Cách mắc dụng cụ đo cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện là một nội dung quan trọng trong chương trình vật lý 7. Vậy cường độ dòng điện là gì? Cách đo cường độ dòng điện thế nào? Ứng dụng của cường độ dòng điện là gì? Hãy cùng đi tìm câu trà lời qua bài viết dưới đây nhé!

Cường độ dòng điện là gì? Đơn vị đo cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện là gì?

Cường độ dòng điện là gì? Đây là thắc mắc của nhiều học sinh hiện nay. Theo định nghĩa, cường độ dòng điện chính là chỉ số của Ampe kế cho biết độ mạnh yếu của dòng điện. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện sẽ càng lớn và ngược lại. Hiểu một cách tổng thể, cường độ dòng điện chính là số phần tử điện đi qua một đơn vị diện tích điện trong một thời gian nhất định, và thường là 1 giây.

Vậy ký hiệu của cường độ dòng điện là gì? Cường độ dòng điện được ký hiệu là I. Đây là ký hiệu riêng biệt để nhận biết cường độ dòng điện với các khái niệm khác, đặc biệt là với ký hiệu dòng điện. Bởi đây là hai vấn đề mà sinh viên thường nhầm với nhau. Tuy nhiên, ký hiệu của cường độ dòng điện với ký hiệu dòng điện là hai thứ hoàn toàn khác nhau nhé.

Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì?

Cũng giống như nhiều nội dung về cường độ dòng điện là gì vật lý 7 nói riêng và trong vật lý nói chung, cường độ dòng điện cũng có một đơn vị đo riêng của nó. Đơn vị cường độ dòng điện là ampe và được ký hiệu là A. Ngoài ampe, người ta còn có thể đo cường độ dòng điện bằng các đơn vị nhỏ hơn là miliampe, ký hiệu là mA. Trong đó: 1mA = 0,001A.

Dụng cụ đo và cách đo cường độ dòng điện

Sau khi đã tìm hiểu và nắm rõ cường độ dòng điện cho biết gì đơn vị đo dụng cụ đo cũng là yếu tố bạn cần biết. Dưới đây là một số dụng cụ để đo cường độ dòng điện

Dụng cụ đo

Để đo cường độ dòng điện, người ta sẽ dùng Ampe kế. Đây là dụng cụ chuyên dụng chuyên để đo độ mạnh, yếu của dòng điện. Bạn có thể dễ dàng nhận biết ampe kế bằng cách quan sát cấu tạo của nó. Trên mặt của ampe kế có ghi đơn vị đo là ampe (A) hoặc Miliampe (mA). Mỗi Ampe kế sẽ có một giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất khác nhau. Thậm chí, có nhiều ampe kế có độ chia nhỏ nhất lên tới 0,5 mA.

Các chốt của ampe kế sẽ có ghi dấu (+) với chốt dương hoặc (-) với chốt âm. Bạn cần phân biệt và quan sát kỹ để lắp dây phù hợp. Và phía dưới của dụng cụ đo cường độ dòng điện này chính là nút điều chỉnh kim để có thể đưa về số 0.

Cách mắc dụng cụ đo cường độ dòng điện

Cách đo cường độ dòng điện

Để đo cường độ dòng điện, trước hết chúng ta cần lựa chọn ampe kế có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp. Sau đó quan sát kim của ampe kế, nếu cần sẽ phải chỉnh kim về vạch số 0.

Tiếp theo, bạn cần vẽ sơ đồ mạch điện trên giấy, rồi mới tiến hành mắc ampe kế với vật dẫn. Hãy lắp chính xác, sao cho dòng điện đi vào ở chốt dương (+) và ra ở chốt âm (-). Tuy nhiên, khi mắc cần đặc biệt lưu ý không mắc trực tiếp các chốt của ampe kế với hai cực của nguồn điện, bởi chúng có thể dẫn tới hỏng ampe kế.

Vạch kim của ampe kế chỉ vào số nào trên màn hình thì đó chính là cường độ dòng điện.

Ứng dụng của cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, vậy ý nghĩa của cường độ dòng điện là gì? Cụ thể, cường độ dòng điện cho biết độ mạnh, yếu của dòng điện. Cường độ dòng điện càng lớn thì dòng điện càng lớn và ngược lại.

Trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường dùng các thiết bị để giữ cho cường độ dòng điện ổn định. Qua đó giúp các thiết bị điện bền và có thời gian sử dụng lâu dài hơn, đặc biệt là đối với điều hòa.

Mức độ mạnh yếu của dòng điện cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Với những dòng điện có cường độ quá cao có thể dẫn tới chết người.

Hiện nay, học sinh thường nhầm giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế. Tuy nhiên, đây là hai thông số hoàn toàn khác nhau. Vậy hiệu điện thế là gì? Theo định nghĩa, hiệu điện thế là sự chênh lệch về điện áp giữa hai cực của dòng điện. Và người ta dùng vôn kế để đo hiệu điện thế thay vì ampe kế.

Qua bài viết trên đây, hẳn bạn đã hiểu rõ cường độ dòng điện là gì, cách đo và ứng dụng của nó. Hy vọng những kiến thức trên đây hữu ích với bạn. Hãy đến với đề tìm hiểu nhiều kiến thức hơn nữa nhé!

Tác giả: