Có bao nhiêu sinh vật nhóm sinh vật dưới đây có khả năng dị dưỡng

Sinh vật dị dưỡng là một nhóm sinh vật tiêu thụ hoặc hấp thụ cacbon hữu cơ (thay vì cố định cacbon từ các nguồn vô cơ như cacbon dioxide) để có thể sản xuất năng lượng và tổng hợp các hợp chất để duy trì sự sống.[1][2] Kiểu dinh dưỡng này khác với dinh dưỡng của các sinh vật tự dưỡng như thực vật và tảo, chúng là những loài có thể dùng năng lượng từ ánh sáng mặt trời hoặc các hợp chất vô cơ để tạo ra các hợp chất hữu cơ như cacbohydrat, mỡ, và protein từ cacbon dioxide vô cơ. Các hợp chất cacbon bị khử này có thể được sử dụng làm nguồn năng lượng cho quá trình tự dưỡng và cung cấp năng lượng ở dạng thực phẩm được tiêu thụ bởi các sinh vật dị dưỡng.

Có bao nhiêu sinh vật nhóm sinh vật dưới đây có khả năng dị dưỡng

Tổng quan chu trình giữa tự dưỡng và dị dưỡng

Sinh vật dị dưỡng có thể được chia ra loài vô cơ dưõng hoặc hữu cơ dưỡng. Loài vô cơ dưỡng dùng các chất vô cơ làm nguồn dinh dưỡng, trong khi đó loài hữu cơ dưỡng dùng các chất hữu cơ. Cũng có một cách chia khác là loài quang dưỡng và hóa dưỡng. Loài quang dưỡng sử dụng nguồn năng lượng từ ánh sáng cho các Trao đổi chất chuyển đổi thức ăn/nhiên liệu thành năng lượng để sử dụng cho các quá trình của tế bào, biến đổi thức ăn/nhiên liệu thành các đơn vị để tạo nên protein, lipid, axit nucleic cùng một số carbohydrate và loại bỏ chất thải nitơ, còn loài hóa dưỡng lấy năng lượng từ các phản ứng oxy-hóa bao gồm tập hợp các phản ứng và quá trình trao đổi chất diễn ra trong các tế bào của sinh vật để chuyển đổi năng lượng hóa học có trong chất dinh dưỡng.[3]

2 cách phân loại trên cho ta nhiều phân loại nhỏ hơn như sau:

Quang hữu cơ dưỡng là loài vừa dùng ánh sáng làm nguồn năng lượng, vừa dùng năng lượng từ phản ứng oxy-hóa và xây dựng tế bào bằng chất hữu cơ trong môi trường. Hóa vô cơ dưỡng là loài dùng năng lượng từ phản ứng oxy-hóa các chất vô cơ. Hỗn dưỡng là loài đứng giữa dị dưỡng và tự dưỡng, do đó có thể sống trong điều kiện cần tự dưỡng và dị dưỡng.

Sinh vật dị dưỡng sử dụng toàn bộ năng lượng cho quá trình phát triển và sinh sản, khác với các sinh vật tự dưỡng phải dùng một phần năng lượng để tổng hợp cacbon.

Nhiều loài sinh vật dị dưỡng cũng là loài hóa hữu cơ dưỡng, chúng sử dụng hợp chất cacbon hữu cơ làm nguồn cacbon, và chất hữu cơ làm chất khử và nguồn năng lượng.[4] Sinh vật dị dưỡng trong đa số trường hợp là sinh vật tiêu thụ trong chuỗi thức ăn, chúng nhận dinh dưỡng mà các loài hủ sinh, kí sinh, và hoàn sinh. Chúng phân rã các chất hữu cơ phức tạp (tinh bột, protein, chất béo) do các loài tự dưỡng tổng hợp thành các chất hữu cơ đơn giản hơn (đường glucozo, amino acid, axit béo và rượu glycerol).

Động vật là loài dị dưỡng do nuốt, nấm là loài dị dưỡng do hấp thụ.

  1. ^ “heterotroph”.
  2. ^ Hogg, Stuart (2013). Essential Microbiology (ấn bản 2). Wiley-Blackwell. tr. 86. ISBN 978-1-119-97890-9.
  3. ^ Mills, A.L. (1997). The Environmental Geochemistry of Mineral Deposits: Part A: Processes, Techniques, and Health Issues Part B: Case Studies and Research Topics (PDF). Society of Economic Geologists. tr. 125–132. ISBN 978-1-62949-013-7. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2017.
  4. ^ Mills, A.L. “The role of bacteria in environmental geochemistry” (PDF). Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2017.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sinh_vật_dị_dưỡng&oldid=68244206”

Có bao nhiêu sinh vật nhóm sinh vật dưới đây có khả năng dị dưỡng

Các bạn có biết có bao nhiêu giới sinh vật không? Đặc điểm của chúng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài 2: Các giới sinh vật nhé!

Có bao nhiêu sinh vật nhóm sinh vật dưới đây có khả năng dị dưỡng

Câu hỏi trắc nghiệm bài 2: Các giới sinh vật

Câu 1: Giới là:

A. Một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định

B. Các đơn vị phân loại lớn bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định C. Một đơn vị phân loại bao gồm các giống sinh vật có chung những đặc điểm nhất định D. Một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm tất cả ngành sinh vật.

Lời giải:

Giới trong sinh học là một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. Câu 2: Một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định là khái niệm của: A. Loài B. Chi C. Quần thể

D. Giới
Lời giải:

Giới trong sinh học là một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. Câu 3: Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng là? A. Linnê và Hacken B. Lơvenhuc và Margulis C. Hacken và Whittaker

D. Whittaker và Margulis
Lời giải:

Hai nhà khoa học Whittaker và Margulis đã đưa ra hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng. Câu 4: Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng là A. Linnê B. Lơvenhuc C. Hacken

D. Uytakơ
Lời giải:

Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng là Uytakơ. Câu 5: Các tiêu chí cơ bản để phân chia các sinh vật thành hệ thống 5 giới bao gồm: A. Khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng

B. Loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng

C. Cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể D. Trình tự các nuclêotit, mức độ tổ chức cơ thể

Lời giải:

Các tiêu chí cơ bản để phân chia các sinh vật thành hệ thống 5 giới bao gồm: loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng. Câu 6: Đâu không phải tiêu chí cơ bản của hệ thống phân loại 5 giới:

A. Khả năng di chuyển

B. Loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể C. Mức độ tổ chức cở thể D. Kiểu dinh dưỡng

Lời giải:

Các tiêu chí cơ bản của hệ thống 5 giới bao gồm loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng. Câu 7: Giới khởi sinh gồm: A. Virut và vi khuẩn lam B. Nấm và vi khuẩn

C. Vi khuẩn và vi khuẩn lam

D. Tảo và vi khuẩn lam

Lời giải:

Giới khởi sinh gồm vi khuẩn và vi khuẩn lam. Virut không được coi là một tổ chức sống hoàn chỉnh Nấm thuộc giới Nấm, tảo thuộc giới Nguyên sinh. Câu 8: Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới khởi sinh là

A. Nhân sơ

B. Nhân thực C. Sống kí sinh D. Sống hoại sinh

Lời giải:

Giới khởi sinh gồm vi khuẩn, vi khuẩn lam,... Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới khởi sinh là cơ thể đơn bào (Sinh vật nhân sơ) Câu 9: Giới nguyên sinh bao gồm A. Vi sinh vật, động vật nguyên sinh B. Vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh C. Tảo, nấm, động vật nguyên sinh

D. Tảo, nấm nhày, động vật nguyên sinh
Lời giải:

Giới nguyên sinh bao gồm: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh. Câu 10: Giới nguyên sinh được chia ra 3 nhóm là?

A. Động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh (tảo), nấm nhầy

B. Virut, tảo, động vật nguyên sinh C. Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh D. Virut, vi khuẩn, nấm nhầy

Lời giải:

Giới nguyên sinh bao gồm: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh. Câu 11: Cho các nhóm sinh vật sau: (1) Nấm nhầy. (2) Rêu. (3) Động vật nguyên sinh (4) Thực vật nguyên sinh. (5) Nấm sợi. (6) Động vật không xương sống Giới Nguyên sinh gồm:

A. (1), (3), (4)

B. (3), (4) C. (2), (4), (5) D. (1), (2), (3), (5)

Lời giải:

Giới nguyên sinh gồm: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh. Câu 12: Khi nói về đặc điểm chung ở các đại diện của giới Nguyên sinh, nhận định nào dưới đây là chính xác ? A. Có cơ quan di chuyển B. Cấu tạo đa bào phức tạp

C. Là những sinh vật nhân thực

D. Sống dị dưỡng

Lời giải:

Giới Nguyên sinh là những sinh vật nhân thực. Trong giới Nguyên sinh, các đại diện không có cơ quan di chuyển chuyên hóa, cấu tạo đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng hoặc tự dưỡng. Câu 13: Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới nguyên sinh là A. Nhân sơ

B. Nhân thực

C. Sống kí sinh D. Sống hoại sinh

Lời giải:

Giới Nguyên sinh là những sinh vật nhân thực. Trong giới Nguyên sinh, các đại diện không có cơ quan di chuyển chuyên hóa, cấu tạo đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng hoặc tự dưỡng. Câu 14: Giới nấm gồm những sinh vật A. Đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng phản ứng chaamjm sinh sản vô tính B. Đa bào, nhân sơ, phần lớn tự dưỡng, sinh sản hữu tính và vô tính

C. Đa bào hoặc đơn bào, nhân thực, dị dưỡng, sinh sản hữu tính và vô tính

D. Đa bào, nhân thực, tự dưỡng, sinh sản hữu tính và vô tính

Lời giải:

Giới Nấm gồm các đại diện: nấm men, nấm sợi, nấm đảm, địa y. Đặc điểm chung: nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, phần lớn thành tế bào có chứa kitin. Sinh sản: hữu tính và vô tính nhờ bào tử. Sống dị dưỡng. Câu 15: Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới nấm là A. Sống tự dưỡng quang hợp

B. Sống dị dưỡng hoại sinh

C. Sống di chuyển D. Sống cố định

Lời giải:

Giới Nấm gồm các địa diện: nấm men, nấm sợi, nấm đảm, địa y. Đặc điểm chung: nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, phần lớn thành tế bào có chứa kitin. Sinh sản: hữu tính và vô tính nhờ bào tử. Sống dị dưỡng hoại sinh. Câu 16: Hình thức dinh dưỡng không có ở giới Nấm là

A. Tự dưỡng

B. Dị dưỡng C. Cộng sinh D. Kí sinh

Lời giải:

Ở nấm có hình thức dị dưỡng hấp thụ, cộng sinh với tảo tạo thành địa y và ký sinh trên động, thực vật. Câu 17: Giới thực vật gồm những sinh vật A. Đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng phản ứng chậm B. Đa bào, nhân sơ, phần lớn tự dưỡng, có khả năng phản ứng chậm C. Đa bào, một số loại đơn bào, nhân thực, tự dưỡng, một số dị dưỡng, có khả năng phản ứng chậm

D. Đa bào, nhân thực, tự dưỡng, có khả năng phản ứng chậm
Lời giải:

Giới Thực vật gồm các ngành: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín Đặc điểm: đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp, sống tự dưỡng, có thành tế bào được cấu tạo bằng xenlulôzơ. Câu 18: Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới thực vật là

A. Sống tự dưỡng quang hợp

B. Sống dị dưỡng hoại sinh C. Sống di chuyển D. Sống cố định

Lời giải:

Giới Thực vật gồm các ngành: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín Đặc điểm: đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp, sống tự dưỡng, có thành tế bào được cấu tạo bằng xenlulôzơ. Câu 19: Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là: A. Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật

B. Giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm, giới động vật

C. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm D. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật

Lời giải:

Giới nguyên sinh, giới thực vật , giới nấm, giới động vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực. Câu 20: Sinh vật nhân thực bao gồm các giới A. Giới khởi sinh, nguyên sinh, thực vật, động vật B. Giới khởi sinh, nấm, thực vật và động vật

C. Giới nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật

D. Giới nguyên sinh, tảo, thực vật và động vật

Lời giải:

Giới nguyên sinh, giới thực vật , giới nấm, giới động vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực. Câu 21: Địa y là sinh vật thuộc giới A. Khởi sinh B. Thực vật C. Nguyên sinh

D. Nấm
Lời giải:

Địa y là một dạng sống cộng sinh đặc biệt giữa các tế bào nấm sợi và các tảo lục đơn bào hay vi khuẩn lam có khả năng quang hợp. Vì cấu tạo của địa y bắt buộc phải có nấm nên người ta vẫn xếp địa y vào giới Nấm. Câu 22: Nấm men thuộc giới A. Khởi sinh B. Nguyên sinh

C. Nấm

D. Thực vật

Lời giải:

Nấm men là nấm đơn bào, được ứng dụng nhiều trong công nghệ lên men sản xuất bánh mì, đồ uống có cồn,…. Nấm men thuộc giới nấm Câu 23: Giới sinh vật nào dưới đây không có những đại diện sống tự dưỡng? A. Giới Nguyên sinh B. Giới Thực vật

C. Giới Nấm

D. Giới Khởi sinh

Lời giải:

Giới Nấm bao gồm các sinh vật sống dị dưỡng. Câu 24: Sống tự dưỡng quang hợp cơ ở: A. Thực vật, nấm B. Động vật, tảo

C. Thực vật, tảo

D. Động vật, nấm

Lời giải:

Sống tự dưỡng quang hợp cơ ở thực vật, tảo. Câu 25: Giới động vật gồm những sinh vật

A. Đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh

B. Đa bào, một số đơn bào, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh C. Đa bào, nhân thực, dị dưỡng, một số không có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh D. Đa bào, một số tập đoàn đơn bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh

Lời giải:

Giới Động vật gồm các ngành: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Da gai và Động vật có dây sống. Đặc điểm: đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh, cơ thể có cấu trúc phức tạp, chuyên hóa cao. Câu 26: Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới động vật là A. Nhân sơ B. Tự dưỡng C. Sống kí sinh

D. Có khả năng di chuyển
Lời giải:

Giới Động vật gồm các ngành: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Da gai và Động vật có dây sống. Đặc điểm: đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh, cơ thể có cấu trúc phức tạp, chuyên hóa cao. Câu 27: Sinh vật được chia thành các giới theo thứ tự sau: A. Giới nấm → Giới Nguyên sinh → Giới khởi sinh → Giới Thực vật → Giới Động vật

B. Giới khởi sinh → Giới Nguyên sinh → Giới nấm → Giới Thực vật → Giới Động vật

C. Giới Thực vật → Giới Nguyên sinh → Giới nấm → Giới khởi sinh → Giới Động vật D. Giới Nguyên sinh → Giới khởi sinh → Giới nấm → Giới Thực vật → Giới Động vật

Lời giải:

Sinh vật được chia thành các giới sau: Giới Khởi sinh → Giới Nguyên Sinh → Giới nấm → Giới Thực vật → Giới Động vật. Câu 28: Thế giới sinh vật được phân loại thành các nhóm theo trình tự lớn dần là: A. Giới – ngành – lớp – bộ – họ – chi – loài B. Loài – bộ – họ – chi – lớp – ngành – giới

C. Loài – chi – họ – bộ – lớp – ngành – giới

D. Loài – chi – bộ – họ – lớp – ngành – giới

Lời giải:

Trình tự đúng là: loài - chi- họ - bộ - lớp - ngành - giới Câu 29: Cho các đặc điểm sau: (1) Có hệ thần kinh. (2) Đa bào phức tạp. (3) Sống tự dưỡng. (4) Cơ thể phân hóa thành các mô và cơ quan. (5) Có hình thức sinh sản hữu tính. (6) Có khả năng di chuyển chủ động. Các đặc điểm có ở cả giới Thực vật và giới Động vật là: A. (2), (5), (6) B. (1), (3), (4), (6)

C. (2), (4), (5)

D. (1), (2), (3), (4), (5)

Lời giải:

Các đặc điểm có ở cả giới Thực vật và giới Động vật là: (2), (4), (5). (1), (6) chỉ có ở động vật (3) chỉ có ở thực vật. Nguồn: Sưu tầm

Tổng kết: Qua các câu hỏi trắc nghiệm bài 2: Các giới sinh vật mong rằng sẽ đem đến cho các bạn học sinh kĩ năng, vốn tri thức nhằm đạt kết quả cao trong học tập.