Cách viết lời giới thiệu hay

Cùng viết bởi Lynn Kirkham

Tham khảo

X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Lynn Kirkham. Lynn Kirkham là huấn luyện viên nói chuyện trước công chúng và người sáng lập của Yes You Can Speak, một doanh nghiệp huấn luyện kỹ năng nói chuyện trước công chúng có trụ sở tại Khu Vực Vịnh San Francisco, giúp hàng nghìn chuyên gia làm chủ các tình huống mà họ phải đối mặt - từ phỏng vấn xin việc, tọa đàm trong phòng họp cho đến các bài diễn thuyết trên TEDx và hội nghị lớn. Lynn được chọn làm huấn luyện viên chính thức của TEDx Berkeley trong suốt bốn năm qua và đã làm việc với Google, Facebook, Intuit, Genentech, Intel, Vmware và các công ty khác.

Có 20 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 11.462 lần.

Ấn tượng đầu tiên sẽ có tác động lớn đến cảm nhận của mọi người về bạn, vì vậy cách mà bạn tự giới thiệu mình là cực kỳ quan trọng. Nhiều người gọi đây là bài phát biểu trong thang máy, vì nó cần phải cô đọng đủ để bạn có thể giới thiệu bản thân cũng như nói về những mục tiêu và mối quan tâm của mình chỉ trong khoảng thời gian đi trong thang máy.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Lời tự giới thiệu cũng được gọi là lời gợi mở, vì nó giúp xóa tan sự lạ lẫm ban đầu và giúp mọi người làm quen với bạn.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Hãy cân nhắc từ ngữ thật cẩn thận khi viết lời tự giới thiệu, vì nó có thể xây dựng hoặc làm hại uy tín của bạn.

Các bước

Phần 1 của 4:Chuẩn bị bài phát biểu

Cách viết lời giới thiệu hay
Cách viết lời giới thiệu hay

1Lập dàn ý cho bài phát biểu. Bắt đầu bằng cách xây dựng một bộ khung cho những điểm chính của bạn. Lược bỏ những thứ không cần thiết của bài phát biểu để xác định những điều quan trọng nhất cần nói và cách sắp xếp thứ tự các dữ kiện.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Đây là cấu trúc cơ bản mà bài phát biểu của bạn sẽ được xây dựng xoay xung quanh đó.

  • Giới thiệu tên của bạn ở ngay câu mở đầu của bài phát biểu.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Câu này có thể rất trực diện: Xin chào các bạn! Tôi là Nguyễn Thanh An, sinh viên ngành lập trình máy tính từ trường Đại học Công nghệ Thông tin.
  • Nếu lời giới thiệu liên quan đến công việc, bạn hãy đề cập đến những mối quan tâm và các mục tiêu trong nghề nghiệp trong cùng một câu. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian và cho mọi người thấy rằng các mối quan tâm cá nhân của bạn có thể phục vụ cho mục đích chuyên môn.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Ví dụ, "Tôi đang thiết kế một ứng dụng cho phép người dùng đặt Pizza qua tài khoản Twitter.
  • Bạn có thể đề cập đến trình độ học vấn hoặc nền tảng chuyên môn của bạn, nếu có liên quan và thích hợp.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn "Đây là ứng dụng thứ năm do tôi thiết kế. Công trình thứ hai của tôi là một ứng dụng giúp mọi người định vị các công viên dành cho chó gần đó và đã đoạt được giải thưởng của trường."
Cách viết lời giới thiệu hay
Cách viết lời giới thiệu hay

2Đề cập đến các sở thích hoặc những mối quan tâm bên ngoài. Tùy vào tình huống, có thể bạn cũng muốn nhắc đến những sở thích có liên quan hoặc các trải nghiệm khác của mình. Điều này có thể giúp bạn củng cố sự gắn kết trong một chủ đề nào đó hoặc có thể chỉ liên quan chút ít, tùy thuộc vào mục đích của bài giới thiệu.

  • Việc đề cập đến niềm đam mê hoặc mục tiêu của mình và diễn giải rằng bạn đã dựa vào nó để đạt đến vị trí hiện tại như thế nào có thể giúp bạn kể một câu chuyện thuyết phục về mình .[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Ví dụ, nếu đang viết một bài phát biểu để nói trước lớp ở trường đại học, bạn có thể kể rằng mình đã sớm đam mê máy tính ngay từ khi còn nhỏ như thế nào, và tại sao hiện giờ điều đó lại quan trọng với bạn trong việc theo đuổi các mục tiêu nghề nghiệp.
  • Tuy nhiên, nếu bạn đang tự giới thiệu mình với các khách hàng tiềm năng tại bữa trưa bàn chuyện làm ăn thì có lẽ họ sẽ không quan tâm đến các sở thích của bạn. Họ sẽ chỉ muốn biết hiện tại bạn đang làm gì và kỹ năng của bạn là gì.
  • Thử viết một bản nháp bao gồm trải nghiệm/sở thích của bạn và một bản không ghi những điều này, sau đó trình bày cả hai bản này cho một khán giả khách quan, người có thể cho bạn sự phản hồi trước khi bạn thực sự phát biểu.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
Cách viết lời giới thiệu hay
Cách viết lời giới thiệu hay

3Quảng cáo bản thân. Nếu bạn đang cố gắng tạo ấn tượng ban đầu trong môi trường nghề nghiệp, điều quan trọng là bài phát biểu phải chuyển tải được khả năng và kỹ năng của bạn. Bạn có thể làm được điều này mà không có vẻ như đang tự ca ngợi mình bằng cách gắn những thành tựu trong quá khứ với các mục tiêu và khát vọng trong tương lai, để cho mọi người biết rằng những đóng góp tiềm năng trong tương lai sẽ được xây dựng trên những đóng góp trong quá khứ của bạn.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Nêu bật những phẩm chất, kỹ năng và kinh nghiệm của bạn có liên quan mật thiết đến khán giả và tình huống. Ví dụ, Nhờ có kinh nghiệm trong việc thiết kế các ứng dụng và mạng lưới kết nối rộng rãi về chuyên môn, tôi rất hiểu về những điều mà những nhà chuyên môn trẻ hiện nay đang tìm kiếm. Các ứng dụng của tôi đem lại sự tiện lợi và hài lòng tức thời cho khách hàng.
  • Bạn đang cố gắng giới thiệu bản thân như một nhà chuyên môn, đồng thời đang tạo một ấn tượng mạnh mẽ và lâu dài.
  • Nếu muốn quảng cáo bản thân với một nhóm đồng nghiệp mới, có lẽ bạn không cần nói về gia đình bạn hoặc bất cứ thứ gì ngoài lĩnh vực nghề nghiệp và không liên quan trực tiếp.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
Cách viết lời giới thiệu hay
Cách viết lời giới thiệu hay

4Tách mình ra khỏi những người ngang hàng với bạn. Bạn cần giới thiệu trung thực về bản thân, nhưng phải làm sao cho câu chuyện của bạn nổi bật hơn những người khác. Nếu đã từng đóng một vai trò quan trọng trong một dự án lớn, bạn hãy đề cập đến điều đó. Đi sâu hơn nữa bằng cách nói thêm về những kinh nghiệm bạn đã đúc kết được từ trải nghiệm đó, đồng thời nêu ý tưởng của mình về việc làm sao để dự án đó có thể hiệu quả hơn nếu được làm lại lần nữa.

  • Bạn có thể đồng thời thể hiện các kỹ năng và kinh nghiệm của mình trong khi tự giới thiệu mình là người cầu tiến, luôn sẵn sàng học hỏi và phát huy.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Ví dụ, bạn có thể nói, Tôi dành nhiều thời gian tham dự các buổi hội nghị và hội thảo bàn về các ứng dụng, vì vậy tôi có thể hiểu được mong muốn của khách hàng. Tôi tự hào vì sự cập nhật trong công việc thiết kế ứng dụng của mình.
  • Cố gắng liên hệ điều này với những mục tiêu về chuyên môn và sự phát triển cá nhân của bạn.

Phần 2 của 4:Chỉnh sửa và thực hành lời phát biểu

Cách viết lời giới thiệu hay
Cách viết lời giới thiệu hay

1Thu gọn lời phát biểu. Một số chuyên viên tư vấn nghề nghiệp khuyên nên gói gọn lời giới thiệu bản thân trong hai hoặc ba câu.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Một số khác khuyên rằng lời phát biểu nên giới hạn trong thời gian khoảng 5-7 phút.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Cho dù không thể cắt ngắn lời phát biểu hoặc có nhiều thời gian để tự giới thiệu, bạn vẫn nên thu gọn bài phát biểu sao cho càng cô đọng càng tốt nhưng vẫn đầy đủ thông tin.

  • Nếu đây là nhiệm vụ được giao, bạn cần đảm bảo bài phát biểu nằm trong khuôn khổ được hướng dẫn.
  • Nếu bài phát biểu phải có thời lượng 3-5 phút thì một bài dài 7 phút hoặc 2 phút đều không thích hợp.
  • Nếu là lời tự giới thiệu ngắn gọn trong buổi phỏng vấn, bạn cần đảm bảo không vượt quá thời gian cho phép.
Cách viết lời giới thiệu hay
Cách viết lời giới thiệu hay

2Sử dụng các câu đơn giản và ngắn gọn. Nhớ rằng bài phát biểu của bạn sẽ được nói lên, và khán giả sẽ không thể xem lại và đọc lại khi có điều nào đó không rõ. Bạn cần nói làm sao cho ai cũng có thể hiểu ý bạn muốn truyền đạt.[14] X Nguồn tin đáng tin cậy University of North Carolina Writing Center Đi tới nguồn

  • Tránh dùng những câu lan man dài dòng, sử dụng câu văn càng súc tích và trực tiếp càng tốt.
  • Suy nghĩ kỹ về cấu trúc câu. Việc đọc lên thành tiếng sẽ giúp bạn biết câu nào quá dài và cần phải sửa lại.
Cách viết lời giới thiệu hay
Cách viết lời giới thiệu hay

3Thực hành lời phát biểu. Bạn nên tập nói lời giới thiệu thật kỹ trước khi thực sự phát biểu. Tập nói với các ngữ điệu khác nhau và chú ý đến nhịp độ trong suốt thời gian phát biểu. Ban đầu bạn có thể tập nói một mình, nhưng sẽ là ý hay nếu bạn thực hành trước một người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp để thu thập ý kiến phản hồi.

  • Khi tập nói trước những người khác, bạn có thể biết lời giới thiệu của mình có thu hút người nghe hay không.
  • Suy nghĩ xem những phần nào có hiệu quả và phần nào không hiệu quả.
  • Cố gắng thu thập càng nhiều phản hồi chi tiết càng tốt bằng cách đặt những câu hỏi tổng quát và cụ thể sau khi đọc lời phát biểu.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Bên cạnh câu hỏi cậu thấy lời giới thiệu của tớ thế nào?, bạn hãy hỏi cụ thể những phần nào mạnh nhất và phần nào yếu nhất.
  • Kiểm tra xem bạn đã truyền đạt rõ ràng chưa bằng cách hỏi khán giả thử nghiệm của bạn về những điều họ tiếp thu được từ bài phát biểu.
Cách viết lời giới thiệu hay
Cách viết lời giới thiệu hay

4Học thuộc lòng lời giới thiệu. Bạn cần biết trước khá lâu về điều mình sắp nói và cách nói như thế nào. Mặc dù trong nhiều trường hợp, việc cầm giấy đọc là khá phổ biến, nhưng bạn vẫn nên cố gắng thuộc lời phát biểu và càng ít nhìn vào giấy càng tốt. Bạn có thể tạo ấn tượng mạnh mẽ hơn về sự làm chủ, kiến thức và sự tự tin của mình khi nói mà không cần đọc. Điều này cũng giúp bạn giữ được sự tập trung của khán giả.

  • Nếu bạn luôn dán mắt xuống tờ giấy, khán giả sẽ khó mà thực sự chú ý vào những điều bạn đang nói.
  • Tuy nhiên, bạn có thể đem theo giấy ghi chú với các điểm chính gạch đầu dòng để phòng khi đột nhiên bạn bị chựng lại. Bạn không nên viết cả bài ra giấy mà chỉ cần ghi những ý chính để có thể liếc nhìn trong khi nói.
  • Sử dụng giấy ghi chú chỉ để tham khảo thay vì như nguồn hỗ trợ cho bài phát biểu.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

Phần 3 của 4:Chuẩn bị cho bài phát biểu

Cách viết lời giới thiệu hay
Cách viết lời giới thiệu hay

1Xác định khán giả của bạn. Nếu là lời tự giới thiệu trong bối cảnh chuyên môn, có lẽ bạn cần chọn một thông điệp khác và ngôn ngữ khác so với khi bạn tự giới thiệu với những người ngang hàng trong bối cảnh ít trang trọng.[17] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Trước khi bắt đầu chuẩn bị cho lời phát biểu, bạn hãy tự hỏi mình những câu sau đây:

  • Khán giả của bạn sẽ là những ai?
  • Bài phát biểu của bạn nhằm mục đích gì?
  • Khán giả có thể sẽ chờ đợi điều gì ở bài phát biểu của bạn?[18] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
Cách viết lời giới thiệu hay
Cách viết lời giới thiệu hay

2Xác định những điều liên quan. Nếu có nhiều thời gian, có lẽ bạn nghĩ ra vô khối điều thú vị và có liên quan để nói về mình. Nhưng chìa khóa dẫn đến thành công ở đây là lời sự ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề. Điều này có nghĩa là bạn cần quyết định những phần quan trọng nhất hoặc có liên quan mà người nghe muốn biết về bạn. Bạn sẽ phải cung cấp các thông tin đó trong thời lượng ngắn nhất có thể.[19] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Bám sát vào một hoặc hai điểm chính mà bạn muốn nói về bản thân. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung thêm nếu thời gian cho phép.[20] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Tùy thuộc vào khán giả và mục đích của lời giới thiệu, tiêu điểm của bài phát biểu không nên quá hẹp. Ví dụ, nếu đang tự giới thiệu mình trước đám đông các nhà đầu tư triển vọng, bạn nên tập trung vào các kỹ năng của mình để xây dựng lòng tin của họ. Nếu đang tự giới thiệu trước các khán giả đại chúng  chẳng hạn như nói trước lớp ở trường đại học  bạn có thể mở rộng hơn một chút.
  • Nhớ rằng bạn đang giới thiệu bản thân và muốn thể hiện mình là một người thú vị và toàn diện.[21] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng bạn nên dành thời gian nói về niềm đam mê bóng đá của mình trong bối cảnh chuyên môn.
Cách viết lời giới thiệu hay
Cách viết lời giới thiệu hay

3Cân nhắc về mục đích và văn phong của bài phát biểu. Mỗi khi soạn bài phát biểu, bạn luôn luôn phải nhận thức được mục tiêu và kết quả mà bạn nhắm đến. Tự hỏi rằng bạn hy vọng truyền đạt thông điệp gì đến người nghe. Lời giới thiệu của bạn nhằm kết nối với những người khác về nghề nghiệp chuyên môn hay chỉ tạo sự thân mật (với các bạn bè mới)?

  • Bạn hy vọng thuyết phục mọi người tin vào quan điểm của bạn hay muốn truyền cảm hứng/tạo động lực cho mọi người hăng hái làm việc dưới sự lãnh đạo của bạn?
  • Tất cả những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến lời giới thiệu và cách thể hiện của bạn.[22] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

Phần 4 của 4:Nói lời phát biểu

Cách viết lời giới thiệu hay
Cách viết lời giới thiệu hay

1Cố gắng thả lỏng. Nếu cảm thấy đặc biệt căng thẳng trước khi phát biểu, có thể bạn nên cân nhắc sử dụng các phương pháp thư giãn ngay trước giờ phát biểu. Tìm một nơi yên tĩnh và dành ra vài phút để chuẩn bị. Hít vài hơi thật sâu, tập trung vào hơi thở, đếm từng giây khi hít vào và từ từ thở ra.[23] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Bạn cũng có thể thử dùng các phương pháp hình dung để giảm căng thẳng và tăng sự tự tin khi lên phát biểu.
  • Tưởng tượng cảm giác của bạn khi đã hoàn thành bài phát biểu và những gương mặt tươi cười cùng tràng pháo tay vang dội. Sau đó bạn hãy chuyển sự tự tin đó vào bài phát biểu sắp diễn ra.[24] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
Cách viết lời giới thiệu hay
Cách viết lời giới thiệu hay

2Sử dụng ngôn ngữ cơ thể thích hợp. Ngôn ngữ cơ thể có vẻ chỉ là yếu tố phụ, nhưng tư thế buông thõng người sẽ làm cho bạn trông kém tự tin hoặc thiếu chuyên nghiệp, và có thể làm khán giả xao nhãng.[25] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Hãy đứng thẳng và cố gắng thể hiện một hình ảnh mạnh mẽ. Vươn ngực tới trước và thót bụng vào một chút sẽ giúp bạn giữ thẳng lưng, nhưng bạn cần giữ dáng vẻ tự nhiên.[26] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Tránh khoanh tay trước ngực hoặc nắm chặt hai bàn tay.[27] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Không nhìn chằm chằm xuống đất hoặc bám vào bàn hoặc bục phát biểu.
  • Giao tiếp bằng mắt khắp khán phòng với vẻ tự chủ và chừng mực. Không chỉ nhìn vào một người, nhưng cũng không nên đảo mắt liên tục từ người này sang người khác.
  • Thử nhìn vào một người ngồi bên trái, rồi một người ngồi bên phải khán phòng. Di chuyển ánh mắt khắp phòng với vẻ tự chủ một cách tự nhiên và thoải mái.[28] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
Cách viết lời giới thiệu hay
Cách viết lời giới thiệu hay

3Đừng vội vã. Lời phát biểu của bạn không nên rề rà, nhưng hẳn là bạn cũng không muốn nói vấp váp hoặc đọc quá nhanh khiến cho không ai hiểu được. Cố gắng tìm sự cân bằng và tốc độ nói mà bạn cảm thấy thoải mái. Bạn cần nói đủ chậm để mọi người có thể theo kịp và hiểu những gì bạn nói, nhưng cũng không nên làm cho bài phát biểu trở nên quá lề mề.

  • Cố gắng nói với nhịp độ thoải mái như trong các cuộc đối thoại.[29] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Tập nói trước mặt những người khác hoặc ghi âm và nghe lại là những cách tuyệt vời để đánh giá nhịp độ của bài phát biểu.
Cách viết lời giới thiệu hay
Cách viết lời giới thiệu hay

4Sử dụng sự hài hước khi bạn mắc lỗi. Nếu nhỡ mắc lỗi khi đang phát biểu, bạn cũng đừng hoảng hốt. Lời xin lỗi quá nghiêm túc sẽ thu hút sự chú ý và làm cho sơ sót của bạn có vẻ như nghiêm trọng hơn. Nếu cảm thấy cần xử trí, bạn có thể bình luận một câu hài hước và cho qua. Điều này chứng tỏ sự thoải mái và tự tin của bạn.[30] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Sự tự trào có thể giúp bạn có vẻ khiêm tốn và đáng mến. Ví dụ, nếu vô tình bỏ qua một đoạn trong bài phát biểu và phải quay trở lại, bạn có thể nói, Và bây giờ tôi xin được quay lại và nói về điều trước đó tôi quên chưa nói. Nếu quý vị muốn biết về con người thật của tôi thì sẽ được thấy ngay bây giờ!"[31] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Bạn cũng có thể nói một câu ngắn gọn dí dỏm về sai sót của bạn và tiếp tục nói. Ví dụ, nếu mới bước lên và vấp váp ngay từ câu đầu tiên, bạn có thể nói một câu đại loại như, Vâng, xin lỗi các bạn. Tôi đang quá háo hức muốn tự giới thiệu với các bạn nên lẫn lộn hết cả. Xin phép các bạn cho tôi làm lại.
  • Tuy nhiên, bạn cũng đừng nhún mình quá. Bạn vẫn cần đảm bảo rằng mọi người nhớ về những ưu điểm và tài năng của mình. Hãy nhanh chóng lướt qua.

Lời khuyên

  • Nếu lời giới thiệu quá dài, bạn sẽ đánh mất sự tập trung của khán giả. Lời giới thiệu tốt cần phải ngắn gọn và đi vào trọng tâm.
  • Đừng ngại nói tốt về mình. Xét cho cùng, đây là một lời giới thiệu, bạn cần phải tạo ấn tượng đầu tiên.
  • Tuy nhiên, bạn không nên khoe khoang khoác lác, vì điều này có thể khiến khán giả quay lưng với những lời nói của bạn.
  • Tích cực giao tiếp bằng mắt với khán giả. Bạn nên trực tiếp và tự tin trong suốt thời gian phát biểu.

Hiển thị thêm