây, đào, dưa hấu, cà chua, dưa leo, cà rốt, nho, chuối….Nước uống sử dụng cho bọ ú nên đun sôi, để nguội nhằm tránh cho bé mắc phải bệnh về đường ruột.

    Cách làm quen với chuột lang

    Cho chuột lang ăn rau tươi hàng ngày

    Rau lá xanh nên chiếm đến 20% chế độ ăn của chuột lang. Cẩn thận với các loại rau chứa nhiều photpho, canxi và vitamin A, vì hàm lượng quá cao các chất này có thể gây khó chịu cho dạ dày và tiêu chảy vốn có thể gây tử vong. Bạn nên có một danh sách các loại hoa quả và rau củ an toàn cho chuột lang trên các trang web uy tín hoặc hỏi bác sĩ thú y.
    Khẩu phần ăn của chuột lang nên bao gồm nhiều rau giàu vitamin C (vì chuột lang không có khả năng tự sản xuất vitamin C, và sự thiếu hụt loại vitamin này có thể dẫn đến một số bệnh, chẳng hạn như bệnh scurvy).
    Các loại rau tốt cho chuột lang bao gồm rau diếp, cần tây, cà rốt, cà chua, dưa chuột, mùi tây, cải xoăn, một ít bông cải xanh, một lượng nhỏ rau bó xôi và đậu Hà Lan. Nhớ giới hạn một số loại rau để tránh gây hại nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa của chuột lang. Bạn cũng có thể cho chuột lang ăn một số hoa quả như phần thưởng, chẳng hạn như dâu tây và vài miếng táo, nhưng nhớ chỉ thỉnh thoảng mới nên cho chúng ăn, vì một số loại axit trong hoa quả có thể gây hại cho chuột lang.

    Cách làm quen với chuột lang

    Nếu chú chuột lang của bạn có vẻ không chịu ăn rau quả, bạn hãy thử cắt thành từng lát hoặc từng mẩu nhỏ. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý rằng chuột lang cũng có khẩu vị hoặc sở thích riêng, chúng có thể thích hoặc không thích các loại rau khác nhau.
    Tránh cho chuột lang ăn xà lách Mỹ, xà lách roket, súp lơ, củ cải đường, khoai tây và củ cải đỏ.
    Mỗi chú chuột lang sẽ cần ăn 1 cốc rau củ mỗi ngày. Bạn nên chia lượng rau củ thành 2 bữa ăn, vì chuột lang là loài gặm nhấm vốn thích nhấm nháp suốt ngày thay vì ăn một bữa lớn.

    Cách nuôi bọ Ú không bị tiêu chảy

    Cách nuôi chuột Lang tốt nhất là lựa chọn cho chúng những đồ dùng cần thiết và phù hợp nhất. Đối với bát ăn và nước uống không nên lựa chọn những chất liệu nhựa hoặc những chất liệu dễ bị chúng cắn vỡ.

    Nên lựa chọn chất liệu sứ hoặc thép không gỉ, có chất lượng và không dễ bị đạp đổ. Đặc biệt, chỉ nên cho chuột Lang uống nước sạch. Nước bẩn có thể khiến cho chúng bị đau bụng hoặc tiêu chảy. Vậy cách nuôi bọ Ú không bị bệnh về tiêu hóa cần làm gì?

    Cách làm quen với chuột lang

    Để duy trì độ khô ráo trong chuồng, nên sử dụng máy nước uống dạng bi tròn có dung tích 250ml là phù hợp. Có thể mua một số món đồ chơi chạy bộ để cho chuột lang chạy bộ. Kỹ thuật nuôi chuột Lang với chế độ luyện tập sẽ giúp chúng khỏe mạnh hơn. Đồng thời, giúp chúng có thể tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.

    Liên tục cung cấp cỏ khô cho chuột lang

    Chuột lang là loài động vật gặm nhấm, do đó chúng cần có thứ gì đó để nhai suốt ngày (chẳng hạn như cỏ timothy hoặc cỏ orchard), nếu không, hệ tiêu hóa của chúng có thể ngừng hoạt động. Tuy nhiên, cỏ khô có thể chọc vào mắt chuột lang, vì vậy bạn cần kiểm tra để đảm bảo không có các đầu cỏ nhọn sắc đâm ra!
    Cỏ khô alfalfa chỉ dành cho chuột lang con từ 6 tháng tuổi trở xuống và chuột cái mang thai hoặc đang cho con bú, vì loại cỏ này có chứa nhiều canxi mà chuột lang trưởng thành khỏe mạnh không cần đến.
    Chuột lang 6 tháng tuổi trở lên nên được ăn cỏ khô timothy, orchard hoặc bluegrass. Bạn nên cho chuột ăn các loại cỏ này một cách “tự do”, có nghĩa là lúc nào cũng phải có cỏ trong chuồng.
    Việc thiếu cỏ khô có thể khiến răng chuột lang mọc so le, một tình trạng lệch lạc của răng có thể phải giải phẫu để chỉnh răng, bên cạnh đó là tình trạng đình trệ của đường tiêu hóa vốn có thể dẫn đến tử vong.

    Cách làm quen với chuột lang

    Không nên cho ăn

    – Thức ăn có mùi và vị cay ( ớt, xả, gừng,…) sẽ không tốt cho Bọ Ú.
    – Rau củ hư, không sạch
    – Rau củ có mủ, nhựa
    – Không nên cho ăn tinh bột, thịt ( vì Bọ Ú là loài ăn thực vật )
    – Các loại nướ có gas, …( chỉ nên cho uống nước lọc và sạch không chứa clo và chất tẩy).
    – Không nên cho bọ ú ăn hạt ( dễ bị mắc nghẹn gây khó thở)

    Cách làm quen với chuột lang

    Chọn chuồng nuôi cho bé

    Chuồng của chuột lang càng lớn càng tốt, những loại phổ biến nhất, tốt nhất nên được làm bằng lưới thép có lỗ lớn (kích thước mỗi cạnh của lổ nên khoảng 3 cm). Chuồng tiêu chuẩn thường có kích thước rất lớn, khoảng 1 mét vuông cho 1 cặp Guinea Pig để bé thoải mái trong quá trình sống. Vị trí đặt chuồng nên tránh xa hướng chiếu trực tiếp của mặt trời hay gió, không nên đặt ở vị trí nhiệt độ quá cao, gần nơi ở của chó, mèo.

    Cách làm quen với chuột lang

    Tìm một vị trí phù hợp để đặt chuồng

    Một nơi mà mọi người trong nhà thường tụ tập trong khoảng thời gian dài là lý tưởng nhất. Phòng sinh hoạt, phòng ngủ hoặc hành lang là những lựa chọn tốt, vì những nơi này thường có người lui tới. Những chú chuột lang của bạn sẽ được làm quen với mọi người trong nhà.

    • Đảm bảo đặt chuồng ở nơi không người nào có thể vấp phải hoặc làm lật chuồng. Những tai nạn như vậy có thể giết chết chuột lang.
    • Không đặt chuồng trong nhà để xe, vì khí thải từ xe sẽ gây hại, thậm chí giết chết chuột lang. Hơn nữa, nhiệt độ trong nhà để xe cũng không ổn định.
    Cách làm quen với chuột lang

    Lưu ý rằng chuột lang rất nhạy cảm với nhiệt độ

    Nhiều bác sĩ thú y khuyên đặt chuồng chuột lang trong nhà, nơi còn có thêm ưu điểm nữa là chuột lang được tương tác nhiều hơn. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại khuyên nên thường xuyên cho chuột lang ra ngoài trời tắm nắng.

    • Tránh đặt chuồng ngoài trời nếu có mèo! Sự cân bằng giữa thời gian cho chuột lang ra ngoài trời và ở trong nhà tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có khí hậu. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ thú y để có quyết định tốt nhất cho bé chuột lang của bạn.
    Cách làm quen với chuột lang

    Vệ sinh cho bé

    Loại lót chuồng thường được sử dụng dành cho bọ ú là loại mùn cưa gỗ thông, không nên sử dụng gỗ nén hay bất cứ loại lót chuồng nào không có độ mềm, tạo sự khó chịu cho bé. Không nên sử dụng mùn cưa của cây tuyết tùng (màu hơi đỏ) vì chứa nhiều phenol làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của các em nó. Đặc biệt cần lưu ý: không nên sử dụng các loại mùn cưa mùi thơm vì sẽ gây dị ứng, suy hô hấp, tốt nhất nên sử dụng mùn cưa gỗ thông tự nhiên.

    Với những chia sẻ từ kinh nghiệm nuôi bọ ú tại nhà trên đây chắn hẳn các bạn đã hiểu hơn về cách chăm sóc và nuôi bé bọ ú rồi chứ nhỉ. Chúc bạn và bé bọ ú luôn vui khỏe và có những phút giây tuyệt vời khi ở cạnh nhau.

    Cách làm quen với chuột lang

    Kỹ thuật nuôi chuột Lang Guinea Pig gần tương tự như các loài động vật gặm nhấm. Trước tiên bạn phải chuẩn bị một tổ có kích thước lớp lý. Đồng thời đặt một lớp gỗ vụn khô để hấp thụ nước dư thừa. Nếu có thể, hãy thiết kế tạo cảnh quan. Chúng sẽ sống vui vẻ như được sống trong một biệt thự.

    Về vệ sinh, phải thực hiện cách nuôi chuột Lang sạch sẽ. Phân phải được dọn sạch đúng giờ để giữ cho tổ sạch sẽ. Phân có thể được trộn với cát và được làm sạch sau khi đóng cứng. Bạn có thể lau cơ thể bằng khăn và làm sạch cơ thể bằng nước nếu cần thiết. Bác sĩ thú y nhấn mạnh rằng người nuôi phải có trách nhiệm vệ sinh cá nhân vật nuôi và nơi ở.

    Tắm cho chuột Lang

    Chuột Lang rất yêu sạch sẽ, vì vậy cách nuôi chuột Lang cũng cần đảm bảo vệ sinh. Việc tắm rửa cho chúng rất quan trọng. Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi chuột Lang đòi hỏi phải chú ý, không nên tắm cho chuột quá nhiều, mỗi tuần 1 lần là được. Khi tắm cần chuẩn bị nước ấm, sữa tắm chuyên dụng, khăn khô và máy sấy. Không được để lông ẩm sau khi tắm.

    Ngoài tắm bằng nước, bạn có thể dùng cát tắm vệ sinh cho chuột. Sau khi tắm cần dùng lược chải lông để loại bỏ hết lông rụng, cát và bụi bẩn trên người chúng. Cách nuôi chuột Lang không có mùi hôi là sử dụng lót nền khử mùi hoặc xịt khử mùi và vệ sinh lồng chuột thường xuyên.

    Vận động thường xuyên cho Guinea Pig

    Chuột Lang rất thích rong chơi, chúng cần được ra ngoài vận động. Nếu có người ở nhà, bạn nên thả cho chúng ra ngoài chơi đùa. Cách nuôi chuột Lang này vừa giúp chúng làm quen với các thành viên trong gia đình, vừa giúp phòng bệnh béo phì cho chuột.

    Cách nuôi chuột Lang khỏe mạnh và béo tròn quan trọng nhất là tạo cho chúng một nơi ở thoải mái. Chuồng, bát ăn, bình nước, vụn gỗ lót chuồng là những vật dụng không thể thiếu.